.
  Lạm bàn phát triển Bình Thuận
 
20/4/2014


 

Lạm bàn phát triễn tỉnh Bình Thuận - Phan Thiết

GS Tôn Thất Trình

                      Mở Quảng Nam , đặt Trấn Ninh

                       Đề phòng muôn dặm  uy linh ai bì.

                      Kỳ công núi có  Đá Bia,

Thi văn các tập Thần Khuê còn truyền.

(  Đại Nam  Quốc Sử Diễn Ca .  Núi Đá Bia hay Thạch Bi Sơn – Tuy Hòa là nơi Vua  Lê Thánh Tông khắc bia,  năm  1471 , lấy đất Chiêm        

từ đó ra Bắc  lập ra thừa tuyên Quảng Nam, chia đất Chiêm còn lại thành ba tiểu vương quốc là Hòa Anh ( Phú Yên -Khánh Hòa ),  Nam  Bàn (  Gia Lai, Kon tum, Đắc Lắc ), Chiêm Thành ( Ninh Thuận ,Bình Thuận ).

                        …Tôi lang thang  tìm đến chốn Lầu Trăng

                           Lầu Ông Hòang , người thiên hạ đồn vang

                          Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết

                          Ôi trời ơi !là Phan Thiết! Phan Thiết!

                          Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi,

                          Ta đến nơi nàng ấy vắng lâu rồi

Nghĩa  là chết từ muôn trăng thế kỷ ...

                            Hỡi Phan Thiết ! Phan Thiết !

                            Mi là nơi ta chôn hận ngàn thu

Mi là nơi ta sầu muộn ngất  ngư 

( Hàn Mặc Tử,  bài thơ  Xuân Như Ý- 1938 ?  nhớ đến tình yêu  đẹp đẻ với Mộng Cầm  các năm 1935 - 1936, những đêm trăng sánh bước,  khi thì ở Mũi Né, khi thì ở Lầu Ông Hòang)

               ( Chú thích :  Lầu Ông Hòang là Lầu Bá tước  De Montpensier,     một phong cảnh rất đẹp của Phan Thiết , Mũi Né là nơi nghĩ mát tiện nghi mới đầu tiên ở vùng Phan Thiết  )

Vị trí

        Bình Thuận, tỉnh lỵ là Phan Thiết, năm  2002  là một  tỉnh cũng như tỉnh Ninh Thuận – Phan Rang,  thuộc về miền Đông Nam Bộ - South East trong phân chia ra 8 miền đất nước  ngày nay (  Đồng bằng sông Hồng , Đông Bắc , Tây Bắc , Bắc Trung Bộ , Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,  Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long ) . Không còn thuộc Duyên Hải Nam Trung Bộ như  Phú Yên, Khánh Hòa . Hay không còn  thuộc Trung Kỳ , một trong ba Kỳ ( hai Kỳ kia là Bắc Kỳ và Nam Kỳ ) thời Pháp thuộc  nữa . Vị trí tỉnh lỵ Phan Thiết là 10056’ vĩ tuyến Bắc và  108006’ kinh tuyến Đông. Bắc  Bình Thuận giáp  Lâm Đồng, Đông Bắc giáp Ninh Thuận và Tây giáp Đồng Nai và Vũng Tàu --Bà Rịa. Diện tích là 7992km2 ( 3 086 dặm Anh vuông ) là tỉnh lớn nhất miền Đông Nam Bộ. Nhưng chỉ là tỉnh đứng hàng thứ 10 nước nhà về diện tích, sau Nghệ An, Gia Lai ( Pleiku ), Thanh Hóa, Quảng Nam , Lâm Đồng,  Quảng Bình , Kontum , Lạng Sơn, Lào Cai, xấp xĩ  Hà Giang (  7884 km2 theo thống kê năm 2002 ). Hiện nay phân chia hành chánh ra làm 2 thị xã là tỉnh lỵ Phan Thiết và  thị xã ( thị trấn ) La Gi  ( trên sông Dinh gần Hàm Tân)  cùng 8 huyện là Bắc Bình ( Chợ Lâu gần Phan Rí ), Đức Linh (  gần Định Quán ), Hàm Thuận Bắc ( Ma Lâm ), Hàm Thuận Nam ( Thuận  Nam ), Hàm Tân , Phú Quý ( huyện  đảo) , Tánh Linh ( nguyên thuộc tỉnh Bình Tuy thời Đệ Nhất Cộng Hòa  ? ) và Tuy Phong ( Liên Hương ). Dân số  năm 2007 là 1 170 700 người,  gia tăng trung bình  mỗi năm là 1. 35 % từ năm 2000 đến năm 2007. Như vậy, năm 2014, Bình Thuận có thể đã trên 1600 000 người .  Mức đô thị hóa Bình Thuận  ở các thị xã và thị trấn cũng tăng mau, từ 30.4 % năm 2000 đến 35.5% năm 2007. Mức đô thị hóa này  cao nhất ở các tỉnh  Duyên Hải Nam Trung Bộ, chỉ sau tỉnh Khánh Hoà -  Nha Trang.  Tỉ trọng dân số trên 1000 người /km2 ở Phan Thiết và  ít  hơn 100 người / km2 ở các  huyện  như Bắc Bình, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh . Ngoài đa số là dân Kinh, Bình Thuận  còn nhiều tộc dân thiểu số  là Chăm- Chiêm Thành, Hoa, Cờ Ho  và Raglai.  Vài cọng đồng Chăm sinh sống ở  vùng bờ biển phía Đông Bình Thuận . Theo Lê Thành Khôi ( Việt Nam Văn Hóa và Môi Trường , xuất vản ở Ca Li , Hoa Kỳ năm  2012 ) , dân Chàm ( Chàm – Chiêm ) hiện nay     Việt Nam còn chừng 133 000 nguời , sống  thành những  vạt lẽ tẽ  ở Phan Rang , Phan Rí, Tây Ninh và Châu Đốc .  Trên phương diện tôn giáo  dân Chăm Bình Thuận phần lớn thuộc  nhóm Kafir – Bà La Môn, theo chế độ mẩu hệ ;  Chàm Ba Ni các tỉnh Trung Bộ theo Hồi Giáo. Trong khi  Chàm Nam Bộ vùng Châu Đốc, Tây Ninh   lại theo chế độ phụ hệ, liên quan mật thiết với  dân Hồi Giáo Mã Lai  và Ả Rập, nhiều người  hành hương đến  La Mecque, thủ đô hành hương Hồi Giáo thế giới. Các tộc dân khác  như Cơ Ho và Raglai  phần lớn sống rải rác ở các vùng  núi non, dọc theo biên giới hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Dân Cơ Ho có chừng  hơn 70 000 nguời  thuộc  họ Môn – Khmer va hai tộc dân Ra Glai ( Ga Glai )  và Chu Ru  chừng  68 000 người thuộc họ Nam Đảo như dân Chăm . Tộc dân Chu Ru,  chừng   8000 người,    miền núi non còn giữ vững tính chất văn hóa Chăm, theo ngôn ngữ  và giữ gìn  các kho tàng châu báu,  truyền thống các vua –lảnh chúa   xưa cũ , biết dùng cày,  cày ruộng nước và   tưới tiêu bằng một hệ thống kinh mương hửu hiệu.     

    Suôi dòng lịch sữ

Hình thành tỉnh Bình Thuận

  Phần lớn tỉnh Bình Thuận ngày nay  thuộc tiểu vương quốc- quận vương  Pandarunga, mà trung tâm chính trị là Phan Rang, thuộc tỉnh Ninh Thuận  kế cận.  Đây là quận vương độc lập cuối cùng sau khi thành Đồ Bàn- Chà Bàn –Vijaya,  Bình Định thất thủ năm 147 1.  Năm 1653 ,  vua Chiêm là  Bà Thấm  ( Po Nraup trị vì 16 52 – 53) quấy nhiễu Phú Yên , chúa Hiền  Nguyễn Phước Tần ( 1648 – 1687 ) sai Cai cơ – Đại tá ? Hùng Lộc ( không có họ, có lẽ là người gốc Chiêm Thành nhập Việt tịch ) vượt  Đèo Cả,  đánh Bà Thấm bỏ chạy , tiến chiếm đến sông Phan Rang ( sông Krong Pha -sông Đa Nhim  ? ), cắt đất  từ sông Phan Rang trở vào thuộc Chiêm Thành và từ  Phan Rang trở ra thuộc  Đại Việt. Năm  1692  vua Chiêm là Bà Tranh  ( Po Saut, trị vì các năm  1659 -  1693 )  tấn công phủ Diên Ninh ( nay là Diên Khánh – Khánh Hòa ),  chúa Minh Nguyễn Phúc  Chu ( cầm quyền  1691- 1725 ) , sai Nguyễn Hửu Cảnh ( hay Kính ) cầm quân đánh Chiêm Thành, năm  1693 bắt được Bà Tranh  và một số viên thuộc đưa về giam  ở núi Ngọc Trản ( Hòn  Chén), Huế.  Chúa Minh lấy phần đất còn lại của  Chiêm Thành lập  thành trấn Thuận Thành .  Năm 1697 ,  Chúa Minh  lấy nốt đất Phan Rí , Phan Rang của Chiêm Thành  làm ra các huyện Yên Phúc ( An Phước ) và Hòa Đa, đổi trấn Thuận Thành đặt thành phủ Bình Thuận, đổi  thành phủ Bình Thuận .  Chúa Minh bổ nhiệm  Tả trà viên Kế Bà Tử,  em ruột của Bà Tranh,  làm khám  lý, các con của  Bà Ân hòang gia Chiêm Thành làm đô đốc, đề lĩnh  và cai phủ  cùng lo giữ  Thuận Thành, nhưng  yêu cầu các viên quan này   phải ăn bận  theo y phục người Việt ( theo  Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện,  tập 2 xuất  bản ở Huế năm 1993 ).  Bình Thuận bị  sáp nhập vào Việt Nam,  trong khi Ninh Thuận tương đối  còn độc lập phần nào, mãi cho đến năm  1832  thời vua Minh Mạng, vua thứ hai nhà Nguyễn Phước tộc.   Năm  1726,  thời chúa  Ninh Nguyễn Phước Trú,  phủ  Bình Thuận thuộc xứ Quảng Nam (gồm 7 phủ ; Thăng Hoa , Điện Bàn, Qui Ninh,  Phú Yên , Bình Khương, Diên Ninh và Bình Thuận )   có 12 thuộc,   thuộc nào trên 500 người trở lên thì có Cai Thuộc  cai trị,  450  người trở xuống thì đặt một ký thuộc …  Năm 1744,  thời chúa Vỏ  Nguyễn Phước Khóat, trên phương diện binh bị,  Bình Thuận là một dinh ( dinh quân sự là một quân đòan )  trong số 11 dinh xứ Đàng Trong ( Chánh dinh và Cát dinh Phú Xuân, dinh Lưu Đồn, dinh Quảng Bình , dinh Bố Chinh, dinh Quảng Nam, dinh Bình Khương, dinh Bình Thuận ,dinh Trấn Biên, dinh  Phiên Trấn và dinh Long  Hồ) và một trấn Hà Tiên đặc biệt có một tổng binh quản trị. Năm 1779 , Đại Nguyên Súy ( Sóai ) Nguyễn Phước Ánh  tổ chức lại việc cai trị đất Gia Định, chia vạch địa giới 3 dinh  Trấn Biên (tỉnh Biên Hòa sau này ), Phiên Trấn  ( tỉnh  Gia Định  và Định Tường sau này ) và Long Hồ  ( hai tỉnh An Giang  và Vĩnh Long sau này ).  Dinh Phiên Trấn có một huyện là  Tân Bình  gồm 4 tổng là Bình Dương, Tân Long , Phước Lộc và Bình Thuận.  khi  Kế Bà Tử chết, Cai cơ là Tá  quản hạt  Trấn  Thuận Thành.  Năm 1782( ? ), Tây Sơn vào đánh, Cai cơ Tá đầu hàng Tây Sơn , đem  bửu khí  truyền quốc của Chiêm Thành nạp  cho Tây Sơn. Năm 1788, Nguyễn Vương khắc phục  Gia Định. Cai cơ Tá  vẫn giữ Thuận Thành theo Tây Sơn chống cự lại.  Năm  1790, Chưởng Tiền Quân Lê  Văn Quân đánh Bình Thuận, có con cố Phiên Vương là Môn Lai Phò Tử ( tên Việt là Nguyễn văn Chiêu )  đem quân theo đánh Tây Sơn . Sau khi Tây Sơn lui rồi,  Nguyễn văn Chiêu  làm Khâm sai  Chưởng Cơ quản hạt người Chiêm trấn Thuận Thành. Tháng 6 năm 1792 , Nguyễn Vương  đem thủy bộ binh  Bình Thuận, Bình Khương đánh Thị Nại – Qui Nhơn.  Năm 1793, binh thuyền Nguyễn Vương lần lượt  tiến đánh các cửa biển Phan Rang, Nha Trang, Hòn Khói, Xuân Đài. Tướng sĩ Tây Sơn  đầu hàng rất nhiều. Lấy được  phủ Diên Khánh,  phủ Bình Khương , đồn Phan Rý  phủ Bình Thuận, Nguyễn Vương đặt các chức quan ( Lưu Thủ, Cai Bộ , Ký Lục ) cai trị hai dinh Bình Khương và Bình Thuận. Thời vua Minh Mạng, Bình Thuận chánh thức  thành tỉnh  và Phan Thiết  thuộc huyện Hàm Thuận.  Năm 1836,  chủ tỉnh Bình Thuận, cũng như  Ninh Thuận là một quản đạo chức vụ có phần nhỏ hơn chủ tỉnh  là tuần vũ đôi chút,  và lớn hơn tri phủ. Sau đó, quản đạo  Bình Thuận được tôn lên làm Tuần Vũ thời Pháp thuộc, trong khi Ninh Thuận vẫn giữ chức Quản đạo . Trước năm 1976 , Bình Thuận  nhỏ hơn ngày nay,  vì các vùng phía Tây  thuộc tỉnh riêng biệt là Bình Tuy.  Năm 1976,  Bình Thuận và Ninh Thuận nhập làm một,  thành tỉnh Thuận Hải . Nhưng năm 1999, lại tách ra hai thành tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận , trong thời gian này tỉnh Bình Tuy là một thành phần đất đai tỉnh Bình Thuận.   

Lịch sử   thị xã Phan Thiết , tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận

   Thị xã Phan Thiết gồm 18 phường và xã , trong đó 14  là xã đô thị: Đức Thắng , Đức Nghĩa,  Đức Long , Phú Hải , Phú Thủy, Phú Trinh, Phú Tài,  Mũi Né, Thanh Hải, Hàm Tiến,  Xuân An, Bình Hưng,  Hưng Long và Lạc Đạo và  4 xã phụ đô thị -nông thôn  : Tiến Lợi , Tiến Thành , Thiện Nghiệp và Phong Nẫm.  Dân số năm 2004 là 205 333 người, có lẽ sẽ đến 400 000 nguời năm  2015. Phan Thiết không  phải là tên đơn thuần Việt - Kinh. Trước khi  vùng này bị các chúa Nguyễn chiếm lấy vào thế kỷ thứ 17 , Chiêm Thành  gọi tên là “ Ha Mu Lithit”.  Ha Mu tiếng Chăm là thôn làng    Lithit là gần biển. Tên Phan Thiết dần dần thành hình với các phát triễn định cư  dân Kinh. Kể từ khi   dân Kinh đổi tên thị trấn  Chăm là Pandarunga thành Phan Rang và  một định cư khác lấy tên là Phan Rí , dân  Kinh lấy từ Phan đặt vào đầu  hai chữ và rút gọn  từ Lithit thành Phan Thiết.  Dân Kinh đã biến đổi  các từ Chăm  thành từ  giọng  Việt  hơn , chẳng hạn  gọi  từ Pandarunga hay Mang Lang thành Phan Rang , Mang lý thành Phan Rí , Hamu Lithit thành Phan Thiết.  Cả 3 nơi này   trước đây gọi là “ Tam Phan”. Tên gọi “ Hòang tử”   Chăm  cai quản quân sự  vùng này vào thế kỷ thứ 15  là Po Thi,  em của công nương  Po Inu Sah và là con trai của  Quận Vương- Vua  Par Ra Cham Chanh hay  Trà Chanh ( ? . ).  Tên thành này là Đồn- Camp Po Thi . Dân Việt đọc  trại ra là Phan Thiết .

        Năm 1825 đời vua Minh Mạng , Bình Thuận  được chánh thức công nhận là một tỉnh  Việt Nam, và một phần Phan Thiết nhập vào huyện Hàm Thuận và tên Hàm Thuận thời vua Tự Đức năm 1854 lại đổi tên thành Tuy Lý . Năm thứ 17 đời vua Minh Mạng, 1836, Quản đạo “ phủ” Bình Thuận   duyệt lại ranh giới phân chia   307 xã và thôn xóm Bình Thuận   và qui định  biên giới Phan Thiết . Phía  hửu bờ  sông Cà Ty ngày nay gồm Đức Thắng , Nhuận Đức và Lạc Đảo . Phía tả ngạn là Long Bình , Minh Long. Mãi cho đến  gần cuối thế kỷ thứ 19,  Phan Thiết vẫn chưa được nhận chánh thức   là một đơn vị hành chánh tỉnh Bình Thuận.  Năm 1898 , thời vua Thành Thái , tỉnh lỵ  tỉnh Bình Thuận  dời về xã Phú Tài , một  xã đô thị Phan Thiết ngày nay.  Ngày 20 tháng 10 năm 1898 ,   Vua Thành Thái ký sắc lệnh  nâng Phan Thiết thành thị xã tỉnh lỵ  tỉnh Bình Thuận, cùng lúc với việc thiết lập các thị xã  Huế, Hội An, Qui Nhơn, Thanh Hóa và Vinh.

 

 

Địa hình,  đất đai

 

Đa số ranh giới với Lâm Đồng và Ninh Thuận khá núi non, trong lúc phần tỉnh Bình Thuận còn lại  tương đối băng phẳng.  Tuy nhiên vẫn có  nhiều đồi núi cao hơn 200m  dọc theo bờ biển . Đỉnh cao nhất tỉnh     Núi Bnomsrlung  phía  tây Bắc huyện Tánh Linh  ranh giới Lâm Đồng cao  1548m , Núi  Sa Man  cao 1138m, Núi  Sruyn cao  1307 m gần Đông Kho - sông Là Ngà , Núi Cà Nong cao  1279m gần giữa tỉnh, giữa Ma Lâm ( Hàm Thuận Bắc) và  Đông Kho. Các núi cao hơn  500- 800m từ Bắc xuống Nam Bình Thuận là   Núi Bà 756m , Núi La 625m , Núi Lốp  730m  , Núi Thuận Nam  568m ,  Núi Bé 871m … Đảo Phú Qúy    quần đảo lớn nhất tỉnh, nằm vào phía Đông Nam  Phan Thiết, ngòai đảo  chánh Phú Qúy là Cù lao Thu,  còn có các tiểu đảo là Hòn Đá Cao , Hòn Thanh , Hòn Đồ ( Đỏ ? ). Trong nhóm quần đảo Phú Qúy,  tưởng cũng nên nhắc đến năm 1923,  bổng tự nhiên nổi lên  một hòn đảo cao 30m . Đó là tro bụi  dung nham của  một núi lữa ngầm phun lên. Mấy tháng sau, đảo bị sóng biển đánh tan . Năm 1929 , một  số nhà địa chất Pháp ra  ra tại chỗ nghiên  cứu thì  không thấy còn dấu vết gì trên mặt nước cả .  Tình trạng này cũng xảy ra  ở quần đảo Thổ Chu, Biển Tây Việt Nam ; có đảo Tro , không được vẽ trên hải đồ, nổi lên rồi biến mất.  Ngòai Phú Quý,  còn phải kể ra các cù lao Biển Đông khác là Cù Lao Cau ở gần Tuy Phong,  Hòn Lao ở ngòai khơi Mũi Né,  Hòn  Bà ở giữa  Kê Gà  và La Gi ( Hàm Tân ).   Cả  hai đồng bằng Phan Rí  và Phan Thiết tổng cọng rộng khoảng 148 000 ha ( 1480km2),  thuộc Tam Phan , đều có đồi cát  trắng và đồi cát đỏ.  Tuổi  địa chất đồi cát đỏ xưa hơn đồi cát trắng.   Cát đỏ thuờng   xuất hiện từ  Phan Rí Cửa ( huyện Bắc Bình – Chợ Lâu) đến Phan Thiết   và từ Phan Thiết đến  Mũi Kê Gà. Khác với bờ biển  từ Qui Nhơn  đến Mũi Dinh Tên Pháp là  cap Padaran, phía Nam Phan Rang,  nơi  bờ biển cao,  nhiều  vách đá rặng Trường Sơn lan ra sát biển tạo ra  nhiều  vũng –vịnh kín đáo như Vũng  Rô, Cam Ranh v.v…, từ Mũi Dinh đến Vũng Tàu , bờ biển bằng phẳng  nhiều độn cát cao như độn cát đỏ  và cao gần tỉnh lỵ Phan Thiết.  Khí hậu khô khan  nên lưu lượng  sông cũng  nhỏ bé, sông ngòi chở ít bùn cát nên  không có đầm phá. Thềm lục địa  Việt Nam từ từ mở rộng từ Phan Thiết  xuống Cà Mau, Biển Tây .  Nhắc lại , theo Thái công Tụng - 2005, theo Công ước của Liên hiệp Quốc  về luật biển 1982  diện tích  vùng đặc quyền kinh tế từ bờ ra đến 200 hải lý ( một hải lý    1852 km )  là 722 354 km2 , kể từ đường cơ sở thẳng  nối các đảo như đảo  Cồn Cỏ ( Quảng Trị ), Đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi ) ,  Hòn Hải ( ngòai khơi đảo Phú Quý,  Hòn Khoai ( Cà Mau )  và đảo Thổ Chu ( Tây Nam đảo Phú Quốc – Kiên Giang )… Lảnh hải Việt Nam là vùng biển sát bờ lảnh thổ thuộc quyền kiểm sóat  của  nước nhà , chiều rộng là 12 hải lý  kể từ đường cơ sở. Thềm lục địa nước nhà bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngòai lảnh hải Việt Nam  cho đến bờ ngòai  rìa lục địa hoặc đến cách bờ rìa đường cơ sở 200 hải lý.  Thềm lục địa  Viêt Nam rộng ở Bắc Việt    biển từ Phan Thiết  tới Cà Mau, nhưng lại nhỏ ở miền  Trung  từ Quảng Bình đến Ninh Thuận – Phan Rang. Tại khu vực này, tuyến đẳng sâu  200m chỉ cách bờ  biển có  30 km, ra xa bờ là vực sâu quá  3000 m. Đáng lưu ý là quần đảo Trường Sa, nơi gần nhất cách  Vịnh Cam Ranh chừng 250 hải lý. Vùng biển Trường Sa rộng từ 160 000 km2đến  180 000 km2, hơn nữa diện tích đất liền nước nhà.  Độ sâu biển chung quanh Trường Sa là  1000 – 2000 m hay sâu hơn nữa.  Tại Trường Sa cũng như Hoàng Sa,  có những đảo đã hình thành, những đảo đã nổi giữa đảo còn có một đầm nước lặng và  những cụm đảo bao gồm một hòn đảo đã hình thành, có nhiều bải chung quanh đang  dần dần nổi lên và những  đảo còn nằm sâu dưới nước , gọi là đảo ngập nước . Đảo lớn nhất Trường Sa là đảo  Ba Đình , chỉ rộng 0.6 km2( 60 ha ).  Bải Thuyền Chài vừa mới nổi lên  mặt nước, dài  32 km,  chổ rộng nhất chừng 5- 6 km.  Đảo Đá Chữ Thập Trung Quốc chiếm  tháng 1 năm 1988,  dài khỏang  25 km và  nơi rộng nhất đến  5- 6km, nơi đây Trung Quốc đã đánh đắm 2 tàu Việt Nam và giết chết 70  thủy quân nước nhà.  Năm 1978,  Trung Quốc đã chiếm 6 đảo  vùng Trường Sa  của Việt Nam , cũng như 4 năm trước đó đã chiếm  Hòang Sa  của Việt Nam Cọng Hòa.  Nói chung các đảo san hô Hòang Sa, Trường Sa  chỉ cao hơn mặt nước 6-7 m  và đây là một nét đặc trưng của  tất cả các đảo san hô thế giới.  

       Đất đai  Bình Thuận ( phần lớn chiếu theo Thái công Tụng- 2005 )   gồm:

   *Nhóm đất cát biển , phân biệt ra thành :

   - đất cồn cát trắng vàng  - Luvic Arenosols  chạy dọc theo bờ biển ,   tuy có khi sâu vào bên trong  cát cao đến 200 – 300m , có nơi còn di động . Màu đất trắng nơi không  cây cối , nhưng  cũng có chỗ màu vàng lợt .  Cần phát triễn  cây phi lao –Casuarina equisetifolia hay các giống lòai Casuarina sp.  và các lòai Opuntia , Pandanus  sp.v.v… Nam Mỹ ( ? ),  chống nạn cát bay  và cung cấp cũi gỗ cho  dân ven biển  hoặc các kỷ thuật mới  cố định cát  tương tự miền Sahara đang  thử nghiệm mới đây .

    - đất cồn  cát đỏ - Rhodic Arenosols , tương đối   phì nhiêu  hơn cát vàng

     - đất cát biển  - Haplic Arenosols    ở địa hình bằng   phù sa bồi lắng  có quá trình lấn biểm tham gia. Trong đất nhiều vùng còn  vỏ sò, vỏ hến  

      - đất cát nội đồng, một lọai Ground – water Podzol, mực nước ngầm  gần mặt đất, ở độ sâu 4- 50cm  có một lớp than bùn  hoặc gley   màu đen, dày 30 – 40cm, ngập nước theo mùa, dễ úng nước…

*  nhóm đất phù sa, chia ra :

   -  nhóm đất gley, úng nước quanh năm  giàu hửu cơ, phản ứng đất rất chua, ít khi gặp ở Bình Thuận

      - nhóm đất nâu vùng bán khô hạn, nhiều ở  đồng bằng Tam Phan . Vì khí hậu khô  nên pH cao, đất ít bị rữa trôi  độ no, bảo hòa badờ, baz  tương đối cao

     * nhóm đất miền đồi núi….

Thủy văn , khí hậu

      Bình Thuận   có nhiều sông ngòi   bắt nguồn ngay tại tỉnh nhà hay trên cao nguyên tỉnh Lâm Đồng láng giềng.  Đa số chảy ra Biển Đông các sông lớn  đáng kể ra là Sông Lũy    phía đông tỉnh , Sông  Cái ở phía giữa tỉnh  Sông Dinh phía tây tỉnh . Sông Là Ngà  chảy qua 4 huyện ở phía Tây Bắc tỉnh  và là một nhánh sông chánh của sông Đồng Nai như chúng ta đã biết là sông dài nhất, chảy hoàn tòan trong địa phận nước nhà. Có lẽ không nên quên Sông Lòng Sông   chảy qua huyện Tuy Phong ; Sông Mao một nhánh bên trái sông Lũy, Sông Mường Mán chảy  qua Phan Thiết.  Hai hồ lớn  tỉnh là Hồ Sông Quán  ở trung tâm tỉnh  cách phía bắc Phan Thiết  chừng 30km và Hồ Biển Lạc ( nguyên là hồ Tánh Linh – Bình Tuy ?  )  vùng Tây Bắc tỉnh .

Bình Thuận là một trong vài tỉnh khô hạn nhất nước. Đa số lảnh thổ tỉnh  chỉ nhận  ít hơn 800 mm nước mưa mỗi năm. Các tháng  đặc biệt khô hạn  là từ tháng 11 đến tháng 4,  vũ lượng  dưới 200 mm.  Vũ lượng  các đồng bằng từ Mũi Dinh đến Phan Thiết  hàng năm nhỏ hơn 600mm  và số ngày mưa ít hơn  80 . 

( xin xem tiếp P2)

 


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630166 visitors (2115882 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free