23/2/2014
Phần 1
Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định cầm roi đi quyền
( nói về 5 bậc anh thư: Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn,Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung và Hùynh Thị Cúc đội nữ binh Tây Sơn giỏi kiếm cung, côn quyền )
Công đâu công uổng công thừa,
Công đâu múc nước tưới dừa Tam Quan .
Tiếng ai than khóc nỉ non,
Là vợ chú lính trèo hòn Cù Mông .
Nước Ba Tơ chảy vô Bình Định
Nhắn bạn chung tình tránh nịnh, chớ theo.
( nói về sông An Lão bắt nguồn ở huyện Ba tơ , tỉnh Quảng Ngãi )
Anh về Đập Đá, Gò Găng
Để em kéo vải sáng trăng một mình
Tam Quan đất tốt trồng dừa
Nam thanh nữ tú cho vừa ý anh.
(Đập Đá là một thị trấn thuộc huyện An Nhơn, nón Gò Găng là nón đặc biệt Bình Định )
Thử mỡ đầu dài dòng phát triễn văn chương thi ca– va9n hóa, bằng những bóng giai nhân, ít ai nói đến, của nhà thơ Bình Định Hàn Mặc Tử , thơ trử tình nhất trong nhóm các nhà thơ trẻ Bình Định các năm 1928- 40 ( ? )
Hàn Măc Tử tên thật là Nguyễn trọng Trí , sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại Lệ Mỹ - Đồng Hới ,tỉnh Quảng Bình, học tiểu học ở Qui Nhơn, rồi học trường trung học Pellerin - Huế. Năm 1930 thôi học về lại Qui Nhơn và chết ngày 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương cùi - hủi Qui Hòa -Qui Nhơn . Năm 1932, làm sở Đạc Điền, mượn tòan sách về Baudelaire, Valérỵ Lamartine , Mallarmé, Le Breton, Gerard de Nerval và Jean Laforge, học xá Pháp Việt của Linh Mục Maheu giám đốc Bệnh Viện Qui Nhơn ,người đã khởi công xây dựng năm 1929 trại phong cùi Qui Hòa, hòan thành năm 1932. Mùa Thu năm 1935 , Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo, ban đầu giữ trang văn chương cho tờ Sài Gòn ,rồi viết cho tờ Công Luận và Tân Thời, Hàn Mặc Tử chuyễn từ địa hạt thơ Đường sang địa hạt thơ mới, sau môt năm trở về Qui Nhơn, gom góp cácbài thơ đã làm ở Sài Gòn cùng một số khác thành tập “ Gái Quê “ , xuất bản cuối năm 1936 . Thơ mới ra đời trước đó ít lâu , nhưng phải nói là nhờ các nhà thơ trẻ Bình Định , phong trào thơ mới được phát triễn mạnh; niêm luật khắc khe của thơ Đường luật đã tan vỡ , nhường chổ cho một cách diễn đạt trử tình , cuồng nhiệt và thành thực . Các nhà thơ trẻ Bình Định cần nhắc tới là Hàn Măc Tử , Chế Lan Viên, Yến Lan, Bích Khê và Quách Tấn một nhà thơ cổ điển, nhưng vẫn giữ mối liên lạc chặc chẻ với nhóm này . Thơ mới của Hàn Mặc Tử , mới ở tình tứ và hơi văn . Về hình thức, Tử bỏ sự đối cặp và hạn chế số câu văn của luật thơ Đường . Còn vẫn giữ nguyên thể thức và âm điệu,.
Theo Đổ như Điện ( Dòng Việt năm 2007, San Diego Mùa Đông 2005 ) , các nhà khảo cứu văn học viết về Hàn Mặc Tử thường nhắc tới 6 mối tình đầu trong đời thi nhân là Hòang Cúc, Mộng Cầm , Mai Đình, Ngọc Sương , Thanh Huy và Thương Thương. Nhưng Hàn còn có đến 3 bóng giai nhân nữa là Thu Hà, Thu Yến và Mỹ Thiện . Mối tình đầu cô tiểu thơ Huế Hòang thị Kim Cúc, với sáng tác bất hủ bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ. Mộng Cầm cháu gọi Bích Khê là cậu ruột, học y tá ở Mũi Né , tình đẹp như mộng khi hai người cùng sánh bước trên bải cát vào những đêm trăng lúc thì ở Mũi Né khi tại lầu Ông Hòang Phan Thiết , Hàn đọan giao với mọi bạn hửu khi mắc bệnh cùi . Ở bài Những Giót Lệ trong tập Đau Thương khi Mộng Cầm đi lấy chồng . Mai Đình nữ sĩ tên thật là LêThị Ngọc Mai, gốc tỉnh Thanh Hóa, nhưng theo cha vào Phan Thiết rồi dạy nữ công gia chánh Sài Gòn, yêu Hàn vô cùng sau khi đọc tập Gái Quê , viết bài Biết Anh tặng Hàn. Hàn Mặc Tử đã sáng tác hai bài thơ đáp lễ Mai Đình là Lưu Luyến và Thắm Thiết. Thương Thương, một cô nữ sinh trường Đồng Khánh con gái của cụ Thượng thơ Bộ Học Trần Thanh Đạt, các năm 1940 - 42 làm tuần vũ Phan Thiết - Bình Thuận, nguồn cảm hứng sáng tác Cẩm Châu Duyên và hai vỡ kiịch thơ Duyên Kỳ Ngộ và Quần Tiên Hội; Sau đây là 5 cô gái bạn thơ tình của nhà thi sĩ trử tình Bình Định còn ít người biết tới :
- Thu Hà trên chuyến đò ngang. Trên chuyến đò sớm về Gia Hội, Hàn nhìn lên, bắt gặp ánh mắt xinh đẹp của một thiếu nữ mặcáo tím than,. Sau này mới biết là Thu Hà , một cựu nữ tu dòng Kim Đôi . Hàn gửi gắm cảm xúc rên bài thơ “ Chuyến Đò Ngang” :
Chẳng hẹn ,hò sao gặp gỡ đây ?
Người thì như tỉnh, kẻ như say ,
Trong veo làn nước soi đôi mặt,
Xa tít quê nhà một trỏ tay.
Tâm sự mới trao, bờ đã đến
Nỗi niềm chưa cạn, khách về ngaỵ
Ba sinh duyên nợ âu là thế
Một chuyến đò đưa nghĩa một ngày.
Độ nữa năm sau, Hàn nhận một tấm ảnh bán thân và 4 câu thơ, 2 câu trích dẫn :
Ai về Gia Hội nghe gà gáy ,
Hãy sớm sang sông kẻo lỡ đò.
- Thu Yến, mối tình câm nín. Bà con xa với Hàn; về vai vế Hàn phải gọi Thu Yến là chị . Vì nhỏ tuổi hơn Trí, nên gọi Trí bằng anh. Nàng không nhận được tín hiệu nào từ Hàn, vốn dĩ nhút nhát, nên mối tình câm lặng lẽ ra đi . Tâm sự Hàn ghi lại tronhg bài thơ Buồn Thu :
Ấp úng không ra được nửa lời
Tình Thu bi thiết lắm Thu ơi!
Vội vàng cánh nhạn bay đi trớt
Hiu hắt hơi may thỏang lại rồi.
Nằm gắng đã không thành mộng được
Ngâm tràn cho đỡ chút buồn thôi,
N gàn trùng bóng liễu trong xanh ngắt,
Cảnh sắp về đông mắt lệ vơi.
- Ngọc Sương, người trong ảnh, chị của thi sĩ Bich Khê cùng nhóm thi sĩ trẻ Bình Định với Hàn. Ở tấm ảnh chụp chung với Bích Khê, hình Ngọc Sương đẹp lộng lẫy. Hàn bộc lộ. kín đáo ảnh sinh tình trong bài Người Ngọc:
Ta đề chữ Ngọc trên tàu chuối
Sương ở cung Thiềm gió chẳng thôi.
Tình ta khuấy mãi không thành klhối
Nư giận đôi phen cắn phải môi.
… A ha ! Ta vốn ngườii trong mộng
Hư thực như là một ý thơ,
Ta đi góp nhặt từng tia sáng
Và kết duyên tình để ước mơ ….
...
- Thanh Huy, bức thư xanh .. tên thật là Võ Thị Thu Huy, chị thứ hai của Võ Đình Cường có lúc làm Phó Viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, theo cha vào Phan Thiết . Bức thư yên ủi Thanh Huy gửi cho Hàn là động lực Hàn viết gửi lại Thanh Huy bài BứcThư Xanh.:
… Đây dòng chữ nữa hư và nữa thực
Lời nao nao như hàng lệ rưng rưng,
Tình đã húp, sao ý vẫn còn sưng ?
Sao giấy lại tháo mồ hôi ra thế ?
...Ta muốn nàng ngất lịm ở trong tay,
Để ta xé bức thư ra vạn mảnh .
Tung theo gió là trăng bay hồn lạnh,
Là nhạc say ngã ngớn giữa nguồn thương,
Là tình ta còn gì nữa vấn vương,
Tan thành bọt hư vô như khí hậu.
Thanh Huy hỡi, nàng chưa là châu báu,
Cớ làm sao phước lộc chảy ra thơ?
Duyên làm sao cho Trí đến dại khờ
Mắt mờ lệ ở sau hàng chữ gấm.
… A! Thanh Huy! Thanh Huy! Thanh Huy !
Ta cắp nàng bay cao hơn tiếng nhạc,
Cho nàng hớp đầy môi hương khóai lạc,
Cho hồn nàng đính chặc với hồn ta
Tình đôi ta muôn kiếp gỡ không ra.
Chính bài này làm cho Thanh Huy hỏang sợ và không còn liên lạc với Hàn nữa.
- Mỹ Thiện , cô gái đồng trinh. Tên thật là Cung Thị Mỹ Thiện, một cô gái Huế con một ông giáo vào Qui Nhơn dạy học. Mỹ Thiện là một cây đàn tỳ bà lỗi lạc, lại giỏi đàn đủ năm cây : tranh, tỳ ,nhị, nguyệt, bầu. Hàn tả nàng trong bài Đàn Ngọc :
… Và đôi mắt ai rười rượi buồn,
Ngón tay trên phím nhẹ sầu buông,
Trễ tràng mái tóc gây thương nhớ,
Chỉ bấy nhiêu thôi đủ vấn vương .
Khi nghe Mỹ Thiện quyên sinh từ giả cuộc đời, Hàn cảm thương cho người con gái tài hoa bạc mệnh, gửi gắm tâm sự vào bài thơ Cô Gái Đồng Trinh :
… Đêm qua trăng vướng trên cành trúc,
Cô làng giềng bên chết thật rồi .
Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mãi
Chưa hề âu yếm ở trên môi .
Xác cô thơm qúa, thơm hơn ngọc,
Cả một mùa xuân đã hiện hình
Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi
Chết rồi - xiêm áo trắng như tinh ….
Còn tiếp