11/9/2014
Phần 2
Vị trí
Thanh Hóa là một tỉnh miền Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý là từ 19018’ đến 20040’ vĩ tuyến Bắc và từ 104022’ đến 106004’ kinh tuyến Đông. Bắc giáp 3 tỉnh : Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình. Nam giáp Nghệ An. Đông giáp Biển Đông, có chiều dài bờ biển 102 km. Tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn của vùng Bắc Trung Bộ và của Việt Nam. Diện tích tự nhiên tòan tỉnh là 1168 km2, chiếm 3.37% diện tích tòan quốc, đứng thứ 6 trong số 63 tỉnh - thành phố cả nước, và thứ 2 sau tỉnh Nghệ An ( 1649 km2 ) trong số các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Dân số năm 1999 là 3. 47 triệu người, chiếm 4.66 % dân số cả nước, đứng thứ 3 trong số 61 tỉnh và thành phố ( sau 2 Thành phố Sài Gòn- TP HCM và Hà Nội ). Nhưng đứng đầu trong số các tỉnh của Vùng Bắc Trung Bộ.
Thành Phố, TP Thanh Hóa City, nằm phía Đông tỉnh nhà bên cạnh sông Mã, cách Hà Nội chừng 150 km về phía Nam và Sài Gòn- TP HCM 1560km về phia Bắc.
Phân chia hành chánh
Thanh Hóa là một đơn vị hành chánh ít có xáo động. Thời lập nước, Thanh Hóa là một bộ của nước Văn Lang, mang tên Cửu Chân. Tiếp đó qua nhiều triều đại, Thanh Hóa lần lượt mang các tên Ái Châu, rồi trại, phủ, trấn, lộ Thanh Hóa, phủ Thiệu Xương. Hồi Lê Sơ, khi vua Lê Thái tổ mới đuổi quân Minh ra khỏi Đông Đô thì nước nhà chia ra làm 4 đạo : Tây Đạo, Đông Đạo, Nam Đạo và Bắc Đạo , đem các phủ, lộ, trấn, châu, huyện và xã, chia thành khu vực lệ thuộc vào đạo. Khi nước đã yên, vua Lê Thái Tổ đặt thêm đạo Hải Tây, cho các lộ Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa lệ thuộc vào đạo Hải Tây. Năm 1 466, vua Lê Thánh Tông chia nước ra làm 12 đạo Thừa Tuyên. Thanh Hóa là một trong 12 đạo Thừa Tuyên này. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông lại chia nước ra làm 13 xứ, đổi Đạo Thừa Tuyên thành Xứ. Từ năm 1831 đến nay là tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa ngày nay là tỉnh có nhiều đơn vị, nhất cả nước. Đến năm 2000, Thanh Hóa có 1 thành phố , 2 thị xã, 24 huyện với 581 xã, 18 phường, 31 thị trấn. Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, hành chánh, văn hóa tỉnh. 2 thị xã trực thuộc tỉnh là Bỉm Sơn và Sầm Sơn. Thị xã Bỉm Sơn ở phía Bắc tỉnh. Thị xã Sầm Sơn nằm gíáp biển và là một trong trung tâm du lịch biển của miền Trung.
Thanh Hóa có 24 huyện : 8 huyện đồng bằng ( Thọ Xuân, Đông Sơn, Nông Cống, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hóa, Hà Trung, Vĩnh Lộc ), 5 huyện ven biển ( Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia ), 11 huyện trung du và miền núi ( Như Xuân, Như Thanh, Lang Chánh, Bá Thước, Thạch Thành, Thường Xuân, Ngọc Lạc (Lặc ), Cẩm Thủy, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát ). Huyện miền núi Thường Xuân có diện tích lớn nhất 1110.4 km2 gồm 1 thị trấn và 19 xã, số dân năm 2000 là 92 000 người. Diện tích huyện này còn lớn hơn cả một vài tỉnh đồng bằng như Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên. Huyện diện tích nhỏ nhất là huyện đồng bằng Đông Sơn chỉ 106,8 km2, gồm 1 thị trấn, 19 xã, dân số 115 800 người . Thành phố ( TP ) Thanh Hóa thiết lập năm 1994 , nới rộng tháng 2 năm 2012, có diện tích là 146,77 km2 ( 22.3 dặm Anh vuông) , phần quận phường đô thị chiếm 61.45 km2(23.73 dặm Anh vuông) , dân số đã từ năm 1999 là 207 698 người ( 176 300 khi chưa nới rộng, diện tích 57.9 km2 ) năm 2014 đã là 406 550 người; ước lượng sẽ đến gần 1 triệu người năm 2030 , với số dân đô thị trên 800 000. Trước năm 2012, TP Thanh Hóa gồm 12 phường nội thành và 6 xã ngọai thành .Sau mở rộng năm 2012 ,TP Thanh Hóa nay gồm 20 phưòng và 17 xã ngọai thành .
Dân số trung bình của Thanh Hóa, năm 1990, khỏang 3.1 triệu người. Sau 10 năm , năm 1999 tăng lên 3, 467 triệu. Trung bình 1990 - 1999, mỗi năm tăng thêm 36 700 người . Lúc đó Thanh Hóa là tỉnh đông dân thứ hai cả nước chỉ sau TP HCM - Sài Gòn ( dân số năm 1999 là 5.073 triệu ). Dân số Thanh Hóa cao hơn cả thủ đô Hà Nội chưa nới rộng, năm 1999 dân số Hà Nội cũ chỉ đạt 2.685 triệu. Trong 6 tỉnh miền Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa là tỉnh có dân đông nhất, trên hẳn tỉnh Nghệ An diện tích lớn hơn, năm đó chỉ đạt 2.865 triệu. Năm 2010, dân số Thanh Hóa không mấy cao hơn năm 1999, vì thực hiện tương đối có kết quả kế họach hóa gia đình và nhận thức dân gian (đặc biệt là phụ nữ ) đông con thay đổi . Nhưng nay chắc đã trên 3.5 triệu . Thành phần tộc dân Kinh- Việt là 85%. Rồi đến người Mường 8.7 %, ngườì Thái ( 6 % ). Tỉ lệ các tộc dân khác như Mèo - Hmong, Dao ( Mán ) Tày, Thổ, Hoa, Sán Dìu, Cao Lan không đáng kể (1 %). Người Kinh sống chủ yếu ở các huyện ven biển, các thị xã, thị trấn. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện biên giới và miền núi.
Địa hình
Địa hình tỉnh Thanh Hóa khá phức tạp ,chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây- Đông. Từ Tây sang Đông: có các dải núi và trung du, đồng bằng ven biển. Trong tổng diện tích 1168 km2, địa hình núi trung du chiếm 73,3 %, đồng bằng chiếm 16 % vùng ven biển chiếm 10.7 % .
Địa hình núi có độ cao trung bình 600 - 700m , độ dốc trên 25 0 . Những đỉnh núi cao là Tà Lèo ( Bù Chò ? )1567m ở hửu ngạn sông Chu, Bà Ginh - Bù Rinh ( Núi Chí Linh ?) 1291m ở tả ngạn sông Chu. Dạng địa hình núi và trung du phân bố tập trung ở 11 huyện : Như Xuân, Như Thành, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành. Các núi cao phía Tây Bắc tỉnh, vùng sông Mã , Sông Lò , sông Lường là núi Hóc 1418m, núi Pha Phong( ? ) 1587m, núi gần Quan Hóa 1087 m .
Địa hình trung du có độ cao trung bình 150- 200m, độ dốc 12- 200, chủ yếu là các đồi thấp đỉnh bằng, sườn thoải, rất đặc biệt vì chỉ nhấp nhô lượn sóng và rất thỏai. Đây là vùng có thể làm cơ sở trồng các lọai lâm sản và cây công nghiệp như đậu, lạc - đậu phụng, chè-trà, mía… cơ sở phát triễn công nghiệp chế biến nông lâm sản Thanh Hóa .
Địa hình đồng bằng do sự bồi tụ các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên hình thành . Phân bố ở cá huyện và thành phố thị xã như Thọ Xuân, Thiệu Yên, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Thiệu Sơn, Nông Cống, Hoằng Hóa, Hậu Lộc Quảng Xương và một phần các huyện Tĩnh Gia, Nga Sơn, thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn. Đồng bằng châu thổ Thanh Hóa do phù sa hiện đại cấu tạo, trải ra trên một bề mặt rộng, hơi nghiêng về phía biển ở mé Đông Nam. Rìa Bắc và Tây Bắc do phù sa cũ của sông Mã, sông Chu hình thành, cao 2- 15 m. Trên đồng bằng nhô lên một số đồi núi, có độ cao trung bình 200- 300m, cấu tạo bằng nhiều lọai đá khác nhau từ đá phun trào đến đá vôi, đá phiến. Như núi Vọng Phu thuộc xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn là ngọn núi đá vôi thiên nhiên làm ra giống hình một phụ nữ đang quay mặt về phía Đông, hình tượng gắn liền truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hóa đá. Núi Hàm Rồng nằm trên dãy núi Ngũ Hoa Phong gồm 99 ngọn; bắt đầu ở xã Thiệu Dương , cách trung tâm TP Thanh Hóa 8km dọc theo hửu ngạn sông Mã đến bến tàu cầu Hàm Rồng. Trong chiến dịch Sấm Rền- Rolling thungder , đánh phá lực lượng quân sự Miền Bắc, không quân Mỹ cũng không đánh sập được cầu Hàm Rồng. Đối diện núi Hàm Rồng bên bờ sông Mã là núi Ngọc, còn gọi là núi Châu Phong. Núi Vọng Phu, núi Rồng, núi Ngọc là những danh thắng Thanh Hóa hấp dẫn du lịch.
Dạng địa hình ven biển phân bố chủ yếu ở các huyện và thị xã Sầm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương ,Tĩnh Gia. Trên địa hình này có vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Mã, sông Yên. Vùng đất cát ven biển nằm phía trong các bải cát độ cao trung bình 3-6m ; ở phía Nam Tĩnh Gia chúng có dạng sống trâu các dãy đồi dài kéo ra biển. Các đảo đá rải rác ngòai vụng biển, dòng phù sa ven bờ đưa ra từ các cửa sông tạo thành những trầm tích dạng mũi tên cát, cô lập dần dần những khỏang biển bên trong, biến chúng thành những đầm nước mặn. Về sau những đầm này bị phù sa lấp dần, còn những mũi tên cát thì lại ngày càng phát triễn rộng thêm, nối nhưng cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ,dạng xòe nan quạt. Các bải cát, cồn cát duyên hải phía Bắc , rộng trên 5km, nhưng phía Nam chúng chỉ còn chừng 1.5 km.
Bờ biển đồng bằng Thanh Hóa bằng phẳng, thềm lục địa tương đối cạn và rộng. Phía Bắc Nga Sơn, phù sa sông Hồng, sông Đáy đổ về làm đất liền tiến ra biển theo tốc độ lớn , không thua kém vùng bờ biển Ninh Bình, như ở Liên Sơn và Tam Tổng. Nhưng từ Nam Nga Sơn trở vào, các cồn cát nối liền những mũi đá nhô ra biển với nhau, tạo ra các bải biển phẳng và dài như ở Lạch Trường, Sầm Sơn, Khoa Giáp ( Tĩnh Gia ).
Trên địa hình ven biển Thanh Hóa có bải tắm nổi tiếng Sầm Sơn. Đứng ở Sầm Sơn có thể nhìn thấy Hòn Nẹ, Hòn Mê ( cao 231m ) cách bờ biển Tĩnh Gia chừng 15km, nổi lên ngòai biển cả, canh giữ một vùng hải phận rộng lớn tổ quốc Việt Nam .
Địa hình phong phú, đa dạng đã tạo điều kiện cho Thanh Hóa phát triễn nông, lâm, ngư tòan diện. Nhiều cảng quan đẹp kết hợp giữa rừng - biển- đồng bằng giúp phát triễn du lịch , dịch vụ. Đô cao chênh lệch giữa các vùng địa hình, cùng nhiều hệ thống sông suối tạo ra những tiềm năng thủy điện khá phong phú .
Khí hậu
Thanh Hóa nằm trong khu vực gió mùa nhiệt đới. Có 2 mùa rỏ rệt. Mùa nóng trùng với mùa mưa và mùa lạnh trùng với mùa khô. Trong mùa nóng, gió Tây- gió Lào xuất hiện vào đầu mùa ; hàng năm tới 20- 30 ngày có gió Lào khô nóng. Gió Nồm thổi theo hướng Đông Nam từ biển Đông đến xảy ra mùa hè nóng nực. Gió làm không khí mát mẽ và giảm bớt nhiệt độ . Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23- 240C ở vùng đồng bằng và trung du; giảm dần khi lên vùng núi và trụt xuống 19-200 C ở biên giới Việt Lào . Hàng năm có 4 tháng nhirệt độ trung bình dưới 200C ( từ tháng 12 đến tháng 3 ). Tháng lạnh nhất là tháng giêng, nhiệt độ trung bình khỏang 17-180C, cao hơn đồng bằng Bắc Bộ khỏang1 độ C. Lượng mưa trung bình từ 1600mm đến 1800mm. Số ngày mưa từ 150 - 150 ngày / năm. Mùa mưa thường kéo dài đến 6 tháng, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Các tháng mưa nhiều là tháng 8, tháng 9, tháng 10. Mùa mưa tập trung đến 60- 80% lượng mưa cả năm, nên dễ gây ra lũ lụt, nhất là ở các huyện ven biển địa hình thấp .
Thủy Văn
Thanh Hóa có 20 sông lớn, nhỏ chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam và 264 khe suối chằng chịt thuộc 4 hệ thống sông chánh là: Sông Mã , sông Lạch Bang, sông Yên , sông Họat. Tổng chiều dài các hệ thống sông là 881km , tổng diện tích lưu vực : 39 757 km2, tổng lượng nước trung bình hàng năm : 19 520 tỉ m3. Sông suối Thanh Hóa chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, tạo ra tiềm năng thủy điện khá lớn . Riêng sông Mã, trử lượng điện năng là 12 tỉ kwgiờ- kwh .
Sông Mã bắt nguồn từ vùng núi Điện Biên Phủ, chảy qua Sầm Nứa ( Lào ) rồi vào địa phận Thanh Hóa ở Mường Lát. Từ nguồn đến Cẩm Thủy, sông chảy ào ạt, khi thì qua những ghềnh đá lởm chởm, khi thì uốn khúc rộng ra để lộ những bải cát trắng dài. Sau khi tiếp nhận sông Chu, sông Mã chia ra 3 nhánh: sông Đò Lèn, sông Lạch Trường, sông Mã, rồi đổ ra biển ở 3 cửa: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Trào. Sông Mã có chiều dài 512 km, diện tích riêng cho mình là 900 km2.
Sông Chu còn gọi là sông Lường, ngọn nguồn là Sủ mà Pháp viết là Chu, thuộc hệ thống sông Mã, chiều dài 300 km ( có tài liệu ghi chỉ là 135 Km ), cũng bắt nguồn từ Sầm Nứa ( Lào ), chảy vào địa phận Thanh Hóa ở huyện Thường Xuân và đổ vào sông Mã ở phía bắc Thành phố. Trên sông Chu, có đập Bái Thượng dài 170m, tưới cho vài chục vạn ha ruộng.
Sông Họat chảy qua địa phận Bắc Hà Trung và Nga Sơn, dài 55 km, lưu vực rộng 250km2, đổ ra biển qua cửa Đáy. Sông Lạch Bạng, dài 34.5km, lưu vực rộng 236 km2, chảy qua các huyện Như Xuân, Tĩnh Gia rồi đổ ra cửa Bạng. Sông Yên dài 89 km, lưu vực rộng 1850 km2 , đổ ra biển qua cửa Lạch Ghép.
Ngòai nguồn nước mặt, Thanh Hóa còn có nước ngầm, tuy chiếm tỉ lệ nhỏ so với nguồn nước mặt, nhưng là nguồn bổ sung quan trọng phục vụ đời sống và sản xuất. Trử lượng nước ngầm ở thành phố Thanh Hóa là 9 000 m3/ngày, thị xã Sầm Sơn 26 000 m3/ngày, thị xã Bỉm Sơn 133 900 m3/ngày, huyện Tĩnh Gia 16 630 m3/ ngày.
Đất đai
Thanh Hóa có 10 nhóm đất, chia ra 28 lọai đất khác nhau. Các nhóm đất diện tích tương đối lớn là : nhóm đất đỏ vàng chiếm 647 700 ha , 58% diện tích tự nhiên tòan tỈnh, phân bố chủ yếu ở các huyện trung du, miền núi; nhóm đất phù sa bồi tụ, chiếm 144 300 ha, 13 % diện tích tự nhiên tỉnh nhà phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển; nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 18250 ha, chiếm 1,6 % diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở trung du và các dãy núi độc lập ở các đồng bằng ven biển các huyện Nông Cống, Thiệu Yên, Hoằng Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Tĩnh Gia , Đông Sơn …; nhóm đất bạc màu 14 400 ha, 1.3 % diện tích tự nhiên ; nhóm đất mặn 16 300 ha, 1.45% diện tích tự nhiên; nhóm đất cát 17 700 ha, 1.6 % diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển.
Tài nguyên sinh vật
Rừng Thanh Hóa, năm 2000, còn 439 400 ha, chiếm 36.8% diện tích tự nhiên, trong đó 322 000 ha là rừng tự nhiên và 108 4000 ha là rừng trồng.Trữ lượng gỗ khỏang 15.1 triệu m3 , trữ lượng tre, nứa, vầu là 21,3 tỉ cây và luồng là 173 triệu cây. Tre, luồng rừng trồng cũng như nhiều loại cây gỗ khác là những nguyên liệu làm giấy và vật liệu xây dựng, một thế mạnh công nghệ Thanh Hóa . Rừng Thanh Hóa có nhiều gỗ quý hiếm như lát, pơ mu, trầm hương, lim, sến, táu, vàng tâm, giổi, chò chỉ … Rừng giàu và rừng trung bình hiện chỉ còn phân bố trên các dãy núi cao biên giới Việt- Lào và một số vùng ở Bù Man, Bù Kha ... trên cao độ 700 - 1200m , có ý nghĩa làm rừng phòng hộ đầu nguồn. Rừng ở độ cao dưới 700m, gần các trục giao thông và khu dân cư, thường là rừng nghèo. Đáng chú ý là rừng tre nứa, phân bố ở Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Hóa , là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp giấy- bao bì. Các lòai động vật hoang dã trong rừng có voi, bò tót, khỉ, vượn, trăn, rắn …
Rừng quốc gia Cúc Phương rộng tới 25 000 ha năm 2000, năm chỉ còn 22 000 ha, một khu rừng nguyên sinh, tuy phần lớn thuộc Ninh Bình, Hòa Bình, nhưng phạm vi kéo dài đến Thanh Hóa- Nghệ An , ở Thanh Hóa là Dốc Lào vùng hạ lưu sông Bưởi một nhánh sông Mã ít ai nói tới, nguồn tại Mai Châu - Mường Khèn, tỉnh Hòa Bình. Theo Trần Đăng Hồng - 2012, đây là một rừng đá vôi có nhiều cổ thụ sống đã ngàn năm, cao trên 70m thuộc lọai rừng mưa nhiệt đới, cấu trúc thảm thực vật 5 tầng, trong số này 3 tầng cây gỗ. Rừng Cúc Phương có 1980 thực vật bậc cao, ( 887 tông chi và 221 họ ). Phần lớn thuộc các lòai thực vật bản địa, nhưng cũng gặp những đại diện các luồng thực vật di cư từ vùng nhiêt độ khô Hy Mã Lạp Sơn - Tàu, Ấn Độ - Myanmar ( Miến Điện ), Mã Lai như các lòai chò xanh, chò nhai hay cả vùng nhiệt đới ẩm như các lòai chò chỉ, các lọai hồ đào ... . Động vật trong rừng Cúc Phương cũng cũng khá phong phú gồm 88 lòai động vật có vú, kể luôn 38 lòai dơi, 319 lòai chim ( 40% mọi loài chim kiểm kê định danh ở nước nhà ), 50 lòai bò sát và lưỡng cư, 11 lòai ốc - sên, và ít nhất là 1800 lòai côn trùng đã định danh , đặc biệt là các lòai bướm đẹp thuộc 280 lòai , trong số này 7 lọai mới trên thế giới, và mang tên thơ mộng như bướm Nàng Tiên, bướm Phượng Hòang, màu sắc - hoa văn cánh bướm làm say mê những ai sưu tập lọai côn trùng này. Lòai chim gà gô - đa đa cổ nâu - chestnut neckaced Arborophila charltonii, loài chim gõ kiến vòng cổ đỏ - red collared woodpecker Picus rabieri cùng 12 lòai khác gần như tuyệt chủng trên thế giới đã tìm thấy ở Cúc Phương . Nhiều lòai động vật có vú tưởng chừng như tuyệt tích cũng đã tìm ra ở Cúc Phương: Khỉ ăn lá Delacour leaf monkey Semnopithecus francoisi delacouri , Cầy giông Owonston băng dải - Ownston banded civet Hemigalus owntoni, Báo - Beo Panther pardus. Trước năm 2000, đã tìm thấy ở Cúc Phương hai lòai động vật rất hiếm trên thế giới là Sóc Bay, bộ cánh là màng da mỏng 4 chân căng ra, có thể bay vài trăm mét luồn lách qua các dây leo chằng chịt và những thân cây san sát ; Thằn Lằn Bay màu xanh mướt cánh như sóc bay. Một lòai cá trê - cát tràu( cá râu mèo- cat fish), cá niếc hang( ? ) Parasilurus cucphưongensis, đặc thù cho hang động cũng được khám phá.
Tài nguyên khóang sản
Khóang sản Thanh Hóa tương đối đa dạng. Tỉnh nhà có 185 điểm quặng, gồm 42 lọai thuộc các nhóm kim lọai , phi kim lọai, nhiên liệu, nguyên liệu vật liệu xây dựng. Các khoáng sản trữ lượng lớn so với cả nước là đá vôi làm xi măng, đá ốp lát, sét làm xi măng , gạch ngói ,crôm , serpentin . Kim lọai có sắt - măng gan, titan, thiếc, đồng, chì, kẻm, vàng . Quặng sắt - măng gan trữ lượng khỏang 3 triệu tấn, phân bố ở Quan Hóa, Bá Thước, Như Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành. Quặng imenhit, chất lượng tốt, phân bố ở Quảng Xương, Sầm Sơn, Hậu Lộc , Hoằng Hóa. Quặng Crôm trữ lượng 5 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở Cổ Định (Triệu Sơn ), Ngọc Lạc. Đây là mỏ crôm trữ lượng lớn ở Đông Nam Á và là mỏ duy nhất nước ta. Các mỏ kim lọai khác thường có quy mô nhỏ như thiếc ở Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh ; chì-kẽm ở Quan Hóa, Như Xuân, Tĩnh Gia. Vàng sa khóang tập trung ở Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân …, hàm lượng vàng gốc từ 2g/tấn đến 6-7 g /tấn . Khóang sản phốt phát, trữ lượng 1 triệu tấn, phân bố ở Ngọc Lạc, Cẩm Thủy, Thường Xuân, Hoằng Hóa; serpentin trữ lượng 15 triêu tấn ở Nông Cống, đôlômít trữ lượng 4.7 triệu tấn, phân bố ở TP Thanh Hóa, Nga Sơn . Đá ốp lát trữ lượng 2-3 tỉ m3, chất lượng tốt, nhiều màu sắc và độ bền cao. Trữ lượng đá vôi làm xi măng là 370 triệu tấn, chất lượng tốt ở Hà Trung, Bỉm Sơn, Cẩm Thủy, Thạch Thành … Trữ lượng đất sét làm gạch ngói tốt trên 20 triệu m3, phân bố ở Hà Trung, Thạch Thành, Thiệu Yên, Tĩnh Gia. Cát thủy tinh trử lượng trên 500 000 tấn chất lượng tốt ở Tĩnh Gia. Ngòai ra, còn có nhiều điểm khóang sản khác như than đá, than bùn trử lượng nhỏ.
Phần II: Lạm bàn về phát triễn Thanh Hóa
Hạ tầng cơ sở hổ trợ phát triễn
Giao thông vận tải
Năm 2000, Thanh Hóa có 4843 km đường bộ : 1031 km quốc lộ, 29 42 km tỉnh lộ, ngòai ra là đường liên huyện, liên xã . Năm 2010, 100 % xã đều có đường bộ đến trung tâm xã . Thanh Hóa, từ nhiều năm qua , đã cố tâm phát triễn một hệ thống đồng bộ bảo đảm liên lạc giữa các địa phương, nối các trung tâm kinh tế chánh yếu tỉnh nhà, tụ điểm mở thêm đường nối tỉnh với vùng Tây Bắc, Lào, Thái Lan, Myanmar, xây dựng một hệ thống đường bộ cận đại ở những vùng then chốt : Vùng Kinh tế Tổng quát Nghi Sơn, TP Thanh Hóa, các thị trấn Bỉm Sơn, Sầm Sơn …. thiết lập những đường mới có tầm quan trọng cho phát triễn kinh tế an ninh và quốc phòng. Đặc biệt chú trọng đến :
- Quốc lộ 1A: nâng cấp quốc lộ này thành đường châu thổ mức III. Xây dựng những đường xuyên ngang giữa đường xe lữa và một đường giao lưu lớn, di chuyễn nhà cửa và vật dụng gia thất sống ở những vùng công nghệ.
- Thực hiện giai đọan 2 đường HCM ( ở Thanh Hóa nguyên là quốc lộ 15 ). Đầu tư làm các đường ngang nối đường HCM với quốc lộ 1A ( Thạch Quang - Bỉm Sơn ), mức tiêu chuẩn III.
- Xa lộ Nam - Bắc ngang qua tỉnh dài 100 km
- Xa lộ Nghi Sơn- Bải Tranh nối cảng Nghi Sơn với đường HCM dài 53km.
- Đường Yên Cát ( Như Xuân ) - Bến Sung- Chương - Tân Dân ( ?)
- Nâng cấp đường số 47 đến mức tiêu chuẩn III , các đường số 10, 45, 15A, 217 đến mức IV. Mở rộng đường số 10 từ Bỉm Sơn nối với quốc lộ 1A( Bút Sơn - Hoằng Hóa - Đợ Dai (? ) - Mới - Núi Chết( ? ); kéo dài đường 45 đến Nghệ An nối với đường 48 ( Yên Cát - Thanh Quan, đường 47 qua cửa khẩu Kheo vào Lào ( dọc theo tỉnh lộ Xuân Thượng - Bát Một ), nối đường số 47 với đường số 10, xây đắp đường số 217 thành đường Xuyên Á ...
Các năm 2011- 2020, tiếp tục nâng cấp các tỉnh lộ cho đạt mức tiêu chuẩn III hay IV, các đường miền núi đến mức III, IV, V … Hệ thống cận đại là các đường ngang : Dương Văn Mai - Mường Lát dài 70m, Lang Chánh - Yên Khương dài 44 km, Hội Xuân - Tân Mới, Mường Chanh dài 139 km và các đường đô thị : ở TP Thanh Hóa là thiết lập khúc đọan 1A tránh đi qua TP Thanh Hóa, nới rộng Đại lộ Lê Lợi, đường vòng phía tây TP, nối đường 47 đến TP đã hòan tất năm 2010. Canh tân hay xây cầu mới như cầu La Thành, cầu Cao, cầu Dương( ? )... xây dựng các đường đô thị ở các thị trấn Sầm Sơn, Bỉm Sơn, đô thị mới Nghi Sơn - Ngọc Lặc. Tỉnh dự trù là đến năm 2020, mọi thị trấn đều phải xây xong hệ thống đường bộ tân tiến. Tỉnh cũng cố tâm xây dựng các đường bộ ven biển như đường từ Điện Hồ, Nga Sơn đến Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, dài 100 km .
Năm 2000, Thanh Hóa khai thác được 421 km đường thủy sông qua 4 hệ thống sông bởi 7 lạch lớn nhỏ dọc bờ biển. Từ năm 2010 tỉnh cố hòan tất vào năm 2015, các cầu quan trọng như cầu Tham ( ? ) ở huyện Nga Sơn, cầu Chúc Sơn, cầu Kháng Chung, cầu Khánh Hòang ở huyện Hoằng Hóa, cầu Văn Cẩm ở huyện Cẩm Thủy, cầu Nam Tiến ở huyện Quan Hóa , cầu Kim Tân ở huyện Thạch Thanh và các cầu treo ở các huyện miền núi. Tỉnh quyết làm xong hệ thống cảng Nghi Sơn có khả năng cho tàu trong tải đến 30 000 tấn cập bến, sửa sọan nâng cao khả năng chuyên chở các cảng tỉnh lên đến 50 triệu tấn mỗi năm , trước năm 2015. Khảo cứu xây cảng chuyễn hàng nước sâu ở đảo Hòn Mê, ngòai khơi Mũi Bàng , huyện Tĩnh Gia . Cùng lúc nới rộng các cảng và hòan tất phức tạp cơ sở dịch vụ chuyên biệt cho nhà máy lọc dầu, các nhà máy nhiệt điện, thép và xi măng. Nâng cấp nới rộng các cảng Lệ Môn ( khả năng từ 1.6 triệu tấn lên 2,5 triệu tấn một năm; các cảng Lạch Hội, Hàm Rồng, Quảng Châu ( từ năm 2010 ) cho tàu 1000 DWT cập bến, khả năng 1.5 triệu tấn một năm. Hổ trợ chuyên chở đường thủy đến các tỉnh vùng Đông Bắc Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình ...
Đường sắt chạy qua Thanh Hóa do Pháp xây dựng từ năm1901 và ngày 1-1- 1905 , đòan tàu đầu tiên đã chạy vào ga Thanh Hóa. Năm 2000 có 105 km đường sắt đi qua tỉnh. Từ năm 2010 đã nâng cấp hệ thống đường sắt và xây cất tàu xe lữa tốc hành Bắc Nam, phát triển mạng đường sắt khắp tỉnh nối đến các vùng kinh tế, đặc biệt là Vùng Kinh tế Nghi Sơn. Đầu tư xây cất một cầu xe lữa mới và một số cầu khác ở các tỉnh lộ. Tháng 2 năm 2013, đã nâng cấp sân bay Sao Vàng - Thọ Xuân ( ? ) cung cấp dịch vụ chuyên chở cho TP Thanh Hóa, vừa quân sự vừa dân sự; đồng thời tỉnh nhà cố tâm xây xong trước năm 2020, sân bay dân sự ở xã Quảng Thượng , huyện Quảng Xương.
Điện nước
Tỉnh dự tính đến năm 2020 sẽ sản xuất điện trên 20 tỉ kwh điện lượng . Trong số này trước năm 2015, chừng 5- 6 tỉ kwh là để bảo đảm cho 100 % dângian tỉnh có đủ điện dùng, nhất là dân các miền núi cao, xa xôi hẻo lánh. Đầu tư xây cất nhà máy nhiệt điện lớn ở Nghi Sơn , giai đọan 1 là 600 000 kw nay đã họat động, giai đọan 2 công xuất là 1800 000 MW năm 2015. Thực hiện các nhà máy thủy điện Tống San ( ? ) công xuất 260 MW , nhà máy Hồi Xuân 92 MW và các dự án thủy điện nhỏ và trung bình như Bá Thước 1 và 2, Cẩm Thể 1 và 2, sông Lò, sông Chảy …
Về nước, xây cất những hệ thống cung cấp nước cho các thị xã, thị trấn các vùng kinh tế và các công viên công nghệ . Nâng cấp, nới rộng hay lập nhà máy nước mới và hệ thống cung cấp nước mới cho các thị trấn, những nơi cư dân tập trung, đông đảo. Ưu tiên cho nhà máy nước TP Thanh Hóa các thị trấn Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Nghi Sơn, vùng Kinh tế Nghi Sơn và quận T , bảo đảm cung cấp nước sạch - nước phẩm giá cao cho các thị trấn lớn , trung bình 180- 200 lít cho mỗi người mỗi ngày, vào năm 2020. Đến năm 2014, tỉnh cần thực hiện cho xong các công trình thóat thủy - drainage và thu thập nước phế thải ở TP Thanh Hóa và x các thị xã , các thị trấn , các công viêm công nghệ ,các vùng kinh tế . Tụ điểm vào các hệ thống chửa trị nước phế thải, trước khi chảy vào môi trường.
Lẽ dĩ nhiên là không thể quên cải thiện hay tân tạo hệ thống bưu điện, viễn thông , kỷ thuật thông tin; góp phần tích cực cho phát triễn kinh tế , quốc phòng và an ninh. Tỉnh đang phát triễn mạnh mẽ mạng lưới ti vi kỷ thuật số - digital television, xây cất hạ tầng cơ sở kỷ thuật nhân được thông tin từ vệ tinh VINASAT- 1, ba phủ các vùng xa xôi hẻo lánh , tăng hiệu lực rađiô cho các tộc dân thiểu số: đến năm 2010 , ra điô đã bao phủ 100% và hy vọng tỉ lệ ti vi bao phủ tỉnh 100% vào năm 2015 .