.
  Phát triển Cần Thơ
 
2/9/2013

 

 

                      
Chợ nổi Cái Răng


Năm 1739 , nghĩa là cách đây  gần 275 năm, Cần Thơ đã được vẽ ra trên bản đồ nước nhà,  dưới tên là Trấn Giang.  Trong cuộc Nam Tiến  của cha ông, Cần Thơ xuất hiện sau cả hai vùng; vùng  phía trên là Đồng Nai – Sài Gòn và vùng phía dưới là Hà Tiên- Rạch Gíá- Cà Mau …  của biển Tây và Biển Đông nước nhà ( Biển Tây có trên 100 đảo lớn nhỏ: Phú Quốc lớn nhất diện tích 568 km2, lớn thứ nhì sau Phú Quốc làHòn Rái – Lại Sơn  -Sơn Rái diện tích hơn 12 km2 Hòn Tre diện tích còn nhỏ hơn chỉ trên 4 km2  đôi chút, nhưng lại là huyện lỵ của huyện Kiên Hải, Hòn Nghệ, nhóm đảo Thổ Châu,  nhóm Nam Du, nhóm Hải Tặc, Hòn Chuối, Hòn Bương-  Hòn Đá Bạc v.v…) .

* * *

Đất Cần Thơ , nam thanh nữ tú

Đất Rạch Giá,  vượn hú chim kêu

Quản chi nắng sớm mưa chiều,

Lên doi xuống vịnh, cũng chèo theo em.

Đất Sài Gòn anh ở,

Xóm Cần Thơ em trở lụn về .

Bấy lâu  sông cận biển kề,

Phân chia mai trúc, dầm dề giọt châu.

Cần Thơ là tỉnh ,Cao Lảnh là quê,

Anh đi Lục Tỉnh bốn bề,

Mãi lo buôn bán không về thắm em.

Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời.

( hay  Ai đi tới đó lòng không muốn về .)

(Ca dao Miền Nam, Phan Tấn Tài sưu tầm )

Vị trí

Ngày mồng một tháng giêng năm 2004,  tỉnh Cần Thơ  được chia ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ, một trong những thành phố  Trung ương quản trị là Hà Nội,  Hải Phòng, Đà Nẳng và Sài Gòn – TP HCM. TP Cần Thơ nằm trong vĩ tuyến 10002 Bắc và  kinh tuyến 105047 Đông. Độ cao  đất Cần Thơ gần như  bằng mực nước mặt biển,  là 0m . Diện tích 1398 km2 ( 536,5 dặm Anh vuông ), định lại năm  2012 là 1389. 60 km2  .  Dân số  năm 2009 là 1 188 435 người, năm 2010 là 1200 000 người; như vậy đầu năm 2013 có thể là 1225 000 người. Nhắc lại vào năm 2002, dân số Sài Gòn  đã gần 5.5 triệu,  Hà Nội trước khi mở rộng  gần 3 triệu, Hải Phòng  trên 1.7 triệu và Đà Nẳng chỉ mới đến trên 720 000 người.  Vì dân số trên 1 triệu, Cần Thơ đã thành thị trấn hạng I theo cách xếp hạng năm 2009 các thị trấn -  đô thị Việt Nam.  Cần Thơ  nằm ngay trung tâm  Châu thổ Sông Cửu Long ( ĐBSCL ) cách TP HCM  170 km  trên quốc lộ 1A về phía Đông Bắc và cách các đô thị lớn  ĐBSCL  từ 60 đến 120 km. Đi xe búyt lớn từ TP Hô Chí Minh đến Cần Thơ chỉ cần từ 3-đến 4 giờ từ Bến Xe Miền Tây, đón khách suốt ngày đêm , mỗi chuyến cách nhau 1- 2 giờ và  có xe nhỏ chở từ bến xe đường Lê Hồng Phong đến bến xe Miền Tây. Từ nơi khác trong TP HCM thì  có thể  đi tắc xi đến đường Lê Hồng Phong  thuộc quận 10. Các  hảng xe buýt nhỏ chỉ có  một chuyến xe vào buổi sáng.  Ba hảng lớn là hảng “Thanh Bưởi” (nhãn hiệu màu trắng có hoa) hảng chạy mau nhất vì chỉ ngưng lại 10 phút giữa đường đến Cần Thơ; hảng “Mai Lĩnh” ( tòan màu xanh ) cần đến 4 giờ ;  hảng “Phương Trang” ( tòan màu đỏ ) có nhiều chuyến nhất mỗi ngày, cũng mất 4 giờ.  Từ Sóc Trăng đến Cần Thơ cần 1. 5 giờ xe ô tô , từ Châu Đốc cần 3 giờ và từ Rạch Giá  cần 3.5 giờ, từ Cà Mau cần 6 giờ và  cần 1. 5 giờ từ Long Xuyên.  Đông Cần Thơ giáp  các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long; Tây giáp tỉnh Kiên Giang;  Bắc giáp tỉnh An Giang và  Nam giáp  tỉnh Hậu Giang.Về hành chánh, TP Cần Thơ chia  9 quận . 5 quận lớn là  Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 quận nhỏ ( huyện ? )  là Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh, với 5 thị trấn , 44 phường và  36 xã .

 

          

                                   Cầu Cần Thơ                                                (

                                 
Suôi dòng lịch sử

Tên Cần Thơ hình như khởi nguyên từ  thời Chúa Nguyễn Phúc Ánh ( vua Gia Long sau khi thống nhất đất nước) bôn ba chạy trốn quân Tây Sơn lùng  bắt  gắt gao khắp các tỉnh , hải đảo  Gia Định – Hà Tiên. Tương truyền  một hôm thuyền Chúa lạc vào  lảnh thổ thị trấn Trấn Giang, giữa đêm nghe tiếng ngâm, tiếng ca và tiếng sáo thổi, Chúa khen ngợi  phong cảnh yêu kiều nơi này  và gọi tên  cho sông chảy ngang đó là”  Cầm Thi Giang” ( sông thơ ngâm và tiếng cầm ca )  Tên Cầm Thi lan tràn và sau đó một số dân gian đọc trại ra thành  Cần Thơ ? . Cần Thơ chưa bao giờ được gọi chánh thức hay ghi chép là “ Tây Đô “  cả . Nhưng nhờ vị trí, thương mãi, kỷ thuật, và ngay cả quân sự…   Cần Thơ được xem như  là một trung tâm chủ yếu của miền Tây, nên có khi được gọi là Tây Đô, thủ đô, thủ phủ Miền Tây Nam Kỳ .

Năm 1739 , nghĩa là cách đây  gần 275 năm, Cần Thơ đã được vẽ ra trên bản đồ nước nhà,  dưới tên là Trấn Giang.  Trong cuộc Nam Tiến  của cha ông, Cần Thơ xuất hiện sau cả hai vùng; vùng  phía trên là Đồng Nai – Sài Gòn và vùng phía dưới là Hà Tiên- Rạch Gíá- Cà Mau …  của biển Tây và Biển Đông nước nhà ( Biển Tây có trên 100 đảo lớn nhỏ: Phú Quốc lớn nhất diện tích 568 km2, lớn thứ nhì sau Phú Quốc là Hòn Rái – Lại Sơn  -Sơn Ráidiện tích hơn 12 km2 Hòn Tre diện tích còn nhỏ hơn chỉ trên 4 km2  đôi chút, nhưng lại là huyện lỵ của huyện Kiên Hải, Hòn Nghệ, nhóm đảo Thổ Châu,  nhóm Nam Du,  nhóm Hải Tặc, Hòn Chuối, Hòn Bương-  Hòn Đá Bạc v.v…) .  Cuối thế kỷ thứ 17, Mạc Cửu nguồn gốc Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông bên Tàu, không chịu qui phục nhà Thanh, năm  1671 đem tùy tùng và bà con thân quyến  theo đường biển xuống Nam, sau khi qua các nước Phi Luật Tân, Nam Dương..,   trước đến Chân Lạp (khỏang  1680 ) và  sau đó  đến làm ăn ở Mang Khảm, mở mang vùng  Hà Tiên bây giờ. Theo Trịnh Hòai Đức ở Gia Định Thành Thông Chí, thì lúc đó  vùng đất Hà Tiên đã có  lưu dân người Việt  ( tội nhân trốn tránh chánh quyền   Đàng Trong  hay dân phiêu bạt giang hồ từ Miền Trung ? )sinh sống ở những vị trí “ sườn gò khởi phục, cây tốt, suối trong” chung với người Khmer – Miên  và sau đó  luôn cả người Hoa nữa( Nguyễn Thanh Liêm – 2006 ). Mùa thu năm 1708, Mạc Cửu theo lời  khuyên của mưu sĩ họ Tô, cho thuộc hạ là  Trương Cầu và  Lý Xá mang ngọc lụa đến Thuận Hóa , dâng biểu xin dâng đất Hà Tiên ( trên danh nghĩa còn là  đất Thủy Chân Lạp ? )  cho chúa Nguyễn và xin làm Hà Tiên Trưởng.  Chúa  Minh Nguyễn Phúc Chu ban ấn tín, phong cho  Mạc Cửu  làm Tổng Trấn Hà Tiên  gồm  các ấp Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá đến Cà Mau.  Năm 1732, tất cả đất miền Nam  được  thiết lập thành 3 dinh (  dinh Trấn Biên hay Biên Hòa,  dinh Phiên Trấn hay Gia Định và Dinh Trấn hay Long Hồ ) và trấn Hà Tiên. Mạc Cửu mất năm 1735 và  năm sau Chúa Nguyễn sắc phong  cho con trai Mạc Cửu là Mạc Thiên Tích ( hay Tứ )  làm Đô Đốc trấn Hà Tiên.  Mạc Thiên Tích phát triễn Hà Tiên mạnh hơn nữa, mở thêm các huyện- đạo ( ? ) (  theo Gia Định Thành Thông Chí  ) là  Kiên Giang, Long Xuyên , Trấn Di ( Bạc Liêu ) vàTrấn Giang ( Cần Thơ ), sáp nhập Kiên Giang và Long Xuyên ( lúc đó là Cà Mau )  vào trấn  Hà Tiên.

Đánh giá được tầm quan trọng của Trấn Giang như thể  hậu cần của Hà Tiên và Rạch Giá  trong công cuộc phòng vệ chống xâm lấn   của các lực lượng đối nghịch là Xiêm ( Tiêm ) La và Chân Lạp,  Mạc Thiên Tích xây dựng đồn lũy, mở mang kinh tế, thương mãi, văn hóa Trấn Giang. Tuần vũ Quảng Ngãi Nguyễn Cư Trinh  được chúa Vỏ Nguyễn Phúc Khóat  cử vào Nam năm 1753, hòan tòan ủng hộ chánh sách mở mang của Mạc Thiên Tích. Kể từ đó, Trấn Giang thịnh vượng mãi lên và ngòai việc trở thành một “dịch vụ “ chống giữ miền Hậu Giang, còn   là nơi  mọi di dân  khắp nước đến đây định cư sinh sống làm ăn, lập nghiệp nhờ đường sông giao lưu dễ dàng và đất đai bờ sông phía Tây phì nhiêu, còn hoang vu nhiều. Nhờ vị trí đặc biệt này, Trấn Giang vẫn phát triễn trong thời gian  hổn lọan tranh chấp  của hai nhà Nguyễn Phước ( Phúc ) và Nguyễn Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1787. Sau khi chiếm Phú Xuân  năm 1774 , tháng 3 năm 1777, quân Tây Sơn tấn công Gia Định. Tháng 8 năm 1777, quân Tây Sơn tràn xuống miền Tây  và Trấn Giang. Tháng giêng 1785 ,  Nguyễn Huệ  đánh tan 20 000 quân Xiêm và 300 chiến thuyền Xiêm ở  trận Rạch Gầm – Xóai Mút ( thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay). Năm  1787, quân Tây Sơn rút khỏi miền Tây và  Nguyễn Ánh thu phục lại  đất Gia Định, kể luôn cả Trấn Giang.

 Cái Răng , Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,


Anhcóthương em thì cho bạc cho tiền
                                                                   
Đừng cho lúa gạo , láng giềng cười chê.
                                                      
Cái Răng , Ba Láng , Vàm Xáng, Xà No ,
                                                        
 Anh có thương em , xin sắm một con đò,


Để em qua lại mua cò ( tem thư ) gửi thơ.

( Ca Dao miền Nam, Phan Tấn Tài trích dẫn )


Năm 1803 , vua Gia Long điều chỉnh lại bản đồ miền Tây sông Hậu, đổi tên  dinh Long Hồ thành dinh Hòang Trấn , rồi thành Vĩnh Trấn. Năm 1808, Trấn Giang thuộc trấn Vĩnh Thanh. Năm 1813,   vua lấy một phần bờ tay phải  sông Hậu , gồm Trấn Giang – Cần Thơ  quá khứ  thăng Châu Định Viễn thành Phủ Định Viễn, thuộc trấn Vĩnh Thanh.  Năm 1832 , vua Minh Mạng đổi tên Trấn thành Tỉnh và lập ra sáu tỉnh Nam Kỳ , nên mới có tên là Lục Tỉnh. Vua Minh Mạng cũng tách Vĩnh Định  ( tên của Cần Thơ trong quá khứ ) khỏi phủ  Định Viễn ( tỉnh Vĩnh Long ) và đặt Cần Thơ trực thuộc Tân Thành, tỉnh An Giang.  Năm 1839  vua Minh Mạng  đổi tên huyện  Vĩnh Định thành huyện Phong Phú, đặc trực thuộc  Tịnh Biên , tỉnh An Giang.  Làng Tân An  là huyện lỵ huyện Phong Phú. Kế tiếp,  huyện Phong Phú  phồn thịnh  khác hẳn các huyện khác các tỉnh  miềnTây.  Các xã Tân An và Thới Bình  cũng phát triễn , nới rộng . Dân  gian đến định cư  sau đó ở Bình Thủy, vì  mạng lưới sông ngòi thuận tiện. Cả ba đều thanh bản địa Cần Thơ . Khi có đông người, viễn cảnh trở nên văn minh, thơ mộng , nên đời sau có tên là Long Tuyền. Ở Trấn Giang , sông là đường giao thông chánh . Các làng xã được thiết lập  và trải dài dọc theo sông ,mương ( sau đó đào rộng sâu hơn thành kinh ).  Các chợ cũng được xây dựng lên. Nhiều đọan sông,  gần các cửa sông, các nơi tiếp giáp  con nước, dần dần trở thành  nơi hội họp chợ, buôn bán, trao đổi văn hóa  của  tòan vùng.  Cho nên  các chợ xưa cũ và các tiểu  thị trấn xa xôi và cách xa sông hơn chỉ thành lập khi đường xá được xây cất và xe hơi trở thành phương tiện chuyên chở phổ thông.  Những đặc điểm này có thể đã xuất hiện ở Bình Thủy – Cần Thơ  vào cuối thế kỷ thứ 18, phối hợp  cùng  các  nơi khác  nằm phía giữa và phía dưới sông Hậu . Đầu thế kỷ thứ 19,  theo Gia Định thành Thông Chí, vài trung tâm thương mãi  đã được mô tả  tỉ như bờ phía Tây Trấn Giang trên sông Cần Thơ, phụ huyện Bình Chánh trên sông Trà Ôn, Trường Tàu Ba Thắc trên phía dưới sông Hậu,  cũng to lớn như các trung tâm đã có trên sông Tiền:  Sa Đéc và Long Hồ chẳng hạn. Đây có lẽ là đặc điểm nổi bật nhất cho mệnh danh là Một Văn minh Miệt Sông, Sông Rạch  – Waterway Civilization và “ Văn Minh Thương Hồ” của  các Chợ Nổi- Floating Markets , ở các ngã ba , ngã tư … sông : Trà Ôn,  Phong Điền, rồi  Cái Răng. Tiếp nối “Văn minh Miệt Vuờn” , khu vực Đồng Nai – Tiền Giang. Phương tiện  di chuyễn , giao thông quan trong nhất  là ghe, xuồng. Một số nhà trong làng xã đều có sắm  xuồng ba  lá, ghe tam bản, ghe lườn …  Đường sông, đường biển là mạch máu của người dân sông Hậu thời đó.  làng xóm mọc lên từng cụm  dọc theo bờ sông, con kinh con rạch, nối tiếp nhau, không có hàng rào nào ngăn cách như các lũy tre xanh đồng bằng sông Hồng miền Bắc. Ranh giới giữa hai làng chỉ có người địa phương quen thuộc mới  phân biệt nổi. Cũng như ở Miệt Vườn,  đường đi trong làng phải qua nhiều cây cầu  ngòai cầu dừa, cầu cau,  cầu tre qua mương vườn thì còn có nhiều cầu đúc, cầu ván, cầu khỉ bắt qua các con rạch lớn hơn. Mỗi làng đều có  cái chợ nằm bên bờ sông họp buôn bán hàng ngày. Ở mỗi huyện – quận đều có chợ quận. Những nơi  ghe thương hồ dừng lại nghỉ đêm  nơi những chổ gọi là vàm, đều có  các cô gái bán vàm , xuồng bán đồ ăn (  chè, cháo, bánh ú, bánh tét, bánh dừa, khoai lang , xôi , bắp … (  Nguyễn Thanh Liêm , 2005).   Đây cũng là lúc Cần Thơ tiến sâu vào hòa bình, tăng thêm  hệ thống cai trị và hành chánh, bổ  sung  lý tưởng Khổng  học và các thể chế giáo dục khác, đạo đức cũng như  qui tắc nghi lễ.

Cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20  là thời kỳ thay đổi dị thường cho  nhiều địa danh  Lục Tỉnh . Thực dân Pháp chiếm  3 tỉnh miền Đông theo hòa ước với triều đình Huế  năm 1962 . Các ngày 20, 22 và 24 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp  xé hòa ước 1862 , chiếm luôn 3 tỉnh phía Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên . Ngày mồng một tháng giêng 1868 , thống đốc Nam Kỳ là Bonard lấy quyết định đặt hai huyện hong Phú ( Trấn Giang – Cần Thơ) và Bảỉ Sào – Xàu ( Sóc Trăng ) thành một đơn vị hành chánh  duy nhất gọi là quận – tiếng Pháp là  arrondissement , đặt tòa bố Sa Đéc.  Ngày 30 tháng tư năm  1872 , cũng thống đốc Nam Kỳ ra nghị định  đặt Phong Phú và  Bạc Trăng một vùng thuộc thị trấn Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long  thành một quận  hành chánh duy nhất, có tòa bố ở Trà Ôn. Năm sau tòa bố dời về Cái Răng ( Cần Thơ ). Ngày 23 tháng hai năm  1876, tướng Pháp quản trị Sài Gòn lại ra nghi định lấy huyện Phong Phú và một phần các  huyện  An Xuyên và Tân Thành  lập ra quận – arrondissement Cần Thơ, có trung tâm là Cần Thơ, nguyên là xã Tân An  huyện Phong Phú. Năm 1889, Pháp thuộc địa  đổi arrondissement  thành tỉnh và huyện thành quận. Từ năm 1876 đến năm  1954, lảnh thổ  Cần Thơ Pháp thuộc không thay đổi.

Tuy nhiên  trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lăng, chế độ Việt Minh  điều chỉnh  hành chánh một vài nơi. Tỉnh Cần Thơ  thêm huyện Thốt Nốt ( thuộc tỉnh  Long Xuyên)  Long Mỹ, Gò Quao  huyện Giồng Riềng  và  thị trấn Rạch Giá. Tháng 11 năm 1954, Long Mỹ, các huyện Gò Quao , Giồng Riềng, thị trấn Rạch Giá được trả về cho  tỉnh Rạch Giá: huyện Kế Sách trả về cho tỉnh Sóc Trăng, huyện Thốt Nốt về cho tỉnh Long Xuyên. Cần Thơ nhận thêm  hai  huyện Trà Ôn và Cầu Kè như trước.  Sau hiệp định Giơ Neo năm 1954, năm 1956, chánh quyền Đệ Nhất Cọng Hòa đổi tên  Cần Thơ thành Phong Dinh. Năm 1961, dùng một phần  đất  Long Mỹ và Vị Thanh  lập  tỉnh Chương Thiện. Tiếp theo,  tên các quận- huyện, phụ quận, làng xã  hai tỉnh Phong Dinh và Chương Thiện cũng đều được thay đổi. Năm 1957, quận Long Mỹ trả về cho  tỉnh Cần Thơ và quận Kế Sách thuộc tỉnh Sóc Trăng cũng trả về cho  tỉnh Cần Thơ năm 1958. Năm 1963, quận Thốt Nốt – tỉnh Long Xuyên lại được nhập vào tỉnh Cần Thơ. Xã Vị Thanh, năm 1966, cũng được sáp nhập vào Cần Thơ.  Năm 1969, thị trấn Cần Thơ tách ra khỏi tỉnh Cần Thơ và đặt thuộc quyền  Đại biểu Miền Tây Nam Phần quản trị. Năm 1971, thị trấn được trả về tỉnh Cần Thơ. Sau 1975, ngày  24 tháng ba năm 1976, chánh quyền  nhập  tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng  và thị trấn Cần Thơ thành một tỉnh mới tên là Hậu Giang , thị xã là thị trấn Cần Thơ. Tháng 11 năm 1991,  Quốc hội Khóa 8  ra nghị định chia tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng . Tháng giêng 2004 , Cần Thơ chia ra  thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ, trục thuộc Trung Ương  từ đó.

Địa hình , đất đai , khí hậu,  thủy văn TP Cần Thơ

 

 


 

Cần Thơ nằm ở các đồng bằng nữa phần ngập lụt, nghiêng dần từ Đông Bắc  qua Tây Nam, gồm ba hình thức địa hình : các bờ đê  thiên nhiên dọc theo sông Hà, tạo ra một  dãi đất cao và ốc đảo dọc theo  sông Hà ;  các đồng bằng nữa ngập lụt – half –flooded plains  thuộc tứ giác Long Xuyên bị ảnh hưởng lũ trực tiếp mỗi năm và đồng bằng châu thổ, phần lớn chịu ảnh hưởng thủy triều và vài ảnh hưởng tương tác của lũ cuối mùa lúa. Các quận Vĩnh Thạnh , Cờ Đỏ  bị lũ lụt đe doa lớn nhất  TP Cần Thơ  Đất đai gồm 2 nhóm chánh:

-               nhóm đất phù sa, chiếm đến  84% diện tích Cần Thơ phân phối dọc sông Hà và cách bờ sông từ 8- 12 km  chia ra 5 lọai :  phù sa ven sông, ( 1.9 % ) , phù sa  chua gley hóa ( chừng 58% ), phù sa chua ( 15.3 %)và phù sa lốm đốm ( 4.9% ) phù sa gley ( 4.1%) . Các đất phù sa này  thường cần tuới tiêu để làm hai hay ba vụ lúa  hay hai vụ lúa , một vụ hoa màu khác, và chỉ  được dùng một phần nhỏ  lập vườn, trồng cây ăn trái. May mắn là các đất phù sa xa sông Hậu  còn chịu ảnh hưởng thủy triều  và lũ,   nên nước  ngọt có thể chảy vào ruộng vườn quanh năm, rất có giá trị cho phát triễn nông nghiệp .

-      Nhóm đất phèn phù sa, chiếm  16% diện tích thiên nhiên  tỉnh nhà gồm đất phèn tiềm tàng  ( 2.5% ), đất phèn họat động(7.0% )  luôn cả đất phèn vùng lòng chảo ( 6.4 %) , hứng phèn vũng sâu từ vùng cao hơn kéo xuống tích tụ thành những “rốn phèn” dung dịch phèn càng ngày càng đậm đặc nên nhiều nơi phải bỏ hoang, chỉ nên trồng lại tràm , khuynh diệp đỏ  hay các lòai cây trồng chịu được phèn.

             Khí hậu Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới có 2 mùa rỏ rệt. Mùa mưa  từ tháng 5 đến tháng 11  và mùa khô – mùa nắng từ tháng chạp đến tháng tư năm sau. Nhiệt độ trung bình  hàng năm là 270C. Lượng mưa  trung bình hàng năm là 1635mm. Ẩm độ trung bình hàng năm là 83% .

Thủy văn nước trên mặt khá dồi dào, nằm ở những nơi  cắt ngang nguồn nước và  thủy triều. Dòng chảy muà  nước lũ  dâng  khỏang 12 800 m3 một giây đồng hồ . Cần Thơ  có nhiều hệ thống kinh quan trọng  đưa nước sông Cần Thơ  chảy về Biển Tây  và bán đảo Cà Mau như các kinh Cái Sắn, Thốt Nốt , Ô Môn, Rạch Sỏi- Vàm Cống , Xà Nô , các kinh song song  sông Cần Thơ ( trục Bốn Tổng – Một Ngàn)  các các  sông bị ảnh hưởng thiên nhiên của thủy triều ( sông Cái Răng,  kinh  từ Trà Nóc đến Cái Củi). Điều đáng lưu ý  là những  đập  thủy điện hay tưới tiêu thượng nguồn sông Mê Kông , chỉ mới làm cho  dòng  chảy theo mùa thay đổi , chử không  thay đổi dòng chảy tổng thể ?.

  ( con tiep theo)


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630170 visitors (2115934 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free