.
  Về thăm trường cũ P9
 
23/8/2013



Sau tuần lễ nhập môn là bắt đầu chương trình chính thức của năm thứ nhất, sinh viên trở ra khu 3 học ké với sinh viên Lý hóa vạn vật (SPCN). Tuy nhiên, chen vào giửa những khoảng trống của chương trình cơ bản ấy, sinh viên nông nghiệp chúng ta lại phải học thêm một số môn chuyên ngành như Nông học đại cương (có nhiều Thầy phụ trách như Thầy Phi Long, Thầy Đăng Hồng, Thầy Phạm văn Kim…), Nông cơ (Thầy Phạm Thanh Bạch), Ngư nghiệp (Thầy Ngươn)…(nên tổng số giờ học hàng tuần thường trên 50)…,đặc biệt có thực hành nông trại và du sát. Đây là 2 hoạt động đặc biệt của sinh viên Nông nghiệp, không có điểm như các môn chính, nhưng rất cần thiết và thú vị. Nhất là chương trình du sát, thật sự hấp dẫn đối với sv nông nghiệp vì đó là những tour du lịch đúng nghĩa gắn liền với việc tiếp cận và thu thập kiến thức chuyên môn trực tiếp tại hiện trường. Không cần nhắc lại, tất cả cựu sinh viên từ K1 đến K7 đều đã biết qua ít nhiều về du sát, có lẽ K7 chỉ mới dự được 1 hoặc 2 lần…
Năm thứ 1, thứ 2 sinh viên đi thăm các điểm trong tỉnh hoặc các tỉnh lân cận thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
 
MPMinh và TM.Trường, K1, trên đê bao cù lao Linh(Cồn Sơn), 1968.
 
 
K6, Đại học Nông nghiệp CT du sát Sóc Trăng.(từ năm 1973, CĐNN đã được đổi thành Đại học NN).
 
Năm 1970,sinh viên khóa 1 CĐNN Cần thơ chúng tôi được các Thầy dẫn đi du sát “Vườn Hồng Sa Đéc”. Tôi thực sự không còn nhớ rõ, chương trình “Du sát vườn hồng Sa Đéc”, ghi trên bảng “Thời khóa biểu”niêm yết tại khung thông tin bên hông giảng đường H, khu Cái Răng, ghi vào ngày tháng nào, nhưng có lẽ đó là năm thứ 2, khoảng năm 1970.


Du sát vườn Hồng, chị Điệp, Thu và HT.Tạo.
 
Năm thứ 3, hấp dẫn nhất như là phần thưởng trước năm cuối, phải học cật lực để tốt nghiệp ra trường, các sinh viên được đi một vòng duyên hải miền Trung và lên cao nguyên Lang Biang, Đà Lạt. Đây là tour vừa hấp dẫn, vừa bổ ích bởi là dịp để các kỷ sư nông khoa tương lai có cái nhìn tổng hợp về các kiến thức mình đã học 3 năm qua, một ví dụ cụ thể nhất, hồi học về đất, các Thầy nói tới đất Latosol, đất podzolic, đất Cà giang…nhưng nào có biết “hình thù” nó ra sao? Chỉ cần 1 chuyến đi duy nhất, sau này dù không làm gì liên quan đến canh nông, ví dụ làm ngân hàng như Hà thế Tạo, Lê tấn Tồn…thì Latosol nâu, Podzolic vàng đỏ vẫn mãi mãi dễ nhận ra khi trở lại thăm Cao nguyên Lâm Đồng.
Trên đường đi các Thầy sẽ dừng lại những điểm tiêu biểu để hướng dẫn học trò về các chủ đề liên quan.



    
 
 
 
 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693693 visitors (2231734 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free