.
  Tìm hiểu Khánh Hòa..P2
 
1/1/2013

 
 

 
Địa hình:
Đặc điểm của địa hình phần lớn là núi đồi của dãy Trường Sơn dài 100km  chạy từ  Thanh Hóa đến Phan Thiết. Sườn Đông  đổ về Việt Nam cheo leo dốc đá và sườn  Tây đổ về sông Mê Kông , độ dốc thoai thoải hơn. Ở Khánh Hoà,  nhánh núi lớn nhỏ  đổ  ra biển Đông  tạo nên Đèo Cả  ở biên giới hai tỉnh Phú Yên Và Khánh Hòa, đèo Cỗ Mã, đèo Rù Rì ở gần Nha Trang và đèo Rọ Tượng phía Nam Ninh Hòa. Nhưng  tốt đẹp nhất là tạo ra những vùng bờ biển “răng cưa” các vịnh nổi tiếng là các vịnh Vũng Rô ( Phú Yên  ?)  Văn Phong, Nha Trang, Nha Phú, Cam Ranh  và các bải biển rất đẹp như bải biển Đại Lảnh, bải biển Nha Trang, bải biển Cam Ranh … cùng  vô số hải đảo lớn nhỏ  và những bán đảo  phía đông nhất nước nhà như Mũi Đèo Cả ( tiếng Pháp là Cap Varella ) bán đảo Hòn Gốm, Mũi Đôi, Mũi Gành, Mũi Bàn Than, Mũi Hòn Thi  và các đảo lớn như Hòn Lớn ở Vịnh Văn Phong, Hòn Tre ở Vịnh Nha Trang, đảo Bình Ba ở Vịnh Cam Ranh;  các tiểu đảo như Hòn Đỏ, Hòn Chà Là, Hòn Dung, Hòn Mun, Hòn Miểu, Hòn Tằm, Hòn Nội, Hòn Ngọai… Các núi cao  tỉnh Khánh Hòa nằm về phía Tây  Bắc như núi Hòn Chảo 1564 m, Hòn Vọng Phu (  Núi Chư Hmu nay thuộc Đắc Lắc ? nhưng thời Cọng Hòa lại thuộc Khánh Hòa )  2051 m,  núi Hòn Giao 2010 (  gần núi Bi Đúp trên nguồn Đa Nhim, Đà Lạt – Lâm Đồng  cao 2287m ). Các núi nằm giữa tỉnh nhà thường cao hơn 100m như núi Hòn Bà  1356m,  núi Segai 1128m, nhưng núi  phía Đông tỉnh  gần các vịnh hơn, thường thấp hơn : núi Hòn Hảo  819m , núi Cầu Hinh  972m, núi Hòn Rồng  729 m.  Khánh Hòa chỉ có 2 đồng bằng chánh là  đồng bằng Ninh Hòa, diện tích 10 000 ha ( 100km2 ) và đồng bằng Nha Trang, diện tích 13500 ha ( 135km2). Các đồng bằng khác đều rất nhỏ bé. Về mặt khí hậu thì  từ Đèo Cả, biên giới hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa đến Phan Thiết chúng ta đã có một khí hậu khô khan hơn và một sinh thái  khác hẳn, không mấy kém Đèo Ngang đã phân chia khí hậu và sinh thái  phía Bắc và phía Nam  đèo này. Khí hậu Nha Trang là khí hậu nhiệt đới  đồng  cỏ – savanna climate . Mùa khô kéo dài  từ tháng giêng đến tháng 8 và mùa mưa  tương đối ngắn hơn  từ tháng chín đến tháp chạp, khi trung bình  nhận 1029 mm mưa  trong tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1361 mm. Nhiệt độ cao nhất Nha Trang trung bình vào tháng 6 là 33.3 độ C và nhiệt độ thấp nhất trung bình là vào các tháng giêng và tháng hai, khỏang 20 ,6 độ C. Tưởng cũng nên nhắc qua đến giai thoại Hòn Vọng Phu Khánh Hòa- Đắc Lắc tên thời Pháp thuộc là Hòn Mẩu Tử – le Massif La Mère et L’ Enfant”, cao nhất trong 4 hòn núi Vọng Phu được biết ở Việt Nam, ba hòn kia là  đá Vọng Phu ,núi Chánh Oai  xã Cát Chánh , huyện Phù Cát tỉnh Bình Định,  hòn Vọng Phu ở phố Kỳ Lừa – Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn và  hòn đá Vọng Phu ít ai biết tới ở tỉnh Thanh Hóa . ( sự tích ở bài thơ của nữ sĩ Mai Oanh -  1960  y hệt cổ tích Hòn Mẩu Tử, hòn Vọng Phu Bình Định, hòn Vọng Phu Kỳ Lừa Lạng Sơn ; anh em ruột lấy lầm  nhau nên chồng phải ra đi biệt tích,  vợ ở nhà mòn mõi trông chồng bồng con lâu ngày hóa đá).
Phát triễn thành phố – đô thị biển du lịch  Nha Trang
 
   Lưỡng nhạn vi lô trường đáo hả
  Tứ biên hoàng diệp dục vi thu.
  Trắng lợp đôi bờ lau tới biển,
  Vàng bay bốn phía lá gieo thu.
(  câu thơ  xưa vịnh sông Nha Trang còn gọi là sông Ngọc Hội, sông Cù hay sông Cái  )
   Bải biển Nha Trang : mịn màng trắng trẻo,
  Đường trong leo lẽo, gió mát thanh thanh,
  Đêm đêm thơ thẩn một mình, 
   Đố sao cho khỏi  vướng tình nước mây.
( bài hát  xa xưa ca ngợi biển Nha Trang )
Nha Trang theo dòng lịch sử
Nha Trang là tiếng thổ âm  của  người Chăm hay  ngôn ngữ họ Nam Đảo ( Gia Rai , Ê Đê , Chăm , Raglai , Chu Ru )  là EaTran hay Yjatran  đọc chệch ra. Ea hay Yja là nước sông và Tran là lau lách. Nha Trang không phải là từ «  Nhà Trắng » đọc chệch ra  . Vị trí Nha Trang các cụ ta  xưa gọi là « Tứ thủy triều quy, tứ thú tụ » . Nghĩa là bốn phía vcó nước bao bọc  và tứ thú  là hình ảnh tượng trưng 4 hòn núi hội tụ lại  tạo ra một  vùng khí hậu hải dương tuyệt diệu cho thành phố : núi Cảnh Long  «  Thanh long hý Thủy» ( rồng xanh giỡn nước ), núi hòn Sanh Trung  ở Hà Ra hay «  Bạch tượng quyện hồ » ( Voi trắng cuốn hồ ), núi con Dơi hay hòn Trại Thủy  hay núi Một  hay hòn Con Rùa – hòn Hoa Sơn .Tưởng cũng nên biết là đền Sanh ( Sinh ) Trung do Chúa Nguyễn phúc Ánh lập ra ở núi Hà Ra  thờ cúng các tướng sĩ trận vọng đánh nhau với quân Tây Sơn năm 1795 , lúc  tướng Tây Sơn Phú Xuân là tổng quản Trần Quang Diệu   gìn giữ vững chải đồn lũy Diên Khánh,  đánh quân cứu viện Nguyễn Vương .
Từ năm 1653 đến  thế kỷ thứ 19, Khánh Hòa là một vùng đất hoang vu đầy dã thú như cọp Khánh Hòa,  một thành phần của Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, Phủ ( hay tỉnh ) Diên Khánh.  Thành – Citadel Diên Khánh cũng  do chúa Nguyễn Phước Ánh sai  Olivier de Puymanel   đốc xuất 4000 dân Bình Thuận  xây  cất, một tháng là xong khỏang năm 1793 -94 . Thành Diên Khánh  là nơi  tích trữ lương tiền Gia Định – Bình Thuận chở ra  để dùng cho quân đội nhà Nguyễn Phước,  Bắc Phạt đánh Tây Sơn, nên nhiều lần bị quân Tây Sơn vây đánh.
Nha Trang tọa độ là 12015’ vĩ tuyến Bắc và 109011’ kinh tuyến Đông. Bắc gíap thị trấn Ninh Hòa, Nam giáp thị xã Cam Ranh, Tây giáp  thị trấn Diên Khánh  và Đông là Biển Đông – Thái Bình Dương.  Thành phố Nha Trang  ở vịnh Nha Trang, hai năm liền đã được Cơ quan Du lịch và  Nghĩ mát -Tiêu khiển quốc tế  ghi danh vào một trong 29 vịnh quốc tế đẹp nhất thế giới. Như đã nói trên, Nha Trang được vây quanh ba phía và một  hòn đảo lớn ở phía thứ tư, ngay tại  biển đại dương chính giữa thành phố, chận đứng được  bảo tố mạnh khỏi tàn phá cơ sở.
Tên Nha Trang đã được ghi nhận chánh thức  từ  hậu bán thế kỷ thứ 18  của nhà  địa lý Đổ Bá ở Tòan Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư duới tên là Nha Trang Môn -  Nha Trang Gate. Trước đó  ở bản đồ thế kỷ thứ 17 tên gọi là Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ  do Đoan Quận Công Bùi Thế Đạt vẽ ra , dưới tên là Nha Trang Hải Môn – Nha Trang Sea Gate.  Lê Quí Đôn ở Phủ biên Tạp lục ( 1776)  cũng ghi chú rất nhiều vùng liên quan đến Nha Trang  như  Đầm Nha Trang, Dinh Nha Trang, Nguồn Nha Trang Đèo Nha Trang. Trong hai chục năm đầu thế kỷ thứ 20, Nha Trang thay đổi mãnh liệt.  Ngày 30 tháng 8  năm 1924, Tòan Quyền  Đông Pháp ra nghị định biến Nha Trang thành một thị trấn -townlet , centre urbain; thiết lập  trên các làng cũ là Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài và Phước Hải. Thời Pháp thuộc ,Nha Trang đã trở thành tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa, thay cho thị trấn Diên Khánh. Các cơ sở  cai trị thuộc địa tỉnh  như  tòa  Công sứ, đồn chỉ huy Quân đội thuộc địa tỉnh, Bưu điện, Thương Mãi đều đặt tại đây. Còn  các cơ sở  hòang gia Triều đình  như dinh Tuần Vũ, Án Sát, Lảnh Binh thì lại đặt ở thành Diên Khánh. Ngày 7 tháng 5 năm 1937,  Tòan Quyền Đông Pháp lại ra một nghị định mới nâng cấp  thị trấn Nha Trang thành thị xã-town Nha Trang.  Lúc đó thị xã Nha Trang gồm 5 phường  của 5 làng cũ đã kể. Ngày 17 tháng giêng năm 1958, chánh phủ Đệ nhất Cọng Hòa  ra nghị định bỏ tình trạng thị xã Nha Trang và chia Nha Trang ra thành hai đơn vị xã nông thôn : Nha Trang Đông   và Nha Trang Tây thuộc huyện Vĩnh Xương. Ngày 22 tháng 10 năm 1970, Đệ nhị Cọng Hòa  ra nghị định tái lập thị xã Nha Trang, gồm Nha Trang Đông, Nha Trang Tây  và các xã nông thôn khác  như Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên,  Phước Hải  ( xã Vĩnh Thái ), Vĩnh Điềm Hạ  ( xã Vĩnh Hiệp ), Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm ( xã Vĩnh Ngọc ) dưới quyền quản trị của huyện  Vĩnh Xương , cùng  chung với  các đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu , Hòn Tằm. Thị xã Nha Trang trở thành tỉnh lỵ  tỉnh Khánh Hòa. Thị xã gồm hai quận. Quận 1  gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các làng Ngọc Thảo, Ngọc Hội  và Lư cấm  thuộc Xã Vĩnh Ngọc, Vĩnh Điềm Hạ  của xã Vĩnh Hiệp. Quận 2 gồm  Nha Trang Tây , Vĩng Trường , Vĩnh Nguyên ( kể luôn cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun , Hòn Tằm  ), làng Phước Hải thuộc xã Vĩnh Thái. Nghị định ngày 5 tháng 6 năm 1971 chia Nha Trang ra làm 11 vùng đô thị  và nghị định ngày 22 tháng 8 năm 1972  đổi tên các vùng đô thị  thành các phường thị xã. Nghị định  ngày 3 tháng 9 năm 1974 nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn , Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào  phường Vĩnh Hải quận 1và Hòn Ngọc trở thành phường Vĩnh Nguyên,thuộc quận 2 thị xã Nha Trang.  Ngày 4 tháng tư năm 1975, Ủy Ban Quân Quản Khánh Hòa chia Nha Trang ra làm  3 quận là quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương.  Tháng 9 năm 1975,  hai quận 1 và 2 nhập lại thành thị xã Nha Trang.  Ngày 30 tháng 3 năm 1977,  Nha Trang trở thành thị trấn cấp huyện  của tỉnh Phú Khánh là hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa nhập lại.  Ngày 27 tháng ba năm 1978, tỉnh ra quyết định  đặt xã Phước Đồng  vào thị xã Nha Trang. Ngày 1 tháng bảy năm 1989, tỉnh Phú Khánh chia hai  thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.  Nha Trang trở lại thành tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Ngày 22 tháng tư năm 1999, Thủ tướng công nhận thị xã Nha Trang là đô thị hạng III , tỉnh quản trị.  Ngày 22 tháng tư năm 2009,  thủ tướng ra quyết định công nhận thị xã Nha Trang thành đô thị hạng II,  nhưng do tỉnh quản trị.  Diện tích thị xã Nha Trang 251 km2( 97 dặm Anh vuông ). Dân số năm 2009 là 392 279 người và năm 2012 đã trên 500 000 người, dự trù tăng đến  560 000 người năm 2015 và 630 000 người  năm 2025, vì tỉ xuất đô thị hóa Nha Trang rất cao và  tháng 9 năm 2012  thủ tướng đã chấp thuận nhập thêm  hai xã mới phía tây là Diên An và Diên Tòan. Như vậy diện tích Nha Trang sẽ tăng lên đến 265 .47 km2 ( 102.5 dặm Anh vuông ).
 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693587 visitors (2231431 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free