.
  31 ngày lang thang P21
 
27/3/2014


 
20 tháng 1
B.4. Ngày thứ 4, 20-10-2013.

Siem Reap – Poipet : 152 Km.




Thật sự từ hôm qua đến sáng nay, tôi luôn lo lắng về việc qua cửa khẩu. Cũng giống như năm rồi khi rong ruỗi bằng con Daehan, mỗi lần tới một cửa khẩu là mỗi một lần lo lắng, không nhiều thì ít. Nếu nói có kinh nghiệm sau lần thử thách đó, việc qua cửa khẩu sẽ không đáng gì phải lo. Nhưng, làm sao biết được sẽ không gặp rắc rối kiểu Bờ Y năm 2012? Khi tưởng rằng xe gắn máy dễ dàng qua nước bạn Lào, lại phải hết lời năn nỉ mới có cách được tạm nhập. Cho nên bây giờ, trước lúc đi vào nước thứ 3, Thái Lan, tôi đang có nỗi lo phải nghĩ, về cái ngày mai qua biên giới!
Sau khi hoàn tất việc thu gọn hành lý, 2 con bike đã được cho vào túi, chúng tôi thảnh thơi ngồi chờ xe tới rước. Bây giờ, chúng tôi chỉ còn cách đất Thái 152 cây số, đó cũng là điểm dừng cuối cùng trên đất nước Campuchia, thành phố PoiPet. Tôi chưa hình dung nỗi cái “bộ mặt” của thị trấn biên cương này; nhưng theo một số thông tin ít ỏi mà tôi có được, với lời “dụ khị” khá hấp dẫn của một số người đi trước, việc tạm nghĩ để chờ hôm sau qua đất Thái được chúng tôi đưa vào kế hoạch trước ngày lên đường. Đó là cách tôi chọn để có thì giờ tìm hiểu thủ tục, hầu bảo đảm việc nhập cảnh Thái Lan trót lọt, đồng thời cũng có dịp thăm thú lòng vòng ở cái miền biên mậu đã từng nổi tiếng trong chiến tranh.
Theo tiếp tân khách sạn Saphir, xe sẽ tới rước chúng tôi vào lúc 08h30’. Mọi thứ đã hoàn tất hồi 07h, nên tôi chụp một số ảnh lưu niệm cùng các nhân viên lễ tân và cảnh ngồi chờ giờ xuất phát.








Sau đó tôi bước ra phố, tìm mua ít bánh để ăn dọc dường khi đói, gặp một thanh niên Thái vừa làm một cuộc hành trình “khứ hồi” Bangkok-PhnomPenh-Bangkok bằng xe đạp. Hôm nay anh đang trên đường trở về Thái Lan, sau 15 ngày rong chơi đất Chùa Tháp.



Hình ảnh buổi sáng cuối cùng trên quốc lộ 6, thành phố Siem Reap, trước khách sạn Saphir.





He he, rất tiếc là 2 con bike nhỏ của tôi đã gọn gàn trong bị, nên không thể mang ra “chém gió” với anh bạn trẻ Thái Lan rằng “tôi từ Việt Nam qua đây và sẽ tiếp tục đi Bangkok bằng con xe bé tí này”, cho anh ta …lé mắt chơi!

08h40’ , xe tới. Đó là chiếc Mercedes M140 16 ghế, đã có 7 backpackers với một đống ba lô kềnh càng chất gần nửa con xe, so với họ, 4 cục hàng của tôi thật là khiêm tốn! Chúng tôi được dành cho 2 ghế ở băng sau tài xế, phía tay phải.
08h50’ ngày 20-10-2013 chiếc minibus bắt đầu rời thành phố Siem Reap, đưa chúng tôi tới thị trấn PoiPet, thuộc quận Ou Chrov, tỉnh Banteay Meanchey, nằm tại biên giới Campuchia-Thái Lan.





Theo Google maps, đoạn này dài 152km, nhưng theo biển chi đường thì tới 155km.
Hôm 17-10, chúng tôi đến Siem Reap vào lúc tối, nên không thấy đoạn ngoại ô phía Đông của thành phố này. Hôm nay, đi về phía Tây, trên quốc lộ 6, tôi thấy thành phố Siem Reap khá lớn với nhiều khách sạn và resort lộng lấy trên đường dẫn ra ngoại ô khá xa.














Có vài nơi, thấy nước mấp mé quốc lộ, tôi tự hỏi nơi này cách xa sông Mekong, vậy mà cũng ảnh hưởng của lũ như ở đồng bằng, miệt dưới?





Nhìn chung đồng ruộng Campuchia vùng này cũng hao hao giống như ở Việt Nam, nhưng có vẻ không xanh tốt như bên mình!














Quốc lộ 6 không lớn như các quốc lộ quan trọng ở Việt Nam, nhưng xe cộ thì thưa thớt hơn nên đường cũng rất dễ chạy. Đặc biệt Campuchia tuy có dễ dãi trong luật lệ lưu thông, không phạt vạ về tốc độ, về dư thừa hành khách cũng như kiểu dáng, loại phương tiện vận tải công cộng, nên có những hành khách ngồi một cách “liều mạng” trên những con xe …đầy nhóc như thế này…



He he, thằng này vịn thằng kia, thằng kia bấu thằng nọ…lở có tuột thì …dính chùm …tuột cho…vui!



Vô tư …thưởng thức cảnh trời xanh mây trắng, hít thở không khí trong lành của đồng quê, cho đến khi lở…bị sụp ổ gà!




Máy kéo cải tiến cũng chở khách ngon lành, coi vậy chứ thứ này an toàn hơn 2 con 4 bánh ở trên!

…còn đi xe kiểu này thì đúng là …ngu như bò!




Và…ngu như lợn thì đi bằng phương tiện này…




… dẫu sao người dân Campuchia dường như cũng ý thức cao về “văn hóa giao thông”. Họ không bấm còi in ỏi, giành đường vượt ẩu, lạng lách đánh võng như kiểu Việt Nam…nên tôi chưa thấy có tai nạn trên đường, trong những lần thăm đất Chùa Tháp.
Năm 2005, theo tour du lịch do lữ hành An Giang tổ chức, khi qua biên giới, chúng tôi phải đổi sang phương tiện của Campuchia, anh tài xế biết nói tiếng Việt, nhưng điều khiển xe theo phong cách Campuchia, khi có 1 xe “mất lịch sự” bấm còi xin vượt, anh chậm rãi tấp vào nhường đường, kèm theo là câu nói với nụ cười vui : “Gấp quá, sao…không đi hồi hôm qua!”
 Còn tiếp….
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630200 visitors (2116096 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free