.
  Địa chính trị dầu hỏa
 
9/4/2014


Cập nhật hiểu biết về  ngành năng lượng Hoa Kỳ,  phần nào liên quan đến ngành dầu - khí Việt Nam, Trung Quốc và thế giới:

 

Hậu quả  chánh trị địa lý của Cách Mạng đá phiến chứa dầu

 

G S Tôn thất Trình



 Vượt Nga về sản xuất năng lượng; vượt Saoudi Arabia về dầu lữa thô



            Chỉ mới cách đây 5 năm, nguồn cung cấp dầu lữa thế giới tuồng như đã đạt đỉnh, và khi  sản xuất khí dầu qui ước suy giảm ở Hoa Kỳ,  Hoa kỳ có vẽ như  trở thành phụ thuộc  nhập khẩu  khí dầu thiên nhiên tốn kém . Nhưng sau đó,  những tiên đóan này tỏ ra  sai lầm ngọan mục. Sản xuất năng lượng tòan cầu  đã bắt đầu chuyễn ra khỏi   các nhà cung cấp  truyền thống ở Á Châu Âu Tây - Eurasia  và Trung Đông - Middle East ,  qua những quốc gia khai thác các tài nguyên  khí dầu và dầu lữa  không qui ước khắp thế giới, từ Úc Châu, Brasil,  Phi Châu và Địa Trung Hải đến vùng cát dầu - oil sands  bang Alberta - Canada. Tuy nhiên, cuộc cách mạng lớn nhất đã xảy ra ở Hoa Kỳ, nơi  các nhà sản xuất đã lợi dụng  hai kỷ thuật mới mẽ  có cơ sống còn được,  mở khóa cho tài nguyên trước đây tưởng là không thương mãi hóa được: đào mỏ giếng dầu ngang , gíup các giếng đào  xuyên vào đến những lớp diệp thạch- shale   sâu thẳm dưới đất  và bẽ gảy chạy bằng sức nước - hydraulic fracturing, fracking, sử dụng châm tiêm một chất lỏng  cao áp, giải tỏa khí dầu và dầu lữa  từ các tầng đá - rock formation .Việt Nam đã bắt đầu định lượng  các cơ hội  khai thác các mỏ dầu diệp thạch - shale gas  nước nhà  sau khi các nghiên cứu cho thấy là trử lượng  bải methane  than đá - methane coal bed  không thương mãi hóa được,  nhưng còn quá sớm để dự tóan  khí dầu diệp thạch. Ngược lại Trung Quốc cho biết đã  khám phá ra nhiều khí dầu diệp thạch   vùng nham tướng  biển - marine facies  ở Phố (  Phúc )- Lâm( Linh,Lăng  ) ? - Fuling , các bải than đá methane ở  Nam Nghiêm Xuân ?-  South Yanchuan và đang đầu tư khai thác           

              Thành quả việc nâng lên dấu kiểm sản xuất năng lượng này ở Hoa Kỳ,  thật có nhiều bi kịch tính.  Giữa  các năm 2007 đến 2012,  sản xuất khí dầu lớp diệp thạch ở Hoa Kỳ  đã tăng thêm 50% mỗi năm và thành phần   tổng số khí dầu  Hoa Kỳ  nhảy vọt  từ 5%   lên đến 39% . Các trạm  ga cuối , trước đây  có mục đích đưa khí dầu thiên nhiên lõng - liquified natural gas (LNG ) ngọai quốc đến các người tiêu thụ Hoa Kỳ,  nay đã  tái dạng lại để xuất khẩu LNG Hoa Kỳ ra nước ngòai. Giữa các năm 2007 và 2012, fracking ( kỷ thuật bẻ gãy chạy hơi nước ) cũng làm tăng 18 lần sản xuất Hoa kỳ về  lọai gọi tên là  dầu nhẹ dính chặc - light tight oil, một lọai dầu lữa cao phẩm  chỉ tìm thấy ở diệp thạch  hay đá cát và chỉ có thể  khai thác bằng  kỷ thuật bẻ gãy chạy hơi nước - fracturing .  Phồn thịnh này  thành công đảo ngược lại suy giảm lâu ngày  của sản xuất dầu lữa thô Hoa Kỳ,  cũng đã tăng  thêm 50% từ năm 2008 đến năm 2013 . Nhờ các phát triễn này,  Hoa Kỳ  đang sắp sửa thành một siêu cường năng lượng.  Năm 2013, Hoa Kỳ  đã qua mặt Nga  thành nước  sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới và năm 2015  theo các dự tóan của  Cơ quan  Năng Lượng Quốc Tế - International  Agency , sẽ vượt Saudi Arabia - Xa U  Đi Ẩ Rập  thành quốc gia sản xuất  dầu thô hạng nhất thế giới.

               Nhiều người đã viết  về khám phá  các mỏ dầu lữa và dầu khí mới quanh thế giới, nhưng  các quốc gia khác khó lòng sao chép được dễ dàng thành công của Hoa Kỳ .  Cách mạng fracturing  đòi hỏi không những chỉ là địa chất thuận lợi, mà còn phải là  các nhà tài chánh chịu đựng được hiểm nguy, một chế độ quyền tư hửu - property rights  cho phép các chủ nhân  đất đai chiếm hửu tài nguyên dưới đất,  một mạng  lưới các nhà cung cấp dịch vụ, cống hiến  hạ tầng cơ sở và một cơ cấu công nghệ  có đặc điểm là gồm  hàng ngàn doanh nhân, hơn là chỉ  một công ty dầu quốc gia - quốc doanh .

                Cách mạng năng lượng Hoa Kỳ  không chỉ có  các hệ luận thương mãi.  Nó còn có nhiều hậu quả  địa lý chánh trị sâu rộng. Các bản đồ buôn bán năng lượng tổng quát đã được vẽ lại khi các nhập khẩu Hoa Kỳ  tiếp tục suy giảm  và các nhà xuất khẩu tìm thấy những  thị trường mới. Chẳng hạn, đa số  dầu lữa Tây Phi nay chảy qua  Á Châu hơn là đến Hoa Kỳ.  Và khi  sản xuất Hoa Kỳ tiếp tục tăng gia,  nó sẽ  áp lực kéo xuống  giá dầu lữa  và khí dầu, như vậy sẽ  làm giảm bớt đòn bẩy  chánh trị  mà vài nhà cung cấp  năng lượng  đã nắm vững nhiều chục năm.  Đa số các quốc gia sản xuất năng lượng mà nền kinh tế thiếu đa dạng, tỉ như  Nga và các vương quốc vùng Vịnh - Gulf monarchies,  sẽ mất mát nhiều, trong khi các quốc gia tiêu thụ dầu như Trung Quốc, Ấn Độ  và các quốc gia Á Châu  sẽ  thâu lợi thêm .

               Thế nhưng Hoa Kỳ  mới là kẻ hưởng lợi lớn nhất.  Kể từ năm 1971,  khi sản xuất dầu lữa  Hoa Kỳ đạt đỉnh, năng lượng  được giải thích  là một công nợ - cản trở chiến lược cho Hoa Kỳ, luôn luôn thèm khát  giá cả phải chăng cho nhiên liệu hóa thạch, đôi khi phải liên minh  lạc điệu  và đảm  trách  nhiều bổn phận  phức tạp ở ngòai nước. Những lý lẽ  này đã bị  lật ngược lại  và năng lượng mới mẽ đã mở khóa kín  cho nền kinh tế Hoa Kỳ, cho phép Hoa Kỳ thực thi một thế đòn bẩy mới quanh thế giới.

                            

                        Giá cả đứng đắn   



                Dù rằng tiên đóan  tương lai thị trường năng lượng tòan cầu luôn luôn khó khăn,  ảnh hưởng chánh cuộc cách mạng  năng lượng Bắc Mỹ  đã trở thành rỏ ràng: cung cấp năng lượng tòan cầu sẽ tiếp tục gia tăng  và đa dạng hóa. Thị trường dầu khí  đã là kẻ đầu tiên  cảm gíac ảnh hưởng. Trong quá khứ, giá cả khí dầu biến thiên mạnh mẽ suốt khắp ba thị trường rất khác biệt nhau  là Bắc Mỹ , Âu Châu  và Á Châu.  Chẳng hạn, năm 2012,  giá khí dầu  ở Hoa Kỳ là  3 $ đô la Mỹ cho  một triệu BTU trong khi dân Đức phải trả đến 11 $  và  dân Nhật  phải trả 17 $.

                   Nhưng khi Hoa Kỳ  sửa sọan tạo dựng và xuất khẩu những số lượng  LNG lớn hơn, các thị trường này sẽ hội nhập mỗi ngày mỗi tăng thêm. Nay các nhà đầu tư đã tìm kiếm  chánh phủ chấp thuận  cho hơn 20 dự án  xuất khẩu LNG ở  Hoa Kỳ. Tưởng cũng nên biết là năm 2014, Việt Nam  sắp cho đầu thầu xây dựng trạm ga cuối cùng - terminal nhập khẩu LNG đầu tiên  dung tích 1.0 triệu tấn một năm ( ở Thị Vãi , Vũng Tàu ?)   với hảng Tokyo Gas Company  )   và đã ký kết xong thỏa hiệp với công ty  Chevron Corporation  trị giá hơn 3.4 tỉ $ đô la Mỹ, phát triễn  các giếng  trường khí dầu  ngòai khơi Miền Nam Việt Nam. Như vậy, xuất khẩu LNG Hoa Kỳ sẽ tăng thêm nhiều dòng chảy  LNG đã xảy ra ở các nơi khác. Úc Châu  đang sắp qua mặt  Qatar  như thể là  nhà cung cấp  tòan cầu lớn nhất thế giới LNG. Vào năm 2020,  Hoa Kỳ và Canada cọng chung  có thể xuất khẩu  xấp xỉ dung lượng LNG hiện nay của Qatar.

               Dù cho hội nhập  các thị trường  Bắc Mỹ , Âu Châu, Á Châu  sẽ đòi hỏi nhiều năm  đầu tư hạ tầng cơ sở  và rồi thì  thành quả sẽ không thống nhất  như thể  thị trường  dầu lữa tòan cầu, tình trạng có tiền dễ dàng  tăng gia , sẽ  gíup hạ bớt áp lực giá cả  khí dầu ở Âu Châu và Á Châu  trong thập niên tới .                      

                  Hậu quả  địa lý chánh trị  có thể đầy bi kịch tính nhất cho  phồn tịnh bùng nổ năng lượng Bắc Mỹ  là sản xuất dầu lữa  tăng gia ở Hoa Kỳ và Canada   sẽ làm gián đọan  giá dầu lữa tòan cầu, có thể bớt đi  20 % hay  nhiều hơn nữa.  Ngày nay, giá dầu lữa được qui định  phần lớn bởi  Tổ chức các Quốc gia  Xuất khẩu Dầu lữa- OPEC,   điều hòa các mức  sản xuất của các quốc gia hội viên.  Khi xảy ra các gián đọan  bất ngờ, các quốc gia OPEC ( chánh là Saudi Arabia  ) cố gắng ổn định giá bằng cách gia tăng  sản xuất, làm giảm bớt  dung lượng sản xuất dự phòng - tiết kiệm. Một khi dung lượng dự phòng  xuống thấp hơn  2 triệu thùng  một ngày,  thị trường trở nên hốt hỏang, và giá dầu có khuynh hướng gia tăng   mạnh. Khi thị trường thấy khả năng dự phòng lên trên khỏang 6 triệu thùng một ngày, giá cả có khuynh huớng trụt xuống. Trong 5 năm qua,  các hội viên OPEC đã cố tâm cân bằng yêu cầu  đổ đầy các tủ két  công cọng, với yêu cầu  cung cấp đủ  dầu cho nền kinh tế tòan cầu ầm ừ, và họ đã  giữ được giá dầu khỏang từ 90 $ đến 110 $ một thùng.      

                  Khi dòng chảy dầu lữa Bắc Mỹ  tràn đầy thêm thị trường Bắc Mỹ    , khả năng  OPEC kiểm sóat  giá cả sẽ bị thách thức. Theo các  dự liệu từ Cơ Quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ ,giữa các năm 2012 và  2020,  Hoa Kỳ sẽ sản xuất  hơn 3  triệu thùng  dầu  lữa mới và   các nhiên liệu lỏng khác mỗi ngày, phần lớn là  dầu nhẹ dính chặc .  Nhắc lại  năm 1987 Việt Nam chỉ mới  sản xuất tổng cọng   8000  thùng dầu một ngày , năm 2012   sản xuất lên đến 363 540 thùng (  và  347 060 thùng dầu thô ),  sản xuất  cao nhất  là 403 000 thùng năm 2004,  đứng hàng thứ 34  trên thế giới năm  2012 .Sản xuất cả thế giới  là 87 triệu thùng một ngày . Bồn Cửu Long là bồn dầu lữa chánh của Việt Nam . Như vậy từ 10 năm nay ,Việt  Nam trung bình sản xuất 12- 15 triệu tấn dầu một năm. Thành công khám phá  gần đây đã giúp  Việt Nam  tăng thêm  dự trữ chứng minh  dầu thô, tăng  đến 4.4 tỉ   thùng vào tháng giêng  năm 2013  từ 0.6 tỉ năm 2011.  Và còn có thể tăng thêm nữa,   vì biển Việt Nam tương đối chưa thám hiểm hết .  Việt Nam hiện nay đứng thứ 3 về  dự trữ dầu lữa  chứng minh ở Á Châu, sau  Trung Quốc và Ấn Độ.  Con số của Trung Quốc  Sinopec- China Petroleum & Chemical Corporation là 61,3 triệu tấn , ( tổng cọng là  427. 9 triệu thùng) năm 2012 và 63.3 triệu tấn ( 442,9 triệu thùng  ) năm 2013 , khỏang  5-6 lần hơn sản xuất Việt Nam .      

                 Những thể tích mới này cọng thêm những cung cấp đến từ Irắc -Iraq  và nhìều nơi khác , có thể  gây ra một cung cấp thừa mứa , có cơ  kéo giá cả xuống , đặc biệt khi  yêu cầu  dầu lữa tòan cầu teo lại  vì cải thiện hửu hiệu  hay tăng trưởng kinh tế  chậm đi . Trong trường hợp này, có thể OPEC  khó lòng  duy trì trật tự  trên các hội viên, mà rất ít  quốc gia muốn giảm bớt sản xuất dầu lữa đối diện các đòi hỏi xã hội  nẩy mầm và bất ổn chánh trị. Các giá thấp lâu bền có thể tạo ra thiếu hụt  lợi tức các quốc gia cần thu về để  tài trợ các chi tiêu .



                   Những kẻ thắng cuộc và những kẻ  thất bại



                   Nếu giá  dầu lữa trụt xuống và  duy trì mức thấp, mọi quốc gia trên thế giới trông cậy vào lợi tức hydrocarbon sẽ tự thấy nhiều căng thẳng .  Các quốc gia bị nhiều cấu véo  sẽ gồm có  Inđô nê xia và Việt Nam ở Á châu; Kazakhstan  và Nga ở Âu Á - Eurasia, Colombia , Mễ Tây Cơ và Venezuala ở  Châu Mỹ La Tinh ; Angola và Nigeria ở  Phi Châu, Iran , Iraq và Saudi Arabia  ở Trung Đông . Khả năng  các quốc gia này  chịu đựng các thụt lùi ngân sách  biến đổi  và tùy thuộc phần  lớn là giá cả thấp kém kéo dài bao lâu .  Ngay cả một hạ giá khiêm tốn,  thể tích và đa dạng cung cấp dầu lữa  cũng có thể  đem lại lợi nhuận cho các nhà tiêu thụ năng lượng khắp thế giới. Các quốc gia nào muốn sử dụng  nguồn cung cấp năng lượng nước nhà  cho các mục đích chánh sách, thường là những  phương cách đối nghịch  quyền lợi Hoa Kỳ, sẽ thấy ảnh hưởng mình bớt đi .

                  Trong số các chánh quyền bị đánh mạnh nhất,  Mạc tư Khoa - Moscow sẽ mất mát nhiều nhất .  Dù cho Nga  chứa đựng  những dự trữ dầu lữa  diệp thạch  lớn lao, Nga có thể khai thác ngày nào đó, cung cấp tòan cầu thay đổi sẽ làm cho Nga yếu đi trong thời gian ngắn hạn. Dòng khí dầu Bắc Mỹ đi vào  thị trường,  không trả lại tự do  đâu cho phần Âu Châu còn lại, rời khỏi ảnh hưởng Nga, vì lẽ   Nga vẫn còn là   nhà cung cấp   năng lượng  lớn nhất cho lục địa này. Thế nhưng các nhà cung cấp thêm vào  sẽ giúp các nhà tiêu thụ  Âu Châu làm đòn bẩy  họ có thể sử dụng  thương lượng tốt đẹp  hơn  với các nhà sản xuất Nga , như họ đã làm các năm 2010 và 2011.  Âu Châu  sẽ có  lợi nhuận  cao nhất khi có đổi thay, nếu Âu Châu hội nhập xa hơn nữa  thị trường khí dầu thiên nhiên  và xây đắp   nhiều trạm ga cuối cùng  nhập khẩu khí dầu. Những di động này  sẽ  tránh được các khủng hỏang  như đã xảy ra khi Nga cúp cung cấp khí dầu  cho Ukraine năm 2006 và 2009. Phát triễn các tài nguyên diệp thạch to lớn của chính Âu Châu càng giúp thêm nhiều hơn nữa .  

                Một giảm sút  giá dầu duy trì liên tục  có thể  làm bất ổn  hệ thống chánh trị Nga.  Ngay cả khi giá dầy hiện tại gần 100$ một thùng ,   Điện Cẩm Linh - Kremlin  đã lùi  lại các  mong đợi chánh thức tăng trưởng kinh tế hàng năm  trong thập niên tới  xuống khoảng 1.8 % và bắt đầu cắt giảm ngân sách. Nếu giá cả hạ xuống thêm nữa, Nga có thể đã chi tiêu hết ngân quỹ ổn định, buộc Nga phải giảm  thêm ngân sách. Ảnh hưởng của tổng thống Vladimir Putin  có thể giảm bớt,  tạo ra những cửa mở mới cho các chống đối chánh trị của ông ở quốc nội  và có thể làm cho Mạc Tư Khoa  có vẽ yếu đi ở ngọai quốc.

                Dù cho Tây Phương có thể hoan nghênh ý nghĩa là Nga ở tình thế căng thẳng này, một Nga yếu kém hơn  không đương nhiên có nghĩa là  Nga ít thách thức hơn. Mạc Tư Khoa đã cố gắng  bù chì mất mát ở Âu Châu bằng cách nhập  vào Á Châu mạnh mẽ hơn và vào thị trường LNG  tòan cầu. Và Nga  có mọi lý lẽ  chống lại  tích cực hơn  những cố gắng Âu Châu phát triễn tài nguyên của chính mình. Thật thế, báo chí truyền thông  quốc doanh Nga, công ty quốc doanh Gazprom  và chính ngay cả Putin  nữa,  đã  cảnh báo về những hiểm nguy môi sinh  của kỷ thuật  fracking ở Âu Châu, như báo The Guardian đã nói rỏ “ đó là một hiện tượng lạ lùng ở một quốc gia  thường không quan tâm đến các khía cạnh sinh thái, đặt chúng vào đáy lịch trình”.  Hầu làm chán nãn các đầu tư Âu châu  về hạ tầng cơ sở  cần thiết để nhập khẩu LNG , Nga có thể chiếm hửu trước  cống hiến các nhà tiêu thụ Âu châu  các thương thảo  khí dầu thuận lợi hơn , như đã làm với Ukraine  cuối năm 2013.  Bi kịch tính hơn nữa  là nếu như  giá  năng lượng thấp  phá hại ngầm Putin và  tăng sức các lực lượng quốc gia chủ nghĩa ở Nga, Nga có thể tìm cách bảo đảm ảnh hưởng trong vùng của mình theo những phương cách  trực tiếp hơn,  ngay cả dự  liệu dùng sức mạnh  quân sự.

                 Trong lúc đó, các nhà sản xuất năng lượng ở Trung Đông cũng sẽ mất ảnh hưởng.  Saudi Arabia  lâu ngày là nhà điều hòa dung lượng tiết kiệm dự phòng của OPEC và là một lảnh đạo Vùng, đáng cho chúng ta chú ý. Quốc gia này đang phải đối đầu  những khó khăn  thuế khóa. Saudi Arabia  đã phản ứng  về Mùa Xuân Ả Rập - Arab Spring bằng cách sinh cường chi tiêu công cọng ở nước nhà và cống hiến  viện trợ  kinh tế và an ninh hào phóng cho các chế độ   Sunni khác  trong vùng. Thành quả là kể từ năm 2008,  giá da6`u thuế khóa huề vốn  ( là các mức  cần thiết để bảo đảm các  cân bằng ngân ách mình ) của Saudi Arabia  nhảt vỏt  từ 40$ một thùng  đến 90 $  năm 2014, theo  Cơ quan Tiền tệ Quốc tế cho biết .  Cùng lúc, nhiều áp  lực đang đến  từ dân số rất trẻ trung  của quốc gia, đòi hỏi giáo dục, săn sóc y tế, hạ tầng cơ sở, công ăn việc làm tốt hơn.  Và khi yêu cầu  nội địa lớn lao tiếp tục gia tăng, quốc gia sẽ bắt đầu tiêu thụ  nhiều hơn là  xuất khẩu đến khỏang năm 2020 , nếu giữ nguyên những đường đi . Riyadh đã phải  cố gắng khó nhọc đa dạng nền kinh tế . Nhưng một suy giảm  giá dầu kéo dài sẽ thử nghiệm  chế độ vương quốc  duy trì các dịch vụ công cọng, tính cách hợp pháp vương quốc dựa trên đó.  Các quốc gia Trung Đông khác, gồm luôn cả Algeria , Bahrain, Irắc, Libya  và Yemen nay cũng đã  sống  trên các giới hạn  của những giá cả huề vốn thuế khóa - fiscal breakeven prices .

                 Iran, hiện đang lảo đảo  trước sức nặng các trừng phạt quốc tế và nhiều năm xử lý  bừa bải  kinh tế,  có thể còn phải đối diện nhiều thách thức hơn.  Iran đứng hàng thứ tư sản xuất dầu lữa và khí dầu,  tùy thuộc vào các cung cấp  năng lượng  để gây ảnh hưởng trong vùng.  Nhưng trong số các  quốc gia hội viên OPEC. Iran có giá dầu huề vốn thuế khóa cao nhất, trên 150$  một thùng. Dù rằng giá dầu thấp hơn có thể  giảm nhiều tính cách hợp pháp của chế độ Iran  và như thế dọn đường  cho những nhà lảnh đạo ôn hòa hơn, số phận các cuộc cách mạng gần đây  ở Trung Đông, cũng như bộ tộc, tôn giáo  và các nứt rạn khác  của chính ngay Iran,  phải  cảnh báo  chống lại niềm lạc quan này.

                  Ảnh hưởng  cho Mễ Tây Cơ - Mexico , ít rỏ rệt hơn.  Vì chưng mức sản xuất dầu ở Mexico đang giảm  và trông cậy ngân sách quá nặng nề  trên lợi tức dầu lữa, quốc gia này  sẽ đau khổ nhiều  nếu giá dầu hạ thấp.  Đẩy mạnh mới đây về cải cách năng lượng  có thể giúp Mexico tăng gia đủ sản xuất  để  nặng cân hơn khi các ảnh hưởng  giá cả tòan cầu  thấp hơn. Tuy nhiên, làm như vậy  sẽ đòi hỏi chánh  phủ tiếp tục luật cải cách đã thông qua tháng chạp năm 2013. Mexico phải  thực thi  luật lệ  dẫn nhập nhiều hơn  đầu tư tư nhân  vào khu vực năng lượng, luôn cả các tài nguyên dầu diệp thạch  của mình, và gia tốc  cải cách Pemex,  hảng quốc doanh dầu Mexico .

                  Khác các nhà sản xuất năng lượng, các nhà tiêu thụ sẽ hoan nghênh cách mạng năng lượng.  Sản xuất Bắc Mỹ  tăng gia, đã giúp làm độn  các thị trường,   bằng cách cung cấp  sản xuất cọng thêm  rất cần thiết, trong lúc xuất khẩu gián đọan  mới đây ở Libya , Nigeria và Nam Xu Đăng (  South Sudan ). Giá năng lượng thấp hơn sẽ đặc biệt may mắn  cho Trung Quốc và Ấn Độ, hiện đã là các nhà nhập khẩu chánh và theo  Cơ Quan Năng Lượng  Quốc tế,  chúng ta sẽ thấy yêu cầu  nhập khẩu dầu lữa  tăng thêm 40% ở Trung Quốc và 55% ở Ấn Độ,  từ năm 2012 đến năm 2035.  Vì hai quốc gia này nhập khẩu nhiều năng lượng từ Trung Đông và Phi Châu, họ sẽ  càng quan tâm nhiều hơn đến các vùng này.

                  Trung Quốc cũng thấy  lợi ích theo một cách khác: liên hệ với Nga  sẽ cải thiện  rỏ rệt. Nhiều chục năm qua,  lịch sử  và ý thức hệ  đã khiến hai quốc gia không kiếm ra được một  nguyên nhân chung nào cả, dù rằng các lợi lộc hiển nhiên sẽ tăng thêm khi có hợp tác  gần gủi hơn  giữa một quốc gia  sản xuất năng lượng và một quốc gia  tiêu thụ lớn nhất thế giới, có đến 2600 dặm Anh ( hơn 3183 km ) biên giới chung.  Nhưng khi  năng lượng Bắc Mỹ  càng ngày càng đến  tận nơi, yêu cầu năng lượng  ở các quốc gia đã mở mang  vẫn phẳng dẹt  và yêu cầu  tiếp tục gia tăng ở các nền kinh tế đang ( chưa ) mở mang của Á Châu,  Nga sẽ phải  càng cố tìm kiếm  bảo  đảm những thị trường ở Phương Đông.  Mạc Tư Khoa và Bắc Bình sẽ tiến đến gần hơn  trên các thương thảo  năng lượng và các ống dẫn dầu  từ lâu ngưng trệ  và sẽhợp tác cùng nhau  trên những vấn đề  năng lượng Trung Á - Central Asia. Một khi đã giải quyết xong xuôi, những xếp đặt này có thể  trở thành căn bản  cho một liên hệ  địa lý chánh trị rộng hơn, trong đó Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế .

                  Còn về phía Ấn Độ  và các nền kinh  tế Á Châu khác,  lợi ích sẽ vượt xa  kinh tế  đơn thuần nhất.  Một nẩy bật  về số lượng  khí dầu và dầu lữa chuyên chở  xuyên qua Nam Hải Tàu, sẽ cung cấp  một nguyên nhân chung cho  mọi quốc gia  tìm cách chống  hải tặc  và những hiểm nguy khác  để giải tỏa dòng tàu chở  năng lượng, giúp Trung Quốc  thêm nhiều khích lệ  hợp tác về các vấn đề an ninh.  Cùng lúc, các đồng minh của Hoa Kỳ ở  Đông Á, tỉ như Nhật Bổn, Phi Luật Tân  và Hàn Quốc ( Nam Hàn ), sẽ có cơ hội gia tăng  nhập khẩu năng lượng trực tiếp  từ Hoa Kỳ và Canada.  Khả năng của họ dựa  vào các chung sức Bắc Mỹ, chuyên chở dầu  kữa và LNG qua những đường biển ngắn hơn, trực tiếp hơn, sẽ giúp  cho các quốc gia này yên tâm hơn .



                    Ưu điểm của  Hoa Kỳ



                   Lẽ dĩ nhiên, Hoa Kỳ là nước hưởng lợi lớn nhất  nhờphát triễn rầm rộ  năng lượng BắcMỹ .  Ảnh hưởng tức thời nhất  sẽ là tạo ra liên tục công ăn việc làm mới  và giàu có  trong lảnh vực năng lượng.  Nhưng xa hơn điều này , vì chưng  khí dầu Hoa Kỳ là một trong khí dầu rẽ tiền nhất thế giới, công nghệ Hoa Kỳ  dựa  chủ yếu trên  khí dầu làm  nguyên liệu chế biến, như  hóa chất dầu lữa và thép, sẽ tiếp tục nhận thấy  ưu điểm cạnh tranh  tăng thêm.  Phát triễn rầm rộ- boom  năng lượng  cũng cung cấp búng nhẹ kinh tế  đầu tư làm nhiên liệu cho hạ tầng cơ sở, xây cất và dịch vụ Hoa Kỳ . Viện  Tòan Cầu McKinsey  ước lượng là đến năm 2020, sản xuất dầu lữa và khí dầu không qui ước sẽ tăng cường  cho GDP  Hoa Kỳ hằng năm từ 2% đến 4 % hay chừng 380 - 690 tỉ đô la Mỹ, và tạo ra  đến 1.7 triệu  công ăn việc làm  mới thường trực.  Hơn nữa, vì  nhập khẩu  năng lượng  chiếm đến  trên phân nữa hơn 720 tỉ $   thâm thủng thương mãi Hoa Kỳ,  giảm bớt  nhập khẩu năng lượng  đã giúp đưa tới  cho Hoa Kỳ một cán cân  thăng bằng thương mãi  Hoa Kỳ thuận lợi hơn .

                 Bớt trông cậy  vào nhập khẩu năng lượng không nên lầm lẫn với   độc lập hoàn toàn năng lượng. Thế nhưng  của trời cho năng  lượng Hoa Kỳ này  cũng sẽ giúp chặn đứng  ý nghĩ Hoa Kỳ suy thóai. Hơn nữa, chấm dứt  phụ thuộc Hoa Kỳ vào các nguồn cung cấp năng lượng ngòai nước  và trên các quốc gia Hoa Kỳ thường có  liên hệ  trêu tức, sẽ cho không Hoa Kỳ  một mức tự do lớn hơn,  để tiếp tục  đại chiến lược  của mình .  Nhưng Hoa Kỳ sẽ duy trì mạnh mẽ các mối liên kết với các thị trường năng lựợng tòan cầu hóa.  Chẳng hạn, bất cứ một gián đọan bi kịch tính nào của cung cấp dầu lữa tòan cầu, cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cả  ở các trạm xăng Hoa Kỳ và làm tăng trưởng trật đường rầy.  Cho nên Hoa Thịnh Đốn  sẽ phải duy trì một quyền lợi  bảo tồn  ổn định các thị trường quốc tế. Không đâu đúng như thế cho bằng Trung Đông , nơi các quyền lợi sống còn Hoa Kỳ ngăn chặn khủng bố  chống lại lan tràn hạt nhân  và đề xướng an ninh vùng, hầu bảo vệ  đồng minh  tỉ như Israel ( nước Do Thái )  và bảo đảm dòng chảy năng lượng, sẽ tiếp diễn lâu ngày.  Hoa Kỳ  cũng cần phải  cảnh sát của chung tòan cầu, tỉ như  các đường lằn biển - sea lane nơi  thương mãi năng lượng và các hàng hóa khác  trôi chảy.

                   Nhưng thật tế này  ít được hiểu biết đích đáng. Các nhà làm chánh sách Hoa Kỳ cần khởi sự giải thích cho cử tọa trong nước lẫn  ngòai nước là dù cho cảnh quan  năng lượng đang thay đổi ,   , các quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ  không thay đổi gì cả.  Dầu lữa và khí dầu mới tìm thấy sẽ không khiến cho Hoa thịnh Đốn  phải tháo bỏ ra khỏi thế giới. Chắc chắn là  Hoa Kỳ sẽ vẫn còn là quốc gia uy vũ  nhất hành tinh. Nhưng Hoa Kỳ sẽ không bao gìờ đủ khả năng  tự mình làm ốc đảo riêng mình cho những cú sốc  của nền kinh tế tòan cầu và cũng sẽ  dính líu sâu đậm ở ngòai nước .     Thông điệp này đòi hỏi  nhấn mạnh đặc biệt đến Trung Đông, khi mà  Hoa thịnh Đốn rời  khỏi A Phú Hãn - Afghanistan,  I Rắc  và tuyên bố đóng trụ  hướng về Á Châu. Nhắc lại là chuck Hagel         bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ cuối tháng 3 năm 2014 cho biết là   Hoa Kỳ hiện có  330 000 nhân viên  dàn trải ở Á Châu - Thái Bình Dương, 180 tàu chiến  và trên 2000  phi cơ và đó là lực lượng chỉ huy chiến đấu  Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới.

                         Các nhà làm chánh sách Hoa Kỳ  cũng cần phải bảo đảm là họ bảo vệ các nguồn  giàu có năng lượng  quốc gia.  Ngay dù cho   các kẻ chơi  trò lảnh vực tư nhân đã thúc đẩy  gần hết mọi tiên tiến  tháo lỏng phát triễn rầm rộ, thành công của họ tùy thuộc vào  môi trường  hổ trợ pháp lý và điều hòa. Các nhà lảnh đạo ở mức bang hay liên bang sẽ phải  làm ra cân bằng đứng đắn  giữa, một mặt là  giải đáp  những lo toan hợp pháp  trên môi trường và các hiểm nguy khác  liên quan đến fracking  và mặt khác là  bảo đảm lợi ích kinh tế  của sản xuất .

                   Tương tự như thế,  các lảnh đạo  lảnh vực năng lượng Hoa Kỳ phải hành động cùng các chức quyền công cọng thiết lập những tiêu chuẩn trong suốt, bảo vệ môi sinh  và an tòan,  có cơ  giúp xây dựng lòng tin cậy công cọng và giải đáp những hiểm nguy  phát triễn các tài nguyên diệp thạch. Và Hoa Kỳ trên tổng diện, cũng phải cập nhật và nới rộng hạ tầng cơ sở  năng lượng, hầu thu lượm hoàn tòan  những phát triễn không qui ước dầu lữa và khí dầu, một biến đổi đòi hỏi đầu tư đáng kể xây cất và sửa đổi các ống dẫn dầu, đường xá, xà lan và các trạm ga cuối  xuất khẩu.

     

                       Ngọai giao dầu lữa và khí dầu



                Ngòai việc nâng đở  nền kinh tế Hoa Kỳ, phát triễn rầm rộ năng lượng  hứa hẹn sẽ mài nhọn các dụng cụ  nghệ thuật lảnh đạo nhà nước  Hoa Kỳ.  Khi cần thực thi các trừng phạt kinh tế , một cung cấp đa dạng  có nhiều ưu điểm khác biệt. Chẳng hạn , không thể nào  đặt nằm tại chỗ  những hạn chế chưa bao giờ có về  xuất khẩu dầu lữa  Iran, nếu không có  tăng gia  cung cấp Bắc Mỹ!   Khác với các trừng phạt Iran, Iraq, Libya và Xu Đăng  quá khứ gần đây, trừng phạt   đặt ra vào lúc thặng dư dầu lữa tràn trề tòan cầu, trừng phạt hiện tại  cho Iran  đã đựợc đặt ra khi thị trường dầu lữa đang khan hiếm  và giá dầu cao.  Muốn được  các quốc gia khác hổ trợ,  khi họ ngại ngùng buộc phải thi hành những biện pháp  cứng rắn cho Iran, đòi hỏi Hoa Thịnh Đốn  phải  làm  ra một ca  - trường hợp khả tín là  đẩy dầu lữa Iran ra khỏi  thị trường quốc tế , sẽ không  gây ra một tăng giá đỉnh nhọn.  Các trừng phạt  Quốc hội Hoa Kỳ thông qua tháng 12 năm 2011, ra điều kiện là phải  có  vài  gay gắt  trên  quyết tâm của chánh quyền là phải có đủ dầu lữa  trên thị trường tòan cầu,  khi đòi hỏi các quốc gia khác phải giảm bớt nhập khẩu .

                 Trong lúc  điều khỏan này cho Tòa Nhà Trắng một khước từ hửu hiệu, Nhà Trắng không bao giờ dùng đến,  nhờ Hoa Kỳ  sản xuất  dầu nhẹ dính chặc  luôn luôn tăng, bù chì cho hơn một triệu thùng  một ngày dầu lữa Iran  trừng phạt  buộc rời khỏi  thị trường.  Dầu lữa Hoa Kỳ cho phép  Hoa Thịnh Đốn  an ủi, làm dịu bớt lo sợ  các chánh phủ khác về một tăng đỉnh nhọn giá  dầu  và như thế  có được hổ trợ  quốc tế cho các trừng phạt thẳng thừng và đích xác.  Những biện pháp này  đã  gây tai hại chánh yếu  cho nền kinh tế Iran,  giúp đẩy Iran  ra khỏi  bàn thương thảo.  Nếu không có những cung cấp Hoa Kỳ mới, các trừng phạt  có lẽ sẽ không bao giờ được chấp thuận cả.

                  Tái sinh năng lượng cũng cung cấp cho  các nhà đàm phán thương mãi Hoa Kỳ,  một đòn bẩy mới mẽ,  khi các quốc gia khác cạnh tranh nhau đường vào LNG Hoa Kỳ.  Hoa Thịnh Đốn hiện đang đàm phán với hai cuộc  thương thảo thương mãi  đa phương chánh: Chung Sức  Thương mãi và Đầu tư Xuyên Đại  Tây Dương ( cùng 28 quốc gia của Hiệp Hội Âu Châu ) và Chung sức  Xuyên Thái Bình Dương ( cùng 11 quốc gia, Á Châu - Thái Bình Dương và Mỹ Châu ). Khi nói đến xuất khẩu LNG, luật Hoa Kỳ cho phép chấp thuận  tự động  giấy phép  xây cất các trạm ga cuối,  có ý định  chở khí dầu  đến các quốc gia đã ký kết thỏa thuận thương mãi tự do  với Hoa thịnh Đốn.  Đơn nạp cho các trạm ga cuối LNG có mục đích đưa khí dầu đến nơi khác, ngược lại, phải qua một tiến trình duyệt xét, qui định là thương mãi này phải đúng theo quyền lợi  quốc gia Hoa Kỳ. Đối với nhiều quốc gia ở Á Châu và Âu Châu muốn có thêm nhập khẩu  khí dầu thiên nhiên  pha trộn năng lượng, có được vai vế thương mãi đặc biệt này sẽ  có thêm giá trị. Thật thế, khích lệ tỏ ra khẩn thiết thuyết phục Nhật Bổn, hiện đang đói khát khí dầu sau tai ương Fukushima,  đã  làm hư  hỏng tòan diện  hạ tầng cơ sở điện hạt  nhân, gia nhập bàn thảo về Chung Sức  Xuyên Thái Bình Dương.

                Chuyễn đổi năng lượng toàn cầu cũng giúp Hoa Thịnh Đốn một phương cách mới cũng cố các liên minh mình.  Nhiều quốc gia  nay hy vọng theo chân  lảnh đạo Hoa Kỳ  và khởi sự  khai thác các tài nguyên khí dầu và dầu không qui ước nước mình, và           chánh phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu hội nhập kinh nghiệm năng lượng Hoa Kỳ vào ngành ngoại giao. Hai dự án bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Chương trình Lôi Cuốn Kỷ thuật Khí dầu Không qui Ước Nhiệm vụ Năng lượng  cùng Sáng kiến Dung lượng, đã đem các  kỷ thuât chuyên môn khắp chánh phủ  để giúp cho các quốc gia khác xây đắp các công nghệ dầu lữa và khí dầu của họ ( cho đến nay là các nước nhỏ nhược tiểu ).

                          Chính phủ Hoa Kỳ phải nới rộng những cố gắng sơ khởi này và nối kết chúng  vào một chiến lược liên minh rộng lớn hơn  bằng cách hổ trợ  các quốc gia như Ba Lan và Ukraine,  khi các nước này hành động hầu lợi dụng  các dự trữ nội địa  dầu đá phiến. Sản xuất mới ở hai quốc gia này  và các quốc gia khác  không những sẽ làm giảm bớt  hiểm nguy  xung đột  trên tài nguyên hiếm hoi  mà còn giúp các quốc gia  sản xuất và tiêu thụ  thêm năng lượng thân thiện khí hậu, khỏi hy sinh tăng trưởng kinh tế họ đang cần.   Hoa Thịnh Đốn phải hành động giúp họ hiểu biết  những chánh sách đặc biệt  giúp phát triễn rầm rộ  xảy ra trên đất đai Hoa Kỳ  và nếu được đón mời , cống hiến  khuyến cáo cách nào tạo ra  các môi trường tương tự .

                  Hòa kỳ cũng còn phải bắt đầu sử dụng những tài nguyên năng lượng mới ngăn ngừa các đồng minh  khỏi bị  các nhà cung cấp ít thân thiện hơn bắt nạt. Khi bộ Năng Lượng Hoa Kỳ duyệt xét các đơn nạp  xin môn bài xuất khẩu LNG   và định gía  các hệ luận  an ninh cho quốc gia mình, bộ phải  xét xem  nhưng dự án đề nghị   có hổ trơ,các đồng minh Hoa Kỳ không , một di động  có thể khuyến khích  các công ty năng lượng Hoa Kỳ  xuất khẩu đến các quốc gia này , giúp họ chống cự lại các áp lực từ Nga hay quốc  gia nào khác . Chánh phủ Hoa Kỳ  và các chung sức cũng phải hổ trợ  các hội nghị bàn thảo thường xuyên tụ hợp  các chuyên viên  năng lượng tư nhân  với nhau  và các nhà đầu tư, giúp các quốc gia khác phát triễn những tài nguyên  đá phiến của mình .  Dù những đối thọai nới rông công cọng - tư nhân này sẽ không có ngay thành quả tăng gia sản xuất - ngay cả ở những môi  trường thuận lợi nhất, phát triễn cần nhiều năm-  tuy nhiên cũng sẽ được xem là tượng trưng công cọng của  tinh thần đòan kết Hoa Kỳ .

‘                      Theo một tỉnh mạch tương tự,  Chánh phủ Hoa Kỳ cũng phải sử dụng chuyên môn mình  về năng lượng không qui ước  để   cam kết trựctiếp với các chánh phủ ngọai quốc, đặc biệt là Bắc Bình.  Hòa Kỳ chia sẽ nhiều quyền lợi đa dạng với Trung Quốc.  Cả hai nước là những nhà tiêu thụ năng lượng  khối lớn.  Cqả hai đều muốn có một nền kinh tế tòan cầu ổn định và tăng trưởng , tùy thuộc vào dòng chảy  năng lượng tin cây được giá cả phải chăng. Cả hai mong muốn tối thiểu hóa thay đổi khí hậu. Và cả hai muốn đa dạng hóa các cung cấp năng lượng của mình.

                  Những chồng chất quyền lợi như thế giữa  hai quốc gia chóp bu tiêu thụ năng lượng trên thế giới tạo ra nhiều phòng rộng chỗ cho hợp tác.  Tháng 12 năm 2013,  Hoa Kỳ và Trung Quốc tái xác định   những quyền lợi  đôi bên chia sẽ  “ trên thị trường bảo đảm  và  năng lượng  đầy đủ “ và bàn cải  hợp tác để  phát triễn các tài nguyên năng lượng Trung Quốc  gồm luôn cả khí dầu đá phiến. Các công ty Trung Quốc  đã đầu tư hàng tỉ phát  triễn dầu khí đá phiến trong nước và ở Hoa Kỳ. Nhưng Hoa thịnh Đốn và Bắc Bình phải gia tốc  tiến bộ ở  tuyến chiến  này  bằng cách mở rộng Đối thọai  Chiến lược và  Kinh tế Hoa Kỳ - Trung Quốc để bao gồm dầu nhẹ dính chặc và cam kết  tài nguyên thật sự cho phát triễn kỷ thuật chung hầu xuất khẩu   khí dầu và dầu lữa đá phiến theo một phương cách hửu hiệu và trách nhiệm môi trường. Nếu các mối liên hệ  Hoa Kỳ - Trung Quốc cải thiện, cả đôi bên sẽ hành động cùng nhau  với các nhà tiêu thụ năng lượng khác, tăng thêm an ninh năng lượng tòan cầu, chẳng hạn, bằng cách mở rộng thêm các họat động chống hải tặc quanh Mũi Cáp  Horn Phi Châu.

                  Cuối cùng, cách mạng khí đá phiến  có thể  bổ sung lảnh đạo Hoa Kỳ về thay đổi khí hậu. Khí dầu thiên nhiên phát thải ít hơn than đá 40 % và nay Hoa Kỳ  đã thỏa mãn các mục tiêu khí hậu, không phải là đã nhờ  các quyết định táo bạo ở Hoa Thịnh Đốn mà đơng giản vì kinh tế học khí dầu  đã chứng tỏ là thuận lợi hơn than đá nhiều.  Khuynh hướng xuống dốc  phát thải carbon Hoa Kỳ, đã giúp Hoa Kỳ nhiều khả tín hơn ở các thảo luận về khí hậu  khác trước đây.  Chánh phủ Hoa Kỳ phải lợi dụng điều này để  bảo đảm  một lập trường uy vũ hơn  về phía những quốc gia đã kháng cự lại ngăn chặn phát  thải ở nước họ.

                Lan tràn kỷ thuật đá phiến khắp thế giới sẽ là một tin tức tốt đẹp cho khí hậu theo nhiều cách khác.  Vài nhà môi trường lo sợ rằng thay thế rộng rải than đá bằng khí dầu, dù giảm bớt phát thải  trong ngắn hạn, cũng sẽ  làm giảm bớt áp lực cho những  cải cách  sâu rộng hơn. Nhưng dù cho chuyễn đổi từ than đá đến khí dầu vẫn không giải quyết được vấn đề phát thải khí nhà kiếng đi nữa, nó có thể kéo dài thời gian  cho thế hệ kế tiếp các sáng kiến kỷ thuật và chánh sách đủ thời giờ  tiến tới  và những sáng kiến này có thể cắt bớt phát thải một cách đáng kinh ngạc .

                      Năng lượng và Ảnh hưởng   

                     Cách mạng năng lượng Bắc Mỹ đã hiện diện. Nó to lớn và sẽ không những tăng thêm quan trọng,  khi Hoa Kỳ đến gần kề trở thành một quốc gia  xuất khẩu  giá thực năng lượng, đâu đó vào năm 2020. Thành qủa chuyễn đổi  cung cấp năng lượng tòan cầu này,  sẽ đem lại lợi nhuận  cho các quốc gia tiêu thụ và làm xói mòn sức mạnh các quốc gia sản xuất truyền thống . Nhưng phát triễn này cũng có thể cắt bớt vai trò truyền thống OPEC, là  nhà xử lý  các giá cả năng lượng tòan cầu,  có lẽ tương đương với giá cả năng lượng  trụt dốc. Rối loạn này  rồi sau đó,  có thể  thành thác đổ xuyên qua mọi quốc gia tùy thuộc  vào hydrocarbons cho tài chánh công cọng của nước mình. Ngay cả khi không có trụt dốc thê thảm  giá cả như vậy, dòng chảy tòan cầu của năng lượng  cũng sẽ tiếp tục  biến đổi, và theo đó biến đổi các liên hệ kinh tế  và địa lý chánh trị.

                 Hoa Kỳ, trong lúc đó,sẽ  nằm vào vị trí  độc nhất hưởng lợi từ chuyễn đổi và nắm lấy những cơ hội mới. Phát triễn rầm rộ năng lượng sẽ bồi thêm nhiên liệu  cho Hoa Kỳ tái sinh kinh tế  và việc giảm bớt  Hoa Kỳ phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng  sẽ giúp Hoa Kỳ  vài biện pháp  tự do và ảnh hưởng ngọai giao.  Phát triễn năng lượng rầm rộ  sẽ không giải quyết mọi thách thức  đối diện các nhà làm chánh sách Hoa Kỳ: Hoa Thịnh Đốn  vẫn còn phải  xử lý hậu quả của hơn một chục năm chiến tranh ở A Phú Hãn và I Rắc, tính phá của chính ngay trên thuế khóa  mình, siêu bè phái dọc sông Potomac,  xói mòn lòng tin cậy  của nhiều đồng minh sau các tiết lộ Hoa Kỳ kiểm soát họ và việc Trung Quốc vươn dậy.    Phát triễn rầm rộ  uy vũ của sản xuất dầu lữa và dầu khí Hoa Kỳ, phối hợp các nguồn  gốc lâu dài quân sự, kinh tế và sức mạnh văn  hóa, chắc chắn sẽ  sinh cường lảnh đạo tòan cầu của Hoa Kỳ những năm tới, nếu Hoa Kỳ bảo vệ nổi những nguồn  sức mạnh mới mẽ này  ở quốc nội và lợi dụng ưu điểm có những cơ hội mới  để bảo vệ các quyền lợi lâu ngày của mình ở ngọai quốc.

 

                ( Cácphâ`n về Hoa kỳ là phần lớn chiếu theo Robert D. Blackwill, Chánh chuyên viên Chánh sách Ngọai Giao Hoa Kỳ thời Henry Kissinger, và của Meghan O’ Sullivan, Giáo sư Thủ tục Quốc tế  Trường đại học Kennedy  về  Chánh Phủ, Viện Đại học Harvard)

                   ( Irvine,  Nam Ca li ngày 31 tháng 3 năm 2014 )


 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693295 visitors (2230510 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free