.
  Họp mặt 40 năm...P23
 
23/9/2013


 

Về thăm trường củ (P23)

Kỹ Sư Mong Phước Minh

Kính thưa quí Thầy và các bạn,

Trước khi tường thuật tiếp phần còn lại của ngày họp mặt, tôi tìm gặp 2 thông tin thú vị liên quan tới Thầy Trương, có thể quí vị cũng sẽ thích khi đọc được những thông tin này. Nên tôi xin phép phần 23 này dành cho 2 bài đó.

Bài 1.

 

APPLICATION OF THE VETIVER SYSTEM FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION AND EROSION CONTROL IN THE MEKONG DELTA AND VIET NAM

(Tom Tac Trinh Bay tai Buoi Hop Mat cua Hoi Ai Huu Can Tho va Phan Thanh Gian - Doan Thi Diem tai Sydney ngay 18 April 2010)

Nguyn Viết Trương, Brisbane, Queensland

 GIỚI THIỆU

Băng cỏ Vetiver (Vetiver System - VS) do Ngân hàng Thế giới triển khai lần đầu tiên từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước tại Ấn Độ nhằm giữ đất và nước bằng cách sử dụng cỏ Vetiver (tên khoa học là Chrysopogon zizanioides L.). Những ứng dụng này hiện nay vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, một loạt kết quả nghiên cứu - phát triển trong hơn 20 năm qua đã chứng minh thêm rằng, do những đặc điểm độc đáo của cây cỏ Vetiver, băng cỏ Vetiver ngày nay còn có thể sử dụng như một biện pháp kỹ thuật - sinh học (bio-engineering) nhằm ổn định đất ở các sườn dốc, mái dốc, xử lý nước thải, xử lý những vùng đất ô nhiễm và cải thiện môi trường v.v.

Băng cỏ Vetiver là biện pháp sử dụng thực vật rất đơn giản, dễ làm, rất thân thiện với môi trường, không tốn kém, ít tốn công duy tu bảo dưỡng nhưng lại rất hiệu quả trong việc giữ đất, giữ nước, hạn chế rửa trôi, xói mòn, ổn định, phục hồi và cải thiện chất lượng đất. Cỏ Vetiver được trồng theo hàng, tạo thành những bờ rào kín làm chậm tốc độ nước chảy, phân tán rộng nước mặt chảy tràn, hạn chế rửa trôi, xói mòn, giữ ẩm cho đất và tích tụ đất cũng như phân bón, thuốc trừ sâu vào những chỗ nhất định. Do những tính chất độc đáo về hình thái và sinh lý như sẽ trình bày dưới đây, các băng cỏ này tốt hơn hẳn các loại bờ rào bằng chất liệu khác đã từng được nghiên cứu, thử nghiệm.

Ngoài ra, cỏ Vetiver còn có bộ rễ rất phát triển, ăn sâu và gắn kết chặt với đất, khiến đất khó bị rã, ngay cả khi chịu tác động của dòng nước chảy xiết. Bộ rễ ăn sâu và phát triển rất nhanh của cỏ Vetiver còn giúp nó chịu hạn rất tốt và giữ cho những sườn đất dốc đỡ bị sạt lở.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CỎ VETIVER

  • Cỏ Vetiver không có thân ngầm, nhưng bộ rễ đồ sộ của nó phát triển rất nhanh, trong những điều kiện thích hợp thì ngay trong năm đầu tiên rễ đã có thể ăn sâu tới 3 - 4m. Nhờ đó, nó có khả năng chịu hạn đặc biệt và giúp hạn chế xói mòn đất ngay cả khi có dòng nước xiết chảy qua.
  • Phần thân trên mặt đất của cỏ Vetiver mọc thẳng đứng và rất cứng, chắc. Khi được trồng đủ dày, cỏ sẽ mọc sát với nhau tạo thành một hàng rào kín, giúp nó chịu được dòng nước chảy xiết, hạn chế xói mòn đất và phân tán nước mặt chảy tràn rất hiệu quả ,
  • Sức chống chịu sâu bệnh cao.
  • Cỏ Vetiver chịu được những biến đổi lớn về khí hậu như hạn hán, ngập úng và khoảng dao động nhiệt độ rất rộng, từ -22oC đến 55oC.
  • Cỏ Vetiver có thể thích nghi được với rất nhiều loại đất có độ pH dao động từ 3,3 đến 12,5 mà không cần đến biện pháp cải tạo đất nào
  • Cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ rất cao các chất hòa tan trong nước như Nitơ (N), Phốtpho (P) và các nguyên tố kim loại nặng có trong nước bị ô nhiễm.
  • Cỏ Vetiver có khả năng chống chịu rất cao đối với các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ v.v.
  • Cỏ Vetiver có thể mọc tốt trên nhiều loại đất chua phèn, đất kiềm, đất mặn và đất chứa nhiều Na, Mg, Al, Mn hoặc các kim loại nặng như As, Cd, Cr, Ni, Pb, Hg, Se và Zn

 

The following series of slides will illustrate the effectiveness of VS when applied properly.

 

TRỒNG CỎ VETIVER XỬ LÝ Ô NHIỄM ĐẤT, NƯỚC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

·         Đồng Bằng Sông Cửu Long

o     Nhà  máy chế biến hải sản Cantho: Đại học Cantho đã tiến hành một số thử nghiệm tại một nhà máy chế biến hải sản để xác định thời gian cần thiết giữ nước thải ở đồng cỏ Vetiver nhằm tiêu giảm nitrát và phốt phát xuống tới nồng độ dưới tiêu chuẩn cho phép. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng giảm 80% sau 48 giờ và 82% sau 72 giờ. Sau những thử nghiệm này, cỏ Vetiver đã được trồng đại trà ở nhiều đầm hồ thủy sản để bảo vệ bờ, làm sạch nước và xử lý nước thải.

·         Miền Trung.

o                    Bãi rác Khánh Sơn (Đà Nẵng): Trong đề tài "Nghiên cứu khả năng hấp thụ một số kim loại nặng trong đất của cỏ Vetiver và đánh giá hiệu quả cải tạo đất ô nhiễm" trường Đại học Da Nang, ket luan rang: Hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của việc trồng cỏ Vetiver tại các vùng đất ô nhiễm kim loai nang là rất cao. Nghiên cứu trường hợp tại bãi rác Khánh Sơn (Đà Nẵng) cho thấy, phương án sử dụng cỏ Vetiver để phục hồi môi trường có thể tiết kiệm chi phí đầu tư so với các phương án khác được đề nghị từ 10 – 26 lần; lợi ích kinh tế hàng năm thu được lên đến 5 tỷ đồng.

·         Miền Bắc

o                    Xử lý nước thải xí nghiệp: Nước thải từ một xí nghiệp sản xuất giấy ở Bắc Ninh và từ nhà máy phân đạm Hà Bắc (Bắc Giang) đã được xử lý thử nghiệm bằng cỏ Vetiver. Hai tháng sau khi trồng, cỏ ở Bắc Ninh đã mọc tốt trừ phần rìa tiếp xúc trực tiếp với nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm quá cao. Trong khi đó, cỏ Vetiver trồng ven bờ và thủy canh trong các hồ môi trường ở Bắc Giang đã mọc rất tốt trong điều kiện đất bán ngập nước. Lãnh đạo nhà máy rất hài lòng và đang có kế hoạch trồng đại trà ra các khu vực khác trong quá trình mở rộng sản xuất của họ.

TRỒNG CỎ VETIVER GIẢM NHẸ THIÊN TAI, BẢO VỆ CƠ SỞ HẠ TẦNG

Nhiều kết quả nghiên cứu-triển khai đã cho thấy băng cỏ Vetiver là một biện pháp kỹ thuật-sinh học rất hiệu quả, rất nhiều ưu điểm và rất ít nhược điểm và hơn nữa lại rất kinh tế trong việc ổn định mái dốc, giảm nhẹ trượt lở, xói lở bờ sông, bờ biển, bảo vệ công trình v.v. Trên thế giới đã có hon 100 nước sử dụng băng cỏ Vetiver. Thực tế mấy năm qua ở Việt Nam cũng cho thấy, băng cỏ Vetiver đã và đang được ứng dụng rất nhanh, rất rộng rãi, và thực sự rất có hiệu quả trong những lĩnh vực nêu trên. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, để thực sự phát huy được tác dụng, cần đáp ứng một số yêu cầu tối quan trọng về giống, thiết kế cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc phù hợp

·         Dồng Bằng Sông Cửu Long

o                    Giảm nhẹ xói lở bờ sông và bảo vệ đê, kè kênh rạch: Trường Đại học Tổng hợp Cần Thơ đã chng minh trồng cỏ Vetiver giảm nhẹ xói lở bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long. Mùa nước ở đây kéo dài tới 3-5 tháng, dòng chảy rất mạnh, chênh lệch mực nước so với mùa khô tới 4-5m. Bờ sông, bờ kênh mương được cấu tạo bởi đất bùn sét phù sa, rất dễ bị rửa trôi, xói lở. Ngoài ra, phương tiện giao thông chủ yếu trong vùng là ghe máy, thuyền máy công suất lớn, liên tục tạo sóng làm trầm trọng thêm tai biến xói lở. Mặc dù vậy, cỏ Vetiver vẫn mọc tốt, giảm nhẹ xói lở, bảo vệ bờ sông, bờ kênh mương  

o          Bảo vệ đê, kè  các cụm dân cư vượt lũ:

 Các tỉnh An Giang và Tiền Giang của đồng bằng sông Cửu Long hàng năm thường bị lũ lớn, kéo dài tới 3-4 tháng và ngập sâu tới 6-8m. Nhà cửa của người dân địa phương nếu không được xây trên những khu vực có đê bảo vệ sẽ bị ngập. Vì vậy, người dân thường không thể xây nhà kiên cố và họ phải dựng lại hàng năm sau mỗi mùa lũ. Do vậy, vấn đề an cư để sinh sống lâu dài trở nên rất bức thiết. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương đề ra giải pháp xây dựng các cụm dân cư vượt lũ, bằng cách chọn những khu đất cao và lấy đất xung quanh để tôn cao thêm vượt trên mực nước lũ trung bình hàng năm. Tuy nhiên bờ các cụm dân cư này thường bị xói lở dưới tác động của dòng chảy lũ và sóng và do vậy cần được bảo vệ. Biện pháp trồng cỏ Vetiver tỏ ra rất có hiệu quả, chưa kể về mùa khô nó còn rất có tác dụng trong việc xử lý nước thải sinh hoạt từ các cụm dân cư. Trên cơ sở những kết quả đó, tỉnh An Giang đã triển khai một kế hoạch trồng cỏ Vetiver quy mô rất lớn. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch toàn tỉnh dài tổng cộng tới 4.932km, hệ thống đê bao dài tới 4.600km, bảo vệ cho 209.957ha ruộng.

Tới nay, theo TS. Lê Việt Dũng ở Đại học Cần Thơ, cỏ Vetiver đã được sử dụng ở 12/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

·         Miền Trung

o           Bảo vệ đê, kè, giảm nhẹ xói lở bờ sông: Cỏ Vetiver đã được trồng nhằm giảm nhẹ xói lở bờ sông, bảo vệ các đầm tôm và bảo vệ nền đường ở Thành phố Đà Nẵng.  Trong một dự án giảm nhẹ thiên tai khác ở tỉnh Quảng Ngãi do Chính phủ Uc (AusAid) tài trợ đã trồng cỏ Vetiver ở 4 địa điểm thử nghiệm - bảo vệ đê sông, đê ngăn mặn và kênh thủy lợi. Mặc dù trồng vào giữa mùa khô, phải tưới nước hàng ngày nhưng cỏ Vetiver đã mọc tốt ở cả 4 địa điểm, và đã chịu đựng tốt mùa lũ cùng năm. Sau thành công của những thử nghiệm trên, Dự án đã quyết định trồng đại trà cỏ Vetiver kết hợp với kè lát đá trên nhiều đoạn đê khác ở 3 huyện. Đồng thời, cỏ Vetiver cũng được phổ biến rộng rãi tới người dân địa phương để họ tự áp dụng bảo vệ chính mảnh đất của mình

·         Miền Bắc

o                    Bảo vệ đê biển: Năm 2004, Hội Chữ Thập Đỏ Đan Mạch đã tài trợ một dự án trồng cỏ Vetiver thử nghiệm bảo vệ đê biển ở Hải Hậu (Nam Định). Các cán bộ Dự án đã hết sức ngạc nhiên nhận thấy rằng, cỏ Vetiver đã được trồng để bảo vệ một số đoạn mái trong đê biển ở đây từ 1-2 năm trước mặc dù thiết kế và kỹ thuật trồng chưa đúng nhưng cỏ Vetiver cũng đã giúp giảm nhẹ xói lở đê và được người dân địa phương hoàn toàn tin tưởng. Hiệu quả của biện pháp này càng được khẳng định sau khi cơn bão số 7 tháng 9/2005 phá vỡ một số đoạn đê biển được kè lát mái rất kiên cố trong vùng .

BẢO VỆ TALUY ĐƯỜNG, GIẢM NHẸ TRƯƠT LĐƯỜNG GIAO THÔNG

Sau những thử nghiệm thành công của Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Thiên Sinh dọc một số đoạn đường Tây Nguyên, năm 2002 Bộ Giao thông Vận tải đã ra một quyết định rất sáng suốt và táo bạo là trồng cỏ Vetiver đại trà để bảo vệ taluy đường Hồ Chí Minh, suốt từ địa phận tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Ca Mau. Ngoài ra, cỏ Vetiver cũng được trồng ở nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ khác như ở Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa v.v

Dự án trồng cỏ Vetiver bảo vệ taluy đường Hồ Chí Minh (theo dự kiến dài tổng cộng trên 3.000km) có lẽ là một trong những dự án ứng dụng cỏ Vetiver quy mô nhất trên toàn thế giới, với những biến động cực kỳ đa dạng về điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng v.v. Kết quả ứng dụng đại trà cỏ Vetiver bảo vệ taluy đường giao thông đã mang lại nhiều kết quả to lớn.

Tóm lại, nhiều kết quả nghiên cứu-triển khai đã cho thấy băng cỏ Vetiver là một biện pháp kỹ thuật-sinh học rất hiệu quả, rất nhiều ưu điểm và rất ít nhược điểm và hơn nữa lại rất kinh tế trong việc ổn định mái dốc, giảm nhẹ trượt lở, xói lở bờ sông, bờ biển, bảo vệ công trình v.v. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cỏ Vetiver góp phần đáng kể bảo vệ môi trường dọc các tuyến đường giao thông.

 

 

Bài 2.

 

Tiến sĩ "cỏ" Nguyễn Viết Trương

Một trong những nhà khoa học VN đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi sinh ở Úc cũng như tại nhiều quốc gia khác là GS-TS Nguyễn Viết Trương.

GS chính là người đã dày công nghiên cứu những đặc tính của giống cỏ vetiver để sử dụng vào việc chống xâm thực và ô nhiễm.

GS Nguyễn Viết Trương du học Úc vào cuối năm 1959, tại ĐH Queensland. Năm 1968 ông đậu bằng Tiến sĩ nông học. Sau đó, TS Trương về nước, làm Khoa trưởng Khoa Nông nghiệp ĐH Cần Thơ. Sau năm 1975, ông trở lại Úc, giảng dạy tại ĐH Queensland

GS-TS Nguyễn Viết Trương

GS-TS Nguyễn Viết Trương từng được Liên Hiệp Quốc tặng thưởng về công trình nghiên cứu chống xói mòn đất đai, được ghi danh trong cuốn "Danh Nhân Đông Nam Á", từng phụ trách chương trình ứng dụng thực vật để chống xói mòn đất đai cho tiểu bang Queensland. Ông từng là đại diện của Queensland trong Hội đồng Quốc gia Úc về nghiên cứu triển khai các phương thức tái tạo cây cỏ trong vùng đất mặn.

Năm 1989, GS Nguyễn Viết Trương bắt tay vào công trình nghiên cứu cỏ vetiver. Theo GS, thì vetiver là một loại cỏ đa năng đa dụng đáng được khai thác mặc dù nó không phải là giống cỏ bản xứ của Úc. Hiện nay, GS Trương đã trở thành một chuyên gia quốc tế lỗi lạc về ứng dụng cỏ vetiver để chống xâm thực và ô nhiễm trên thế giới.

 

 

Cỏ vetiver thuộc họ Graminaea, tên khoa học Vetiveria zizanioides L.. Loài cỏ này trong những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ vì lợi ích to lớn của chúng là chống xói mòn do bộ rễ phát triển mạnh, thành chùm đan xen trong đất và có thể chịu được lực bằng 1/6 lần so với chịu lực của bê-tông (75 Mpa) (Mekonnen, 2000).

Hơn nữa, bộ rễ của loài cỏ này ăn sâu trong đất, 3 mét sâu trong một năm đầu. Do đó, trồng loài cỏ này được xem như xây dựng một hàng rào bê tông sinh học chống lại xói mòn và bảo vệ đất đai.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, dựa vào đặc tính thực vật, có thể sử dụng cỏ vetiver vào việc phòng chống sạt lở bờ sông, đê điều...

Theo Vietnam Vetiver Network

 

GS Nguyễn Viết Trương đã từng tư vấn cho châu Phi, Nam châu Âu, châu Mỹ, châu Á. Ngân hàng Thế Giới và tổ chức USAID của Hoa Kỳ cũng đề nghị ông sang châu Phi cố vấn cho chương trình trồng cỏ vetiver để lọc nước.

Từ năm 1989, GS Trương bắt đầu thử nghiệm cỏ vetiver cùng với một số loại cỏ khác. Trong hai năm nghiên cứu, ông thấy vetiver có những đặc tính mà cây cỏ bản xứ không có. Cỏ này có đặc điểm bộ rễ có khả năng hấp thụ cao các chất thải rắn, kim loại...

Hơn một năm, rễ của cây cỏ này có thể mọc dài 3m - 3,5m. Trong 3, 4 năm, rễ vetiver có thể đâm sâu đến 5m. Với đặc tính "bám đất" đó, rễ vetiver sẽ giúp đất không bị xói mòn. Cỏ vetiver có thể mọc trên hầu hết loại đất: đất sét, đất cát, đất phèn... Nếu trồng cỏ vetiver dọc theo bờ sông, nước lũ sẽ không thể cuốn trôi bờ đất được!

Ở Việt Nam, cỏ vetiver đang mở ra một triển vọng mới trong việc xử lý những vùng đất còn nhiễm chất độc hóa học dioxin tại nước ta. GS Nguyễn Viết Trương cũng đã từng về VN để tư vấn cho những dự án trồng cỏ vetiver tại một số khu vực ở trong nước.

GS Nguyễn Viết Trương cho biết: "Qua chương trình hợp tác quốc tế của Ngân hàng Thế giới, và một cơ quan phi chính phủ NGO, tôi có xin được một ngân khoản nho nhỏ. Tôi về đề nghị hợp tác với ĐH Cần Thơ để thực hiện chương trình trồng cỏ vetiver. Dự án này đã được xúc tiến hơn 3 năm nay, và kết quả rất là tốt".

Một ứng dụng hữu hiệu khác là cỏ vetiver có công dụng bảo vệ kênh rạch và những bờ đê chống lũ dọc theo bờ đê An Giang. Hàng năm, lũ lụt thường làm lở đê ở An Giang, mà việc duy tu đê chống lũ lại rất tốn kém, nhờ trồng cỏ vetiver, An Giang đã tiết kiệm được khá nhiều tiền của trong việc bảo vệ đê điều.

Theo GS Nguyễn Viết Trương thì ông vừa nhận được tài liệu cho thấy, tại tỉnh An Giang, có một bờ đê dài 13,5 km. Năm nào con đê này cũng bị lở vì nước lũ. Năm ngoái, các kỹ sư trong vùng đã thử dùng vải ni-lông bọc bờ đê, nhưng nước lũ đã xé rách lớp ny-lông, bờ đê vẫn bị xói mòn.

Trong khi đó, họ thử trồng cỏ vetiver dọc theo một bờ đê khác. và bờ đê trồng cỏ vetiver đã không bị hề hấn gì. Thêm nữa, phương pháp bọc đê bằng ny-lông tốn kém tới 170.000 USD trong khi áp dụng phương pháp trồng cỏ vetiver thì chỉ mất có vài ngàn USD mà sẽ mang lại kết quả cho nhiều năm sau chứ không phải chỉ có một mùa lũ!

Thời gian qua, cùng với đoàn chuyên gia môi trường trong nước, GS Nguyễn Viết Trương - phụ trách mạng lưới cỏ vitiver khu vực châu Á - Thái Bình Dương và bà Elisabeth Caroline Maria Pinners, chuyên gia tư vấn nông nghiệp, Tổ chức VECO (Vương quốc Bỉ) đã phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường Thừa Thiên-Huế và UBND huyện A Lưới đi khảo sát thực địa tại khu vực sân bay A Sò, xã Đông Sơn (huyện A Lưới), một khu vực bị nhiễm chất độc hóa học dioxin nặng nhất tại Thừa Thiên-Huế, để triển khai việc trồng thử nghiệm cỏ vetiver tại đây.

Cỏ vetiver được trồng thành công ở huyện Củ Chi, TP.HCM

 

 

Hiện cỏ vetiver cũng đang được Bộ Giao thông vận tải VN ứng dụng trồng để chống sạt lở đường Hồ Chí Minh và mới đây BQL dự án Sông Hương cũng đã trồng để chống xói lở bờ sông ở khu vực kè Xước Dũ, xã Hương Hồ, Huyện Hương Trà.

GS Nguyễn Viết Trương không chỉ hợp tác với ĐH Cần Thơ, hai năm qua, ông đã giữ vai trò tư vấn cho Ausaid, tức Cơ quan Viện trợ Hải ngoại của Úc, trong một dự án chống xói mòn do lũ lụt cũng như chống hiện tượng nước mặn xâm nhập nội đồng tại Quảng Ngãi. Ngoài ra, ông còn nỗ lực quảng bá phương pháp trồng cỏ vetiver để chống xâm thực tại một số nơi khác từ Bắc vào Nam VN.

GS Nguyễn Viết Trương cho biết, ông cũng cộng tác với ĐH Quốc gia TP.HCM tại Thủ Đức để trồng cỏ vetiver ngăn chặn xâm thực ở Trung Nguyên. Một chương trình khác là trồng cỏ vetiver chống nước lũ xói mòn trên những đồi cát ở Quảng Bình, Quảng Ngãi, Đà Nẵng... Đến nay, những dự án này đã đem lại kết quả rất tốt. Hiện ông đang xúc tiến một chương trình toàn quốc, từ Hà Nội, sông Hồng vào đến miền Nam.

Với chương trình trừ khử tạp chất trong nước thải thì GS Trương đã dùng cỏ vetiver để giúp đỡ những trại chăn nuôi heo ở Hố Nai, Đồng Nai. Trước đây, những trại chăn nuôi này xả nước thải thẳng xuống sông Sài Gòn.

GS đã khuyến cáo họ nên trồng cỏ vetiver chung quanh bờ hồ chứa nước thải, làm những chiếc bè trồng cỏ vetiver. Kết quả rất tốt, cỏ vetiver đã hút đi các tạp chất độc hại nhiễm trong nước, ngoài ra người ta còn có thể cắt cỏ vetiver cho heo ăn!

Gia súc có thể ăn cỏ vetiver!

 

Ước mơ của GS Nguyễn Viết Trương hiện nay là làm sao để có thể giúp đỡ tối đa cho các dân tộc kém may mắn trên thế giới. Tuy hiện nay ông đã nghỉ hưu, không còn làm việc cho chính phủ Úc, nhưng ông vẫn làm công việc tư vấn cho các công ty Úc và phần lớn công việc của GS đều ở ngoài nước Úc.

Trước thực trạng đời sống của người dân các nước nghèo kém may mắn, GS nói: "Tôi chỉ mong ước làm sao có thể giúp họ một cách hiệu quả nhờ phương pháp trồng cỏ vetiver. Tôi thấy, nếu những nước châm tiến có đầy đủ phương tiện và được hướng dẫn thì trồng cỏ vetiver có thể là giải pháp cho những nước ấy. Bởi vì trồng cỏ vetiver là một phương pháp hữu hiệu, rất rẻ, và có thể không cần hóa chất hay máy móc gì cả".

Theo Người Viễn Xứ

 

 (Xem tiếp Phần 24)

 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 643204 visitors (2138230 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free