29/1/2015
ANNONACEA GRAVIOLA-MÃNG CẦU XIÊM
MÔT KHÁM PHÁ ĐƯỢC COI LÀ KỲ BÍ ……
nhưng hư thật của nó thế nào?
Bùi Thế Trường
(tặng bạn Nguyễn TháI Vũ , Ph.D (USA), và Trang thanh Nguyên (Australia)
.
Mục đích:
Mục đích của bài viết nầy là tim hiểu vì sao và tại sao? với những tai hại cùng ngộ nhận do việc phổ biến “gọi là thuốc dân gian gia truyền”mà nhiều người cho rằng annoaceae graviola là thần dươc trị ưng thư? Để bà con mình biết rõ hư thật, đặc biệt, về phần hư ra sao? Đó là mục đích của bài nầy.
Nhập đề:
Một bài viết đuơc đính kèm theo bài biên khảo nầy, đã làm cho độc giả chú ý ngay vào đề viết do bởi một câu như thật, rất kích động "Nước ép mãng cầu xiêm (Graviola) có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư cao hơn 1000 lần so với liệu pháp hóa trị dùng hoá chất (adriamycin)." Nghĩa là điều muốn nói là ngay bây giờ bịnh ung thư đang đươc khai tử. Con người sẽ sống thọ hơn, cái“cung” của qủa đất nầy có giới hạn, khi cầu do con người gia tăng, tạo ra sự bất cân bằng, là điềm báo trước là xã hội sẽ loạn và chiến tranh ắt không tránh khỏi. Thực tế, trái lại, là cái giá mà dồng bào đổ mua trái mãng cầu xiêm mà giá cả bổng nhiên tăng gấp trăm lần khắp nơi. Và bịnh thì cứ bịnh, chết thì cứ chết. Thế nên tôi phải tốn thời gian nghiên cứu, và đưa kết luận là tôi chưa có thấy sự nghiên cứu nào khẳng định rằng nước ép mãng cầy có tác dụng kỳ diệu như vậy. Đó là một điều hư ảo.Tại sao? Tôi chỉ thấy, hầu hết trên các research thì, nươc ép mãng cầu giúp người mẹ có nhiều sửa cho con bú ( to increase mother’s milk after children).
Dân gian dùng cây mãng cầu xiêm làm thuốc để trị bá bịnh.
Trong phần nầy, tôi chỉ ghi trung thực cách mà nhân gian dung để trị bịnh cho chính họ hay cho người thân, tôi không xét đúng hay sai và tại sao gọi là đúng hay gôi là sai cho từng vấn đề. Nôm na là có sao nói vậy.
Về trái. - Ngoài ra, nước ép mãng cầu xiêm theo kinh nghiệm dân gian dùng để trị các worms (Giun sán) và parasites ( các loại ký sinh gồm nấm, vi trùng, virus, động vật nguyên sinh và giun sán) ), to cool fevers (làm hạ cơn sốt). Những tính chất khác của mãng cầu xiêm theo y học dân gian dùng lại gồm có:
Nươc trái cây mãng cầu đươc dùng để uống có công dụng trị viêm niếu đạo (urethritis), niếu đạo của phụ nữ thì ngắn, còn niếu đạo của đàn ông thì dài hơn và bịnh có máu trong nước tiểu ( haematuria) do từ niệu quán, bàng quang hay niệu đạo do tổn thương hay do căn bịnh (The bloods may come from the kidneystone or both ureters, the bladder, or the urethra or as a result of injury or disease). Nếu dùng nước trái cây từ mãng cầu xiêm, như uống giải khát, thì trường hợp nầy đươc coi như làm nhẹ bớt bịnh của gan ( to relieve liver ailments) và bịnh phong (leproxy). Trái lại, lấy một miếng thịt của trái mãng cầu đấp vào vết thương sẽ làm lành vết thương nhanh hơn trong 3 ngày (to speed the healing of wounds for 3 days).
Về hạt - Thêm nữa, dân gian lại còn dùng cả hạt mãng cầu xiêm. Nếu nghiền hạt mãng cầu thì lại đươc dùng để trị trong và ngoài cơ thể cơ thể các loại ký sinh, kể cả chí rận ( head lice) ( ngoài cơ thể) và giun sán ( trong cơ thể). Tại Tháilan người dân dung lá mãng cầu như Agraviola squamosa, lấy trên 15 lá, nghiền nát và trộn với dầu dừa ( coconut oil) và và chà trên đầu, trên tóc. Sau hơn 30 phút, thì gội đầu. ( Chumsri P, 1995). Còn vỏ cây, lá và rể cây mãng cầu thì đươc coi như là thuốc an thần (sedative), thuốc giãm co thắt các cơ trơn, ( antispasmodic), bịnh giãm huyết áp (hypotensive).Hạt mãng cầu dùng để làm thuốc gây nôn mửa ( emetic properties).
Về lá - Không dừng ở đây, dân gian còn dùng cả lá. Sắc nươc lá mãng cầu ( leaf decotion) trong việc trị chí rận. Nươc sắc của lá và đọt mãng cầu là vị thuốc trị liên quan đến túi mật ( as a remedy for all gall bladder trouble), cũng như các bịnh liên hệ như ho ( caughs) , liên quan đến đờm là chất đờm đặc hoặc nhớt do từ mang nhầy của mũi, xoang mũi, mũi họng hay đường khí, tiêu chảy, sốt và rối loạn tiêu hóa ( indigestion). Nươc sắc của lá mãng cầu làm các viêm trong thân thể đươc nhỏ lại và ngay cả bàn chân sưng phòng lên hay căng ra ( swollen feet)
Nghiền lá mãng cầu xiêm đươc dùng như là một loại thuốc đấp (poultice) để trị các bịnh viêm do các bịnh do biểu bì gây ra, và nhiều vấn đề liên quan đến da, và bịnh thấp (rhumatism) do rối loạn cơ nhức và nơi các khớp.
Còn về bông hoa thì sao?- Còn bông hoa của cây mãng cầu xiêm lại cũng đươc tận dụng hết. Bông của trái mãng cầu xiêm đươc dùng trị làm giãm bớt (alleviate catarrh) nước nhầy hay đàm do viêm màng mũi, họng
Tóm lại, để cho dễ nhớ, tinh chất y hoc của cây mãng cầu xiêm, tùy theo nguồn gốc của nó, đươc quan tâm như sau:
Anticarcinogenic: Leaves and shoots (Chống chất tạo thành ung thư): lá và chồi non
Antibacterial: Bark : Chống vi tr ùng):vỏ cây
Antiparasitic: Seeds and bark : hột và vỏ cây
Ulcer: Bark ( loét và viêm): Vỏ cây mãng cầu xiêm
Galactogogue: Fruit (thuốc lợi sửa: kích thich tiết sửa, tăng dòng sửa chảy):trái mãng cầu xiêm
Antispasmodic: Leaves ( chống co thắt, giãm co thắt các cơ t ơn): lá mãng cầu
Sedative: Leaves (thuốc làm giãm âu lo,căng thẳng): lá mãng cầu xiêm
Malaria: Leaves ( sốt rét): lá mãng cầu
Antidiabetic: Leaves (chống tiểu đường): lá mãng cầu
Vasodilator: Leaves (thuốc giản mạch): lá mãng cầu
Pectoral: Flowers ( liên quan đến ngực): bông của mãng cầu xiêm
Amebicide: Bark. Vỏ cây mãng cầu tiêu diệt amibicide
Disinfectant: Bark and leaves ( thuốc diệt khuẩn): vỏ cây và lá cây
Insecticide: Leaves and root ( thuốc diệt côn trùng): lá và rể cây
Công dụng của cây mãng cầu xiêm ( graviola), theo dân gian,dùng để trị bịnh từ A đấn Z, mà ai đọc qua, cũng gọi là một sự khám phá kỳ bí qua kinh nghiệm dân gian truyền tụng.
Tất cả những tính chất trên là do kinh nghiệm trị bịnh của dân gian truyền khầu. Mặt khác,đối với các nhà nghiên cứu thì khác, họ tìm và khảo cứu trong phòng thí nghiệm để biết thành phần cấu tạo của các hóa chất trong cây như thế nào, kể cả phản ứng tir6n liệu ra sao nếu nó,để kiễm chứng hư thật từ kinh nghiệm trị bịnh của nhân gian. Dù sao, với kết qủa có đươc trong phòng thí nghiệm, cũng chưa phải là điều kiện rốt ráo mà người dân phải dùng, mà cần có kết qủa của nhiều cuộc lâm sàng. Còn chỉ nghe đồn do dân gian truyền khẩu lẫn nhau, dù cho họ đã dùng, dù cho kết qủa thế nào, dở hoặc hay, bà con cũng cần nên đọc tài liệu đã kiễm chứng lại nơi nhiều phòng thí nghiệm, nhiều nơi, khắp thế giới, nhất là cơ quan FDA, trong nhiều mục tiêu như về khảo sát, phân tách, và sau rốt kể cả lâm sàng, của nhiều quốc gia, kể cả hàm lượng an toàn, và mọi side effects khác cần biết trước khi dùng. Vì sinh mạng con người vốn là qúy.
Vậy mãng cầu xiêm thuộc họ (family), genus (giống) Annona;Species ( loài, thứ): muricata, đồng nghĩa (synonymes): Annona macrocarpa, A. bonplandiana, A cearensis, Guanabanus muncatus;
Những tên thông dụng đươc gọi (Common names): Graviola, soursop, Brazilian paw paw, guanna'bana, guana'bano, guanavana, guanaba, corossol epineux, huanaba, toge-banreisi, durian benggala, mangka blanda, cachiman e'pineux.
Những sinh hóa tác động và những nghiên cứu liên quan đến nó:
Wright et al., 2005 cho rằng về phạm vi sinh hóa của graviola, đã đươc áp dụng trên những động vật cho thấy rằng graviola có ưu thế trong việc bảo vệ mạch máu, và làm huyết áp thấp, vì thế nếu dùng cần hỏỉ ý kiến BS gia đình, bởi vì nó chưa đươc áp dụng cho người.Trái lại nếu dùng hàm lượng nhiều cùng một lúc sẽ gây nên chứng buồn nôn và nôn mửa.(Taylor et al., 2005).
Nhiều cuộc khảo cứu khác trong việc khám phá về cơ chế của graviola rằng acetogenins trong cây mãng cầu xiêm rằng có tác dụng mạnh rất khác biệt trên tế bào bị ung thư và tế bào thường, vì tế bào ung thư có sự hoạt động cao hơn và bền vững hơn tế bào thường rất nhiều, vì thế acetogenins được chọn để ức chế tế bào ung thư (the acetogenins recognize and selectivety inhibit the cancer cells). Thế nên,điều cẩn trọng là phụ nữ có thai nên tránh dùng graviola vì năng lương của nó cao ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do bởi sự kích thích do chất toxic hoạt động của cây mà ra (the developing fetus may trigger the botanicals’s toxic activity) ( Wright et al., 2005). Cây mãng cầu xiêm đươc thấy rằng nó kích thich cái dạ con đươc khảo cứu trên các động vật (to stimulate the uterus in an animal study) ( Taylor et al., 2005).
Hại bất cập. Cái nguy hại nhất do graviola đem đến chính là nó tạo nên một sự hoạt động sai lạc về thần kinh và dẫn đến sự thoái hóa của cái gọi là hiện tượng Pakinson’s diseased. ( Memorial Sloan Kettering., 2009). Thật vậy, những nhà nghiên cứu người Pháp tại Guadeloupe cho rằng cái đươc gọi là bất bình thường (abnormally) là cái hiện tượng Parkinson’s thì đươc thấy có nhiều trong đám người dân nghèo khổ (parkinson’s amongst a poor population) mà họ thường dùng cây mãng cầu xiêm như là một vị thuốc trong nhân gian, như là một thức ăn khi đói, hay đươc dùng cho cả hai cùng lúc, lúc đói và cả lúc no. Tuy nhiên, sự bùng nổ về sự xáo trộn thần kinh đươc xác nhận có liên quan với sự phổ biến có tính cách đại chúng ( popularity) của cây graviola ( mãng cầu xiêm) trong cộng đồng người nghèo đó. (Wight et al. ., 2005). Trong quyển sách biên soạn của bà Leslie Taylor, là một nhà thực vật học, cho biết rằng hột của graviola, và rể của graviola, có chứa một hàm lượng alkaloids, chất nầy tiết ra độc chất ảnh hưởng cho thần kinh ( neurotoxic effects). Vì thế bà ta khuyên nên dùng lá mà thôi ( She recommends using leaves instead ( Taylor et al., 2005). Tin hay không tin nhà thực vật học? Còn các nhà sinh hóa nghĩ sao về lá của cây nầy. Vậy cần xem kỹ các cuộc nghiên cứu về sinh hoá về lá mãng cầu xiêm của các nhà nghiên cứu về lá của graviola. Họ khuyến cáo những gì? Trước hết cần hiểu:
Alkaloids là gì?
Định nghĩa: Alkaloids là chất:
a/ chứa nitrogen, và thường có từ amino acid (derived from);
b/Vị thì đắng (bitter tasting) thường là khối có màu trắng (white solide) ( ngọi trừ chất nicotine dưới dạng chất lỏng màu nâu (brown liquid).;
c/ Nó phản ứng với kim loại nặng nhìn thấy qua sự kết tủa (recipitation): 1- Nó kết tủa khi dung dịch là trung tính hay là loại acid nhẹ như dung dịch potassiomercuric iodine solution). Khi tết tủa cho ra màu kem (creame coloured precipitate); 2-Nhưng với dung dịch potassium bismuth iodine gọi là Dragendorff’s reageant nó kết tủa cho màu vàng cam (orange coloured with alkaloids); 3- còn với caffeine, purine thì nó không kết tủa.
d/ .Alkaloids hầu hết hợp với dung dịch muối,tạo ra một sự kết tinh thể thành hình do một chất acid có trong muối. Còn trong cây cối, nó hiện diện trong trạng thái tự do, như là muối hay như là N-oxides (as salts as, or as N-oxides).
e/Alkaloids có trong một số cây giới hạn. Chất Nucleic acid hiện hữu hầu hết lọai cây, trong khi chất morphine hiện hữu chỉ trong một loại cây riêng biệt.
Thành phần gồm có:
Nó chia làm 3 loại: true, proto và pseudo alkaloids, nghĩa là với true alkaloids nó có dị vòng với nitrogen (heterocyclic ring with nitrogen), còn proto alkaloids thì không có, sau cùng thì pseudo alkaloids thì có dị vòng với nitrogen. Cái ring heterocyclic with nitrogen không lấy từ amimino acide là muốn chỉ pseudo alkaloids; trái lại true và proto alkaloids thi dị vòng lấy từ amino acide.
Ví dụ: cochicine do từ proto alkaloid mà có, còn pseudo alkaloids thì do từ Terpenoids hay Purines, còn true alkaloids thì thấy non nitrogen có chứa vòng đươc thấy từ gốc những đơn vị Terpene hoặc là Acetate, tong lúc Methionine thì có trọng trách nhận thêm nhóm methyl vào nguyên tử nitrogen
Về phương diện hoạt tính sinh học thì alkaloids tự nó tác dụng tạo phản ứng cao dù với liều lương nhỏ
Bảng tóm lươc vai trò của alkaloids
Vì những tính chất trên vừa kể, nên alkaloids đươc phân loại (classified) bằng con đường tổng hợp sinh học (biosynthetic) mà nó sản sinh trên cây; bằng cấu trúc hoá học (chemical structure) mà nhân chứa đựng một nitrogen ( nucleus containing nitrogen), hay bằng dưới hình thức hoạt tính sinh học (biological activity)
Alkaloids là một loại thưc vật có chứa hầu hết chất căn bản giống như là nitrogen ( nitrogen like) và trong có những chất bases (organic nitrogen containing bases) tạo thành và đươc thấy trong nhiều loại cây. Nitrogen có trong phân tử alkaloids (alkaloids molecules) đươc chuyển hóa từ (derived) sự trao đổi của amino acid (from amino acid metabolism). Alkaloids đươc sản sinh một lượng lớn là do nhiều sinh vật khác nhau, chẳng hạn như vi trùng (bacteria), vi khuẩn (fungi), thực vật (plants ) và cả động vật ( animals) và là phần của những sản phẫm thiên nhiên ( natural products). . Nhiều alkaloids có đươc, do làm từ tinh chất chất thô (from crude extracts) như lá, như vỏ, như rể, và để có đươc một chất tinh khiết thường dùng acid-base trong việc tinh chất.. Nhiều alkaloids là những toxic đôc cho các sinh vật khác. Alkaloids đươc dùng để gây tê, kích thích, và giãm đau. Một số lớn alkaloids có vị đắng ( bitter).
Alkaloids trong các cây có tính chất không đồng nhất (imhomogeneous) nghĩa là nơi nhiều, nơi ít, và đươc trải rộng trên các tế bào của toàn cây.Tùy theo các loại cây, thì ta thấy sự tập trung tối đa của alkaloids trên các phần khắp nơi của cây, như lá ( leaves) có hoá chất gọi là (boldine), rể ( root) có cái gọi là Gelsemine, hay vỏ cây (bark) lại có quinine, quinidine. Hơn mữa, nếu tế bào trong cùng một cây lại khác nhau, thì nó chứa chất alkaloids cũng khác biệt nhiều ít. Trái lại, hầu hết alkaloids cho ra đôc chất (toxic) và toxic nầy lại tác dụng tai hại đối với sinh vật khác, nên có ảnh hưởng đến dươc lý (pharmacological effects) và đươc dùng trong dược phẫm ( medications) Andreas Luch (2009). Lấy độc trị độc. Nó cáng đáng vai trò một sinh lý học quan trọng (an important physiological) ảnh hưởng đến con người và cả những động sinh vật khác.
Những alkaloids đươc biết bao gồm các chất như sau: morphine, strychnine, quinine, ephedrine và nicotine. Tại sao? Trươc hết cần hiểu về amines. Nó là một chất do từ ammoniac mà trong đó một hay nhiều nguyên tử hydrogen ( hydrogen atoms)đươc thay thế bởi một hay nhiều nhóm alkyl,như amine đầu (RNH2) gọi là isopropylamine ( CH3)2CHNH2; amine thứ nhì ( R2 NH) gọi là ethylmethylamine và amine thứ3 ( R3N) gọi là Trimethylamine.
Nếu trong cây, các amines đươc cách ly hay cô lập) (isolated) thì đươc gọi là alkaloids. Đây là một độc chất (poison) như nicotine, coniine và Strychnine ( xem hình), Nicotine là chất tăng lực , hăng hái (invigorating) , dễ chịu vui vẻ, khi ta dùng một hàm lượng nhỏ xíu (minuscule), nếu với hàm lượng lớn, thì chứa đựng một độc chất cực mạnh ( extremely toxic).Coniine là một độc chất đươc lấy từ cây hemlock ở vào thời Socrate. Còn Strychnine là một độc chất của alkaloid, đươc quần chúng biết là độc chất giết người một cách bí ẩn khó hiểu (poison in murder mysteries)
Strychnine
Nicotine Conìine
Trong 4000 loại thực vật, đươc thấy có tới 3000 loại có chứa alkaloids. Sư tổng hợp chất dẫn xuất (derivatives) của chất alkaloids morphine và chất lysergic acid (from C purpurea) cho ra chất heroin và LSD lần lươc. Trái lại chất alkaloids coìne là thành phần tác động của một loại thuốc độc có tên là poison hemlock ( Conium macularium). Còn chất Strychine (Strychmos species) là một loại độc chất mạnh (powerful poison)( Andreas Luch (2009).
Một loại alkaloids cần được biết nên tránh: Solanum-type alkaloids
Fattorusso, Ermesto et al., (2008) và Cornell University Department of Animal cho rằngsolanum-type alkaloids đươc cấu tạo thành do glycosides đươc thấy trong nhiều loại cây mà con người thường dùng. Mà glycosides là ete (ethers) được nối với một nửa monocarbohydrate ( monocarbohydrate moiety), còn aglycone, thì cũng do eter đươc nối với một nửa carbohydrate (carbohydrate moiety).Trong solanun-type alkaloids ta thấy có aglycone đó là một steroid alkaloid. Steroid alkaloid là nhân (nucleus) (ie: aglycone) cho 2 loại glycoalkaloids quan trọng là solanine và chaconine, cả hai đều đươc thấy trong củ potatoes ( khoai tây). Chính solanine và chaconine tạo ra chất độc trong khoai tây (slanine and chaconine cause poisoning in potatoes), mà cả hai cấu trúc của nó lại giống như cấu trúc của aglycone, solanidine, nhưng khác là bởi do một bên của chuổi cấu trúc của carbohydrate.
Khi nào được thấy độc chất đó:
Sự sản sinh ra chất solanun-type glycoalkaloids thì giống như sự sản sinh ra chất chlorophyll, nghĩa là với chất chlorophyll nầy có chức năng như trong việc nhận quang năng cho sự quang hợp, thì solanun–type alkaloids cũng thế. Thế nên, hàm lượng của chất glycoalkaloids có được gọi là cao nhất khi potatoes nầy mầm, khi vỏ củ của potato trở thành màu xanh ( potato sprouts and green potato skins), và đươc thấy nơi trái cà chua xanh ( green tomatoes).Thế nên, củ khoai tây không nên để ngoài nắng với lý do được giải thích ở trên. Một khi chúng đươc chuyên chở nên dùng các bao bì chống ánh sáng và nếu chúng đươc tồn trử thì nên để trong mát không ánh sáng. Nên nhớ chất alkaloids nầy, là một độc tố, không hề bị hũy hoại bởi nhiệt độ do nấu nướng. Ngày nay, khoa hoc tìm ra một loại potato khác trong đó chứa tối đa 20mg glycoalkaloids trong 100g. Thế nên, khi củ khoai tây có chứa solanun-type glycoalkaloids khoảng 14mg/100g thì vị có màu đắng ( bitter taste), nếu trên 20mg/100g thì người ăn cãm thấy miệng và cuống họng bị rát (burning).
Glycoalkaloids là glycosides của alkaloids. Chất glycoalkaloids thì có nhiều độc tố hơn chất steroid alkaloid aglycones.
Solanun-type glycoalkaloids tạo ra sự kích thích hệ thống thần kinh ( nervous system) trong bao tử ruột như viêm viên mạc đường ruột ( intestinal mucosa), loét ( ulceration) nơi màng viên mạc, chảy máu (hemorrhage), đau bao tử (stomach pains), táo bón và tiêu chảy đều là do cái tai hại từ củ khoai tây có chứa nhiều độc chất. Ngoài ra, nó còn ức chế cả hệ thống thần kinh, tạo ra tánh thờ ơ ( apathy), ngủ gật, ngủ gà ( drowsiness) chảy nước dãi, thở khó ( labored breathing), lo sợ run ( trembling), mất cả sự điều hòa ( ataxia), chứng co giật (convulsions), tiểu tùy tiện không do chủ tâm (involuntary urination), cơ bắp yếu xiều ( muscle weakness), bị liệt ( paralysis), mất đi ý thức ( loss of consciousness), hôn mê ( coma), và chết vì không thở đươc. ( Because exposure to these poisons is generally by ingestion, it takes a relatively large amount of them to cause death)
Bà con nên đọc cái tai hại nguy hiễm của alkaloids gây ra trên thực vật.
Nhữngkết qủa cần báo động về hậu qủa khi đã dùng nó:
Trong tài liệu tại Cancer research tạu UK (British) 18/9/2011 có nói rằng đối với việc dùng graviola trị cancer, thì hầu hết tin vào việc nó đươc nghiên cứu kỹ trong laboratory, cho rằng graviola extract có thể giết vài loại tế bào cancer, như tế bào ung thư gan, tế bào ung thư vú (breast cancer cells) mà không cần chất hoá trị (chemotherapy drugs). Nhưng, cũng chưa thấy có một tỷ lệ báo cáo vè kết qủa lâm sàng của con người (any large scale studies in human) ra sao, sau khi điều trị. Vì thế cho nên, không biết nó có trị đươc ung thư cho người hay là không trị đươc gì cả ( whether it can work as a cancer treatment or not). Tuy nhiên, trong nhiều mặt khác, nhất là mặt qủang cáo về viên thuốc graviola capsules trên hầu hết internet, thì hầu các nhà bào chế và các loại thuốc bào chế rồi chưa đươc các trung tâm khoa hoc trị liệu ung thư nổi tiếng cổ vỏ yễm trợ.
Trong tài liệu tại trung tâm Cancer research tại UK không cổ vỏ cho việc điều trị bằng graviola về cancer.Và họ cũng khuyến cáo dân chúng rằng hãy thận trọng về những tin tức kể cả tiền để mua các sản phẫm dân gian trên net.
Tại các nươc African và South American, người dân có dùng graviola để trị những bịnh nhiễm trùng với virus, hay parasites, hay rheumatism, arthritis, depression và cả sickness. Riêng trung tâm nghiên cứu Cancer research tại UK cũng đươc biết rõ dân gian về việc dùng cây mãng cầu để trị các bịnh vừa kể trên. Còn nhiều nước khác, dân chúng lại dùng cả thân cây graviola như vỏ cây, rể cây, trái cây đều đươc dùng để trị bịnh theo lối cổ truyền trong dân gian của họ. Thực sự, chúng ta cũng chẳngđược biết bao nhiêu điều không tốt đã tác dụng trên cơ thể con người do dùng graviola mà ra. Nhưng các nhà nghiên cứu khoa học về graviola nhắc nhở ta quan tâm rằng những hoá chất đặc biệt trong graviola tạo ra sự thay đổi về thần kinh trong người và cũng làm cho mọi sự di chuyển của con người trở thành bất thường và khác thường nếu ta tiêu thụ một hàm lượng lớn graviola. Nghĩa là khi thần kinh trong người thay đổi, có thể tạo ra hiện tượng giống như bịnh Pakinson’s vậy. Nhiều cuộc thí nghiệm cho biết rằng những hoá chất trong graviola làm hư hại thần kinh vì chúng theo máu chạy vào óc não và phá hũy trung tâm thần kinh.
Tại Caribean, một trong những trung tâm nghiên cứu là Cancer research tại UK thông báo cho cư dân tại đó và toàn thể đồng bào tại Caribean biết rằng nếu càng dùng nhiều hàm lương graviola thì kết qủa là sự phát triển và thay đổi thần kinh lại càng nhiều hơn và càng tự cãm thấy nhiều ảo giác ( hallucination) nhiều hơn, như bịnh tâm thần, và rối loạn tính vật lý cơ học trong não ( physical disorders in the brain) như bịnh động kinh (schizophrenia), và bịnh ảo giác xãy ra như một tri giác đối với bịnh nhân coi đó như thật. Tuy nhiên, nếu dùng nước uống hay ăn tráI graviola thì coi như vô hại bởi vì chỉ dùng một phần của nó trong môt bửa ăn.
Năm 1976, do viện the National Cancer institute, thí nghiệm trên lá và đọt của cây mãng cầu xiêm thì nhận thấy có nhiều toxic hiện diện chống lại tế bào ung thư , Đến năm 2003, những nhà nghiên cứu tại Taiwan kết luận khi thấy rằng cây graviola annonacin cho nhiều toxic trên các noãn sào (ovarian), liên quan đến cổ (cervical) đốt sống cổ (neck) hay liên quan đến cổ tử cung ( the cervix of the womb), tuyến vú, ( breast) và bàng quang ( bladder) và ung thư da (skin cancer) với một hàm lương rất nhỏ tiêu dùng. Nên nếu ai bảo annonaceae đươc xem là kỳ vọng để trị ung thư thì trươc hết cần thí nghiệm trên loài vật trươc hết, và an toàn trước đã. Nhưng, sự thật thì kết qủa đươc thấy graviola cho nhiều toxic trong nội tạng con người.
Viết đến đây, qúy vị thấy rằng các nhà nghiên cứu khoa học họ miệt mài thí nghiệm tới, lui, làm sao bảo đảm sự an toàn cho con người, đồng thời theo hội đồng council của mỗi nươc, nghiêm cấm các thực phẫm hay thuốc đươc bào chế cần phải thí nghiệm an toàn trên động vật, cấm không cho con người ăn thử dù đó là thức ăn vừa đươc biến chế trong phòng thí nghiệm nhất là tại các Đại học, tất cả đều đươc thí nghiệm với thú vật như các chú chuột hay các con khỉ, rồi sau đo tới lâm sàng, và khi kết qủa an toàn tuyệt đối, mới đươc tiêu thụ. Ngươc lại, điều làm tôi thất vọng khi nhớ một bà người Việt, tự phong là đổ đạt nào BS nội trú tại Pháp, Tiên sĩ, Prof MD, Giao sư Đại học Canada, lại là Giám đốc Trung tâm cancer, luôn trị cả ebola…, nhưng cái làm tôi thất vọng nơi bà là khi xem bằng phát minh của bà ta viết, trình độ của bà là trình độ của một học sinh vừa học xong trung học và bà lại không chút hiểu biết về lối viết nghiên cứu (research), không hề biết phân chất trong phòng thí nghiệm, cũng không thí nghiệm trên động vật, còn lâm sàng thì chẳng có, tất cả điều nói trên là việc làm căn bản của một nhà nghiên cứu cần có, mà bà ta chẳng có, điều nầy chứng tỏ bà là kẻ vô học hoàn toàn và bị một một bịnh bất trị là “mạo danh” và “nổ” với thuốc nổ bịp lừa“. Tôi đã viết và phê bình vạch mặt kẻ vô học nầy chuyên bịp lừa, và đã phổ biến rộng trên diển đàn “net” từ lâu, để mọi người xa tránh, kẻo mất mạng.
Thế nên, vì vàng thau lẫn lộn ngoài đời, cẩn trọng hơn, bà con nên hỏi ý kiến của BS trươc khi dùng thuốc dân gian để trị bịnh thay thuốc Tây. Nói thế, không phải thưốc tây nào cũng không có side effects, và an toàn hết đâu. Câu đề nghị nầy,” hỏi BS trước”, cũng chỉ là cách nói, như một lời khuyên, là khuyên cho chính mình phải thận trọng khi dùng thuốc nhân gian, và qủa thật là khó, vì BS Tây y cũng chẳng hiểu rõ hết, bởi kiến thức khoa học vốn mênh mông bao la như vũ trụ càn khôn nầy. Câu hỏi BS trước khi dùng, làm qúy vị nên cẩn trọng, ngưng tay vội lấy thuốc, cả việc uống, nhất là cho chính mình, gia đình mình. Lỡ khi, lại thành người bịnh thần kinh, ăn nói nhãm nhí, khùng điên như của loài thú hoang 2 chân vào thù đô Saigon một thuở làm dân tộc ViệtNam bổng nhiên nghèo khổ, không áo quần mặc, không cơm gạo ăn, nhà ở bị cướp, trẻ em vô học lang thang vô định....
Vai trò của acetogenins của mãng cầu xiêm ra sao?
Các cuộc nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng graviola có chứa những họp chất được gọi là bioactive acetogenins của Annonaceae (compounds known as bioactive acetogenins of Annonaceae ), mà chỉ tìm thấy trong graviola và một số khác cùng họ, hầu hết đươc thấy có nhiều trong lá (being its main source leaf). Nghiên cứu cho thấy những tác động chính ở trên còn có những đặc tính khác như chống co giật này, kháng do vi sinh và chống ung thư
Trong cây mãng cầu xiêm, cái mà mang đến cho con người những lợi ích trong việc gìn giữ sức khỏe lại đươc tìm thấy qua lá cây của nó được mang tên là acetogenins. Vây acetogenins là gì?
Đó là thuộc lớp của polyketide natural products của các thực vật thuộc họ annonaceae, thuộc gồm 32-34 chuỗi carbon mang hoạt chấtthuộc nhóm oxygene gồm có hydroxyls, ketones, epoxides, tetrahydroforans và tetrahydropyrans, và kết thúc bởi chuỗi carbon bằng hầu hết chất lactose hay butenolide ( Li et al., 2008).
Acetogenins là một chuổi dài fatty acid (long chain fatty acid) nó có tác dụng trực tiếp đến mitochondria, và ATP (adenosine triphoaphate), Reticular Apparatus of Golgi, cell plasma membranes, mà không làm hư hại mọi tế bào tốt cho sức khoẻ và kể cả các mô (tissues), nơi đó, là một tập hợp của các tế bào để thực hiện một chức năng riêng biệt (to perform a particular function). Có thể, trong sự tập hợp đó chỉ thuần một loại tế bào ( như mô thần kinh), hay gồm nhiều loại khác như mô liên kết.
Dr Jerry McLaughlin cùng 13 cộng sự viên có Ph.D ( He-along with 13 of his Ph.D and others) để tìm ra chân lý của acetogenins gồm cả graviola và cả paw paw, Ông khảo sát trên 400 acetogenins trong họ ( family) nầy và kết luận trong paw paw thì có 50 thứ acetogenins và trong graviola thì có 30 acetogenins.
Tác dụng Sinh hoá của chúng đươc xét nghiệm ra sao?
Dr McLaughlin nói về cấu trùc của phân tử thì acetogenins nào mà có “double ring structures” nhìều thì tự nó có nhiều tiềm năng (potential) mạnh hơn cấu trúc chỉ có một single ring structure (onle single ring structures ) và cấu trúc như thế lại thấy có nhiều và duy nhất nơi họ paw paw, nhưng không thất nơi graviola. Ông còn thí nghiệm và tách biệt “triple ring structures” thì thấy triple không có mạnh bằng cấu trúc double ring structures. Bullatacin hình dưới là một hoá chất có trong graviola, còn hai chất khác là asimicin và trilobacin. Cả ba đươc thấy qua việc dùng HPLC/MS/MS (Gu ZM, Zhou D et al., 2009)
Còn graviola ra sao?
Theo Ông thi hầu hết tất cà acetogenins trong graviola đều không có double ring structure, mà chỉ có single ring structure, và cấu trúc có đươc như thế nói lên rằng trong graviola chỉ có một cấu trúc về tiềm lực hay khả năng (potency) kém hơn khả năng của paw paw thế thôi. Và đó là lý do giải thích tại sao tất cả chỉ là huyền thoại về graviola và cơ hội ngàn vàng cho nhà nông kiếm lợi nhuận do việc thu hoạch qua việc bán trái mãng cầu với giá thật cao do nhờ các nhà quảng cáo trên net.
Năm 2013, vào tháng Aug, trong quyển Food Chem Toxical, thì nhận xét qua các cuộc thí nghiệm rằng nếu dùng bullatacin để điều trị các chú chuột trong thời gian 3 tuần thì gan và thận lại bị nhiễm độc do toxic trong cây qua sự gia tăng chất calcium (it was found that bullatacin led to liver and kidney toxicity via increasing calcium concentration ..) sản sinh chất ROS, và biểu thị bằng Bax/Bcl- 2 ratio trong các chú chuột với việc lập lại cách dùng bullatacin trong 3 tuần lễ. Từ đó, đưa đến một ý niệm quan trọng là nếu chuỗi dài của fatty acid có trans như trường hợp của bullatacin, thì khi bullatacin qua gan và qua thận, thì do chính trans trong cấu trúc trên đã để dính lại hầu hết toxic tự có sãn nơi cây, tại các nơi nó đi qua như liver hay kidney, hay bất cứ nơi nào khác trong cơ thể , làm gia tăng sự nhiễm độc tố cho gan và thận khôn lường (Food Chem Toxicol. 2013 Aug; vol 58: pp394-400.
Giải thích cơ chế việc nghiên cứu paw paw (Graviola) là dùng để chống tế bào cancer ( anti cancer).
Nhóm nghiên cứu Freidrich MD, van Heek P et al (2004); Hollingworth RM, Ahammadsahib KL et al., (2004), Espositi MD ,Bata M et al., (2004), Miyoshi H, Shimada H et al., (2008) đều nhận thấy rằng trước hết ngay từ căn bản, là acetogenins có nhiệm vụ hoàn tất chuỗi biến đổi trong mitochondria (Wolvetang EJ, Johnson et al., 2004). Acetogenins lại cũng đồng thời ức chế ( inhibitors ) chất oxidase NADH mà chất nầy có nhiệm vụ thành hình màng huyết tương của tế bào ung thư ( plasma membranes of cancer cells). Cả hai việc trên trong việc chống cancer là chính nó làm suy yếu hay làm giãm bớt hay nói mạnh hơn là làm triệt hạ (deplete) chất adenosine triphosphate (ATP) mà chất nầy chính là chất nuôi dưởng tế bào ung thư cũng như tế bào tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, việc tiêu diệt tế nào ung thư là điểm trọng yếu hơn hết trong mục tiêu để nhắm đến, hơn là nuôi dưởng các tế bào tốt bình thường, nên nó phải ức chế (inhibite) sự thịnh hành của chất oxidase NADH kèm theo sự gia tăng ATP cần thiết, là cách tiêu diệt tế bào ung thư.
Lời nhắc nhở cần thiết:
Tuy nhiên, cần biết một điều là những chất thuốc về dinh dưởng cho sức khoẻ như Q10, nó làm gia tăng chất ATP. Gia tăng ATP nghĩa là, một mặt, thì paw paw hay graviola làm giãm ATP, mặt khác Q10 làm gia tăng ATP; vì thế, khi dùng paw paw hay graviola là không dùng Q10 ( Taylor et al., 2005, Morre DJ, Cabo RD et al., 2005; Wolvetang EJ, Johnson et al., 2004 )
Vấn đề khác cần lưu ý:
· Có lẽ là một trong những khám phá quan trọng nhất liên quan đến ung thư là mối quan hệ với các động vật ký sinh. (Perhaps one of the most important discoveries related to cancer is that of the parasites) Tất cả các bệnh nhân bị ung thư bị nhiễm bệnh do ký sinh của động vật. Ký sinh của động vật gồm những con chó và mèo, tạo ra cả độc tố (toxic) bên trong cơ thể, do bởi phân và nước tiểu của chúng, mà cơ thể con người thì không thích hợp với phòng chống lại bệnh ung thư loại nầy, do độc tố tấn công thành trì của proteases mà tạo thành tế bào ung thư. (All cancer patients are infected with parasites. Parasites (the same that give our dogs and cats) create both toxic inside the body, with their droppings and urine, the body simply does not fit any defense against cancer and succumbed to the attack of proteases making cancer cells) (Mikolajczak KL, McLaghlin JL et al., *2008). Đây là một issue mới sẽ được nghiên cứu lại trong lab.
·
Còn các nhà nghiên cứu phê bình về sản phẫm từ graviola nhận định và khuyến cáo những gì?
Trong hoá trinh sản xuất như trong trường hợp của graviola để tạo ra sản phẫm thành viên con nhộng (capsules), các nhà sản xuất làm rất đơn giản như xay nghiền lên các vật liệu thô, nên nhớ là vật liệu cần phải khô, để tránh sự mốc, hư thối, vv ..rồi bỏ vào viên con nhộng ( capsules), dù cho mỗi viên có chứa hàm lưong nhiều hay ít acetogenins hay không. Thế nên, thuốc làm bằng herbs không có tiêu chuẩn hoá nhất định. Thế nên, hàm lượng tiêu thụ phải nhiều vì có viên tạm đủ quality, viên thì thiếu quality, và người tiêu thụ phải dùng nhiều hàm lượng (quantity), và với một thời gian lâu vì cần phải đợi chờ thời gian tác dụng của thuốc. Qúa trình như vậy, nên khi nghiền đươc một mẻ, mẻ đó phải đươc kiễm tra và điều chỉnh, thêm vào cho đủ quality, điều nầy là điều không dễ dàng gì. Nhất là hàm lượng graviola, mà phẫm (quality) của nó, phải đủ và thich hợp cho ở mỗi răng, nơi mỗi răng của máy sẽ làm đầy viên con nhộng.
Theo Dr McLaughlin, chưa hết, còn về tính chất về phẫm của graviola cũng thay đổi theo thời gian trong cùng một năm. Nếu những cành cây không thu hoạch đúng trong thời gian tốt nhất, thích hợp nhất cho sự gặt hái trong năm, thì sản phẫm làm nên đươc coi là vô gía trị. Ngay tại một cây, phẫm chất của acetogenins cũng khác đi. Ngay tại một vườn trồng cây, qủa là nhiều di biệt.Theo Rupprecht JL ,Chang CJ et al., (2006), thì vỏ cây paw paw đươc thu hoạch vào tháng July, còn vào thánh November thì không đươc.
Từ năm 1976, Tiến sĩ Jerry McLaughlin Purdue tại trường Đại học đã khám phá ra các ANONACEA GRAVIOLA acetogenins, mạnh mẽ Anti-Cancer . Tiếp tục nghiên cứu này Viện quốc gia của ung thư chứng minh hiệu quả của thuốc trong ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Trung tâm Y tế Quốc gia sử dụng để điều trị các chứng ung thư khác (dạ dày, bệnh thận và vú). Đội ngũ giáo viên về y học của Công giáo đại học của Triều Tiên đã tiến hành nghiên cứu so sánh với adriamycin (hoá trị liệu) trong việc điều trị bệnh ung thư phổi.Một nghiên cứu từ Purdue trường đại học ở California, cho thấy có thể chọn lọc acetogenins làm ức chế sự tăng trưởng tế bào gây ung thư và cũng làm ức chế sự tăng trưởng tế bào khối u kháng lại adriamycin (chemotherapeutic thuốc).
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên như đã nói đã chỉ thực hiện trong ống nghiệm hay trong thí nghiệm trên các tế bào cô lập ở động vật, tuy nhiên vẫn không có nhiều cuộc nghiên cứu lâm sàng ở người. Vì bất kỳ một khám phá khoa học nào khi khám phá đó lại đươc dùng cho con người, thì cần phải thực nghiệm trên con vật sống trước, cho đến khi an toàn, rồi sau đó phải thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu lâm sàng cho thấu triệt. Khi việc thực hiện nầy thành công an toàn, công bố báo cáo đúng kết qủa của từng chi tiết, hàm lượng, side effects, vv trên các J. of Sc
or medicine
Kết luận.
Tôi đã phân tách hết, nhất là về sinh lý hóa của cây mãng cầu xiêm, cái khác nhau như là: dù chúng cùng họ (family) nhưng hầu hết đều không giống nhau về hóa tinh; còn về cấu trúc lạI càng khác, và cả mùa gặt hái nếu không đúng thời lúc cũng không có gía trị gì cả về dinh dưởng, và sau cùng là cách bào chế viên thuốc con nhộng cũng nhiêu khê; nhưng còn cái giống nhau là: chất toxic trong cây, và cả tính chất tác dụng chính của acetogenins là bullatacin cũng khác, và những side effects nguy hiễm mang tới sau khi dùng nó. Nên, bà con cô bác nên suy nghĩ lại, đừng vội nghe khi đọc những tin trên “Net “và đây là điều nhắn nhủ các vị đông y khi qúy vị dùng herb để trị bịnh, nên ngưng ngay những kết luận vội vàng, về những cây cỏ có cùng tên, cùng họ, khi mà trình độ kiến thức về phân tách trong lãnh vực sinh lý hóa trong thực nghiêm, trong thí nghiệm, hoàn toàn không có, khi chỉ giải thích cho thân chủ các bài ghi trong sách củ, in trên net, thiếu sót và phản khoa học. Bà con nên nhớ là trên 4000 ngàn loại thực vật thì đã có 3000 loại là có alkaloids, là chứa độc chất. Độc chất không hề bị hũy bởi nhiệt độ do nấu nướng.
Đề tài nầy đã đươc nghiên cứu trước tiên tại Perdue University tại California do Dr McLaughin và các cộng tác viên của Ông, khởi đầu từ năm 1976. Sau đó, nhiều Đại học khác tham gia vào việc nghiên cứu. Tất cả mọi phần của Paw paw - Graviola đươc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xem tính chất sinh lý hóa của nó. Sau đó, lại có vài áp dụng cho ít loại động vật, và với những tế bào động vật đơn lẻ nơi ống nghiệm. Tuy nhiên, chưa áp dụng lâm sàng cho người. Tại hại do phản ứng phụ thì nhiều lắm, như tâm thần, Pakison’s, ảo giác, ảnh hưởng thai nhi vv…. Bao nhiêu điều vừa nói trên trong phản ứng phụ là đủ để kết luận, là điều cần nói, cần nhớ, để thay lời khuyên:”cần trọng” trước khi dùng, trước khi bỏ vào miệng, trước khi nuốt. Vã lại, với những phân tách sinh hóa trên,rất nhiều bịnh đươc truyền tụng do dùng cây mãng cầu xiêm điều trị trong dân gian , hãy nên xem “để mà biết”chỉ thế thôi.Tuy nhiên, đối với các nhà nghiên cứu, đây là một đề tài rất là thú vị nhất, vì sự lý thú do tự nó phức tạp khó khăn nhiêu khê, nhiều mặt, nhiều lãnh vực trong cùng một cây, cần người có trình độ kiến thức kinh nghiệm về khoa hoc.
Lập xuân. Miệt dưới / October 1914.
Bùi Thế Trường
References:
Wight, Kathyryn Mays et al. ., 2005, : Groundbreaking Plant from the Amazon Takes on Cancer. Skeptics and Controversy” Health Science Institude newsletters, Oct 2005 ( assessed March 8, 2009) http:// rain-tree.com/reports/his_200510.pdf
Taylor, Leslie et al., 2005, Graviola “from the healing power of Rainforest Herbs (Square one Publishers, 2005) ( Acessed 3/2009); on http:/rain-tree.com/graviola.ht,
Memorial Sloan Kettering Cancer Center., 2009, About herbs: Graviola” ( Assessed March7/2009) on www.mskcc.org/mskcc/ htm/69245.cfm
Li.N et al., 2008,”Recent Progress on the Total Synthese of Acetogenins from Annonaceae” Journal of Organic Chemistry, vol 4 48); pp 1-62
Bluestem , Chuck., et al., 2009, 1976, Cancer et cure. The story about Graviola and Cancer” Assessed March 7, 2009) http.//www. Graviolaleaves.com/
Dr Jerry McLaughin., 1976 at Perdue University discovered Annonaceae Graviolaacetogeninsm a powerful anti Cancer
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22475682
Gu ZM, Zhou D et al., 2009. Quantitative evaluation of Annonaceous acetogenins in monthly samples of paw paw ( asimina tribola) twigs by liquid chromatography/ electrospray ionization/tandem mass spectrometry. Phytochem Anal vol 10, p 62
Rupprecht JK, Chang CJ et al., 2006. A new cytotoxic and pesticidal acetogenins from the paw paw. Asimina tribola. Heterocycles vol 24, pp 1197
Espositi MD, Bata M et al.,2004.Natural substances (acetogenins) from the family Annonaceous are potent inhibitors of mitochondrial NADH dehydrogenase (complex). Biochemical J. 301:161
Friedrich T , Leif H et al., 2004.Two binding sites of inhibitors in NADH Ubiquinone oxidoreductase ( complex) Eur J Biochem, 219, 691
Mikolajcrak KL, MCLaughlin . et al, 2008. Control of Pests with Annonaceous Acetogenins .US Patent, 4: 721-727
Hollingworth RM, Gadelhak G et al., 2004. Inhibitors of complex I in the mitochron-drial electron transport chain with activities as pesticides. Biochem Soc. Trans, vol 22, pp 230
Miyoshi H, Shimada H et al., 2008. Essential structural factors of acetogenins as potent inhibitors complexI. Biochem Biophys Acta. (PUBMED) ( FULLTEXT).
Morre DJ, Farley C et al., 2005 Mode of bullatacin. A potent new antitumor acetogenin: Inhibiton of NADH oxidase activity of HELA and HL-60 but not liver plasma membranes. Life Sci, 56: 385
Wolvetang EJ, Johnson et al., 2004. Mitochondrial respiratoire inhibitors induce apoptosis FEBS left: 339:40 (PUBMED)
Cave Am Figadere B et al., 1997 Acetogenins from Annonaceous. In progress in Chemistry of Organic Natural Products. New York. Springer vol81 pp288.
Londerhausen M, Leicht W et al., 1991 Molecular mode of action of annonons. Pestic Sci, vol 33 p 427
Espositi MD, Ghelli A et al., 2004 Natural substances ( acetogenins from the family Annonaceous are potent inhibitors of mitochondrial NADH dehydrogenous ( complex I. Biochemistry Journal ,pp 301 -161
Friedrich T , Van Heek P et al., 2004 two biding sites of inhibitors in NADH Ubiquinone oxidoreductase ( complexI); Relationship of one site with the ubiquinone oxidoreductase . Eur Journal Biochem pp 219 -691
(Monika Mahajan, Vinay Kumar,et al., alkaloids: Properties,Application , and Pharmacological effects at Biotechnology Division, Institute of Himalayan Bioresource Technology, CSIR, Palampur, (HP), India,) pp 136
Fattorusso, Ernesto, and Orazio Taglialatela-Scafati. 2008. Modern Alkaloids: Structure, Isolation, Synthesis and Biology. Weinheim: Wiley-VCH.
Appendix:
Kết quả nghiên cứu về loại quả này được đăng trên tờ Journal of Natural Products do một trường Ðại học ở Hàn Quốc thực hiện. Nhưng tại ...sao đến bây giờ chúng ta mới biết điều này? Các tập đoàn lớn bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu là vì họ muốn tổng hợp nó thành thuốc để thu lợi nhuận...
Những nghiên cứu về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn. Nó cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác nhân chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng.
Một nghiên cứu gần đây về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy: Loại nước ép này là 1 liệu pháp chữa ung thư an toàn và hiệu quả, hoàn toàn từ thiên nhiên nên không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Giúp bạn thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư hay các bệnh khác. Tăng năng lượng và giúp bạn thấy lạc quan hơn. Thông tin này có làm bạn ngạc nhiên không? Nó đến từ một công ty dược lớn nhất nước Mỹ, và trái mãng cầu xiêm đã là mục tiêu nghiên cứu của hơn 20 phòng thí nghiệm khoa học từ những năm 1970.
Mãng cầu xiêm có tác dụng thần kỳ mà đến giờ chúng ta mới biết. May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ. Khi viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, nó bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rùng mưa Amazon của Brazil.
Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính. Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola.
Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư người ta mới vỡ lẽ. không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Điều quan trọng là không như các hoá chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn.
Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. 7 năm im lặng bị phá vỡ. Sự thật được phô bày. Hiện mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào chế từ nó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư. Một báo cáo đặc biệt có tên Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as Mother's Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về Graviola đã xem loại cây này là “công cụ cách mạng hoá” chống ung thư.Vì vậy, nếu nhà bạn có vườn rộng và thổ nhưỡng thích hợp, bạn nên trồng một cây mãng cầu xiêm trong sân. Nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn và gia đình bạn.
Đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu? Bây giờ bạn đã biết điều này thì hãy nói với những người bị ung thư mà bạn biết, và uống loại nước ép này để bảo vệ chính bạn!
YAN
Advertisement