.
  Cuộc đời sau 1973
 
9/9/2013

 

 

 

Kính thưa Quý Thầy và các Bạn ,

Nhân dip gặp gở lại Quý Thầy và các Bạn sau 40 năm xa cách. Tôi xin mạn phép được ghi lai vài dòng hồi ký về quảng đời " thực hành nông nghiêp " của mình !

Tốt nghiêp với cái bằng Kỷ sư vào năm 1973, Tôi trở về Saigon nộp đơn xin việc làm ở Tổng Nha Nông Nghiêp, sau đó được cử về Bô Nông Nghiêp ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc bấy giờ, làm ở Nha Kinh Tế Nông nghiêp với chức vụ là Trưởng toán Đặc Nhiệm do ông Giám đốc Nguyên Minh Hải đề ra. Trong phòng vỏn vẹn được 4 kỷ sư và 1 thơ ký và công viêc chẳng có gì rõ ràng , hàng tháng đi một vòng các Tỉnh, làm báo cáo tình hình mùa màng với Ông Tổng trưởng thời đó là GS.Tôn Thất Trình !

Ngày đó, miền Nam gồm 44 tỉnh thành, giao thông đi lại bằng đường bộ rất khó khăn và nguy hiểm! Nhờ có chút vốn Anh văn lúc ở Trường qua việc làm tiểu luận với Dr.Dill về Súc khoa và Dr. Kashiwabara về Di truyền, nên tôi được đặc phái giao tiếp và cộng tác với Cơ quan USAID để thi hành nhiệm vụ đòi hỏi sự di động thường xuyên này. Thuở ấy ông Tổng Trưởng Tôn Thất Trình ra lệnh các cấp Kỷ sư, Chủ sự làm Nông nghiệp là phải bám sát với địa phương, tiêp xúc với nông dân chớ không phải ngồi ở văn phòng nhận báo cáo vu vơ ở địa phương  mà làm phúc trình.

Từ đó hàng tháng tất cả đều xách gói lên rừng xuống ruộng chia nhau về địa phương ! Nguy hiểm nhiều lắm, quý sếp thì đi các Tỉnh có phương tiện đi lại dễ dàng , còn mấy kỷ sư mới tốt nghiêp thì đến những nơi gọi là " dầu sôi lửa bỏng ". Thân phận tôi thì lưu lạc khắp 42/44 tỉnh, chỉ trừ có Bình Long và Phước Long thôi , ngày ấy thật vô tư không biết sợ sệt là gì ? Tôi nhớ có lần đi Chương Thiện, Mộc Hóa với Ngô văn Giáo ( Sở lúa Gạo ) bằng phương tiện máy bay CESNA từ Bình Thủy - Cân Thơ, đến Mộc Hóa mới thât sự thấy sự tàn khốc của chiến tranh, dân lành đa số đều lánh nạn, Tỉnh trưởng thì cố thủ trong trại với những bao cát kiên cố. Tôi chỉ gặp Trưởng ty Nông nghiệp được 2 giờ rồi phải ra lại phi trường do sự hối thúc của phi công vì sợ VC pháo kích, dọc đường tôi đã gặp được những đoàn lính VNCH vừa đi hành quân, quần áo đẫm ướt sình bùn, nhìn chúng tôi mà than vản, thèm thuồng vì đã lâu lắm rồi chưa được về Saigon. Tôi ngậm ngùi leo lên máy bay mà cố quay nhìn lại tất cả...một nỗi buồn nặng nề khiến cho tôi phải hoang mang suy nghĩ đến tương lai và hậu quả của cuộc chiến !!!

Ngày 22, 23/04/1975 do được tham dự cuôc họp báo về tình hình lúa gạo ở Quân đòan 4 Cân Thơ ( đường Hòa Bình bây giờ ), tôi đã gặp được hầu hết các vị Tướng Tá Tỉnh trưởng Vùng 4. Buổi họp kết thúc không có gì long trọng, tất cả chia tay trở về địa phương ! Tình cờ tôi gặp laị một người bạn trước đây học chung ở Đại học Khoa Học Saigon, nay làm tùy viên cho vị Trung Tá Chỉ huy Phú Quốc, với chức vụ là Trung úy Hải quân. Hai đứa mừng lắm ! chưa kịp hàn huyên lâu thì phải chia tay...

Ngày 24/04/1975 Tôi phải trở về Saigon sau buổi họp. Trên chuyến bay , đi chung với các sỉ quan nước ngoài trong " Ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên ", vì cuộc thương thuyết ngưng chiến thất bại nên họ đành phải rút lui. Tại phi trường Tân Sơn Nhất, trước khi chia tay, người Mỹ công tác chung , có nói với tôi có muốn rời VN hay không ? Tôi điện thoai về nhà xin ý kiến của ba tôi , nhưng ba tôi khuyên nên ở lại vì tình hình không đến nồi tồi tệ đâu ! Và rồi , tôi xách valise bước ra cổng phi trường, lúc nầy thì đoàn người sắp hàng di tản đã kéo dài đến cổng Tổng Tham Mưu. Nỗi bàng hoàng, lo âu quay quần trong đầu trên đường về nhà, không biết là tình hình sắp tới sẽ ra sao

Sau tháng 4/75, một số sếp phải bị khăn gói ra đi " Học tập Cải Tạo ". Tôi được ở laị học tập tại cơ quan, sau đó về làm viêc ở Sở Thống Kê, Công Ty Giống Cây Trồng với Anh Phan Hữu Trinh, Lê văn Thu, Lê Trung Hưng, Ngô văn Giáo...Rồi ! môt chặng đường khó khăn trong nghề Nông Nghiêp lại buộc tôi phải tiếp tục thường xuyên đi công tác, lần này với các  "Cán Bộ Nón Cối " trực tiếp từ ngoài Bắc vào Nam. Ban đầu, nhiều nghi kỵ lắm ! nhưng vì họ không biết nhiều về miền Nam nên họ cần đến mình. Tôi đã đưa họ đi khắp nơi, ngay cả đến những Nông trường xa xôi như Dương Minh Châu, Đồng Phú, Cờ Đỏ, Đồng Tháp Mười ...những nỗi nhọc nhằn, buồn chán chồng chất ! Hai chữ " Tự do " khiến tôi phải có cái nhìn xa hơn. Chuyện vượt biên lúc này thật nguy hiểm, hậu quả cua tù tội , chết ngoài biển  rất dễ dàng ! Sau khi bị thủ trưởng cơ quan Công Ty Giống Cây Trồng trình báo với Công An địa phương, tìm cách bắt tôi khi tôi quay trở về nhà, nhưng số phận " Trời hại mới sợ hơn là người hại ". Tôi được anh tài xế của thủ trưởng báo tin cho ba tôi, nên tôi phải trốn về Cần Thơ tìm cách vượt biên !

Tôi xuống tàu rời cửa Gành Hào vào một buổi chiều mưa với hơn 200 người , tàu dài 15m thôi ! Tàu rời xa bờ , Tôi ngậm ngùi nhìn lại hàng dừa ven biển mà rơi nước mắt, biết bao giờ mới trở lại quê hương

Tàu lênh đênh được 3 ngày thì máy hư, không chạy được nữa, rồi liên tục bị cướp biển Thái lan đến 7 lần. Tất cả đều tả tơi và mệt mỏi, vì sóng to cứ tiếp tục do trận bão trước đây. Tôi đứng phía sau lái tàu cầu nguyện linh hồn đứa con trai đầu lòng đã mất ở VN phù hộ cho ba, được đến nơi đến chốn bình an ! Đêm đến, anh thợ máy ôm hàm răng đau đớn đến than vản với tôi, tình trạng này chắc em nhảy xuống biển chết trước nhe anh ! Tôi khuyên can, rồi cùng xuống khoan máy tàu xem lại hộp số có thể sửa chửa gì được không ? Tôi và anh tháo hộp số ra, thì 1 cái nhông chỉ còn 1/3 răng mà thôi ! Tôi nhanh trí cho ý kiến là mình xoay ngược cái nhông này lại rồi hàn cố định với trục láp tàu, và may mắn thay !!! cái máy nổ hàn điện vẫn còn xử dụng được nên hộp số hoạt động tiến tới mà không có số lui. Con tàu tiếp tục ra đi , đến đêm hôm sau thì xin cầu cứu ở một giàn khoan dầu ! Từ đây thoát hiểm, và sau đó được chuyến tàu cứu nạn " ile de lumière " của Páp vớt, đưa vào Singapore, trực tiếp lên cửa máy bay Air France đến Paris luôn ! Tính ra từ ngày rời VN đến khi đặt chân lên Paris 10/07/1979 chỉ vỏn vẹn có 10 ngày. Một dịp may hiếm có đối với những thuyền nhân như tôi.

Đến PHAP, tôi có trình bằng Kỷ sư Nông nghiệp với Hội đoàn Xã hội giúp đở người tỵ nạn để xin học lại ! Mac dù được miển 2 năm, nhưng tiền trợ cấp rất ít, làm sao có khả năng nuôi sống gia đình ? Tôi phải đi làm công nhân trong nhà máy sản xuất Aluminium được 2 năm thì hết việc , phải về Marseille được người Sĩ quan về hưu trong không quân Pháp, sau trận Điện Biên Phủ

về làm trong Đảng Xã Hội và đề nghị tôi công tác ở đây. Rồi liên tục Đảng Xã hội Pháp thắng cử 2 nhiệm kỳ, tôi cũng được các sếp đưa qua Hội đồng Tỉnh làm việc đến nay cũng vừa tròn 34 năm !

Tôi được hân hạnh trở về xứ lần đầu vào năm 1987 sau 8 năm lưu lạc. Lúc này khó khăn lắm mới được về, phải có quốc tịch và gia nhập Chi Hội Ban Châp hành người Việt yêu nước ở Marseille. Với cái thẻ Hội viên, và kêt quả điều tra củaa công an địa phương ở VN. Tôi được phép về, và ngày về tôi không cho Mẹ tôi hay. Tôi nhớ buổi sáng ngày tôi về, Tôi đến chợ Sài Gòn nơi mẹ tôi buôn bán tìm gặp mẹ tôi, mẹ tôi ôm chầm lấy tôi và khóc ngay giữa chợ trước mặt mọi người chung quanh! Vì hiếm lắm! và hiếm lắm ! có ai đi vượt biên mà nhanh chóng được trở về như tôi đâu ?

Những năm nầy, VN còn nghèo lắm ! Phi trường Nôi Bài chỉ có vỏn vẹn 3 dảy nhà bằng lá, và vài cái máy quạt cho du khách. Các cố vấn Nga, Cuba, Tiệp về nhiều hơn, phi trường thỉnh thoảng có máy bay Aeroflot, Irak xuống để đưa người lao động VN đi. Về đến Saigon, kiểm tra hành lý của Hải quan phải mất 3 giờ mới ra khỏi phi trường. Đường sá trong thành phố còn thô sơ, xe đạp rất nhiều, điện thì bị cúp hoài, khi mưa xuống thì hay bị ngập...Mãi đến năm 1990, khi VN bắt đầu khai thác ngành du lịch thì tình hình quan hệ quốc tế mới được khả quan hơn và sự đi lại trong nước cũng dễ dàng không cần phải xin phép như trước đây đối với ngoại kiều

Năm tháng trôi qua , sống và làm việc nơi xứ người mơi thấy quê hương và kỷ niệm càng lúc càng ghi lại nhiêu luu luyên. Thế hệ và lứa tuổi của bạn bè mình là như thế đó ! Vật chất và tiện nghi bên này chỉ là phương tiện để sống thôi , ai ai cũng có ! nhưng tình hoài hương, tình bạn, kỷ niệm ấu thơ không ai có thể chối bỏ được! Tuy rằng hoàn cảnh đất nước, chính trị đến bất công còn vương vấn, nếu mình mong được sửa đổi toàn ven thì mình có sống được đến ngày đó hay chăng ? Tôi quan niệm thực tế hơn, đời sống con người ngắn ngủi lắm! Từ 25 năm qua, năm nào tôi cũng trở về quê hương nghĩ hè, được ăn món canh chua, cá kho tộ, lươn xào xả ớt, rau mồng tơi , rau ngót nấu canh...Tôi cảm thấy tâm hồn rất thanh thản khi trở về. Mong sao cho mình có sức khỏe để hưởng thụ bù đắp lại ngày tháng nhọc nhằn nơi xứ lạ quê người

 

Mến thăm quý thầy và các bạn và chúc tất cả gia đình được vạn sự yên lành.

 

Cổ văn Vàng –( Marseille, FRANCE.)

 

 

 

 

 


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630170 visitors (2115919 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free