.
  Họp mặt 40 năm...P4ttt
 
14/8/2013

Kính chào quý Thầy và các bạn,

Việc trở lại thăm trường xưa, may mắn chẳng thay đổi nhiều, làm các bạn cựu sv tham dự ngày họp mặt bồi hồi xúc động, nhưng chắc chắn các bạn khác do hoàn cảnh không thể đến, cũng cảm thấy “lâng lâng” theo dỏi bài viết này. Cho nên, đứng trước cảnh quan vẫn còn gần giống ngày xưa, tôi thấy thật là thiếu sót nếu không “dẫn” các bạn thăm lại các Thầy cũ của chúng ta. Với ý tưởng đó, I try my best, lần tìm những hình ảnh và thông tin liên quan, in my computer and in my own memory, như Dương Minh nói, để bổ sung cho chuyến “về thăm trường cũ” này, thú vị hơn. Dĩ nhiên, “thăm” Thầy cũ bằng hình ảnh hoặc bằng những kỷ niệm nho nhỏ mà tôi nhớ được, có thể thiếu sót, nên mọi góp ý của các bạn sẽ rất quý giá để tác giả kịp thời chỉnh sửa làm tư liệu.

Về thăm trường cũ, phần 4  (tiếp theo).

Nhờ sự đính chính của bạn Đỗ văn Chuông K1, tôi  nhớ lại, dãy có Vp Giám đốc là dãy I, ban Công thôn là J, rồi trở ra phía đường, sau công ốc số 1(Viện Trưởng) là dãy K(Chương trình Mekong), dãy L gồm phòng Di truyền của Thầy Quyền và 1 giảng đường kế bên, nơi sv K3 báo cáo luận trình tốt nghiệp, rồi dãy M là phòng Thổ nhưỡng, cuối khu vực này là giảng đường N (sau này làm canteen).

Ngoài ra còn 2 nhà tiền chế do Nhật viện trợ, làm phòng thí nghiệm Côn trùng và SLTV, mà mọi sinh viên đều nhớ rõ. Như đã nói, để ghi nhận công lao của Giáo sư Kawamoto, Thầy Trương cho đặt tên dãy phòng thí nghiệm SLTV là Kawamoto hall. Kỷ sư Nguyễn Tấn Nam K1, vinh hạnh là 1 trong những học trò được Thầy hướng dẫn luận trình với đề tài : “Fish-scale characters in fish classification”. Tôi không chắc về tên đề tài, nhờ anh Nam chỉnh lại giùm, nếu sai.

 
Bà Kawamoto mặc áo dài Việt Nam.

  Nhắc đến giảng đường N, nơi có một bãi cỏ rộng nhìn ra sân bóng rổ, sv K1 chúng tôi đã nhào ra vật lộn ngay sau khi thi môn cuối cùng, kết thúc 4 năm học. Dù chưa biết kết quả, nhưng chắc chắn “kiếp đọa đày” sắp hết, nên bất chấp mọi điều, bọn con trai cùng nhào lăn trên bãi cỏ trước cái nhìn “thèm thuồng” của 7 chị còn lại! Ô hay, thật là một thời tươi đẹp, vậy mà bọn “sinh viên ngu” lại hớn hở reo mừng để bước vào những chuổi ngày “thê thảm” tiếp theo, làm kiếp “trâu cày” mãi đến giờ này mới được “thảnh thơi” trở về thăm trường cũ. Bây giờ ngẫm lại, mới thấy những ngày “bắt bướm, hái hoa” sấy khô cho Thầy Huỳnh, Thầy Định chấm điểm…là tuyệt nhất trong đời!

Dãy N có 2 phòng học, tôi còn nhớ vào một buổi trưa, một nhóm sv K2 học thi ở phòng N phía trái theo hướng nhìn ra cỗng khu 1, còn các sv K1 thì phòng kế bên. Bấy giờ xe cộ của sv cứ để đại bên cạnh giảng đường, hoặc trên bãi cỏ trước cửa lớp. Thình lình chúng tôi nghe tiếng la lớn rồi tiếng nổ máy xe, tui chạy ra thấy Lê Hoài Ân cũng vọt lẹ từ trong phòng N1: “Chết mẹ mày… ăn trộm… ăn trộm nó lấy xe tao rồi…”  nhưng chỉ để chứng kiến con Honda dame đỏ của mình bỏ lại vệt khói và chút bụi, không đủ làm mờ đôi kính cận đang “thò lõ” ngó theo! Mọi người túa ra thì đã muộn, chỉ cảm thông giùm khổ chủ, khuyên bạn báo cảnh sát, cầu may.

Hởi ôi, Tôn thọ Tế dùng con 67 để câu cơm và câu “chữ nghĩa”, mà câu “chữ nghĩa” là chính yếu; Lê Hoài Ân nhờ con dame để câu “Lễ” và câu “cấp bằng”, mà câu “cấp bằng” là mục tiêu thứ 2. Phen này mất xe rồi, biết em Lễ có thông cảm cho Ân không? Thiệt là rối như tơ vò, cái thằng ăn trộm mắc dịch, sao xe Tế không lấy, lại lấy xe Ân? Hu…hu…hu…

Đó là chuyện thiệt hồi xưa, nếu tôi sai chỗ nào xin các đương sự và bạn đồng môn bổ túc, còn bây giờ thấy Ân-Lễ vẫn bên nhau họp mặt, thì chứng tỏ một điều: khi đó …có mất 100 chiếc dame cũng chẳng ăn nhậu gì, Lễ quyết chí theo anh Ân cho tới ngày chẳng cần xe dame, mà chỉ cần cây …gậy!

Sân cỏ giảng đường N cũng may mắn được ghi lại hình ảnh của Thầy Yasuo Ohta…

 

 Ông Thầy Nhựt bổn này luôn gây ấn tượng với học trò, bởi quần áo chỉnh chu, bao giờ cũng đường hoàng với chiếc nơ con bướm trên cổ, dù ở giảng đường, trong nhà lưới hay phòng thí nghiệm. Lại còn có chiếc nón lá thật đặc biệt mang qua từ Nhật bản, Thầy hay đội khi phải ra giửa đồng nắng gắt xứ Việt Nam. Thầy là giáo sư chuyên về di truyền chọn giống, mà chủ yếu các nghiên cứu của Thầy đều lấy cây ớt (Capsicum annuum L.) làm đối tượng, học trò Đỗ văn Chuông là “chân truyền” kế nghiệp, nên Lê thành Đương còn đặt tên là Ô-Chuông. Có điều, xin Ô-Chuông  cho biết Thầy có lai được giống ớt nào “lớn” bằng củ cải trắng  không?

Thầy Ohta giảng dạy tại Nông nghiệp Cần thơ, 2 nhiệm kỳ, trong nhiệm kỳ thứ 2 Thầy làm đám cưới với chị Vương Ngọc Châu…


AnhLộc,Trường,Thầy Huỳnh, Nghiệp, Quang,Đương,Chuông.
N
ga,Nghiêm,Cúc,Thầy Ohta &chị Châu,Điệp,Cúc(bà xã Minh)

 Năm 1989, Thầy trở lại thăm Cần thơ, đúng dịp 01-6, là sinh nhật Thầy, một số sv K1, tổ chức tiệc mừng tại một công ốc ở khu  Cái Răng.

 
Mừng sinh nhật Thầy Ohta (bên cạnh Thầy là Đoàn Thái Bình, đã mất).

 

 

 

 

Khóa 1 có 2 đại đệ tử của Thầy Ohta, chị Nga và Chuông. Nhưng Ô-Chuông chắc là được Thầy truyền nhiều “bí kíp” di truyền, nên lần gặp lại này, Ô-Chuông đang là phó Giám đốc Cty Giống cây trồng Tiền Giang, đã thân chinh tiếp đón Thầy Ohta thật trọng thị, nhất là đã dẫn Thầy đi hớt tóc tại ngã 3 Trung Lương.

Thầy nói: “Dean Truong took  me to many restaurants for enjoying wild-animal meals , but he hasn’t led me to where like this…thank you, Chuông, …so good, so good…”


KS Mong Phước Minh

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693677 visitors (2231685 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free