5/12/2013
I. Về vệ sinh an tòan thực phẩm
1. Mục tiêu
Vệ sinh thú y và an tòan vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi bò thịt phải đảm bảo các mục tiêu sau :
1.1 Đối với đàn bò
Khống chế không để các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong đàn bò như: bệnh Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm phổi ở bê, đặc biệt là từ một số bệnh từ bò lây sang người như bệnh: xóan trùng Lepto, bệnh nhiệt thán, bệnh thương hàn …
Hạn chế tỷ lệ nhiễm ở mức thấp nhất các bệnh ký sinh trùng gây hại cho bò như: bệnh tiên mao trùng, bệnh giun đũa bê, nghé, bệnh lê dạng trùng, bệnh do ve và rận ký sinh, đặc biệt là các bệnh có thể từ bò lây sang người như bệnh sán lá gan, bệnh bò gạo.
Không có các hormon sinh trưởng (thyroid, ebutanol…) và các độc chất (kim lọai nặng, độc tố nấm…) trong thức ăn chăn nuôi bò.
1.2 Đối với sản phẩm từ bò
Không có các vi sinh vật gây bệnh cho bò và người trong thịt bò và các sản phẩm từ bò như: virus Lở mồm long móng, vi khuẩn và nha bào nhiệt thán, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn tụ huyết trùng … và vi khuẩn E.Coli có ở mức cho phép.
Không có ký sinh trùng và ấu trùng ký sinh trùng gây bệnh trong thịt, phủ tạng và sản phẩm từ bò như: sán lá gan và ấu trùng, giun đũa, bò gạo …
Không có dư lựong và có ở dưới mức cho phép các lọai hormon sinh trưởng, độc tố nấm (aflatoxin), kim lọai nặng trong thịt bò vá các sản phẩm từ bò.
2. Các biện pháp kỹ thuật
Để đảm bảo được các mục tiêu cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sau đây trong chăn nuôi bò và giết mổ, chế biến, sử dụng thịt bò và các sản phẩm từ bò.
- Đảm bảo giống bò an tòan dịch bệnh có kiểm dịch, chỉ mua bò giống về chăn nuôi từ các cơ sở chăn nuôi và các địa phương không có lưu hành các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho bò và có thể lây truyền từ bò sang người; xuất nhập bò đều có sự kiểm dịch của cơ quan thú y, bò mới mua về phải nhốt cách ly 2-3 tuần, không có triệu chứng bệnh mới cho nhập đàn.
- Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi.
Xây dựng chuồng và khu chăn nuôi bò phải cách ly với nhà ở của người, chuồng trại phải đảm bảo xây dựng theo quy định của Cục Chăn nuôi, giữ khô sạch, thóang mát về mùa hè và kín ấm về mùa đông, sử dụng một trong các thuốc sát trùng thông thường phun vào chuồng trại và khu chăn nuôi theo định kỳ 2 tuần/lần (iodin, Halamid, Cloramin T.B; nước vôi 10%, vôi bột…), ủ phân và rác thải từ chuồng trại để diệt mầm bệnh.
Thực hiện tiêm phòng vaccin phòng các bệnh truyền nhiễm cho bò theo quy định và theo định kỳ:
+ Vaccin Lở mồm long móng: tiêm 6 tháng/lần.
+ Vaccin Tụ huyết trùng tiêm 6 tháng/lần.
+ Vaccin Lepto tiêm 6 tháng/lần.
+ Vaccin Nhiệt thán tiêm 12 tháng/lần.
Ở các vùng dịch tể (có các ổ dịch củ) cần tiêm đủ các lọai vaccin với tỷ lệ cao (90-95% đàn bò).
Thực hiện điều trị hoặc tẩy dự phòng cáv bệnh ký sinh trùng chủ yếu gây hại như: bệnh tiên mao trùng, bệnh sán lá gan, bệnh giun đũa bê, nghé theo định kỳ 4-5 tháng/lần bằng các lọai thuốc đặc hiệu (Trypamidium, Handertyl B, Levamysol…); sử dụng các lọai thuốc ve,rận, ngọai ký sinh trùng phun định ký 2 lần/tuần cho đàn bàn bò bằng các lọai thuốc ít độc cho bò và có hiệu quả (Abuitox, Anmitaz, Han toxzoo…).
Thực hiện ủ phân và rác thải từ chuồng để diệt các mầm bệnh bằng nhiệt sinh học . Những cơ sở chăn nuôi có điều kiện thì cần làm bể biogas để xử lý phân và tận dụng khí gas.
Giải quyết tốt thức ăn cho bò: Dành đất trồng cỏ cho bò (100-250 m2/bò); quản lý và chăm sóc bãi chăn thả bò (xử lý cây cỏ độc, định kỳ bón phân đạm trong điều kiện có thể được); thu rơm, dự trữ rơm và cỏ khô trong vụ đông xuân để phòng chống đói rét cho bò; thức ăn tổng hợp hoặc thức ăn tinh bổ sung cho bò đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, các muối khóang và vitamin, đồng thời không bị mốc và còn hạn sử dụng.
Thực hiện chăm sóc tốt đàn bò, có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cho từng lọai bò, bò đực giống, bó cái sinh sản, bê non, bò vỗ béo theo quy định của Cục Chăn nuôi và Trung tâm khuyến nông quốc gia nhằm đảm bảo cho bò phát triển và tăng trọng nhanh,
Tăng cường công tác thú y bảo vệ đàn bò: phân công cán bộ thú y giám sát và quản lý sức khỏe đàn bò, phát hiện sớm, cách ly và điều trị kịp thời bò bệnh, xây dựng tủ thuốc thú y cho các trang trại và các địa phương để chủ động phòng trị bệnh cho đàn bò.
Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm dịch: khi xuất nhập bò cần phải báo cho cơ quan thú y đến kiểm dịch để không đưa mầm bệnh vào đàn bò và cũng không để mầm bệnh ra môi trường bên ngòai.
Khi có dịch truyền nhiễm xảy ra thì thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch cho đàn bò theo quy định của luật Thú y.
3 Đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm
- Khi giết bò thì phải giết mổ tại các lò mổ tập trung hoặc các cơ sở giết mổ đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y theo quy định của luật Thú y.
- Chỉ giết mổ bò khỏe mạnh, không có biểu hiện lâm sáng của các bệnh truyền nhiễm ( nhiệt thán, Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng…).
- Xử lý chất thải sau khi giết mổ bằng biện pháp sát trùng.
- Thịt bò và các sản phẩm từ bò trước khi bán ra thị trường nhất thiết phải qua công tác kiểm sóat giết mổ của cơ quan thú y địa phương nhằm phát hiện, xử lý vá các sản phẩm từ bò có dấu hiệu các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng nguy hiểm (bệnh nhiệt thán, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, sán lá gan, bệnh bò gạo,,,),để đảm bảo không phát tán mầm bệnh cho đàn bò và sức khỏe của người tiêu dùng.
Tuyên truyền, vận động cho mọi người không sử dụng thịt bò và các sản phẩm từ bò chưa nấu chín để đảm bảo không lây nhiễm bệnh trong cộng đồng.
II. Quy trình phòng bệnh
Để đảm bảo sức khỏe cho đàn bò cần thực hiện quy trình phòng bệnh tổng hợp cho bò bao gồm các biện pháp kỹ thuật chủ yếu sau đây:
1.Khi nhập bò giống cần mua bỏ từ các cơ sở không có lưu hành các lọai dịch nguy hiểm trong cùng thời điểm. bò mua về phải nhốt cách ly theo dõi 2-3 tuần không có triệu chứng mới cho nhập đàn.
2. Thực hiện tiêm phòng các bệnh tuyền nhiễm nguy hiểm cho bò: vaccin lở mồm long móng, vaccin tụ huyết trùng, vaccin lepto theo định kỳ 6 tháng/lần, vaccin nhiệt thán nhược độc 12 tháng/lần. Nếu bò mới nhập về thì tổ chức tiêm phòng vaccin sau thời gian nuôi cách ly.
3. Tổ chức sử dụng thuốc đặc hiệu tiêm phòng hoặc cho uống phòng nhiễm môt số bệnh ký sinh trùng gây hại cho bò như: Tryparmidin- phòng nhiễm sán lá gan, Han Dertyl B phòng nhiễm sán lá gan theo định kỳ 6 tháng/lần, Levamysol hoặc Tetramysol phòng nhiễm giun đũa cho bê non theo định kỳ 4 tháng/lẩn.
4. Thực hiện tốt vệ sinh chuồng trại: xây dựng chuồng xa khu dân cư, đảm bảo luôn khô sạch, thóang mát mùau hè, kín ấm mùau đông, có thể chống rét cho bò khi nhiệt độ hạ thấp ( trên dưới 10oC); định kỳ sử dụng thuốc sát trùng 2 tuần/lần, khi có dịch phun thuốc sát trùng 1-2 lần/tuần.
Sử dụng một trong các lọai thuốc sát trùng thông thường sau: Han Iodin 10% (khi phun pha thành dung dịch với nước 1% ở chuồng không có bò và ở chuồng đang có bò với nồng độ 0,5%; Halamid 3%, Hantox 200pha thàng dung dịch 5%); nước vôi 10%, rắc vôi bột.
5. Thực hiên ủ phân bỏ và rác thải từ chuồng bò để diệt các lọai mầm bệnh trước khi bòn ruộng. Nơi có điều kiện làm bể biogas vừa để xử lý mầm bệnh, vừa để tận thu, sử dụng khí gas phục vụ chăn nuôi.
6. Giải quyết đũ thức ăn cho bò với đầy đủ chất dinh dưỡng. Trồng thức ăn xanh cho bò (cỏ voi, cỏ Goatemala, bắp …) với diện tích 150-200 m2/bò; quản lý tốt bãi chăn thả bò, bổ sung thức ăn hổn hợp hoặc thức ăn tinh vá các premix khóang và premix vitamin vào khẩu phần ăn theo lứa tuổi, dự trử đủ rơm, cỏ khô cho bò trong vụ đông xuân phòng tránh đói rét cho bò.
Thức ăn cho bò cũng phải đảm bảo sạch, không có hóa chất độc, không có các lọai hormon kích thích sinh trưởng và không có độc tố nấm mốc theo quy định chăn nuôi.
7. Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sạch; không bị ô nhiễm các chất độc (thuốc bảo vệ thực vật, độc tố nấm, muối nitrat và nitrit), đồng thời cũng không bị nhiễm các vi sinh vật có hại (vi khuẩn thương hàn) hoặc có số lượng dưới mức cho phép (vi khuẩn E.coli) trong nguồn nước cho bò. Khi có lũ lụt cần xử lý nước bằng Cloramin T.B (300g/m3 nước) để diệt vi sinh vật gây bệnh.
8. Nuôi dưỡng và chăm sóc bò theo lứa tuổi và theo mục đích sử dụng, đảm bảo nguồn thức ăn và nước sạch, phù hợp với sự phát triển của bò để bò có trọng lượng nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.
9. Tăng cường hệ thống thú y ở địa phương gồm tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thú y về phòng trị bệnh cho bò, cung cấp phương tiện và dụng cụ cho hệ thống thú y để có thể giám sát, phát hiện sớm bò bị bệnh và điều trị kịp thời, giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra ở bò ở mức thấp nhất.
10. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác kiểm dịch khi xuất, nhập bò với sự giám sát (cho phép) của cơ quan thú y có thẩm quyền để khống chế sự lây lan từ bên ngòai vào cơ sở chăn nuôi bò và ngược lại.