.
  Họp mặt 40 năm...P11
 
26/8/2013

 

Về thăm trường cũ, phần 11.

Ks Mong Phước Minh

 

Trước khi nói về “Thực hành nông trại”, tôi xin phép nhắc  lại về các Thầy Giảng nghiệm viên cơ hửu của Cao Đẳng Nông nghiệp lúc sơ khai.

Qua những thông tin của Thầy Trần Đăng Hồng mà chúng ta đã đọc, từ năm 1966, CĐNN Cần thơ chỉ có Thầy giám Đốc Phan Lương Báu, Phó Giám Đốc Nguyễn Phi Long, Thầy Phạm văn Kim và Thầy Trần Đăng Hồng. Thầy Kim thực sự chỉ làm thư ký đại học đường sau khi khóa 1 nhập học vài tháng, bởi vì đến lúc đó, văn phòng CĐNN do Thầy Miêng phụ trách,(Thầy Nguyễn văn Miêng, tôi không nhớ họ, kính nhờ Thầy Hồng, Thầy Kim chỉnh lại cho chính xác). Ông vốn là giáo sư trung học ở Mỹ Tho, Định Tường, có lẽ làm thơ ký CĐNN Cần thờ từ ngày đầu thành lập, 1966, sau khi khai giảng khóa 1 vài tháng thì xin phép chuyển về quê nhà dạy học, để gần gũi gia đình. Thầy Miêng cũng rất mẫu mực trong chức vụ thư ký đại học đường, giống y như Thầy Phạm văn Kim và Thầy Phan Thanh Châu sau này.

Đến năm 1968, khóa 1 bước vào năm học đầu tiên, khi đó ban giảng huấn cơ hửu theo trí nhớ không chắc lắm của tôi gồm có các Thầy:

·       Nguyễn văn Nhiều.

·       Thầy Nguyễn văn Huỳnh.

·       Thầy Nguyễn Đức Thành

·       Thầy Võ Ái Quấc.

·       Thầy Châu văn Dũng.

·       Thầy Võ Ngọc Kiệm

·       Thầy Nguyễn Văn Ni.

·       Thầy Nguyễn Phú Thiện

·       Thầy Phạm Thanh Bạch

·       Thầy Trần Đăng Hồng.

·       Thầy Phạm văn Kim.

·       Thầy Hà Huy Hoàng

·       Thầy Trần văn Hòa.

·       Thầy Nguyễn Phi Long.

 

 

Riêng Thầy Phi Long, ngoài chức vụ Phó Giám đốc còn phụ trách giảng dạy một số giờ về Nông học Đại Cương như đã nói. Với vẻ ngoài đường bệ của một “Quí Ông” được trang bị bằng một ống pip rất ư “ngầu hầm”, nước da chỉ sáng hơn “người Việt gốc carbon” Nguyễn Hoàng Trãi và Phan Hòa Trung đen (K3) chút xíu, nên thoạt đầu tôi cứ tưởng Thầy Phi Long là người Ấn Độ, nhất là chị Nguyễn Ngọc Điệp, cùng khóa, là em ruột của Thầy lại có nét đẹp phảng phất nữ tài tử Savitri, từng làm mê mẩn khán giả Việt Nam khi cùng nam tài tử bụng bự Ganessan đóng nhiều phim “tình cảm ca vủ nhạc Ấn Độ”. Vẻ “ngầu hầm” với ống pip nhả khói, nhưng Thầy lại hiền khô, hiền như đất, chuyên ngành mà Thầy phụ trách trong suốt thời gian giảng dạy tại Cần thơ (Thổ nhưỡng). Sinh viên khóa 1 chắc chắn nhớ mãi Thầy Phi Long một chi tiết, khi dạy về cây phân xanh, Thầy nói, đại khái như sau:  “…trong thực tiến sản xuất, ngoài phân bón hóa học, người nông dân còn dùng phân xanh để cung cấp thêm dưỡng chất, …đồng thời cải thiện cơ cấu của đất, các loại cây thường dùng là các cây họ đậu …, cây sơn quỳ Thitonia , như cây muồng…Casia alata..a…à” Thầy kéo dài và xuống giọng chữ “…tà…”, giống y như Thầy Lê văn Đằng kéo dài và xuống giọng chữ chu..ô..ồng vậy. Lê Thành Đương rất khoái nhắc chi tiết này.

 

 

K1, du sát vườn hồng Tân Qui, Sa Đéc. Thầy Phi Long, mang kiếng ngồi ở góc phải, dưới.

Các Thầy Huỳnh, Huy Hoàng, Ng.Dương, Ng.V.Trương, đứng.

 

Rất tiếc kỳ họp mặt này Thầy Phi Long bận việc ở Úc, không về dự, nhưng Thầy đã quan tâm rất nhiều khi luôn gửi thư thăm hỏi và góp ý, nhất là đề nghị kỳ họp mặt sau sẽ “hoành tráng” hơn.

 

 

 Thầy lại là người mượn bản Hành khúc của NLS B’lao, nơi Thầy từng học (Khóa 1) và giảng dạy, chỉnh sửa vài nơi để trở thành bài SV Nông Nghiệp Hành khúc mà các khóa từ 1 đến 7 đã sử dụng, trong khi chờ đợi một hành khúc chính thức của riêng trường, nhưng giờ thì không thể nào thay thế được nửa bởi vì bài này đã trở thành “máu thịt” của chúng ta, không đơn thuần là một bản hành khúc bình thường, mà còn “thiêng liêng” như tiếng vọng của “cội nguồn nông nghiệp”. Xin cảm ơn tác giả bài hát, xin cảm ơn Trường B’lao không đòi hỏi “bản quyền” và xin cảm ơn Thầy Phi Long, đã kịp thời “chửa cháy” bằng một quyết định lịch sử kể trên!

 

Thầy Phi Long(đội nón nâu, thứ 3 từ trái sang), trong chuyến du sát thăm vườn hồng Sa Đéc.

 Mời đọc tiếp Phần 12

 
 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693603 visitors (2231487 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free