.
  30 ngày trên đất Phật P4
 
29/12/2013



Phần 4

 

Thốt lốt vùng này tuy không nhiều nhưng vẫn đủ để điểm tô cho một miền quê mang tính cách …Khmer.

Thỉnh thoảng xuất hiện những quán dọc đường, đặc biệt không bàn ghế mà là một khung sàn cao như một cái chỏng, có mái che, trên đó có trải chiếu, thực khách, ăn nhậu hoặc uống nước đều ngồi bệt trên sàn. Cái kiểu quán này tiện không thua gì quán võng của Việt Nam, khách mõi mệt hoặc “quắc cần câu” thì cứ ngã ngang mà…ngái!

 
Và đôi khi cũng có những quán hàng to lớn dọc theo đường.
 

Đặc biệt, người dân Campuchia nuôi rất nhiều bò, nên có một số dân Việt vùng biên giới làm nghề mua bò Campuchia về vổ béo rồi bán lại. Trên quốc lộ 2 này tôi đã thấy thịt bò được bày bán tập trung ven đường, nhiều khách du lịch Việt Nam không bỏ qua cơ hội mua được thịt bò "sạch" về làm quà.

Campuchia cũng là một nước nghèo, như Việt Nam ta, miền quê vẫn còn nhiều nhà tam bợ bên đường, tuy nhiên cũng có một số người giàu có vượt bậc, đó là những thương gia hoặc những viên chức chính quyền. Sự giàu có thể hiện trên những biệt thự hoặc những dòng xe siêu sang mà càng về gần thủ đô thì càng nhiều. Người ta nói chuyện “hối lộ” ở đất nước này là bình thường, công khai như ở cửa khấu. Có điều đặc biệt, tôi không thấy cảnh chận đầu đón ngỏ của CSGT trên đất nước Campuchia, trong những lần đi trước đây. Và bây giờ cũng vậy, trên con đường số 2 này!

 





 

Cùng nằm trên lưu vực sông Mekong, nhưng Campuchia lại không nhiều kênh rạch, sông ngòi như miền Tây Nam bộ. Do đó các quốc lộ cũng không mấy khi gặp cầu vượt sông, đó là một sự khác biệt lớn so với Việt Nam.
 

Chợ quê, nhiều nơi cũng chẳng khác gì chợ quê ở miền Tây Nam Bộ nước ta.

 

Như đã nói, hy vọng cuộc rong chơi này sẽ qua 100 ngôi chùa, nên tôi cố gắng ghi vào máy ảnh các ngôi chùa mà mình có may mắn đi ngang. Trước khi tới biên giới, tôi đã thấy một chùa Nam Tông và một chùa Bắc tông, tôi không xếp chùa Bà chúa xứ vào danh sách. Từ đây, để tiện, tôi sẽ đánh số lên các ảnh chùa mình chụp được. Như vậy, ngôi chùa sắp tới sẽ được đánh số 3.

 



12h50, xe vào địa phận tỉnh lỵ Tà Keo, qui mô có lẽ không hơn gì một huyện lỵ lớn của Việt Nam.

13h, xe bắt đầu vào cửa ngỏ PhnomPenh, địa phận tỉnh Kandal. Như đã nói trong topic “Daehan 120cc và cuộc rong chơi ngàn dăm…”, Kandal là một tỉnh bao trùm thủ đô PhnomPenh, như thế dù theo bất cứ hướng nào, trước khi vào tới thủ đô của Vương Quốc Campuchia, chúng ta đều phải đi qua một phần tỉnh Kandal. Xe ngang ngôi chùa thứ 6.

Lần này xe không đi ngang tỉnh lỵ Ta Khmau, chỗ có tượng “Ông Nội Đen”, mà theo đường 217 chạy thẳng vào thủ đô Phnom Penh. Khi vào đến thành phố thì đường này còn mang tên là Đại lộ Monireth. Tôi gặp thêm ngôi chùa thứ 7.

 

Xe tiếp tục chạy thêm một đoạn trên đại lộ Monireth…


…rồi rẻ trái khi gặp đại lộ Mao Tse Toung, tình cờ tôi bắt gặp một dưỡng đường nha khoa của người Việt. Như vậy, không phải chỉ những người Việt nghèo “tha hương cầu thực” trên đất nước Chùa Tháp, mà còn có những người chuyên môn cao cũng không bỏ lở cơ hội làm ăn nơi nầy.

 

Cuối cùng xe rẻ qua đường 230, để về bến, lúc đó là 13h45’ ngày 17-10-2013. Tôi cố gắng tả chi tiết, để các bạn nào muốn đi Campuchia bằng đường bộ sẽ dễ dàng tham khảo, sẽ không phí thời gian và bớt tốn tiền xe.

Đây là lần thứ 4 tôi trở lại PhnomPenh, 1985, 2005, 2012 và bây giờ, 2013. Từ một thành phố thưa vắng với những hàng cây bằng lăng tím chạy êm đềm theo những con đường nhựa hiền hòa, phục hồi sau những năm tháng đọa đày bởi Khmer Đỏ, PhnomPenh đã trở thành một đô thị náo nhiệt hiện đại với nhiều cao ốc, biệt thự sang trọng và các con đường phố tấp nập xe cộ.

Vì đã thăm PhnomPenh hồi năm 2012, trong hành trình ngàn dặm trên xe Daehan, đã đến rồi những điểm quan trọng như Wat Phnom, Hoàng Cung, Sông 4 mặt, Đài Độc Lập…nên chúng tôi muốn đi ngay Siem Reap, nhằm dành thời gian lâu hơn cho thành phố của những đền tháp Angkor.

 


Và giải pháp tức thời là chất hành lý lên tuktuk và nhờ anh lái xe đưa đến bến nào đi Siem Reap. May mắn tôi gặp được anh lái xe là người Long An, qua đây đã trên 30 năm, ra giá 3$US cho 2 người và 4 cục hàng. Không ngờ chỉ chạy chưa đầy 5 phút là đến bến xe đi Siem Reap, vì cũng nằm trên đường này, cách chừng vài trăm mét thôi và cái giá đó chẳng ‘dễ chịu” chút nào. Nhưng thôi, biết làm sao khi đây là xứ lạ, tôi phải chấp nhận những “bất ngờ”, hơn nửa, hãy tạm vui vì mình cũng giúp một đồng hương.

 

Anh lái xe này người Long An, sẽ chở chúng tôi đến bến xe đi Siem Reap.

 

Đến bến xe khách đi Siem Reap.

 

Bà xã và anh lái xe vào quầy hỏi mua vé…

 

…hết xe, chú em Police này nhận sẽ dẫn đi bến có xe đi Siem Reap.

Nhưng lại thêm một bất ngờ khác, trong khi bà xã theo anh lái xe vào quày mua vé, thì một chú “Police” đang trực trong bến nói (bằng tiếng Anh trình độ cở…tui), không còn xe đi Siem Reap, để anh ta tìm giúp cho, rồi móc ngay Iphone ra gọi đi đâu đó và nổ máy xe để dẫn chúng tôi đi. He he, bất ngờ này khá thú vị, CSGT lại làm “cò xe”!

Chú em CSGT Campuchia đang thuyết phục bà xã tôi rằng chú ta sẽ dẫn đên nơi có xe đi Siem Reap!

 

19 tháng 12, 2013

Mongphuoc Minh

 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630169 visitors (2115894 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free