.
  Lâm Đồng P2
 




Phần 2

Dân số Đà Lạt năm 1939 tăng lên đến  11 500 người.  Khu nông nghiệp Dan Kia không cung cấp đủ thực phẩm, nên Đà Lạt  làm  các ấp rau cải Hà Đông (do Hòang Trọng Phu mộ dân giỏi trồng rau cải từ Hà Đông- Nghệ Tĩnh ) cũng như  khu định cư dân Kinh- Việt  ở Tân Lạc,Trại Mát, Trại Hàm, Nam  Thiện , các vườn trà và cây ký ninh  ở  Xuân Trường, Xuân Thọ… kiều dân Pháp phần lớn là chức quyền dân sự hay quân sự, một ít là giáo chức và sinh viên, tập trung sống ở phía Nam suối  Cam Ly . Còn đa số dân Việt  sinh sống phía Bắc suối Cam Ly . Năm 1940  Tòan quyền Decoux   trở lại ý kiến  muốn  Đà Lạt thành thủ phủ ( thủ đô ) Đông Pháp. Năm đó,  kiến trúc sư Mondet  được chỉ thị nới rộng  theo hướng Bắc Nam  và chia Đà Lạt ra làm nhiều khu vực - nhóm chức năng,  những vùng dành cho biệt thự và gia cư, cũng như  vài trung tâm công cọng  quanh hồ Đa Lạt như:  Trung tâm Hành chánh Trung ương  của Phủ Tòan Quyền,  trung tâm thương mãi, trung tâm tiêu khiển và thể thao  (sân gôn, sân luyện tập quân đội,  sân đua ngựa,  câu lạc bộ,  biệt thự đền thủy tạ, nhà giữ trẽ, ca sinô … ).  Tháng  tư năm 19 43, tòan quyền Decoux  chấp thuận dự án nới rộng của kiến trúc sư Lagisquet . Chia Đà Lạt ra làm  21 khu vực, chức năng  mỗi khu vực được xác định :    7 khu vực xếp hạng 5  là để làm biêt thự, nhà  sang trọng lân cận, khối cư xá, 2 khu vực dành cho buôn bán, 1 khu vực  chỉ để làm phòng sở, khách sạn,  trường  học, vườn tượt , bệnh viện và 4 khu vực không cho phép xây cất  chỉ để làm du lịch và không gian xanh.  Sau 30 năm xây dựng, năm 1945 , Đà Lạt thật sự đã thành một thị trấn đẹp  Viễn Đông và sinh họat “Thủ đô Mùa hè” Đông Pháp này  rất sống động. Phát triễn  cũng mau lẹ :  hơn 500 biệt thự trong 5 năm, bằng số lượng tòan thể 30 năm trước  : 500 biệt thự năm 1940,  810 biệt thự năm  1943,  và 1000 biệt thự năm 1945 .     

   Năm 1945, theo lời kêu gọi của Ủy Ban Kháng chiến Lâm Viên, đa số công dân Việt tản cư khỏi Đà Lạt ra sống ở ngoại ô.  Năm 1946, dân số Đà Lạt chỉ còn 5200 người . Nhưng sau đó đã trở lại.  Năm 1947 là 18 513 người và năm 1952  là 25 041 người. Nhưng sau khi bỏ chế độ HòangTriều Cương Thổ  năm 1955 cũng như  bải bỏ chánh sách  “Tây Nguyên tự trị”( thật sự là chia để trị ) do đô đốc Thierry D’ Argenlieu đề xướng năm 1947, năm 1956  dân số Đà Lạt  lên đến 58 958 người, trong đó dân Kinh -Việt lên  đến  58 445 người nhờ nhiều dân miền Bắc di cư lên từ năm 1954 ; Pháp kiều chỉ còn  206 người ở một thành phố  Decoux và D’ Argenlieu  muốn dành riêng  cho quân nhân và công chức Pháp.  Thị trấn Đà Lạt vẫn còn 10 phường, nhưng nay thêm 5  thôn mới :  phường I  thêm 2 thôn là Gà Giang và Chi Lăng, phường II  thêm  thôn Kim Stone, phường  IV  thêm thôn Thái Version, phường V thêm thôn  Tùng Lâm.  Từ năm 1957 , ĐàLạt đã cố tâm  khuếch trương  giáo dục, khoa học nước nhà:  thành lập Viện Đại học năm 1957, Trường Sĩ quan Đà Lạt, Trung tâm Sơn Cước,  Chủng viện Gíáo Hòang , Cuộc Nguyên tử Lực, Trung tâm Thống kê   Quốc gia,   Ngành lưu trữ Thư viện Đà Lạt năm 1958, Hội  Việt - Mỹ năm 1963,  Trường Chiến Tranh Chính Trị  năm 1966, Trường Chỉ Huy và Tham mưu Quân đội  năm 1967. Ngòai các trường tiểu học,  Đà Lạt có  24 trường trung học nổi danh như Lycée Yersin, Couvent des Oiseaux ,  Adran … đặc biệt là có ký túc xá  hút dẫn học sinh khắp nước đến học . Trong thời gian này, Đà Lạt cũng  sửa sang lại Chợ Đà Lạt , đường xá quanh  hồ Xuân Hương, nới rộng hay sáp nhập vào Đà Lạt  vùng trung tâm,  sau khi  thiết lập phi trường Liên Khương  năm 1961,  làm một lọat khách sạn  như Mộng Đẹp, Ngọc Lan làm đẹp các điểm nóng du lịch như  hồ Than Thở, thác Prenn, Thung lũng Tình Yêu …. hồ  Dan Kia, hồ Đa Thiện 1, 2, 3 , Duy Tân, Anh Đào …. và một lọat  biệt thự các tướng tá và chức quyền Sài Gòn  tập trung ở  khu vực  Nguyễn Du , Quang Trung, Nguyễn Đình Chiểu, Lữ Gia, đường Trần Bình Trọng.

   Tháng 2 năm 1976,  Ủy Ban Cách Mạng Lâm Thời  Cộng hòa Miền Nam  ra nghị định nhập thị trấn Đà Lạt , tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng. Năm 1979, chủ trương thị trấn Đà Lạt là  ổn định đời sống nông thôn , nới rộng ranh giới rà vùng Thái Phiên, Xuân Trường,  Xuân Thọ ( ? ), nhắm ổn định  các vùng dân tộc thiểu số , nhất là nhập  tộc dân Thái - Nùng vào Đà Lạt .  Nông  nghiệp các vùng được cải tiến, đường xá đựợc sửa sang, mạng lưới điện đưa về khắp nông thôn.  Các hồ sau này được nạo vét hay tái dựng:  Đập Đa Thiện năm 1977,  hồ Chiến Thắng  năm 1981,  Hồ Xuân Hương(  1983- 84 ) ,  Hồ Tuyền Lâm ( 1984) .     Nhiều cảnh quan được tu bổ  như thác Datanla,  hồ Tuyền Lâm, thác Cam Ly, Thung lũng Tình Yêu. Năm  2001,  Hội  Nghị Nhân Dân Tỉnh thứ 5  lấy quyết định phát triễn du lịch  kinh tế cho Đà Lạt  các năm 2001 - 2005 và hướng tiến tới đến năm 2010.  Năm 1986, dân số Đà Lạt  là 112 000  người và năm   2007 là 197 013 người. Thật tế nền kinhtế Đà Lạt đã chuyễn qua  du lịch - dịch vụ   từ 51.13 % GDP năm  1993 , lên 61.94 % năm  2000 , rồi lên  72.1 % năm 2007 ; công nghệ và xây cất   giảm từ 23.45 % xuống  16.1 % ; nông lâm  giảm từ  25.42 % xuống  11.8 % .  Một lọat  khách sạn và tiệm ăn được dựng lên thêm và nhiều biệt thự ở các vùng Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du và Lê Lai , đường phố  ngày 3 tháng 4  chuyễn thành nguồn cung cấp cho du lịch. Những lễ hội cũng là những cơ hội cho Đà Lạt  xây cất thêm cơ sở mới hay tái thiết nhiều khu vực như đường Hòang văn Thụ,  Hồ Tuyền Lâm,  công viên Yersin,  công viên Ánh Sáng, các vườn hoa thị xã , làm  sạch, đúng văn hóa - văn minh hơn các xã thôn ấp v.v… :  năm 1993 là lễ hội kỷ  niệm 100 năm  thành lập Đà Lạt  ở sân vận động Đà Lạt,  năm  2003 là lễ kỷ niệm 110 năm, năm  2005 là lễ kỷ niệm   30 năm “giải phóng” Đà Lạt, năm 2006 là lễ hội Trà ( Chè ), các năm  2005 và 2007  là lễ hội Hoa...  

 

   Địa hình

 

    Địa hình Lâm Viên là  3 cao nguyên  và là đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn . Cao nguyên Đắc Nông- Gia Nghĩa , nằm phía tây Cao nguyên Di Linh và  Cao Nguyên Đắc Lắc . Hai Cao nguyên này nguyên là một  khối thống nhất vào thời địa chất xưa cỗ, nhưng bị hệ thống sông Đá Dựng ( Da Dung ) và các phụ lưu chia xẽ ra thành những mảng lớn, nhỏ khác nhau.  Cao Nguyên  Bảo Lộc - Di Linh, cao độ 800m trên cao nhiều đất đỏ, trải dài lên tới Đức Trọng - Liên Khương ( Khàng ) chứa sông Đá Dựng , thượng lưu sông Đồng Nai, địa hình bằng bẳng hơn, hướng nghiêng từ Đông sang Tây, độ chênh cao chừng 200m. Núi cao nhất  phía đông thị trấn Di Linh là  núi BraLan cao 1864m, núi Bnom Đơi cao 1276m,  phía Bắc Bảo Lâm là núi Bnom Bun Tơ Rao cao 1465m , phía tây Bảo Lâm gần đèo Bảo Lộc là núi Bnom  Quan cao 1211m ...   Cao nguyên Đà Lạt, cao độ 1500m, có những dãy núi bao quanh cao đến 2000m, cao nhất là núi Bi Đúp 2287m phía Nam Lạc Dương ,ở  thượng nguồn sông Đa Nhim, ranh giới hai tỉnh Ninh Thuận- Lâm Đồng , núi Hòn Giao 2010 ở ranh giới  Khánh Hòa - Lâm Đồng phía  Đông huyện Lạc Dương, núi Chư  Cang Ca ( ? ), thuộc dãy núi Lâm Viên - Lang Bian  cao 2163 m  gần Lạc Dương  phía Bắc Đà Lạt,  núi Chư  Yan Du cao 2040m , núi Chư Yan Kao gần nguồn sông Đá  Đang, núi Gia Rich 1923m gần nguồn đá sông Đá Dựng….   . Quanh Đà Lạt là núi Lap-be( Labbé ? ) Bắc cao  1739m ,  núi Lap- be  Nam  cao  1709 m,   núi  You Lou Rouet  cao  1615 m . Phía  Nam  giữa  Đà Lạt  và Đức Trọng  núi Voi - Quan Du  cao nhất chỉ đến 1805m . Các núi dọc ranh giới Đắc Lắc - Lâm Đồng  như núi  Đa Nam Rong cao 1433m,   núi Đa M’Nong cao 1148m   …

   Đất đai Lâm Đồng có 8 lọai: đất đỏ hay latosol nâu  nhóm Ferrasols rất nhiều ở Cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh - Đức Trọng, đất  feralit - podzolic vàng đỏ  cũngrất nhiều ở cao nguyên Lâm Viên -Lang Bian, đất xám điển hình Haplic Acrisols, đất xám có sỏi latêrit ferric Acrisols  chiếm đến  đất xám ferralit ferallic Acrisols trên phù sa cổ sinh, các lọai Acrisols chiếm đến 659 648 ha; đất phù sa các sông suối chiếm  28 866 ha, và  một ít đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá- leptosols chỉ  có 678 ha,  đất  mùn alit núi cao Alisols cũng chưa đến 870 ha.  Lọai đất đỏ  latosols  nguồn gốc  basalt  tìm thấy ở  cao nguyên Bảo Lộc  ( Blao )- Di Linh chiếm  212  309ha trong số 260 000 ha đất nông nghiệp tỉnh nhà, rất thích hợp  để trồng cây công nghệ đa niên, rau đậu  và hoa  cao phẩm  xuất khẩu tỉ như  cà phê,  trà ( chè ),dâu nuôi tằm , hột điều ( đào lộn hột ), rau- hoa - đậu . Đất lâm nghiệp chiếm 622 000 ha, bao phủ  61 % diện tích.


 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693436 visitors (2230929 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free