.
  31 ngày lang thang P 148-149
 
04/1/2015




Phần 148-149

Sau khi chấm dứt chuyến rong chơi trên hồ Inlay, tôi nhận được vài email của bạn bè thắc mắc rằng với những làng nổi như thế, liệu người dân Inthar có giữ được vệ sinh, có bảo vệ được môi trường mà họ đang sinh sống trên đó? Hình ảnh tôi cung cấp trông thật tuyệt vời, nhưng rác và các chất thải hửu cơ thì làm sao thấy được?
Quả thật đây là thiếu sót của tôi, quên rằng mình sống trong một đất nước mà môi trường ngày càng tệ hại, các nhà máy thủy sản, các cơ sở chăn nuôi, các cống xã từ nhà máy công nghiệp…cùng với sự vô tư phóng uế của người dân sống trên sông rạch…làm cho không khí hôi hám, làm cho mặt nước đang thật sự dơ bẩn. Điều tệ hại ấy, giờ đây với tôi trở nên quá đổi bình thường, bình thường đến độ không còn thấy…khó chịu (vì có khó chịu cũng …ráng chịu, nào ai giúp được mà mong!). 
Khi thấy mặt nước trong các làng nổi Inlay sạch sẽ, tôi có ngạc nhiên và nễ phục cư dân nơi đó, nhưng không giải thích gì nhiều, khiến bạn bè thắc mắc. Trước hết, tôi xin khẳng định mặt nước hồ Inlay, những nơi tôi đi ngang, không thấy rác, không thấy bọc ny long, không thấy chai nhựa…và những chất thải hửu cơ. Tôi nghĩ chắc chắn cũng có rác, nhưng quá ít khiến chúng tôi không thấy. 
Điều này có lẽ do người dân địa phương đã được khuyến cáo, giữ gìn môi trường sạch sẽ cũng là để bảo vệ cuộc sống của họ. Không khai thác cạn kiệt tài nguyên bằng những lồng bè nuôi cá, không gia tăng năng suất cây trồng bằng các biện pháp “hóa nông” độc hại. Các thực vật thủy sinh, rong tảo đã làm bộ phận lọc nước tự nhiên. Các động vật thủy sinh tồn tại trong sự khai thác hợp lý, cũng là tác nhân làm sạch môi trường.
Từ lâu, người dân đã không còn phóng uế trực tiếp xuống hồ, chất thải hữu cơ được thu hồi trong các bể tự hoại, được xử lý an toàn …cho nên môi trường nước trong hồ luôn sạch sẽ.
Tất cả những điều này, có lẽ chỉ những người dân hiền hậu, “ít học” nhưng dễ dạy như người Miến Điện mới thực hiện được. Biết chừng nào chúng ta mới học được bài học “nhỏ xíu” này của một đất nước …còn nhiều thứ lớn hơn mà ta cần phải học ?



Inlay, đẹp từ mặt nước sạch sẽ, đến môi trường trong lành chung quanh.

 

B.20. Ngày thứ 20, 05-11-2013.
Kalaw-Bagan : 269km.

B.20.1. Giã từ Kalaw.
Tối qua, sau bửa cơm, anh bạn Ayunpa L. nói ngày mai mình sẽ đi thăm Bagan và …đi luôn, mọi người thu xếp hành lý mang hết lên xe, 05h khởi hành.
Thật tình, từ lúc gặp “thổ địa” đến giờ, tôi hoàn toàn “bị động”, cứ để Sư dắt đâu thì đi đó, chẳng biết lịch mà cũng chẳng rõ nơi sẽ đến. Mà cần gì, nơi xứ lạ quê người, cứ có người biết đường dẫn đi chơi là …lành nhất. Chỉ có điều, chưa kịp đi lòng vòng cái thị trấn Kalaw này cho biết chút ngỏ ngách thì đã vội chia tay, cũng lấy làm tiên tiếc! Thôi thì hẹn sẽ có ngày trở lại, ở lâu hơn!
Khi mọi người đã lên xe, Sư H.còn nhắc “ai còn quên cái gì hông?”, riêng tôi thì đành bỏ lại cái…lạnh nhớ đời trên vùng cao nguyên xa xôi này.
Giã từ Kalaw cũng là giã từ những buổi sáng đầy sương trên phố núi, với cái rét căm căm đọng hạt trên lá, trên hoa. 
Giã từ Kalaw cũng là giã từ cao nguyên Shan để xuống với đồng bằng, lần này đi theo hướng Tây, về vùng Bagan cổ kính ngày xưa, bên cạnh giòng Ayeyawaddy.
Bagan, thuộc vùng hành chính Mandalay, cách Kalaw 267km nếu đi theo xa lộ xuyên Á, AH2. 





Xe rời thị trấn lúc trời chưa sáng tỏ, sương vẫn còn dầy đặc như mọi ngày qua, tôi đưa tay khoát vội, chào giã từ cái thị trấn bình yên chưa kịp quen lâu, thầm hẹn có ngày quay trở lại. Xe đổ dốc liên tục qua những vạt rừng xanh lá, tuy nhiên, con đường này không hiểm trở như đoạn đèo Kawkareik phía biên giới Thái lan, cũng chẳng vắng vẻ hoang vu quá lắm, nhà cửa, xóm làng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện ven rừng.














07h20’ xe dừng lại một quán bên đường, tại khu dân cư thuộc làng Yin Mar Bin. Quán khá lớn, ngay phía trước là một chảo chiên “giò cháo quảy” thật ngon lành, chắc chắn món này sẽ có trong menu điểm tâm sáng nay.



Mại dô, “giò cháo quảy Miến Điện”…cực ngon đây!



Nhìn thấy là…nhểu nước miếng! (Ngon thật đấy, các bạn nên đi Miến Điện để ăn thử cái "giò cháo quẫy" này!)


Việc kế tiếp là tìm đường ra phía sau để giải quyết …bầu tâm sự!
Như đã nói, trên đường quốc lộ, ngoại trừ các trạm dừng chân lớn, chuyện giải quyết nhu cầu “vệ sinh” người Miến rất…bầy hầy! …khách thì chẳng còn lựa chọn nào khác!



He he, …kẹt lắm mới…vô đây!


Còn chuyện điểm tâm thì …hên xui, nuốt được hay không thì …ăn thua mình gan thôi! Có anh bạn thuộc đoàn Sư Thái, gọi tới 3 món, mỗi món chỉ vừa …thử 1 muỗng …cuối cùng đành chơi… “quẫy cháo giò”. Riêng tôi thì cứ…cơm trứng chiên làm tới cho lành, trứng Miến y chang trứng Long xuyên!






He he, ăn sáng mà chơi cái món cá như thế này...chấm với cái tô bên cạnh thì e rằng dọc đường xe phải ngừng giữa...đồng !

Sau khi ăn nhanh bửa điểm tâm, theo thói quen, tôi bước ra đường nhìn xem xứ lạ. Giờ này sương mù vẫn còn đầy trên quốc lộ, người dân rảo bước qua lại giống hệt như đâu đó nơi quê nhà, chỉ khác trang phục với longyi đặc trưng Miến Điện.





Tôi thấy người phụ nữ Miến sử dụng cái đầu rất đáng …đồng tiền bát gạo: nơi máng quai chiếc gùi, đội thúng và …đội nải chuối để 2 tay rảnh rổi “đánh đòng xa” hoặc ôm hàng hóa, bồng con!








Sau đó, xe tiếp tục đổ đèo hạ dần độ cao, chạy ngang qua các làng mạc ven đường, hình ảnh luôn làm tôi thích thú chính là những chiếc xe bò chậm rãi trên con lộ xuyên Á, AH2.























Khi sắp tới làng Hlaingdet, tôi gặp 1 bãi gỗ teak lớn, có lẽ đang chờ xuất đi.





He he, gỗ chồng chất lên nhau cũng tương tự như …những nồi đất đang chờ mang đi bán!





…nồi này chắc chắn phần lớn để chứa nước dành cho người lở đường, có phổ biến khắp nơi trên đất Miến.





Chúng tôi tiếp tục qua ngôi chùa thứ 86.




Sau mấy ngày ngồi xe dọc theo các quốc lộ, tôi đã chứng kiến việc làm nông nghiệp theo phương pháp thủ công phổ biến khắp nơi. Cho đến lúc này, có một số công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp với những kinh, hồ được xây dựng; nhưng việc áp dụng cơ giới trong sản xuất cây trồng hầu như không thấy có.



1 công trình thủy nông.



Hồ thủy lợi Meiktila rộng 800m dài 11km, chứa nước để cung cấp cho khu vực huyện Meiktila.



Nông dân Miến vẫn cày bừa bằng bò.






Một con kinh nổi, nhận nước từ hồ Meiktila, cung cấp cho ruộng lúa bên cạnh.


Bất ngờ tôi được chứng kiến 1 cánh đồng với những cây thốt lốt quen thuộc, khiến cứ tưởng như mình đang qua vùng 7 Núi, An Giang.





Khi sắp tới làng Hlaingdet, tôi gặp 1 bãi gỗ teak lớn, có lẽ đang chờ xuất đi.





He he, gỗ chồng chất lên nhau cũng tương tự như …những nồi đất đang chờ mang đi bán!





…nồi này chắc chắn phần lớn để chứa nước dành cho người lở đường, có phổ biến khắp nơi trên đất Miến.





Chúng tôi tiếp tục qua ngôi chùa thứ 86.




Sau mấy ngày ngồi xe dọc theo các quốc lộ, tôi đã chứng kiến việc làm nông nghiệp theo phương pháp thủ công phổ biến khắp nơi. Cho đến lúc này, có một số công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp với những kinh, hồ được xây dựng; nhưng việc áp dụng cơ giới trong sản xuất cây trồng hầu như không thấy có.



1 công trình thủy nông.



Hồ thủy lợi Meiktila rộng 800m dài 11km, chứa nước để cung cấp cho khu vực huyện Meiktila.



Nông dân Miến vẫn cày bừa bằng bò.






Một con kinh nổi, nhận nước từ hồ Meiktila, cung cấp cho ruộng lúa bên cạnh.


Bất ngờ tôi được chứng kiến 1 cánh đồng với những cây thốt lốt quen thuộc, khiến cứ tưởng như mình đang qua vùng 7 Núi, An Giang.



 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 633035 visitors (2120307 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free