.
  Sản xuất nông nghiệp..
 
20/11/2013
 
 
 
 
 
 
(Thân tặng Anh Nguyễn Văn Thành)
 
 
 
  Trong nông nghiệp với các khó khăn thiên nhiên như bão lụt, hạn hán, bịnh tật, độc tố trong đất, v.v. đã tạo nên một ngành sản xuất có nhiều rũi ro. Nhưng khi đã thu được sản lượng hay lợi nhuận cao, ngành nông nghiệp cũng đã gây ảnh hưởng khí nhà kính mà 30 năm qua nhân loại quan tâm nhiều đến thán khí CO2 và đã đặt nhiều luật lệ, áp dụng nhiều kỹ thuật kiểm soát mức thãi vào bầu khí quyển chất khí này.
 
  Qua kinh nghiệm mấy năm gần đây khi làm cố vấn tổ chức lại Cơ Quan Độc Lập Bảo Vệ Môi Trường (Independent Department of Environment) ở A phú Hãn năm 2005 và hai chuyến công tác đến Liberia trong năm 2008 và 2009 về chương trình an toàn lương thực và sản xuất lúa gạo, tôi đã đọc và cặp nhựt các dữ kiện trong hai lảnh vực này. Nhân đọc bài viết “Khủng Hoảng Kinh Tế 2009 Tại Hoa Kỳ và Trên Toàn Thế Giới” Kỳ 21 của Anh Nguyễn Văn Thành” có đề cập đến khí CO2 từ các xứ công nghiệp đã hâm nóng bầu khí quyển của địa cầu, tôi góp thêm vài chi tiết ngắn sau đây lấy từ tài liệu trong các phúc trình công tác của tôi vì công luận đang chú ý thêm chất khí nhà kính sản xuất từ nông nghiệp với khí methane CH4 thóat ra từ ruộng lúa nước và khí nitrous oxide N2O từ phân hóa học và phân chuồng. Chưa kể khí do việc đốt rừng và đốt các chất dư thừa, khí ammonia do phân chuồng và nước tiểu súc vật. Theo ước tính, khí methane CH4 gây ảnh hưởng nhà kính gấp 20 lần khí CO2, riêng cây lúa sản xuất với tỉ lệ 20% trong tổng số lượng khí methane CH4 sản xuất trên thế giới.
 
 

 
Giống lúa rẩy NERICA đang trồng thí nghiệm tại Viện Khảo Cứu Nông Nghiệp nước Liberia. Ảnh của tôi chụp ngày 17/7/2008. Với giống NERICA, các nước Phi Châu đang hy vọng thực hiện cuôc cách mạng xanh (Green revolution) trong một tương lai gần.
 
  Chi tiết hơn, theo ước tính khỏang 80% khí methane CH4 thoát qua thân cây lúa từ ruộng lúa nước đang được các chuyên gia lúa gạo đề cập đến “aerobic rice“ (lúa thoáng khí) trong tương lai để hy vọng tạo giống lúa mới như cây lúa mì vừa ít xử dụng nước hơn vừa sẽ làm số lượng khí methane CH4 thoát từ ruộng lúa nước giảm xuống. Khí N2O từ phân đạm và phân chuồng gây ảnh hưởng nhà kính gấp 100 lần khí CO2. Thế giới đang quan tâm số lượng 4.7 triệu tấn N2O thãi vào tầng khí quyển hàng năm vừa gây ra mưa acid vừa làm những lỗ trống ở từng ozone. Phân hoá học chiếm 16%, đốt rừng và chất dư thừa chiếm 18%. Ngành chăn nuôi của thế giới cho thóat ra bầu khí quyển khoảng 40% số lượng ammonia.
 
  Với chiều hướng bầu khí quyển của trái đất bị hâm nóng dần do các lọai khí kể trên gây ra, con người bắt đầu quan tâm nhiều hơn về môi trường để sinh tồn, nên ngoài các mục tiêu sản xuất về sản lượng cũng như lợi nhuận, chính sách bảo vệ môi sinh đang được đặt vào hàng ưu tiên.
 
 
  
 
 
 
Phạm Thanh Khâm
Viết tại Houston, Texas ngày 28/7/2009
 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693704 visitors (2231761 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free