Biết rỏ hơn phát triễn kinh tế ở hai nước:
G S Tôn Thất Trình
I - Tiến triễn Ấn Độ sánh với Trung Quốc
Ấn Độ cố nhắm trở thành cường quốc công nghệ chế tạo kế tiếp Trung Quốc . Vì đèn đuốc tối câm kinh niên ban đêm, đường xá sụp đổ, và các bệnh họan khác của hạ tầng cơ sở, cho nên Ấn Độ không có gì hấp dẫn cho John Ginascol cả . Ginascol là phó chủ tịch Abbott Laboratories, có trách nhiệm phải bảo đảm cho các xưởng thực phẩm của công ty chạy đều đặn khắp thế giới. Ông không thể đủ khả năng lo liệu những bất ngờ đến từ điện , nước và những cần thiết khác. Ông nói : những ai như chúng tôi mơ tưởng có được hạ tầng cơ sở hiện hửu, tốt đẹp, tin cậy được.
Abbot vừa khai trương một nhà máy đầu tiên ở Ấn Độ và Ginascol nói rằng ông chưa gặp phải , cho đến nay, bất cứ một ác mộng nào . Tháng 10 năm 2014, công ty bắt đầu sản xuất ở nhà máy trị giá 75 triệu $ ở một công viên công nghệ ở tiểu bang phía Tây Ấn là Gujarat. Nhà máy đang sản xuất công thức sửa em bé Similac , và bổ sung dinh dưỡng Pediasure, Abbott dự trù bán cho giới trung lưu Ấn đang lớn mạnh. Nhà máy sẽ dùng chừng 400 nhân công, khi hoàn tất năm tới. Ginascol cũng không than phiền gì cả về hạ tầng cơ sở Ân Độ. Các chức quyền quản trị công viên dã đủ khả năng cung cấp rất tốt, rất đáng tin cậy: điện, nước, khí dầu thiên nhiên và đường xá.
Thủ tướng Ấn Narenda Modi hy vọng các nhà điều hành khác cũng bị ấn tượng như vậy về việc chế tạo dễ dàng ở Ấn Độ . Trước khi lảnh trách nhiệm ở Tân Đề li - New Dehli , ông cầm đầu chánh phủ ở Gujarat, và trong 13 năm nắm chính quyền ở đó , ông đã biến tiểu bang Gujarat thành một lảnh đạo công nghệ. Chế tạo - manufacturing chiếm 28% nền kinh tế Gujarat, so với con số lúc đó là 13 % cho tòan thể nước Ấn Độ, còn kém xa con số 30% trung bình của nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc .
Sau đây là các con số so sánh Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Ấn Độ và Trung Quốc :
-Giá trung bình một giờ nhân công nghệ chế tạo, năm 2014 : $ 0.92 ở Ấn Độ và $3.52 ở Trung Quốc .
-Tăng trưởng hiệu năng , tính theo GDP cho mỗi nhân công : Năm 2012, 3. 2 % ở Ấn Độ 7.2 % ở Trung Quốc, năm 2014 3. 8% ở Ấn Độ và 7%ở Trung Quốc.
-Tỉ xuất công nghệ chế tạo, tính theo GDP, năm 2013 : Ấn Độ 20% , Trung Quốc 23
Trong cố gắng xây dựng căn bản công nghệ khắp nước, Modi đang đẩy mạnh chiến dịch Làm ra ở Ấn Độ- Make in India, cốt thu hút đầu tư ngọai quốc bằng cách nhấn mạnh đến những thay đổi đang xảy ra. Modi túyt - tweeter, sau giới thiệu sáng kiến ngày 25 tháng chín năm 2013 : là Ấn Độ phải tăng chế tạo và bảo đảm là các lợi lộc đến tay thanh niên nước nhà . Đến nay , ông đã làm dễ dãi những hạn chế đầu tư ngọai quốc trên các dự án tài sản và bắt đầu sửa chửa lớn hệ thống xe lữa .
Năm 2015 ,chiến dịch của thủ tướng có cơ đạt xung lượng, nhờ thay đổi cảnh ngộ của Ấn Độ và của láng giềng Trung Quốc . Nền kinh tế Ấn Độ đã suy thóai nặng nề các năm 2012 và 2013 ,sẽ có thể tăng 6.3 % năm 2015, một phần vì đầu tư tin cậy Modi . Đến năm 2016, mức tăng trưởng Ấn Độ sẽ lên đến 7.2% , vượt Trung Quốc chỉ đến 7.1%, theo lời nhà kinh tế Rajeev Malik. Trước thời Modi , các lảnh đạo Ấn Độ cũng đã nói về đề xướng công nghệ chế tạo . Trung Quốc chậm lại bước tiến sẽ là một khác biệt lớn cho Ấn Độ . Trung Quốc trở thành một một cường quốc xuất khẩu nhờ khối nhân công giá thấp rộng lớn, nhưng nay không còn rẽ nữa để chế .tạo ở Trung Quốc. Bị bấu kẹp vì giá nhân công Tàu tăng tối thiểu hai con số , các công ty đang cố tìm nhũng xứ thay thế có nhân công rẽ . Các quốc gia Á Châu như Việt Nam và Inđônêxia có vẽ hấp dẫn, nhưng cả hai nước này đều thiếu nguồn cung cấp nhân công rành nghề ( huấn luyện tốt hơn ? )ở Ấn Độ . Federic Neuman , chánh kinh tế gia ở HSBC cho biết là chỉ có một quốc gia có kích thước đủ thay chỗ Trung Quốc , khi Trung Quốc ra đi. Cả hai, Việt Nam và Inđônêxia, không đủ to lớn hầu thay hẳn khiếm khuyết Trung Quốc; đó là cơ hội bằng vàng cho Ấn Độ . Năm 2013 số nhân công ở ngành chế tạo là 9.4 % dân số Ấn và ở Trung Quốc là 14.5 % . Năm 2013 , tổng số lao động ở Ấn Độ là 487 triệu người ,ở Trung Quốc là 798 triệu . Năm 2013 , Ấn Độ đứng hàng thứ hai về kích thước dân lao động trên thế giới,Trung Quốc đứng thứ nhất .
Như đã nói trên , phí tổn một gìờ lao động ở Ấn Độ là 92 xu Mỹ, so với $ 3.52 ở Trung Quốc , theo nhóm Cố vấn Boston Consulting Group . Nhưng theo Anil Gupta, giáo sư trường Doanh Nghiệp Robert H. Smith, Viện Đại học Maryland, Ấn Độ vẫn chưa gần mức sánh ngang được đầu tư Trung Quốc về đường xá, cảng và mạng lưới điện mà các công ty mong có. “ Hạ tầng cơ sở tồi tệ, kém cỏi đã nuốt hết mọi ưu điểm Ấn Độ có được trên chiến tuyến lao động .” Trên chiến tuyến ngọai giao, Modi đã khôn khéo lợi dụng cuộc tranh dành giữa Nhật Bổn và Trung Quốc: sau những buổi hợp với thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Tàu Tập Cận Bình , ông đạt cam kết đầu tư gần 52 tỉ đô la ở Ấn Độ. Trung Quốc cam kết hơn 20 tỉ đô la và Nhật khỏang 35.5 tỉ ( gần 4 ngàn tỉ yen ). Đa số ngân khoản này sẽ được sử dụng xây cất hành lang khổng lồ giữa Dehli và Mumbay, làm các xe lữa cao tốc và siêu xa lộ . Mục dích theo Gupta là biến cải vùng nay tương đương tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, đã xây dụng những vùng kinh tế đặc biệt, biến Trung Quốc thành một cường quốc xuất khẩu. Các nhà lảnh đạo Ấn đã bắt “các kẻ chánh trị bất tài - political ducks xếp hàng ngay ngắn “ thực hiện điều này. Có nghĩa là làm cho vài nhà điều hành thích thú về những khả năng.
Theo Ajit Gulabchand, chủ tịch công ty Hindustan Construction, tại sao các nhà chế tạo tòan cầu lại không tới ? Trong số các tổ hợp cam kết là hảng Ford Motor đã có một nhà máy ở tiểu bang miền Nam Ấn Tamil Nadu và đang mở thêm một nhà máy thứ hai ở Gujarat năm 2015. Hảng Nhật Nidec, chế tạo các bộ phận ô tô, tháng sáu năm 2014, cũng đã tuyên bố một dự án đầu tư 10 tỉ yen vào một nhà máy chế tạo động cơ tiểu bang miền Bắc Rajasthan. Cuối tháng 11 năm 2014, Yamaha Motor , đang dự liệu mở một xưởng trị giá 244 triệu đô la sản xuất động cơ xe scooters gần Chennai ở tiểu bang Tamil Nadu , một đầu tư đã hút dẫn hảng KYB làm các hấp thu sốc - shock absorber và các nhà cung cấp Nhật khác. Ngày 1 tháng 10 năm 2014, Panasonic tuyên bố đã hình thành một công ty mạo hiểm - venture với Minda Industries , một công ty Ấn chế tạo các bộ phận ô tô ở Dehli , các nhà máy của hảng mạo hiểm sẽ sản xuất một năm 2 triệu bình điện xe hơi vào năm 2018 .
Theo Baba Kalyani, chủ tịch Bharat Forge, một trong những nhà chế tạo lớn các bộ phận ô tô ở Ấn. Những chánh phủ địa phương ủng hộ cải cách, tỉ như Madhya Pradesh và Gujarat, cả hai do đảng của Modi kiểm sóat, sẽ đủ khả năng hút dẫn tối đa đầu tư . Có nhiều lý do khiến các hảng ngờ vực Ấn Độ . Trung Quốc này là vị trí chế tao hạng nhất cho nhóm Tal Group , tọa lạc ở Hồng Kông .một trong hảng sản xuất áo sơ mi cụt tay - T shirt lớn nhất thế giới Vì lẽ Trung Quốc trở thành quá đắt đỏ, tổng giám đốc điều hành Roger Lee , nói là Tal đang mở rộng thêm ở Việt Nam ( thành phố , thị trấn nào ? ). Cách đây vài năm , Tal muốn chuyễn qua Ấn Độ, nhưng cuối cùng đã lựa chọn Việt Nam . Ông nhớ lại là ở Ấn Độ, mỗi xưởng có thể có nhiều nghiệp đòan - unions khác nhau, cho nên rất khó mà quản trị . Hầu giải quyết những lo ngại về điều hòa lao động, ngày 16 tháng 10 năm 2014 , Modi tuyên bố những cải cách giúp cho một người thuê công nhân chỉ phải điền một hồ sơ tuân thủ đúng cho 16 luật lao động liên hệ nhau . Cách hợp lý hóa này sẽ đưa lại giảm nhẹ đồ sộ và giảm bớt gánh nặng phải tuân thủ, theo lời Liên Hiệp Công Nghệ Ấn Độ.
MicroMax là nhãn hiệu dứng đầu Ấn Độ về làm điện thọai thông minh- smart phone, đứng hàng hai về chiếm thị trường sau Samsung, Nam Hàn. Hảng đã lợi dụng gốc rễ ở Án Độ để thêm nhà tiêu thụ , nhưng khi muốn đặt các lọai điện thọai với nhau , lại quay sang các xưởng máy Trung Quốc. Muốn sản xuất tại địa phương, một hảng như Micromax sẽ cần có những nhà cung cấp kế cận; điều kiện này có ở Trung Quốc , không có ở Ấn Độ. Chủ tịch Sanjay Kapoor nói : “ Bạn cần có máy chụp hình, màn ảnh , các pannen sờ tây bấm, các bộ chips .Nếu bạn đủ khả năng xây đắp hệ thống sinh thái như vậy, tòan thể câu chuyện Làm ở Ấn Độ - Make in Indian sẽ thành sự thật đó !
II- Cái gì sau óc nữ thủ tướng Đức ?
Năm tới 2015, thủ tướng Đức phải giải quyết một nền kinh tế đang đình trệ và phải xài thêm nhiều. Sau đây là 6 điều thủ tướng Angela Markel phải đương đầu, theo Rainer Buergin và Bian Parkin ở số báo đặc biệt cho năm 2015 duyệt xét 500 công và 50 công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay , của tuần san Bloomberg Business Week, số tháng 11, 2014 - tháng 1, 2015 :
`1- Cân bằng ngân sách Liên bang Đức
Chiếu theo định nghĩa Hiệp Ước Maastricht , năm 2004 thâm thủng chánh phủ tổng quát là trên 5 tỉ euro, các năm 2007- 2008 là 1 t/5 tỉ , 2010 cao nhất gần 8 tỉ , 2012 khoảng 1.5 tỉ và năm 2013 chỉ còn 0.5 - 0.6 tỉ euro . Bà thủ tướng Markel đã hứa hẹn với cử tri là năm 2015 bà sẽ cân bằng ngân sách . Làm cho các nước khác ở Hiệp hội Âu Châu- EU thất vọng , vì họ muốn Đức Quốc - Germany, nước EU có nền kinh tế bự nhất, chi tiêu to lớn ở quốc nội và kích thích yêu cầu cho các hàng hóa Pháp, Ý và các quốc gia EU khác .
2- Ảnh hưởng của trừng phạt Nga đánh Ukraine ?
Có lúc thương mãi Đức với Nga phồn thịnh , nay có cảm giác bị ảnh hưởng các trừng phạt . Trong 18 tháng chấm du”t vào tháng 8 năm 2014, xuất khẩu sang Nga rơi xuống mất đi 26 % . Năm 2004 , xuất Đức ít hơn 40% GDP và năm 2013 trên 50% GDP .
3 - Tăng trưởng chậm lại
Ngày 14 tháng 10 năm 2014, chánh phủ Đức cắt xén tiên đóan tăng trưởng năm 2015 xuống chỉ còn 1.3 % thay vì là 2% , kể ra mất xuất khẩu, theo Ngân Hàng Thế giới.
4- Lương bổng cao hơn
Để phù hợp với liên minh chung sức của mình là đảng Dân chủ Xã hội - Social Democrat , Chánh phủ Merkel sẽ dẫn nhập lần đầu tiên khắp nước, lương tối thiễu mỗi giờ làm việc là 8.5 eu ro ( 10.63 đô la ), từ ngày 1 tháng giêng năm 2015. Viện khảo cứu DIW, kể ra các bắt chước - simulations , ước lượng việc đưa vào lương tối thiếu sẽ làm Đức Quốc mất đi từ 57 000 đến 384 000 công ăn việc làm .
5 - Hạ tầng cơ sở mòn mõi
Chánh phủ bà Merkel chỉ ghi dấu hiệu bổ sung ngân qủi cho đến năm 2017, cho các đường xá, cầu và cảng nước Đức . Qủy Tiền tệ Quốc tế- IMF nói rằng Đức sẽ phải chi tiêu hơn 50 tỉ euro trong 4 năm tới
6- Giữ Âu Châu theo đúng đường đi
Các nước vùng euro khác sẽ bắn tĩa Markel về tằn tiện này . IMF muốn Đức kích thích kinh tế vùng . Bà có thể trông cậy vào sự hổ trợ của đa số công chúng Đức, Hòa Lan , Áo , Estonia và Latvia , rất bảo thủ trên phương diện thuế khóa.
( Irvine , Nam Ca Li - Hoa Kỳ ngày 12 tháng 11 năm 2014 )
|