.
  Xin lương tâm P1
 
13/11/2014




Phần 1
 
Tất cả năm loài tê giác trên thế giới đang đứng trên bờ nguy cơ bị tuyệt chủng vì lòng tham và sự tàn ác của con người.

* * *

Rfi- Nam Phi bắt hai người Việt cùng một lượng sừng tê giác kỷ lục 01 nov,2014

“Hãng tin AFP dẫn nguồn tin cảnh sát Nam Phi cho biết, tối qua 31/10/2014 đã bắt giữ hai người Việt Nam cùng với 41 kg sừng tê giác khi quá cảnh tại sân bay quốc tế Johannesburg, Nam Phi trên chuyến bay từ Maputo qua Mozambique về Hà Nội.

Phát ngôn viên cảnh sát Nam Phi, tướng Solomon Makgale cho AFP biết thêm chi tiết là nhìn chung « các sừng tê vẫn còn nguyên vẹn. Có 18 chiếc được gửi theo hành lý ký gửi ».

Danh tính của hai nghi phạm bị tạm giữ không được cảnh sát tiết lộ trước khi được đưa ra trình diện trước tòa án và thứ Hai tới. Được biết hai người Việt này vào khoảng 25, 26 tuổi. Ông Makgale cho biết « họ có có thể bị buộc tội vận chuyển, tàng trữ và buôn bán các loài động vật bị đe dọa

Cảnh sát Nam Phi cho biết họ đã nhận được tin mật báo các hành khách mang sừng tê giác trên chuyến bay này và đã nhanh chóng can thiệp, dùng chó nghiệp vụ của hải quan để xác định hành lý có sừng tê giác. Đây là mẻ lưới lớn trong cuộc chiến chống săn bắn tê giác lấy sừng từ 7 năm qua.

Tại Nam Phi vẫn còn khoảng 20 nghìn con tê giác, tức là chiếm 80% số lượng trên toàn thế giới. Thế nhưng các vụ tàn sát tê giác vẫn tiếp diễn. Riêng trong năm 2014 đã có 730 con tê giác bị giết để lấy sừng…” (ngưng trích Anh Vũ-Rfi – Vietbao.com)

Tại Vệt Nam, một kílô sừng tê giác trị giá 60 ngàn đô la (DR) (photo Rfi – vietbao.com)


Thế giới còn bao nhiêu tê giác?

Tê giác Phi châu

* Năm 2001: 3,100 tê giác đen Phi châu

* Năm 2010 còn 18,796 tê giác trắng tập trung tại Phi châu

- Tê giác đen(black rhinoceros hay hook lipped rhinoceros (Diceros bicornis) là một loài tê giác gốc vùng Đông và Trung Phi châu. (mõm cong)

- Tê giác trắng (white rhinoceros hay square lipped rhinoceros (Ceratotherium simum). (mõm vuông)

Trong thực tế hai loại tê giác trên không phải khác nhau về màu sắc

Thật ra tỉnh từ “trắng white” là một sự diễn giải sai của chữ wyd (tiếng Afrikaans, một loại ngôn ngữ pha tạp của di dân Hòa Lan tại Nam Phi sử dụng từ xưa ) và chữ nầy xuất phát từ tiếng Hòa Lan chính gốc(Dutch) wijd có nghĩa là rộng lớn (wide) để chỉ cái mõm của tê giác trắng có dạng vuông (square lipped rhinoceros), trong khi ở loài tê giác đen thì lại có mõm hình cong như cái móc (hook lipped rhinoceros). (theo Wikipedia).

Hook lipped rhinoceros (tê giác đen)-mõm nhọn

Tê giác Á châu

* lối 2,800 tê giác Á châu Asian rhinos gọp chung cả 3 loài

Greater one-horned rhino (Rhinoceros unicornis), tê giác lớn nhất loại một sừng, còn được gọi là tê giác Ấn Độ. Chương trình bảo tồn rất thành công. Năm 1975 chỉ còn có 600 con. Đến 2007 tăng lên được 2,575 con. Thấy nhiều tại vùng bảo tồn Terai Arc Landscape Ấn Độ, Nepal, các đồng cỏ Assam, Bắc Bengal và Đông Bắc Ấn Độ.

Javan rhino (Rhinoceros sondaicus), loài hiếm nhất. Một sừng. Nguy cơ tuyệt chủng cao. Chỉ còn có lối 50 con sống trong rừng hoang (Myanmar, Thaí Lan, Campuchia, Lào, Sumatra và Java thuộc Indonesia). Riêng Viêt Nam thì không còn con nào hết!

Sumatran rhino (Dicerorhinus sumatrensis). Có hai sừng. Nhỏ nhất trong các loài tê giác.Nguy cơ tuyệt chủng cao. Ngày nay còn lối 200 con sống tại các vùng Sumatrea, Malaysia và Borneo.

Nếu tình hình buôn lậu còn vẫn tiếp tục như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa, loài tê giác sẽ biến mất hết trên quả địa cầu nầy.

Sắp bị tuyệt chủng cũng chỉ vì cái sừng

Tất cả năm loài tê giác trên thế giới đang đứng trên bờ nguy cơ bị tuyệt chủng vì lòng tham và sự tàn ác của con người.

Từ cả ngàn năm nay, sừng tê giác được xem như một bảo vật vô cùng hiếm quý dành cho vua chúa và những kẽ giàu sang quyền thế.

Tại Yemen, Trung Đông, sừng tê giác được sử dụng làm cán dao găm cong cổ truyền (Jambiya). Theo truyền thống hồi giáo, jambiya được trao cho con trai khi cậu ta được 14 tuổi. Đây là biểu tượng cho uy quyền của người đàn ông.

Được chạm trổ kỹ lưỡng, cán dao tỏa ra một ánh bóng trong rất đẹp mắt… Đôi khi, cán dao còn được gắn nhiều kim cương đá quý để làm tăng thêm nét giàu sang của người chủ.

Sừng tê giác còn được biến chế ra thành nhiều đồ mỹ thuật hay dồ kỷ niệm quý giá.

Nhưng đáng đáng ngại nhất là sừng tê giác bị khai thác bừa bãi để dùng làm thuốc trị bệnh tại nhiều quốc gia Á châu.

Giá sừng tê giác đắt bằng gấp ba lần giá vàng!

Tê giác Javan cuối cùng tại Việt Nam cũng bị giết tuốt.

Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus, con đực khi trưởng thành chỉ có một sừng dài 25 cm)

Tổ chức World Widlife Fund WWF (Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên) cho biết năm 2004 Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai Thượng) còn ít nhất hai con tê giác, nhưng từ năm 2008 chỉ thấy còn có một con mà thôi.(Phương pháp xét nghiệm AND trong phân cho biết chỉ có một con)

Tháng 4, 2010 con tê giác Java cuối cùng nói trên cũng bị kẻ gian giết chết để lấy sừng.

Tổ chức bảo vệ động vật ước lượng hiện nay trên thế giới chỉ còn có lối 50 tê giác Java sống trong hoang giả mà thôi.

Theo người trách nhiệm Vườn Quốc gia Cát Tiên thì không có cách gì có thể ngăn chặn được việc săn lén của cả trăm ngàn người dân sống cạnh khu vườn quốc gia. Giá trị thương mãi của sừng tê giác quá hấp dẫn mà.

Được biết, thu nhập trung bình của một người nông dân Việt Nam là $7.50 một ngày trong khi sừng tê giác bán ra cả chục ngàn đollar một cái.

Đọc báo ngoại quốc: Người Việt buôn lậu hàng độc tại Nam Phi

Tháng 12/2011, hai người Việt Nam (một ông và một bà) bị tóm tại một phi trường Nam Phi về tội buôn lậu hàng hóa cấm, gồm có: 2 sừng tê giác, 5 cái ngà voi, 20 đôi đủa bằng ngà voi, 18 khối ngà, và ba đôi bông tai bằng ngà voi.

Nhân viên Đại Sứ Quán VN tại Pretoria Nam Phi dính liếu vào việc buôn lậu.

Video:Vietnam Embassy was Caught Red-Handed in illegal Rhino Horn Transaction http://www.youtube.com/watch?v=I4a_UhWlMu8

Bà Vũ Mộc Anh, đệ nhất bí thư Đai sứ quán VN tại Nam Phi bị quay phim tại trận lúc mua bán sừng tê giác.

Theo trang mạng vnexpress 20/11/2008: Cán bộ sứ quán Việt Nam bị nghi buôn sừng tê giác
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2008/11/3ba089bc/

“Bộ Ngoại giao hôm qua cho triệu hồi bà Vũ Mộc Anh, cán bộ sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, về nước làm tường trình, sau khi bà xuất hiện trong đoạn băng của truyền hình nước này ghi lại cảnh mua bán sừng tê giác ngay trước cửa cơ quan đại diện của Việt Nam”.(vnexpress)

Phúc trình của Ủy ban bảo vệ quyền thú vật ARA (Animal Rights Africa) có nêu tên vài nhân viên Sứ quán VN:

Năm 2008- 2009 có Vũ Mộc Anh (Đệ nhất bí thư, First secretary), Phạm công Dũng và Khánh Toàn (Tùy viên thương mại,Commercial attache).

BàVũ Mộc Anh bị bắt quả tang (bị quay film) lúc đang thương lượng mua sừng tê giác. Bị triệu hồi về xứ nhưng sau đó thì không nghe nhà nước VN có xử phạt theo đúng luật quốc tế hay không?

Tổ chức Traffic (Trade Records Analysis of Flora and Fauna in Commerce) nghi ngờ có thể có nhiều viên chức Đại Sứ quán VN tại Nam Phi đã dính vào đường dây sừng tê giác. Họ đã sử dụng các túi ngoại giao (diplomatic pouches) để chuyển vận sừng tê giác về Việt Nam.

Thị trường sừng tê giác tại Việt nam

Hàng đến từ Nam Phi

Phần lớn sừng tê giác được đưa vào Việt Nam từ Nam Phi. Nhu cầu về sừng tê giác trong trị liệu rất phổ biến tại Việt Nam. Dụng cụ nghiền, mài sừng tê giác ra thành bột cũng có thể mua tại một số cửa tiệm và qua ngõ Internet.

Có nhiều cán bộ cao cấp

Theo tổ chức Traffic, có nhiều cán bộ cao cấp Việt Nam có liên hệ trong việc thu mua và tiêu thụ sừng tê giác.

Thuốc Đông Y tại VN: U Não Hoàn ( sừng tê giác, mật gấu,đản sâm, kỷ tử, cúc)(hình Internet)

Tại Việt Nam người ta còn tung tin là sừng tê giác cũng trị được luôn cả bệnh ung thư nữa.

Chuyện đáng buồn là có vài giới chức của một bệnh viện nọ ở Hà Nội đã gợi ý bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối nên dùng thêm sừng tê giác bên cạnh hóa trị và xạ trị. Có bệnh thì vái tứ phương mà. Họ sẽ giới thiệu những đến những người đáng tin cậy chuyên bán sừng tê giác thứ thiệt.

Hàng dỏm nhiều hơn hàng thiệt

Nhu cầu sừng tê giác quá cao nên hàng dỏm làm từ sưng trâu bò cũng đang tràn ngập thị trường. Sừng giả được sảnxuất tại một số làng ngoài Bắc, như Ninh Hiệp, tỉnh Bắc Ninh, vùng ngoại ô Hà Nội.

Tại Việt Nam, sừng tê giác mới cắt được kê giá từ USD $25, 000 -$40, 000 cho 1kg.

Hàng dỏm giá USD$ 15,000/kg

Mua dễ dàng

Tại Tp Hồ chí Minh, sừng tê giác có thể mua dễ dàng... Có điều lạ là họ cũng có bán luôn da và huyết tê giác để trị bệnh, nhưng phải đặt hàng trước một tháng.

Sừng tê giác được bán nguyên cái hoặc cắt nhỏ ra thành miếng 90gr tới 500gr.

Sau khi được mài, xay nghiền ra thành bột sừng được pha vào nước để uống.

Tổ chức CITES cho phép xuất cảng sừng tê giác như một sản phẩm kỷ niệm trophy

Năm 2003, tổ chức CITES cho phép sừng tê giác có thể được xuất cảng từ Nam Phi như một sản phẩm kỷ niệm (trophy) săn bắn. Từ đó đã phát sinh ra phong trào săn tê giác để lấy sừng làm vật kỷ niệm.

CITES là Tổ Chức Quốc Tế (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora hay CITES). Tổ chức nầy có nhiệm vụ kiểm soát sự mua bán và đổi chác những loài động vật và thực vật hiếm quý có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Người Việt trong xứ ào ào đi Nam Phi săn tê giác

Sự mở ngõ của CITES đã làm nở rộ lên phong trào người VN trong nước đi du lịch Nam Phi để săn bắn. Với giá bán năm sáu chục ngàn đô một cái sừng tê giác, ai mà lại không ham đi săn.

Một số liệu đáng ngại

Những số liệu sau đây thật đáng ngại:

Số sừng tê giác xuất cảng từ Nam Phi dến VN gia tăng từ 58 cái năm 2006 đến 73 cài năm 2007. Trong thời điểm 2006-2009 có tất cả 268 sừng tê giác đã được xuất cảng sang Việt Nam.

Buôn sừng tê giác Phi châu trái phép từ 2000 đến 2009

blankblank


 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693393 visitors (2230793 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free