THNLS CẦN THƠ- QUYỂN 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17/8/2013
Họp mặt 40 năm, về thăm trường cũ, phần 6.
KS: Mong Phước Minh
• Thầy Thái Công Tụng, dạy môn thổ nhưỡng, lúc đó Thầy là Viện trưởng Viện Khảo cứu, dạy cho CĐNN Cần thơ cũng là cơ hội để Thầy lựa chọn học trò giỏi về Viện, Tiến sĩ Nguyễn Tăng Tôn(K2) và bạn Huỳnh Trấn Quốc(K5?) đã về với Thầy sau khi tốt nghiệp.
• Thầy Tôn Thất Trình, ngày đầu tiên đã gây ấn tượng khi mở đầu bài giảng bằng 4 câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm:
Thuở lâm hành, oanh chưa bén liễu,
Hỏi ngày về, chỉ độ Đào bông
Nay Đào đã quyến gió Đông
Phù dung lại trổ bên sông đỏ bờ…
Rồi Thầy hỏi, tại sao Đào lại quyến gió Đông?... hay chính gió Đông đã làm Đào nở nhụy?... Không, ấy chính bởi vào mùa Đông ngày trở nên ngắn và vì Đào chịu ảnh hưởng đoản quang kỳ, cũng như cây lúa mùa…
Ô hay, một khởi đầu tuyệt vời, Thầy đã làm cho cả lớp cuốn hút ngay từ ngày gặp mặt để truyền đạt những kiến thức chuyên môn khô khan bằng một “ngỏ vào” thật thi vị!
• Thầy Ngô Đình Ngoan dạy côn trùng học, tôi không nhớ nhiều về Thầy ngoài cặp kính cận và tạng người nhỏ nhắn.
• Thầy Ngươn dạy cá, tại giảng đường H, lúc nghĩ giải lao, Thầy cùng học trò ngồi cạnh ao cá trước phòng Giám đốc, nói : ngắm cá lội cũng là phương pháp để di dưỡng tâm hồn, khiến cho người ta thư giãn sau những lúc làm việc mệt nhọc.
• Thầy Châu Tâm Luân, dạy kinh tế nông nghiệp, tốt nghiệp Ph.D ở Mỹ khi rất trẻ, vẻ “thư sinh” với cặp kính cận, hơi bị đẹp trai làm tụi sinh viên “già” sắp ra trường, hơi có phần “thán phục”, Thầy còn nổi tiếng với những sôi nổi chính trị ở Miền Nam, hồi đó.
Ngày đầu tiên chúng tôi học KTNN tại giảng đường Q, Thầy đi bộ từ cổng khu 1 vào tìm lớp, ý chừng định vô văn phòng hỏi thăm, bọn sinh viên chúng tôi kêu lớn “Thầy ơi Thầy” lia lịa mà ông không nghe, may sao tui có cái tu huýt, móc ra thổi cái hoét, Thầy quay đầu qua, chúng tôi vẫy tay ngoắc Thầy re re bước qua. He he, hồi đó không nhiều C.A, Cảnh sát, vậy mà nghe tu huýt Thầy cũng giật mình!
• Thích thú nhất là được nghe Thầy Phùng Trung Ngân giảng môn Sinh môi. Giọng truyền cảm, Thầy thao thao bất tuyệt giảng các bài học lý thú về sinh cảnh, môi trường, về sự phân bố thực vật theo cao độ, vĩ độ; theo vùng khí hậu lạnh, nóng… bài giảng của Thầy Ngân hấp dẫn đến độ chỉ cần đọc lại vài lần là muốn thuộc. Sau này tôi còn có dịp học với vợ Thầy là Cô Lê Tuệ Quang, về Công nghệ sinh học khi thiết lập và phụ trách phòng nuôi cấy mô tế bào đầu tiên tại khoa Trồng trọt (1977).
Đó là những Thầy, Cô thỉnh giảng mà tôi nhớ được, thuộc chuyên ngành nông nghiệp.
Về Thầy Cô cơ hữu của trường, trước khi nhắc lại, tôi xin phép được trích nguyên văn bài viết của Thầy Trần Đăng Hồng gửi cho Hà Triều Hiệp, qua đó chúng ta hình dung phần nào về những ngày đầu của Trường Cao Đẳng Nông Nghiệp, sau là Đại Học Nông Nghiệp, rồi từ năm 1975 là Khoa Trồng trọt và cuối cùng là Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng.
LÚA THẦN NÔNG VÀ TRƯỜNG NLS CẦN THƠ
TS Trần Đăng Hồng
Viện Đại Học Cần Thơ được chính thức thành lập năm 1966, và Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ là Viện Trưởng đầu tiên. Vì là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long trù phú, Viện ĐHCT phải có Đại Học Nông Nghiệp xứng danh với vị trí kinh tế nông nghiệp hàng đầu của đất nước. GS Phạm Hoàng Hộ tham khảo ý kiến với GS Tôn Thất Trình, bấy giờ là Giám Đốc Trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Sài Gòn, và nhờ GS Trình giúp thực hiện một thí nghiệm lúa tại ĐH Cần Thơ.
Tôi vốn là sinh viên được GS Trình hướng dẩn luận án kỹ sư, và sau khi ra trường về dạy NLS Cần Thơ, tôi vẫn còn tiếp tục liên lạc với GS để học những kiến thức chuyên môn rất thâm uyên của Thầy. GS Trình giới thiệu tôi với GS Viện Trưởng Hộ và thuyết phục rằng tôi có khả năng làm thí nghiệm lúa cho ĐHCT.
Đó là năm 1966, ĐHCT khai giảng với 3 phân khoa chính là Khoa Học, Luật Khoa và Văn Khoa. Trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Cần Thơ chưa có, chỉ mới bổ dụng 2 nhân viên đầu tiên là cụ Kỹ Sư Phan Lương Báu làm Giám Đốc, và kỹ sư trẻ Phạm Văn Kim làm phụ tá, để nghiên cứu việc thành lập trường. Trường chưa có cơ sở gì cả. Vì vậy, việc nghiên cứu thí nghiệm lúa phải mượn cơ sở của trường Trung Học NLS Cần Thơ. Như thế, một sự hợp tác được thành hình giữa các Trường Nông Nghiệp Sài Gòn, Viện Đại Học Cần Thơ và Trường NLS Cần Thơ.. Vốn là giáo sư của Trường NLS Cần Thơ, tôi được phép lấy cơ sở của NLS CT để làm thí nghiệm lúa cho Viện ĐHCT dưới sự yểm trợ chuyên môn của GS Trình.
Thầy Trần Đăng Hồng với SV K1
GS Trình giao cho tôi hạt giống lúa IR8 mà GS vừa nhận được từ Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế (IRRI, International Rice Research Institute) ở Los Banos, Philippines, một số tài liệu rất mới, và sách chuyên khoa lúa để cho tôi đọc. GS cùng tôi hoạch định chương trình làm thí nghiệm với kỹ thuật mới, nói đúng hơn là làm trình diển giống mới với kỹ thuật mới. Đồng thời, GS Hộ chỉ thị xuống anh Pham Văn Kim phải yểm trợ tài chính dồi dào và mau lẹ khi tôi yêu cầu. Anh Phạm Văn Kim tuyển dụng cho tôi 2 nhân viên, cô Trần Thị Thịnh (Huấn sự nông chính) và một lao công thường trực là anh Trần Nhựt Tân để giúp tôi.
Cánh đồng thí nghiệm là khu đất trống, khoảng 1 ha, đầy lau sậy, bên cạnh lộ Cần Thơ - Long Xuyên, và lộ 20, nguyên là chổ cho đàn trâu Murat của trường gậm cỏ. Trong khu đất này có một sân bóng rổ, nền tráng xi măng.
( Thầy Trần Đăng Hồng với lớp Huấn Sự K7 )
Sau khi phát sạch lau sậy, các nhóm học viên NLS thực hành nông trại dùng máy cày, máy xới Kubota, cày xới nhuyển đất, rồi đấp bờ bao quanh. Bây giờ mới tới phần việc làm đám mạ, theo kỹ thuật mới. Các anh chị lớp huấn sự, kịểm sự góp phần vào việc này cùng với chị Thịnh, anh lao công Tân và tôi. Rồi tới ngày cấy, cũng áp dụng kỹ thuật mới, cấy lúa thẳng hàng, rất đẹp mắt. Chi Thịnh và anh Tân lúc nào cũng ở ngoài đồng từ sáng sớm đến chiều tối, và báo cáo cho tôi tức khắc những gì bất thường xảy ra. Nhờ chăm sóc kỹ, phân bón, thuốc trừ sâu đúng theo kỹ thuật mới, đám lúa IR8 tươi đẹp vô cùng, đánh vào mắt người qua lại trên hai con lộ sầm uất kế bên.
Khi lúa sắp trổ thì chuột trong khu gia cư chung quanh trường xuất hiện. Nhờ thủ tục nhanh chóng, Viện ĐHCT xuất tiền mua tôn kẻm bao chung quanh khu ruộng, và đánh bả mồi thuốc độc ở bên ngoài và bên trong tường tôn kẻm, nên không có một con chuột nào chui vào được khu ruộng mà còn sống sót. Đến lúc lúa chin, chim thành phố bay đến phá hại, chúng tôi phải treo khắp cánh đồng giấy màu vàng có ánh lấp lóe, vì chim sợ màu vàng, và đặt bù nhìn khắp cánh đồng. Anh Tân và chị Thịnh thay phiên trực ngoài ruộng.
Quang cảnh phấp phới giấy vàng trên cánh đồng lúa tốt xanh tươi và nặng triểu hạt vàng, gây chú ý của người qua lại. Nhiều người hiếu kỳ, kể cả nông dân và người ngoại quốc qua lại trên hai con lộ, dừng chân quan sát. Có người vào trường xin xem cánh đồng và hỏi thăm tên giống lúa, lúc đó còn mang tên xa lạ IR8.
Gần đến ngày gặt, tôi báo cáo lên GS Tôn Thất Trình ở Sài Gòn, cụ Giám Đốc Phan Lương Báu và GS Viện Trưởng Phạm Hoàng Hộ của ĐHCT. Các vị quyết định tổ chức một cuộc hôi thảo giới thiệu giống lúa mới tại hội trường NLS vào ngày thâu hoạch.
Sáng sớm hôm ấy, các phái đoàn của Nha Nông Nghiệp Sài Gòn, trường CĐNN Sài Gòn, cùng GS Tôn Thất Trình và một vị Giáo Sư về Lúa thuộc ĐH Davis, California, xuống Cần Thơ. Ty Nông Nghiệp Cần Thơ cùng mấy chục nông dân tiến bộ của tỉnh đến tham dự. Đăc biệt hơn nữa, viên Cố Vấn Nông Nghiệp Hoa Kỳ ở Miền Tây dùng trực thăng đưa một số nông dân ở các tỉnh lân cận đến quan sát và tham dự. Chúng tôi cho gặt một phần đám lúa, cân đo năng xuất, cho biết là năng xuất 5 tấn lúa/ha, phá kỷ lục về năng xuất vào thời đó (thời đó chỉ 3 tấn/ha). Cuộc hội thảo trở thành một đại hội trình diển giống lúa mới. GS Phạm Hoàng Hộ và GS Trình rất hài lòng với kết quả thí nghiệm này.
Chính nhờ kết quả trình diển thành công giống lúa IR8 đã biến đổi sự nghiệp của tôi. GS Viện Trưởng Phạm Hoàng Hộ tuyển dụng tôi vào làm ở Trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Cần Thơ, lúc đó chỉ mới có 4 nhân viên là cụ Phan Lương Báu (Giám đốc), anh Phạm Văn Kim (phụ tá hành chánh, hiện nay PGS DHCT), anh Nguyễn Phi Long (phụ tá học vụ, nay là Hiệu Phó Đại Học Cửu Long, Vĩnh Long) và tôi (phụ trách thí nghiệm và nông trại). Vừa qua ĐHCT được một tháng, thì GS Tôn Thất Trình được mời ra làm Bộ Trưởng Bộ Canh Nông. GS Trình xin GS Hộ cho tôi được biệt phái qua Bộ Canh Nông để giúp GS một thời gian, và GS Trình giao tôi nhiệm vụ thiết lập Trung Tâm Quốc Gia Huấn Luyện Lúa Gạo tại Sài Gòn, với cơ sở thực hành ở Hiệp Hòa (Biên Hòa). Tháng 10/1967, GS Bộ Trưởng Tôn Thát Trình đặt tên giống lúa mới IR8 là Thần Nông 8. Với chức vụ Quản Đốc cho môt trung tâm huấn luyện mới thành lập, phải mất 3 tháng tôi mới mở được khóa huấn luyện đầu tiên giảng day canh tác lúa Thần Nông cho 30 vị Trưởng Ngành Túc Mể và Khuyến Nông trên toàn quốc. Cũng trong thời gian này, tôi được hân hạnh hướng dẩn vị nguyên thủ quốc gia (Tổng Thống) cấy lúa Thần Nông 8 trong một lể Hạ Điền (26/3/1968) tại nông xã kiểu mẩu Phước Thới, Long Xuyên. Nhờ công lao phát huy tiềm năng của lúa Thần Nông 8 tại trường NLS Cần Thơ, và huấn luyện chuyên viên ngành Túc Mể và Khuyến Nông của Bộ Canh Nông về kỹ thuật canh tác mới cho lúa Thần Nông, trước khi trở lại Viện Đại Học Cần Thơ, tôi được tưởng thưởng một Nông Nghiệp Bội Tinh. Có lẻ tôi là người trẻ nhất (lúc đó mới 27 tuổi) mà không phải nhân viên của Bộ Canh Nông lại được cái vinh dự này.
Hướng dẫn Tổng Thống cấy lúa Thần Nông 8 tại Long Xuyên
Tóm lại, chính nhờ mảnh đất của Trường NLS Cần Thơ, nhờ bàn tay lao động của các em học viên NLS, sư tận tụy của cô Trần Thị Thinh và anh lao công Trần Nhật Tân, sự yểm trợ nhanh chóng và hửu hiệu của anh Phạm Văn Kim và cụ Giám Đốc Phan Lương Báu, lòng ưu ái và khuyến khích của GS Viện Trưởng Phạm Hoàng Hộ và GS Tôn Thất Trình làm bực thang căn bản, vửng chắc, để từ đó tôi tiến lên sự nghiệp tốt đẹp hơn.
Tôi vô vàn ghi ơn các em học sinh NLS và các vị kể trên đã giúp tôi thành công trong thí nghiệm này.
Reading, 26/9/2008
Trần Đăng Hồng
Bài này viết theo yêu cầu của Ban Biên Tập Đặc San "Trường Cũ Tình Xưa" của lớp CT 1970-1973, NLS Cần Thơ.
|
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693735 visitors (2231851 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|