.
  Tìm hiểu Khánh Hòa...P1
 
19/12/2013


 
 
 
 

 
 Đặc điểm của địa hình phần lớn là núi đồi của dãy Trường Sơn dài 100km  chạy từ  Thanh Hóa đến Phan Thiết. Sườn Đông  đổ về Việt Nam cheo leo dốc đá và sườn  Tây đổ về sông Mê Kông , độ dốc thoai thoải hơn. Ở Khánh Hoà,  nhánh núi lớn nhỏ  đổ  ra biển Đông  tạo nên Đèo Cả  ở biên giới hai tỉnh Phú Yên Và Khánh Hòa, đèo Cỗ Mã, đèo Rù Rì ở gần Nha Trang và đèo Rọ Tượng phía Nam Ninh Hòa. Nhưng  tốt đẹp nhất là tạo ra những vùng bờ biển “răng cưa” các vịnh nổi tiếng là các vịnh Vũng Rô ( Phú Yên  ?)  Văn Phong, Nha Trang, Nha Phú, Cam Ranh  và các bải biển rất đẹp như bải biển Đại Lảnh, bải biển Nha Trang, bải biển Cam Ranh
* * *
           Tiếng đồn Bình Định tốt nhà,                                                                
            Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu
            …  Cọp Khánh Hoà,  Ma Bình Thuận…
( Lời xưa  cho biết rừng núi,  đồi cỏ dãy Trường Sơn ở Khánh Hòa)
Thơm Vạn Giả (  Ninh ) thơm đà quá ngọt
           Mía Phú Ân cái đọt cũng ngon
          Hỡi người chưa vợ chưa con
           Về đây chung gánh nước non với mình
           Quản bao lên thác xuống ghềnh
           Mía ngon, thơm ngọt đượm tình quê hương.
( thơ tả đồng bằng Ninh Hòa, ngó lên Núi Vọng Phu, ngó xuống Vịnh Văn Phong )
Vịt lội Ninh Hòa, tôm hùm Bình Ba, Nai khô Diên Khánh
( Ba thổ sản đặc thù thời xưa, Ninh Hòa phía Nam Vịnh Văn Phong phía Bắc Khánh Hòa,  Đảo Bình Ba  chắn giữa đường vào Vịnh Cam Ranh phía Nam Khánh Hòa  và  Diên Khánh, phía Tây Vịnh Nha Trang )
Sau đây là các thông tin của Wikipedia, từ điển bách khoa tự do cho đến năm 2013.
Khánh Hòa là một tỉnh miền Trung Việt Nam, vùng đất từ Đèo Cả,  vịnh Vũng Rô phía Nam  mũi Đại Lãnh  đến Vịnh Cam Ranh, phía Bắc Núi Chúa và mũi Đá Vách thuộc tỉnh Ninh Thuận – Phan Rang . Tọa độ  địa lý tỉnh là Kinh tuyến Đông 108040’33” – 109027’55”  và Vĩ tuyến  Bắc 11042’50’’ – 12052’15” . Bờ biển tỉnh nhà trải dài từ xã Đại Lãnh  đến cuối Vịnh Cam Ranh  dài 385 km, đặc điểm có rất nhiều cửa lạch nhỏ , đầm phá , cửa sông lớn  và hàng trăm đảo hay tiểu đảo. Tỉnh quản trị những vùng lảnh hải Biển Đông rộng lớn nước nhà, tỉ như các đảo Trường Sa –Spratly Islands  mà phần lớn đã bị Trung Quốc cưởng chiếm.  Bờ biển hình răng cưa, chứa nhiều vịnh, đặc biệt 4 vịnh- bay là Văn Phong, Nha Phú , Nha Trang  hay Cù Huân  và Cam Ranh.  Vịnh Cam Ranh rộng khoảng 200 km2 ( 20 000 ha )  có một rặng núi  vây quanh, được xem  là một trong  3 Cảng biển thiên nhiên tốt nhất thế giới.  Vịnh Cam Ranh trên phương diện chiến lược quốc tế  thật là quan trọng, cho nên  theo dòng lịch sử nước nhà đã có nhiều  cường quốc sử dụng làm  căn cứ hải quân. Mũi Hòn Đôi , thuộc bán đảo Hòn Gốm- Đầm Môn  huyện Vạn Ninh là phần đất  xa nhất đất liền – lục điạ phía Đông  Việt Nam.
Tổng diện tích Khánh Hòa là 5 197 km2( 2 014.5 dặm Anh vuông ). Nhỏ hơn  tỉnh Bình Thuận – Phan Thiết ( 7791 km2 ) nhưng lớn hơn Ninh Thuận – Phan Rang ( 3427 km2). Dân số năm 2007 là  1147 000 người. Năm 2009,  tăng lên đến 1 156 903 người, chừng 10 000 người trong 2 năm. Như vậy cuối năm 2013, có lẽ đã gần 1 180 000 người. Đa số là tộc dân Kinh. Thứ đến là  tộc dân Raglai ( thuộc một trong 5 nhóm Họ Ngôn ngữ Nam Đảo là Gia Lai, Ê Đê, Chăm , Raglai và Chu Ru, Mạc Đăng ước lượng năm 2000 có chừng  61 000 người,  chủ yếu ở 3 tỉnh cũ là Phú Khánh, Đồng Nai, Thuận Hải) người Hoa,  một ít người Cơ Ho, biên giới Khánh Hòa –Lâm Đồng và  nhiều  hơn ở Nam Di Linh – Lâm Đồng và ở miền núi Phan Thiết, thuộc  Họ Ngôn ngữ Môn- Khmer .
Theo dòng lịch sữ  
Năm 1458,  Trà Duyệt giết vua Chiêm Thành là Maha Quí Do, tự lập, triều cống nhà Minh, nhưng không cống vua Lê . Năm 1460,  Duyệt nhường ngôi cho em là Trà Tòan ( 1460- 1471)  được vua Minh phong vương và tiếp tục sang cống nhà Minh. Trà Tòan gặp khó khăn với vua Lê, nước Đại Việt. Lúc bấy giờ vua Lê Thánh Tông mới lên ngôi, muốn khôi phục lại đất đai nhà Trần đã lấn được ở Chiêm Thành.  Khi vua Minh Hiến Tông lên ngôi năm 1465, Trà Tòan sai sứ sang Tàu nói là An Nam ( Đại Việt ) xâm lăng, nhưng không được nhà Minh giúp . Nên năm 1467, Trà Tòan sang triều cống vua Lê Thánh Tông, nhưng bị buộc phải cống thêm. Trà Tòan không chịu, nghĩ rằng  phải dùng quân sự mới giữ được độc lập  và năm 1469, sai quân đánh Hóa Châu.  Năm đầu Hồng Đức 1470, 10 vạn quân Chiêm thủy -bộ, voi- ngựa đánh chiếm Hóa Châu.  Được kinh lược sứ Thuận Hóa Phạm văn Hiển phi báo, vua Lê Thành Tông quyết định thân chinh. Tháng giêng năm Hồng Đức thứ hai 1471, vẽ bản đồ sông núi nước Chiêm Thành và làm bài “ Bình Chiêm sách” dịch sang quốc ngữ, nêu lên 10 lẽ chắc thắng và ba điều nên sợ.  Tháng 2 năm 1471, đánh tan vỡ quân Chiêm do em Trà Tòan chỉ huy ở Sa Kỳ ( Tam Kỳ ? ),  khiến quân Chiêm phải chạy về Trà Bàn ( Bình Định ). Ngày mồng một tháng 3, quân vua Lê phá cửa Đông chiếm Trà Bàn, chém đầu hơn 4 vạn quân Chiêm, bắt Trà Toàn và hơn 3 vạn người.  Rồi vua Lê Thánh Tông chia đất còn lại chưa chiếm của Chiêm Thành ra 3 nước: Chiêm Thành, Nam Bàn và Hoa Anh  cho Chiêm Thành yếu thế đi.
Tương truyền vua Lê Thánh Tông sai đục đá, xây dựng một bia ở đỉnh cao nhất biên giới hai tinh Phú Yên Khánh Hòa ngày nay, để làm địa giới của đất Đại Việt và đất Chiêm Thành. Núi này sau gọi là núi Thạch Bi. Tuy nhiên uy quyền Đại Việt chỉ mới đến  phủ Hòai Nhơn ( tỉnh Bình Định), chưa vào đến núi Thạch Bi; đất đai bên kia núi Cù Mông chưa thuộc bản đồ nước ta. Năm 1653, nhân vua Chiêm Thành xâm lấn Phú Yên,  Chúa Hiền  Dũng quận công Nguyễn Phước Tần  ( 1648- 1687 )  sai quân đánh lấy Phan Rang. Vua Chiêm là Bà Tấm qui hàng, nhượng đất đai từ phía Đông sông Phan Rang đến Phú Yên cho Chúa Nguyễn. Chúa Hiền chấp thuận  lập ra dinh Thái Khương ( Khang )  gồm hai phủ là Thái Khương , sau đổi thành Bình Khương tức Ninh Hòa ngày nay và Diên Ninh tức Diên Khánh ngày nay.  Phủ Thái Khương chia ra làm 2 huyện  là Quảng Phước và Tân An. Phủ Diên Ninh chia ra làm 3 huyện là Phước Điền, Vĩnh Xương và Hoa Châu. Như vậy có thể nói là Khánh Hòa thành hình năm 1653. Năm  1692, thời Chúa Minh Nguyễn Phước Chu ( 1691- 1725 ) nhân  vua Chiêm Thành là Bà Tranh  cướp giết ở biên giới, chúa Minh sai tướng  đi đánh bắt được  Bà Tranh, đổi nước Chiêm Thành còn lại thành trấn Thuận Thành, rồi lại đổi  làm phủ Bình Thuận năm 1697,  cũng để vua Chiêm cũ cai trị, nhưng lại  bắt ăn mặc  theo Việt.  Chiếm hết đất Chiêm Thành, Chúa Minh  nghĩ đến  kinh dinh đất Thủy Chân Lạp, các chúa trước đã gây ảnh hưởng.
Năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng, vùng đất Thái Khương và Diên Ninh được đổi thành tỉnh Khánh Hòa  và chia ra làm 2 phủ , 4 huyện : Phủ Diên Khánh  gồm hai huyện Phước Điền và Vĩnh Xương  và phủ Ninh Hòa gồm hai huyện Quảng Phước và  huyện Tân Định. Thời Pháp thuộc, tỉnh lỵ Khánh Hòa trước ở Thành- Citadel  Diên Khánh  được di về thị trấn Nha Trang năm 1945.  Sau tháng tư năm 1975, chế độ Cọng Sản nhập hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh  ngày 29 tháng 10 năm 1975.  Năm 1977, Nha Trang nâng cấp  thành thành phố, đô thị, thị xã cấp III- city , tỉnh quản lý. Năm 1982, Quốc Hội quyết định nhập Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh. Ngày 30 tháng 6 năm 1989,  Quốc Hội lại tái lập  hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa như  thời Cộng Hòa Miền Nam .



Ngày nay, Khánh Hòa  gồm 2  thị xã là thành phố Nha Trang thị xã tỉnh lỵ và thị xã Cam Ranh, 1 thị trấn ( town ) là Ninh Hòa  và 6 huyện là : Cam Lâm, Diên Khánh , Khánh Sơn , Khánh Vĩnh, Trường Sa ( Spratly Islands ) và Vạn Ninh. Nhắc lại từ Thành Phố -TP  ( xếp lọai năm 1999 ) thường dùng  cho Đô thị cấp I  trực thuộc Trung  Uơng ( như Hà Nội , Sài Gòn – TP HM, Hải Phòng, Đà Nẳng, Cần Thơ), Đô thị cấp II do Trung Ương quản lý, Đô thị cấp III thường do tỉnh quản lý ( thị xã tỉnh lỵ ), Đô Thị Cấp IV thường là thị trấn huyện lỵ.
( còn tiếp)

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693735 visitors (2231850 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free