.
  Phát triển Quảng Ninh
 
9/10/2014



 
         Trong số các tỉnh miền Đông Bắc Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc (Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh), Quảng Ninh là tỉnh xa về phía đông nước nhà. Cũng là một tỉnh đông tộc dân Kinh nhất, phát triễn nhất về dịch vụ du lịch, công nghệ than, đóng tàu cận đại và tỉ lệ thị dân cũng cao nhất nước. Quảng Ninh vừa có phần đất liền tương đối rộng lớn, vừa có vùng hải đảo bao la với hàng nghìn đảo nhỏ, lớn. Quảng Ninh cũng là một cửa ngỏ quan trọng nước nhà, theo quốc lộ 18A và các cảng Cửa Ông, Hồng Gai, Cái Lân ra vào dễ dàng vùng đồng bằng sông Hồng và đặc biệt với Trung Quốc.
 
 
          Vị Trí, diện tích, dân số, phân chia hành chánh


 
     Quảng Ninh có tọa độ địa lí từ 2040’ (đảo Hạ Mai, huyện Vân Đồn) đến 21044’ vĩ tuyến Bắc (thôn Mo Tòng, Hòanh Mô, Bình Liêu và từ 106005’ (thôn Vân Đông, Nguyễn Huệ, Đông Triều đến 108005’ kinh tuyến Đông (bán đảo Trà Cỗ, Hải Ninh). Phía bắc giáp tỉnh QuảngTây của Trung Quốc, biên giới dài 132 km.
 
Diện tích tỉnh Quảng Ninh nay là 6110 km2. Dân số là 1 096 000 người,năm 2006 . Tỉnh lỵ là Hạ Long, nhập hai thị trấn: thị trấn du lịch Bải Cháy và thị trấn công nghệ, thương mãi Hồng Gai. Cách biệt phong thái giữa hai thị trấn này rất lớn: càng xa cách hơn nữa, khi phải qua phà ô tô Cửa Lục, tuy rằng cầu mới (không rỏ nay đã xong chưa?) nối liền Bải Cháy và Hồng Gai, sẽ giúp hai thị trấn xích lại gần nhau hơn. May thay, phố Hồng Gai vẫn chưa bị “quốc tế hóa” du lịch hổn độn, vẫn còn đượm sắc thái một thị trấn cũ thời Pháp thuộc, tuy rằng đa số xây cất ở Hồng Gai mới mẽ. Vì rằng hầu như tòan thể khu vực Hồng Gai đã bị bom Mỹ phá tan tành thời chiến tranh Nam Bắc tương tàn 1960 -75. Chỉ vài khu phố nhỏ ở phía Nam Hồng Gai là thóat nạn bom.  
       Tỉnh Quảng Ninh ngày nay bao gồm thành phố Hạ Long, 3 thị xã là Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái và 9 huyện Quảng Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Hòanh Bồ, Yên Hưng, Đồng Triều và hai huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô.


 

 


 


            Đôi chút lịch sử liên quan đến Quảng Ninh
 
     Quảng Ninh là một vùng đất cổ. Di tích khảo cỗ Tân Mài, Cửa Lục và ở một số đảo có niên đại khỏang 300 000 năm, thuộc sơ kỳ đồ đá cũ, cho thấy là ở đây đã có con người sinh sống từ xa xưa. Vua Thủy Hòang nhà Tần năm thứ 26 (- 221 năm trước Công nguyên) thống nhất Trung Quốc, chia nước Tàu ra làm 36 quận. Quận cực Nam là Mân Trung, tức là tỉnh Phước (Phúc) Kiến ngày nay. Còn hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây lúc đó còn ở ngòai phạm vi Trung Quốc. Năm thứ 33 (-214 trước Công Nguyên) Thủy Hoàng mới chiếm Quảng Đông và Quảng Tây, gọi tên là Lục Lương, đặt ra quận Nam Hải (tỉnh Quảng Đông), quận Quế Lâm (tỉnh Quảng Tây) và Tượng quận, bao qúat đất Bắc Việt, các tỉnh phía bắc và phía trung Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Khi nhà Tần mất (- 206 trước Công nguyên), Triệu Đà chiếm cứ Nam Hải, thôn tính Quế lâm và Tượng Quận, dựng nước gọi là Nam Việt; chia Tượng Quận ra làm hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân. Quận Giao Chỉ là đất Bắc Việt, lẽ dĩ nhiên gồm tỉnh Quảng Ninh. Quận Cửu Chân  gồm đất từ Thanh Hóa đến miền trung Trung Bộ ngày nay. Đời vua Quang Vỏ nhà Đông Hán ở Giao Chỉ, hai chị em bà Trưng (14- 43) khởi nghĩa, nhà Hán sai Mã Viện sang đánh dẹp, 3 năm sau bình định hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, nhưng quân Hán chỉ vào đến hai huyện Cự Phong và Vô Công thuộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay rồi tháo lui, không vào đến quận Nhật Nam. Năm 246, Bà Triệu, Triệu Trinh Nương hay Triệu thị Trinh, quê ở Quân Yên, quận Cửu Chân, chuẩn bị chống giặc nhà Ngô (Tôn Quyền thời Tam Quốc), khi chỉ mới 20 tuổi, nhưng hình ảnh ghi lại rất lẫm liệt:
 
         “Mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà (voi một ngà), cài trâm vàng, cưỡi voi trận”
 
lời nói bất hủ:  “tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, dẹp bằng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, dành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta.”
      Tòan thể châu Giao (tên nước ta thời đó) gồm luôn các châu, huyện tỉnh Quảng Ninh ngày nay, đều chấn động. Nhà Ngô phái danh tướng là Lục Dận, sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Kết hợp vũ lực với nhiều thủ đọan quỉ quyệt, bêu xấu bà Triệu (gọi bà là Triệu Ẩu -con mẹ họ Triệu, vú dài ba thước v.v…) sau hơn 30 trận giao chiến, giặc Ngô mới đẩy được cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vào chỗ suy vong. Bà Triệu tự tử trên núi Tùng Sơn, năm 248.
Thời Bắc thuộc, sau Bà Triệu, luôn luôn có nhiều cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước, như của Lý Nam Đế - Lý Bôn hay Lý Bí (503 - 548), Việt Vương Triệu Quang Phục (? - 571), Mai Thúc Loan (?) hay Mai Hắc Đế, Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương (761 - 802?), Khúc Thừa Dụ (? - 907) và Khúc Hạo (? - 917) áp dụng cách ứng xử khôn khéo với phương Bắc “độc lập thực sự, thần thuộc danh nghĩa.”
        Suốt thời kỳ Đại Việt độc lập, thời vua Ngô Quyền (897 - 844), vua Đinh Tiên Hòang - Đinh Bộ Lĩnh (924 - 979), vua Lê Đại Hành - Lê Hoàn (941- 1005), vua Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn (975 - 1028), nước ta chỉ chống giặc xâm lăng, phần lớn xuất phát từ tỉnh Quảng Tậy. Mãi đến đời vua Lý Thánh Tông, mới có tướng Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), lần đầu tiên đánh hai tỉnh Tàu là Qủang Tây và Quảng Đông. Năm 1075, Lý Thường Kiệt chia hai đạo quân đánh sang đất nhà Tống. Đạo quân thứ nhất do phó tướng Tôn Đản chỉ huy, đánh thẳng vào thành Ung Châu (nay là thủ phủ Nam Ninh -Nanning, tỉnh Quảng Tây). Đạo quân thứ hai từ Vân Đồn (Quảng Ninh) do ông trực tiếp chỉ huy, theo đường biển đổ bộ vào Châu Khâm, Châu Liêm, tỉnh Quảng Đông. Nhân dân Hoa Nam, bị nhà Tống thống trị khắc nghiệt, hưởng ứng nhiệt liệt. Quân Việt đi đến đâu, quân Tống bị đánh tan ở đấy. Sau khi hạ được thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt mới rút quân về. Năm 1077, 30 vạn quân Tống do Quách Qùy chỉ huy, lại tràn sang nước ta. Lý Thường Kiệt cho lập phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) chặn giặc; rồi cho thủy quân đánh bại giặc ở vùng biển Quảng Ninh.      
        Thời Bắc thuộc, vùng Hạ Long gọi là Lục Châu, Lục Hải; các thời Lý - Trần - Lê gọi là Hải Đông, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Năm Minh Mạng thứ 18, thời nhà Nguyễn Phước, vùng đất Quảng Ninh chia ra làm 2 tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh. Ngày 12 tháng 3 năm 1883, Pháp đánh chiếm mỏ than Hòn (Hồng) Gai. Trước năm 1947, ngòai tỉnh Hải Ninh miền Đông Quảng Ninh, và tỉnh Quảng Yên miền Tây Quảng Ninh, miền Bắc có thiết lập thêm đặc khu Hồng Gai. Tháng 3 năm 1947, tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hồng Gai hợp nhất thành tỉnh Quảng Hồng. Ngày 17 tháng 12, tỉnh Qủang Hồng lại tách ra làm hai tỉnh Quảng Yên và Hồng Gai. Năm 1955, hai tỉnh này lại hợp nhất, một số đất trả lại Hải Dương và một số huyên trả lại Hải Phòng Đầu thập niên 1960, Đông Triều lại trở về Quảng Hồng. Năm 1969, Quảng Hồng và Hải Ninh sáp nhập thành một tỉnh mới lấy tên là Quảng Ninh.
  
 
        Đôi chút địa hình, thủy văn, khí hậu Quảng Ninh
 
 
     
   Nhiều người nói Quảng Ninh là hình thu nhỏ của nước Việt Nam. Quảng Ninh có đồng bằng, trung du, miền núi, có vùng biển rộng, thềm lục địa, có biên giới, và hải đảo. Có thể chia địa hình Quảng Ninh ra làm các khu vực sau đây:
     - Cánh cung Đông Triều (Đông Triều - Móng Cái), chạy theo hướng tây đông ở phía Nam và theo hướng đông bắc tây nam ở phía bắc, được coi là xương sống lảnh thổ tỉnh Quảng Ninh. Cánh cung Đông Triều gồm 2 dãi núi chính, phía Nam là dải núi Nam Mẩu, phía bắc là dải núi Bình Liêu. Giữa  hai phần là bộ phận núi thấp, nhiều con sông cắt ngang, làm thành vùng đồi Tiên Yên - Ba Chẽ. Phía nam cách cung Đông Triều là thị xã Cẩm Phả, có độ cao không quá 1000 m, trừ đỉnh Yên Tử cao 1068 m và đỉnh Am Váp cao 1094 m. Dải đồi thấp Đông Triều- Mông Dương, độ cao từ 200 đến 400 m là miền sụt võng, kỳ đại Trung Sinh. Đó là bể than antraxit lớn nhất nước ta. Địa hình phía bắc cánh cung Đông Triều bị phân cách mạnh, sườn dốc thung lũng hẹp và sâu.
     - Vùng đồi duyên hải, chạy dọc theo bờ biển từ thị xã Cẩm Phả đến thị trấn Móng Cái, là những thềm biễn cũ, có độ cao sàn sàn nhau từ 25 đến 50 m, chỗ rộng nhất khỏang 15 km đến 20 km.
 
     - Địa hình đồng bằng tỉnh Quảng Ninh là những đồng bằng nhỏ hẹp do phù sa các sông suối trong tỉnh và hệ thống sông Thái Bình bồi đắp. Tiếp nối phần đồng bằng ra biển là các bải sú, vẹt có diện tích rộng 80 000 ha, đứng hàng thứ hai cả nuớc, chỉ sau Cà Mau.
     - Biển và địa hình bờ biển là đặc trưng quan trọng của tỉnh Quảng Ninh. Vùng biển Quảng Ninh rộng 6000 kmlà phần phía tây bắc của Vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin). Đây là một vùng vịnh nông, không nơi nào sâu qúa 20 m, nhờ nhiều đảo và quần đảo chắn phía ngòai, nên rất kín gió và sóng lặng. Đây cũng là vùng biển có nhiều đảo nhất Việt Nam. Riêng tỉnh Quảng Ninh có 2 078 đảo, chiếm 2/3 tổng số đảo của Việt Nam. Những đảo lớn nhất là Cái Bàn, Cái Chiên, Vĩnh Thực, Ngọc Vừng, Cô Tô, Vạn Vược … Các núi đá có độ cao trung bình 150 – 200 m. Đỉnh cao nhất là núi Nàng Tiên cao 470 m trên đảo Cái Bàn. Ngòai các đảo lớn, còn hàng nghìn đảo nhỏ, xếp thành hai dãy nối đuôi nhau từ Núi Ngọc đến Nam Hạ Long, là khu vục núi đá vôi cỗ bị ngập nước biển. Đây là vùng cácxtơ sót điển hình, có vách đá dốc đứng, sắc nhọn, nhiều hang động. Đường bờ biển Quảng Ninh dài 250 km, bị chia cắt mạnh vì đồi núi ăn ra sát biển và vì các vịnh đảo, cửa sông. Bờ biển Trà Cỗ sóng mạnh, tạo nên các bải cát bằng phẳng, nước biển trong xanh, dài trên 15 km, thuộc vào lọai bải biển đẹp nhất Việt Nam. Đọan từ Cửa Ông đến Yên Lập, bờ biển dựng đứng, nhiều hốc mòn ở chân núi đá vôi, có nhiều cảng tốt. Đọan từ Yên Lập đến cửa Nam Triệu, các bải triều rộng nhưng thấp, bị ngập khi triều lên.  
  
      Về thủy văn, các sông Quảng Ninh phần lớn nhỏ, ngắn, dốc, khả năng điều tiết nước yếu và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Phù hợp chế độ mưa, chế độ sông ngòi chia ra 2 mùa rỏ rệt. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 4. Lưu lượng nước giữa hai mùa có thể chênh lệch nhau đến 1000 lần. Có 3 hệ thống sông ở Quảng Ninh. Các sông đổ ra sông Bạch Đằng là sông Đá Bạch (Đá Bạc), sông Sinh, sông Uông, và sông Kinh Thầy. Các sông đổ ra cửa Lục - vịnh Hạ Long là các sông Thác Cát, Diễn Vọng, Khe Hồ, Vũ Oai, sông Trời và sông Yên Lập. Hệ thống sông Tiên Yên - Móng Cái gồm một số sông lớn của tỉnh. Sông Tiên Yên, dài 63 km, chảy từ Bình Liêu ở cao độ 500 – 1000 m. Sông Phố Cũ từ vùng núi Lạng Sơn chảy về đến Tiên Yên, hợp với sông Tiên Yên ở thác Bưởi, rồi chảy vào vũng Vạn Hoa. Sông Ba Chẽ, dài 80 km, bắt nguồn từ các huyện Hòanh Bồ và Đình Lập (Lạng Sơn), đổ ra biển ở cửa Cái. Sông Đầm Hà, bắt nguồn từ Đồng Văn (Bình Liêu), chảy qua Đầm Hà, Quảng Lân, Quảng Lợi, rồi đổ ra biển. Sông Hà Cối, dài 35 km, sông Ca Long chảy từ Trung Quốc về, qua Hải Ninh khỏang 60 km, một nhánh của nó là sông Bắc Luân tạo ra ranh giới huyện Hải Ninh và huyện Phong Thành (Trung Quốc).
       Quảng Ninh không có những hồ tự nhiên lớn, chỉ có những hồ đập nhỏ. Tòan tỉnh có 72 hồ, nhiều hồ có gía trị như hồ Yên Lập (Yên Hưng), hồ Bến Trần (Bình Khê), hồ Khe Chè, hồ Trại Lốc (An Sinh). Chế độ thủy triều là nhật triều điển hình, biên độ tối đa 3 – 4 m, trung bình 2.5 m. Do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và dòng biển lạnh từ phương Bắc chảy qua, nên Vịnh Bắc Bộ là vùng biển lạnh nhất nước ta, nhiệt độ lạnh nhất (13 – 20 0C ) vào tháng 2.
 
        Khí hậu Quảng Ninh nhiệt đới, nhưng có đủ bốn mùa rỏ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông ?Khí hậu Quảng Ninh mang đặc tính chung khí hậu các tỉnh miền Bắc, đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, nhưng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc và ít ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, so với các địa phương khác. Mùa Đông ở Quảng Ninh kéo dài 4 - 5 tháng, nhiệt độ trung bình dưới17 0C, những ngày nhiệt độ dưới 0 0C chỉ xảy ra ở miền núi cao. Mùa hạ nóng và mưa nhiều, có nơi khá nóng trên 28 0C như ở đồng bằng Yên Hưng , Nam Đông Triều. Do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam, có thể bị bảo. Giữa các mùa chính là các tháng chuyễn tiếp tuy ngắn, nhưng đủ đem lại hương vị đậm đà của mùa xuân và mùa thu.
     
 
      Bốn vú sửa phát triễn kinh tế xã hội Quảng Ninh: than đá, du lịch, công nghệ cơ khí đóng tàu và ngành thủy hải sản


 
 
1-   Than đá
 
 
       Khai thác than đá Quảng Ninh đã khởi đầu từ 170 năm nay rồi. Bể than Quảng Ninh là bể (bồn) than lớn nhất nước nhà; năm 2001 ước lượng trử lượng đến 12 tỉ tấn, chiếm 90% trử lượng than cả nước. Phân bố thành một dãi không liên tục từ Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí đến Hồng Gai, Cẩm Phả, Cái Bầu. Dãi này dài khỏang 130 km, rộng từ 2 – 30 km, độ dày tầng chứa than có nơi đến 2000 m, chất lượng than tốt, nhiệt lượng cao, nhiều mỏ lộ thiên, dễ khai thác. Nhưng cho đến năm 1995, kỷ thuật khai thác than lạc hậu, thường bằng tay, năng xuất kém, ô nhiễm không khí, sông ngòi, mạch nước ngầm, chế biến thô sơ, than bẩn, chuyên chở khó khăn. Năm 1996, Việt Nam thiết lập công ty quốc doanh Tập đòan (Tổ hợp) công nghiệp than Việt Nam - Vinacoal, thuộc hệ thống Tập đòan công nghiệp Than và khóang sản - Vinacomin, mới bắt đầu cải thiện sản xuất, trang bị máy móc kỷ thuật tân tiến hơn, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước sâu xa hơn, làm than sạch bớt ô nhiễm hơn v.v…  Sau 10 năm áp dụng khoa học kỷ thuật cập nhật, Vinacoal nay là một hợp doanh kinh tế lớn của Việt Nam, khai thác 100% mỏ than V. N., ½ lộ thiên và ½ mỏ sâu. (Vinacoal vừa được phép đầu tư liên doanh khai thác bô xit- aluminium ở  Nhân Cơ Lâm Đồng - Đắc Nông, dự định sản xuất 600 000 tấn aluminium ).
      Hình như 20% cổ phần là một công ty Vân Nam (?),và đầu tư khai thác than đá cả ở Lào lẫn Căm Bốt nữa. Năm 1990, Việt Nam chỉ sản xuất 4.6 triệu tấn than đá, năm 1995, 8.3 triệu tấn, năm 2000, 10.9 triệu tấn. Năm 2005, Vinacoal đã sản xuất được 28 triệu tấn than sạch; năm 2006 hơn 36 triệu tấn, trong số này xuất khẩu 21 triệu tấn đến 16 quốc gia trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bổn, Hàn Quốc, Đài Loan v.v…). Than Quảng Ninh phần lớn là lọai Antracit, năng lượng cao 8000 - 8500 kcal/kg, ít sulfur, ít chất bốc hơi - volatile. Ngòai antracit, Quảng Ninh còn khai thác than nâu - subbituminous coal, phẩm giá  tốt, năng lượng cao (6000 - 6500 kcal/kg), cũng ít sulfur, rất thích hợp cho các nhà máy nhiệt điện, lò đốt than phun nhà máy xi măng …, một số than bùn - peat coal; dùng làm phân bón, nhiên liệu nấu nướng địa phương, nhưng rất ít than mỡ (chế biến than cốc -coke cần cho luyện kim).    
      Việt Nam đã duyệt lại mức cầu tiêu thụ than nội địa; 37 triệu tấn năm 2010, thay vì 29 - 32 triệu tấn; 94 triệu tấn năm 2015 thay vì 47 - 50 triệu tấn ( ? ); 184 triệu tấn năm 2020 thay vì 69 - 72 triệu tấn. Vì đã thành công làm những nhà máy nhiệt điện lớn chạy tua bin than công xuất 300 megawatts, cũng như mức phát triễn các công nghệ khác dùng lò đốt than cải tiến. Hiện nay các ngành tiêu thu than chánh ở Việt Nam là nhà máy nhiệt điện 30.4%, nhà máy xi măng 13.1%, ngành chế tạo phân bón, hóa chất 2.7%, ngành giấy, gỗ, luyện kim 1.04%, ngành vật liệu xây cất (gạch, đồ sứ sành…) 25%, nhiên liệu nấu nướng 27.9%. Mức tăng dự liệu là 12 - 13% một năm, từ 2008 - 2010. Nhưng như vậy thì phải dự trù nhập khẩu 34 triệu tấn năm 2015, 114 triệu tấn năm 2020, nếu không tăng thêm được sản xuất than đá nước nhà.  
     Dự trữ than đá ở các mức tầng A+B+C+P của Việt Nam ước lượng là 6.1 tỉ tấn. Các mức A+B+C khỏang 5 tỉ tấn, trong số này chỉ khai thác được khỏang chừng 2.556 tỉ tấn, nhưng có thể tăng thêm dự trữ khai thác được ở tầng cao hơn. Dưới sâu hơn -300 m ở Quảng Ninh, theo bá cáo sơ khởi của hảng Nhật kết thúc vào năm 2009, mức dự trữ có thể đến 6 -7 tỉ tấn. Dự trữ than quan trọng khác chưa thám sát nhiều là ở các mỏ bể than sông Hồng và thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ, trong đó có cả thềm lục địa biển Quảng Ninh. Vùng Khóai Châu (Hưng Yên) bồn Sông Sông Hồng bao phủ 80 km2, dự trữ có thể là 1.58 tỉ tấnTrử lượng khí hóa than dưới lòng đất cả hai vùng Khóai Châu và Tiền Hải (Thái Bình) khỏang 20 tỉ tấn tương đương than, gấp 3 lần trử lượng than khai thác được dễ dàng vùng Quảng Ninh. Dự án 400 triệu đô la Vinacomin, liên doanh với Công ty Linc Energy (Úc) và tập đòan Marubeni (Nhật), sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện và sản xuất diesel từ khí tổng hợp công nghệ khí hóa than này, nếu kỷ thuật tiên tiến này thử nghiệm thành công. Hình như bồn Khóai Châu -Tiền Hải chỉ là một thành phần của bể (bồn) than Châu thổ sông Hồng, rộng đến 3500 km2, kéo dài từ Hà Nội đến Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, trử lượng than lớn hơn nhiều, có khi đến 210 tỉ tấn. Nghiên cứu trử lượng này phải hòan tất năm 2015( ? ). Nhưng năm 2010, Việt Nam dự trù sẽ sản xuất đến 45 - 50 triệu tấn than ở bồn này và sẽ gia tăng nhiều vào các năm 2015 - 2020. Đủ thỏa mãn yêu cầu tiêu thụ than đá nội địa và dành than đá năng lượng cao Quảng Ninh cho xuất khẩu.
 
       Ngành công nghệ than Quảng Ninh đã đem lại công ăn việc làm cho hơn 100 000 người, trong số 650 000 lực lượng lao động tòan tỉnh; tăng thêm trên 35 000 người so với năm 1995, dù khi cải tiến, phải cơ giới hóa nhiều khâu thay thế nhân công; nhờ đẩy mạnh huấn luyện giáo dục nhân công khai thác kỷ thuật máy móc mới, tầng mỏ mới, chế biến làm sạch, chuyên chở…, liên hệ đến ngành than và tăng sản xuất.
 
 
           Các khóang sản khác
 
 
     Ngòai than đá, tưởng cũng không nên quên một số mỏ khác như sắt ở Cài Bầu (Vân Đồn), Hòanh Bồ, antimoine ở Ba Chẽ, đá chứa dầu ở Đồng Ho, titan ở Bình Ngọc (Móng Cái) và một số mỏ nhỏ đồng, vàng, chì, kẻm, thủy ngân, phân bố ở Hòang Bồ, Bình Liêu, Tiên Yên, Quảng Hà, Móng Cái…. 
 
 
                 2- Du lịch
 
 
 
Trước tiên, lẽ dĩ nhiên là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long là vùng lõm của Vịnh Bắc Bộ, nằm giữa hai thị xã là Hồng Gai và Cẩm Phả, rộng 1553 km2, đếm được 1969 đảo lớn nhỏ, trong số này đã đặt tên được 989 đảo. Chia ra làm hai vùng phụ là Vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Năm 1994, một khu vực rộng 454 km2, gồm 775 đảo, được Cơ quan Văn hóa- Giáo dục Quốc tế UNESCO nhìn nhận là Di sản Thiên Nhiên Thế Giới-World Natural Heritage.
        Theo một truyền thuyết về cội nguồn Con Rồng Cháu Tiên của dân tộc Việt, một lần nước ta bị xâm lăng, trời sai Rồng mẹ mang một đàn con đến cứu giúp.Chỗ Rồng mẹ xuống nước là Hạ Long; nơi đàn con xuống là Bái Tử Long; còn đuôi rồng quẩy tung sóng trắng là Bạch Long Vĩ. Thật sự con người đã đến cư trú vùng Hạ Long từ năm 3500 - 3000 trước Công nguyên, làm ra nền văn hóa Hạ Long - Cái Bé (?) cùng niên đại với các nền văn hóa cỗ Việt Nam là Đông Sơn, Hòa Bình, Sa Huỳnh, Ốc Eo. Vẽ đẹp kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long đã được Nguyễn Trải (1380 - 1442) ca ngợi ở bài thơ Vân Đồn:
 
Lộ nhập Vân Đồn san phục san
 
(dịch: Đường tới Vân Đồn, núi tiếp núi)
 
Thiên khôi địa khiết phá kỳ quan
 
(Trời bày, đất đặt cảnh kỳ quan)
Sau đó, vua Lê Thánh Tông (1442- 1497) cũng ca ngợi:
 
 Cự lãng nông nông kiều bách xuyên
 
(Trăm dòng sông mênh mông quanh núi)
 
 Quần sơn cờ cỗ bích liên thiên
 
(Bàn cờ quần đảo xanh biếc biển liền trời)

          Nhưng phải đến năm 1927, mới có một công ty du lịch Pháp cỗ vỏ khách du lịch viếng Vịnh Hạ Long, khẳng định đây là cảnh thiên nhiên chắc chắn đẹp nhất thế giới. Những nơi đặc sắc của quần thể vịnh Hạ Long là Bải Cháy, núi Bài Thơ (cao 106 m, trên vách đá khắc bài thơ của vua Lê Thánh Tông năm 1468), các hang động cácxtơ kỳ vĩ (hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh nữ, động Thiên Cung..) rồi hòn Gà Chọi, hòn Lư Hương chập chờn trên sóng biển. Ngày nay du khách còn thể đến thăm ba Bải biển Trái Đào-Tree Peach Beach, ở ba hòn đảo nhỏ, nhìn xa có hình trái đào: Bải biển Bải Cháy gần bờ biển vịnh Hạ Long nhất, cát trắng phau, rộng 100 m và trải dài 500 m; Bải biển Ti Top (Ti Top là một phi hành gia Nga đến tắm ở đây vào năm 1962), hình trăng khuyết, không khí trong lành, yên tĩnh, nước biển trong và sạch, nhưng nước ngọt phải đem đến từ lục đia. Bải Ti Top cách Bải Cháy 14 km về phía đông. Trái đào thứ ba là Bải biển Tuần Châu, dài 3 km, cách  bến tàu Bải Cháy 8 km. Ngòai tắm biển, đảo Tuần  Châu còn tổ chức nhiều trò tiêu khiển, ngắm cảnh, và họat động thể thao, trong đó có leo núi đá cheo leo và cắm trại trong vùng du lịch sinh thái.
 
Tuy số du khách đến thăm viếng vùng vịnh Hạ Long còn thua kém nhiều vùng du lịch Thái Lan, số du khách ngọai quốc đã tăng từ 620 000 người năm 1999 đến 2 960 000 năm 2005, 3 .6 triệu năm 2007. Nhưng tổ chức và trang bị, tiện nghi đón mời chưa đủ hấp dẫn cho du khách Âu Châu (12% tổng số) và Bắc Mỹ Châu (11%) dù đã có nhiều khách sạn 2 - 3 Sao. Ngay cả khu nghĩ mát Tuần Châu mới thành lập cũng chỉ họa kiểu nhắm thu hút khách du lịch trong nước và Trung Quốc, hơn là du khách các nước tiên tiến, đã mở mang. Năm 2008, nhóm Tuần Châu có dự liệu đầu tư 295 triệu đô la Mỹ, thiết lâp một Đảo Rồng nhân tạo gồm xây cất một phức tạp biệt thự cao sang, một sân gôn (sân cù) 18 lổ, một cảng du thuyền, một khách sạn 5 sao, một trung tâm thương xá, một công viên giải trí lớn v.v…
 
Ngòai vịnh Hạ Long, Quảng Ninh còn có một số danh thắng khác như bải biển Trà Cỗ, dài 15 Km, thuộc vào lọai bải biển đẹp bậc nhất nước ta, như núi Yên Tử nơi hình thành phái phật giáo Việt Nam Trúc Lâm tam tổ, khu bảo tồn sinh thái đảo Ba Mun. Cùng các tài nguyên du lịch nhân văn như chùa Quỳnh Lâm huyện Đông Triều, xây dựng từ thời tiền Lý (thế kỷ thứ 5, đầu thế kỷ thứ 6), miếu Tiên Cung huyện Yên Hưng, đền Cửa Ông thị xã Cẩm Phả, đình Quan Lạn huyện đảo Vân Đồn, bải cọc Bạch Đằng huyện Yên Hưng, di tích An Sinh huyện Đông Triều, đình Trà Cỗ. Gần các di tích thường có lễ hội, có khả năng thu hút du khách nếu phong phú thêm, như lễ hội Bạch Đằng , hội đền Cửa Ông, hội chùa Long Tiên , hội chùa Yên Tử, hội chùa Quan Lạn, hội làng Trà Cỗ…  E có khi nên trùng tu lại khu phố nhỏ không bị bom tàn phá, phía Nam thành phố cũ Hồng Gai, xây cất theo kiến trúc văn hóa miền Nam Pháp, như đang trùng tu thành phố Hội An văn hóa cỗ Tàu - Nhật chăng? Trung tâm khu này là Núi Bài Thơ. Đứng trên đỉnh núi đá vôi đa dạng này nhìn cảnh quan vịnh Hạ Long và lưng đỏ những chim ưng biển bay lượn bên dưới, thật là kỳ diệu.
 
 
               3- ngành cơ khí, đóng tàu
        Ngành cơ khí - đóng tàu Quảng Ninh đã được trình bày khá chi tiết ở bài phát triễn Hải Phòng, chia sẽ công tác giữa hai tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh. Các cơ xưởng Cái Lân, Nam Triệu, Hạ Long… đã được đầu tư mạnh mẽ, cải tiến nhiều. Nam Triệu và Hạ Long của tập đòan công nghệ tàu thủy Việt Nam - Vinashin, nay đã đóng được tàu 54 000 DWT, tàu công ten nơ 1016 TEU, tàu chở dầu tương đối nhỏ 13 000 DWT (2500m3) tàu nạo vét 1500m3/giờ, tàu chở hành khách 100 chỗ ngồi, tàu đánh cá xa bờ 600 CV, tàu cao tốc cho bộ Quốc Phòng (?), Và hợp tác với Huyndai Mipo Dockyard lập khu sửa chữa tàu 100 000 DWT, lớn nhất ở Đông Nam Á. Các năm 2006 - 2010, Vinashin đang nâng cấp xưởng Nam Triêu để sửa chữa đóng tàu công ten nơ  50 000 TEU và đóng tàu chở dầu trọng tải lớn hơn. Đặc biệt khu công nghệ Cái Lân rộng 56.95 ha, xây cất nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép cuộn, nhà máy thép…, hy vọng đưa tỉ lệ vật liệu thiết bị máy móc ở tàu đóng trong nước lên 60%, thay vì 30 - 35% những năm trước. Tháng 3 năm 2008,  đã khởi công xây dựng cảng Hải Hà, có thể đóng tàu tương lai trọng tải 100 - 300 000 tấn, thay vì chỉ mới đóng được tàu dưới 60 000 DWT, tàu chở dầu 100 000 tấn cho Tập đòan dầu khí Việt Nam và tiếp sức những cảng cũ, chỉ tiếp nhận được tàu dưới 40 000 DWT. (Năm 1999, chỉ tiếp nhận tàu 6500 - 10 000 tấn).
 
 
                4-   Ngành hải sản, ngư nghiệp
 
       Vì là một tỉnh miền núi, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, Quảng Ninh ít có điều kiện phát triễn ngành nông. Nhưng Quảng Ninh là tỉnh có đường bờ biển dài, tiếp giáp với ngư trường vịnh Bắc Bộ. Vì thế, từ xưa ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đã thu hút hàng chục nghìn lao động của 8 huyện có bờ biển và hải đảo. Sản lượng cá biển năm 2001, chiếm 70% tổng số lượng thủy hải sản, đứng thứ 3 trong 11 tỉnh ven vịnh Bắc Bộ, sau Nghệ An, Thanh Hóa, thua xa Cà Mau, Kiên Giạng. Sản lượng cá nuôi đứng hàng thứ 6, tôm nuôi đứng thứ 5. Cần mở mang thêm cảng cá Vân Đồn, đưa điện ra Vĩnh Thực khai thác Cô Tô-Vân Đồn, Quảng Hà, Móng Cái. Phát triễn nuôi sò (như sò tu hài mới đây) nuôi tôm trên diện tích bải triều cửa sông, cấy lúa nuôi cá, nuôi tôm càng xanh nước ngọt… trên các ruộng các huyện Yên Hưng Đồng Triều, nuôi cá xứ mát cao phẩm ở các hồ hay ở lồng, chuồng trên biển  lạnh nhất Việt Nam….
 
 
        Tương lai là Phát triễn giao thông đường bộ với tỉnh Quảng Tây, thiết lập, hòan thành vòng đai biển và hành lang kinh tế Trung Quốc Việt Nam
         
       Quảng Ninh đã phát triễn mạnh mẽ giao thông đường biển cận duyên và viễn dương. Nhưng phát triễn đường bộ còn bất cập, dù giá trị chúng rất lớn, trên phương diện kinh tế cũng như quốc phòng. Hệ thống đường bộ Quảng Ninh hiện dài 2494 km. Quan trọng nhất là quốc lộ 18A, từ ranh giới Hải Dương đến đầu cầu sông Bắc Luân, dài 225 km, tuyến đường chạy suốt chiều dài tỉnh. Đường 10A từ Biểu Nghi đi Hải Phòng (15 km), đường 4B Mũi Chùa - Lạng Sơn (17 km), đường 279 Hà Khẩu -Bắc Giang (41 km). Đây là hệ thống đường bộ nối liền Quảng Ninh với Hà Nội, 4 tỉnh xung quanh (Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang và Lạng Sơn) và cửa khẩu Móng Cái.
       Có lẽ nên quan niệm phát triễn xây dựng tương lai tuyến đường 18 như thể là đường bờ biển Amalfi Coast (nơi có đảo du lịch nổi tiếng Ile de Capri, nhưng không nhiều đảo như Vịnh Hạ Long) Trung Ý, Riviera Bắc Ý, không kém bao nhiêu Côte D’Azur (Cannes, Nice…) miền nam nước Pháp. Đường số 4, chạy dọc theo biên giới Trung Quốc và Việt Nam, từ Cao Bằng đến Móng Cái, có nhánh rẽ tới Hạ Long dài 315 km, là con đường song song trong lảnh thổ với Việt Nam với Hành lang Bắc - Northern (Economic ) Corridor, nối hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc dự trù thiết lập trong khuôn khổ Ủy Ban sông MeKong nới rộng (Greater Mekong Subcommittee). Ý nghĩa quan trọng kinh tế và quốc phòng đối với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, tưởng khỏi cần nhắc đến.
 
            
(Irvine, Ca Li, ngày 8 tháng 12 năm 2008)
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630233 visitors (2116253 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free