Tiếng đồn Bình Định tốt nhà,
Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu
… Cọp Khánh Hoà, Ma Bình Thuận…
( Lời xưa cho biết rừng núi, đồi cỏ dãy Trường Sơn ở Khánh Hòa)
Thơm Vạn Giả (Ninh) thơm đà quá ngọt
Mía Phú Ân cái đọt cũng ngon
Hỡi người chưa vợ chưa con
Về đây chung gánh nước non với mình
Quản bao lên thác xuống ghềnh
Mía ngon, thơm ngọt đượm tình quê hương.
( thơ tả đồng bằng Ninh Hòa, ngó lên Núi Vọng Phu, ngó xuống Vịnh Văn Phong )
… Vịt lội Ninh Hòa, tôm hùm Bình Ba, Nai khô Diên Khánh…
( Ba thổ sản đặc thù thời xưa, Ninh Hòa phía Nam Vịnh Văn Phong phía Bắc Khánh Hòa, Đảo Bình Ba chắn giữa đường vào Vịnh Cam Ranh phía Nam Khánh Hòa và Diên Khánh, phía Tây Vịnh Nha Trang ).
Vị trí , diện tích , dân số
Khánh Hòa là một tỉnh miền Trung Việt Nam, vùng đất từ Đèo Cả, vịnh Vũng Rô phía Nam mũi Đại Lãnh đến Vịnh Cam Ranh, phía Bắc Núi Chúa và mũi Đá Vách thuộc tỉnh Ninh Thuận – Phan Rang. Tọa độ địa lý tỉnh là Kinh tuyến Đông 108040’33” – 109027’55” và Vĩ tuyến Bắc 11042’50’’ – 12052’15” . Bờ biển tỉnh nhà trải dài từ xã Đại Lãnh đến cuối Vịnh Cam Ranh dài 385 km, đặc điểm có rất nhiều cửa lạch nhỏ , đầm phá , cửa sông lớn và hàng trăm đảo hay tiểu đảo. Tỉnh quản trị những vùng lảnh hải Biển Đông rộng lớn nước nhà, tỉ như các đảo Trường Sa –Spratly Islands mà phần lớn đã bị Trung Quốc cưởng chiếm. Bờ biển hình răng cưa, chứa nhiều vịnh, đặc biệt 4 vịnh- bay là Văn Phong, Nha Phú , Nha Trang hay Cù Huân và Cam Ranh. Vịnh Cam Ranh rộng khoảng 200 km2 ( 20 000 ha ) có một rặng núi vây quanh, được xem là một trong 3 Cảng biển thiên nhiên tốt nhất thế giới. Vịnh Cam Ranh trên phương diện chiến lược quốc tế thật là quan trọng, cho nên theo dòng lịch sử nước nhà đã có nhiều cường quốc sử dụng làm căn cứ hải quân. Mũi Hòn Đôi , thuộc bán đảo Hòn Gốm- Đầm Môn huyện Vạn Ninh là phần đất xa nhất đất liền – lục điạ phía Đông Việt Nam.
Tổng diện tích Khánh Hòa là 5 197 km2( 2 014.5 dặm Anh vuông ). Nhỏ hơn tỉnh Bình Thuận - Phan Thiết ( 7791 km2 ) nhưng lớn hơn Ninh Thuận - Phan Rang ( 3427 km2). Dân số năm 2007 là 1147 000 người. Năm 2009, tăng lên đến 1 156 903 người, chừng 10 000 người trong 2 năm. Như vậy cuối năm 2013, có lẽ đã gần 1 180 000 người. Đa số là tộc dân Kinh. Thứ đến là tộc dân Raglai ( thuộc một trong 5 nhóm Họ Ngôn ngữ Nam Đảo là Gia Lai, Ê Đê, Chăm , Raglai và Chu Ru, Mạc Đăng ước lượng năm 2000 có chừng 61 000 người, chủ yếu ở 3 tỉnh cũ là Phú Khánh, Đồng Nai, Thuận Hải) người Hoa, một ít người Cơ Ho, biên giới Khánh Hòa –Lâm Đồng và nhiều hơn ở Nam Di Linh – Lâm Đồng và ở miền núi Phan Thiết, thuộc Họ Ngôn ngữ Môn- Khmer .
Theo dòng lịch sữ
Năm 1458, Trà Duyệt giết vua Chiêm Thành là Maha Quí Do, tự lập, triều cống nhà Minh, nhưng không cống vua Lê. Năm 1460, Duyệt nhường ngôi cho em là Trà Tòan ( 1460- 1471) được vua Minh phong vương và tiếp tục sang cống nhà Minh. Trà Tòan gặp khó khăn với vua Lê, nước Đại Việt. Lúc bấy giờ vua Lê Thánh Tông mới lên ngôi, muốn khôi phục lại đất đai nhà Trần đã lấn được ở Chiêm Thành. Khi vua Minh Hiến Tông lên ngôi năm 1465, Trà Tòan sai sứ sang Tàu nói là An Nam ( Đại Việt ) xâm lăng, nhưng không được nhà Minh giúp. Nên năm 1467, Trà Tòan sang triều cống vua Lê Thánh Tông, nhưng bị buộc phải cống thêm. Trà Tòan không chịu, nghĩ rằng phải dùng quân sự mới giữ được độc lập và năm 1469, sai quân đánh Hóa Châu. Năm đầu Hồng Đức 1470, 10 vạn quân Chiêm thủy -bộ, voi- ngựa đánh chiếm Hóa Châu. Được kinh lược sứ Thuận Hóa Phạm văn Hiển phi báo, vua Lê Thành Tông quyết định thân chinh. Tháng giêng năm Hồng Đức thứ hai 1471, vẽ bản đồ sông núi nước Chiêm Thành và làm bài “ Bình Chiêm sách” dịch sang quốc ngữ, nêu lên 10 lẽ chắc thắng và ba điều nên sợ. Tháng 2 năm 1471, đánh tan vỡ quân Chiêm do em Trà Tòan chỉ huy ở Sa Kỳ ( Tam Kỳ ? ), khiến quân Chiêm phải chạy về Trà Bàn ( Bình Định ). Ngày mồng một tháng 3, quân vua Lê phá cửa Đông chiếm Trà Bàn, chém đầu hơn 4 vạn quân Chiêm, bắt Trà Toàn và hơn 3 vạn người. Rồi vua Lê Thánh Tông chia đất còn lại chưa chiếm của Chiêm Thành ra 3 nước: Chiêm Thành, Nam Bàn và Hoa Anh cho Chiêm Thành yếu thế đi.
Tương truyền vua Lê Thánh Tông sai đục đá, xây dựng một bia ở đỉnh cao nhất biên giới hai tỉnh Phú Yên Khánh Hòa ngày nay, để làm địa giới của đất Đại Việt và đất Chiêm Thành. Núi này sau gọi là núi Thạch Bi. Tuy nhiên uy quyền Đại Việt chỉ mới đến phủ Hòai Nhơn ( tỉnh Bình Định), chưa vào đến núi Thạch Bi; đất đai bên kia núi Cù Mông chưa thuộc bản đồ nước ta. Năm 1653, nhân vua Chiêm Thành xâm lấn Phú Yên, Chúa Hiền Dũng quận công Nguyễn Phước Tần ( 1648- 1687 ) sai quân đánh lấy Phan Rang. Vua Chiêm là Bà Tấm qui hàng, nhượng đất đai từ phía Đông sông Phan Rang đến Phú Yên cho Chúa Nguyễn. Chúa Hiền chấp thuận lập ra dinh Thái Khương ( Khang ) gồm hai phủ là Thái Khương , sau đổi thành Bình Khương tức Ninh Hòa ngày nay và Diên Ninh tức Diên Khánh ngày nay. Phủ Thái Khương chia ra làm 2 huyện là Quảng Phước và Tân An. Phủ Diên Ninh chia ra làm 3 huyện là Phước Điền, Vĩnh Xương và Hoa Châu. Như vậy có thể nói là Khánh Hòa thành hình năm 1653. Năm 1692, thời Chúa Minh Nguyễn Phước Chu ( 1691- 1725 ) nhân vua Chiêm Thành là Bà Tranh cướp giết ở biên giới, chúa Minh sai tướng đi đánh bắt được Bà Tranh, đổi nước Chiêm Thành còn lại thành trấn Thuận Thành, rồi lại đổi làm phủ Bình Thuận năm 1697, cũng để vua Chiêm cũ cai trị, nhưng lại bắt ăn mặc theo Việt. Chiếm hết đất Chiêm Thành, Chúa Minh nghĩ đến kinh dinh đất Thủy Chân Lạp, các chúa trước đã gây ảnh hưởng.
Năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng, vùng đất Thái Khương và Diên Ninh được đổi thành tỉnh Khánh Hòa và chia ra làm 2 phủ , 4 huyện : phủ Diên Khánh gồm hai huyện Phước Điền và Vĩnh Xương và phủ Ninh Hòa gồm hai huyện Quảng Phước và huyện Tân Định. Thời Pháp thuộc, tỉnh lỵ Khánh Hòa,trước ở Thành- Citadel Diên Khánh, được di về thị trấn Nha Trang năm 1945. Sau tháng tư năm 1975, chế độ Cọng Sản nhập hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh ngày 29 tháng 10 năm 1975. Năm 1977, Nha Trang nâng cấp thành thành phố, đô thị, thị xã cấp III- city, tỉnh quản lý. Năm 1982, Quốc Hội quyết định nhập Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh. Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc Hội lại tái lập hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa như thời Cộng Hòa Miền Nam.
Ngày nay, Khánh Hòa gồm 2 thị xã là thành phố Nha Trang thị xã tỉnh lỵ và thị xã Cam Ranh, 1 thị trấn ( town ) là Ninh Hòa và 6 huyện là : Cam Lâm, Diên Khánh , Khánh Sơn , Khánh Vĩnh, Trường Sa ( Spratly Islands ) và Vạn Ninh. Nhắc lại từ Thành Phố -TP ( xếp lọai năm 1999 ) thường dùng cho Đô thị cấp I trực thuộc Trung Uơng ( như Hà Nội , Sài Gòn – TP HM, Hải Phòng, Đà Nẳng, Cần Thơ), Đô thị cấp II do Trung Ương quản lý, Đô thị cấp III thường do tỉnh quản lý ( thị xã tỉnh lỵ ), Đô Thị Cấp IV thường là thị trấn huyện lỵ.
Địa hình
Đặc điểm của địa hình phần lớn là núi đồi của dãy Trường Sơn dài 100km chạy từ Thanh Hóa đến Phan Thiết. Sườn Đông đổ về Việt Nam cheo leo dốc đá và sườn Tây đổ về sông Mê Kông , độ dốc thoai thoải hơn. Ở Khánh Hoà, nhánh núi lớn nhỏ đổ ra biển Đông tạo nên Đèo Cả ở biên giới hai tỉnh Phú Yên Và Khánh Hòa, đèo Cỗ Mã, đèo Rù Rì ở gần Nha Trang và đèo Rọ Tượng phía Nam Ninh Hòa. Nhưng tốt đẹp nhất là tạo ra những vùng bờ biển “răng cưa” các vịnh nổi tiếng là các vịnh Vũng Rô ( Phú Yên ?) Văn Phong, Nha Trang, Nha Phú, Cam Ranh và các bải biển rất đẹp như bải biển Đại Lảnh, bải biển Nha Trang, bải biển Cam Ranh … cùng vô số hải đảo lớn nhỏ và những bán đảo phía đông nhất nước nhà như Mũi Đèo Cả ( tiếng Pháp là Cap Varella ) bán đảo Hòn Gốm, Mũi Đôi, Mũi Gành, Mũi Bàn Than, Mũi Hòn Thi và các đảo lớn như Hòn Lớn ở Vịnh Văn Phong, Hòn Tre ở Vịnh Nha Trang, đảo Bình Ba ở Vịnh Cam Ranh; các tiểu đảo như Hòn Đỏ, Hòn Chà Là, Hòn Dung, Hòn Mun, Hòn Miểu, Hòn Tằm, Hòn Nội, Hòn Ngọai…Các núi cao tỉnh Khánh Hòa nằm về phía Tây Bắc như núi Hòn Chảo 1564 m, Hòn Vọng Phu ( Núi Chư Hmu nay thuộc Đắc Lắc ? nhưng thời Cọng Hòa lại thuộc Khánh Hòa ) 2051 m, núi Hòn Giao 2010 ( gần núi Bi Đúp trên nguồn Đa Nhim, Đà Lạt – Lâm Đồng cao 2287m ). Các núi nằm giữa tỉnh nhà thường cao hơn 100m như núi Hòn Bà 1356m, núi Segai 1128m, nhưng núi phía Đông tỉnh gần các vịnh hơn, thường thấp hơn : núi Hòn Hảo 819m , núi Cầu Hinh 972m, núi Hòn Rồng 729 m. Khánh Hòa chỉ có 2 đồng bằng chánh là đồng bằng Ninh Hòa, diện tích 10 000 ha ( 100km2 ) và đồng bằng Nha Trang, diện tích 13500 ha ( 135km2). Các đồng bằng khác đều rất nhỏ bé. Về mặt khí hậu thì từ Đèo Cả, biên giới hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa đến Phan Thiết chúng ta đã có một khí hậu khô khan hơn và một sinh thái khác hẳn, không mấy kém Đèo Ngang đã phân chia khí hậu và sinh thái phía Bắc và phía Nam đèo này. Khí hậu Nha Trang là khí hậu nhiệt đới đồng cỏ - savanna climate . Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8 và mùa mưa tương đối ngắn hơn từ tháng chín đến tháp chạp, trung bình nhận 1029 mm mưa trong tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1361 mm. Nhiệt độ cao nhất Nha Trang trung bình vào tháng 6 là 33.3 độ C và nhiệt độ thấp nhất trung bình là vào các tháng giêng và tháng hai, khỏang 20 ,6 độ C. Tưởng cũng nên nhắc qua đến giai thoại Hòn Vọng Phu Khánh Hòa- Đắc Lắc tên thời Pháp thuộc là Hòn Mẩu Tử - le Massif La Mère et L’ Enfant”, cao nhất trong 4 hòn núi Vọng Phu được biết ở Việt Nam, ba hòn kia là đá Vọng Phu ,núi Chánh Oai xã Cát Chánh , huyện Phù Cát tỉnh Bình Định, hòn Vọng Phu ở phố Kỳ Lừa – Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn và hòn đá Vọng Phu ít ai biết tới ở tỉnh Thanh Hóa. ( sự tích ở bài thơ của nữ sĩ Mai Oanh - 1960 y hệt cổ tích Hòn Mẩu Tử, hòn Vọng Phu- Bình Định, hòn Vọng Phu Kỳ Lừa- Lạng Sơn ; anh em ruột lấy lầm nhau nên chồng phải ra đi biệt tích, vợ ở nhà mòn mõi trông chồng bồng con lâu ngày hóa đá).
Phát triển thành phố - đô thị biển du lịch Nha Trang
Lưỡng nhạn vi lô trường đáo hải,
Tứ biên hoàng diệp dục vi thu.
Trắng lợp đôi bờ lau tới biển,
Vàng bay bốn phía lá gieo thu.
(câu thơ xưa vịnh sông Nha Trang còn gọi là sông Ngọc Hội, sông Cù hay sông Cái)
Bãi biển Nha Trang : mịn màng trắng trẻo,
Đường trong leo lẽo, gió mát thanh thanh,
Đêm đêm thơ thẩn một mình,
Đố sao cho khỏi vướng tình nước mây.
( bài hát xa xưa ca ngợi biển Nha Trang )
Nha Trang theo dòng lịch sử
Nha Trang là tiếng thổ âm của người Chăm hay ngôn ngữ họ Nam Đảo ( Gia Rai , Ê Đê , Chăm , Raglai , Chu Ru ) làEaTran hay Yjatran đọc chệch ra. Ea hay Yja là nước sông và Tran là lau lách. Nha Trang không phải là từ « Nhà Trắng » đọc chệch ra. Vị trí Nha Trang các cụ ta xưa gọi là « Tứ thủy triều quy, tứ thú tụ » . Nghĩa là bốn phía có nước bao bọc và tứ thú là hình ảnh tượng trưng 4 hòn núi hội tụ lại tạo ra một vùng khí hậu hải dương tuyệt diệu cho thành phố : núi Cảnh Long « Thanh long hý thủy» ( rồng xanh giỡn nước ), núi hòn Sanh Trung ở Hà Ra hay « Bạch tượng quyện hồ » ( Voi trắng cuốn hồ ), núi con Dơi hay hòn Trại Thủy hay núi Một hay hòn Con Rùa – hòn Hoa Sơn .Tưởng cũng nên biết là đền Sanh ( Sinh ) Trung, do Chúa Nguyễn phúc Ánh lập ra ở núi Hà Ra, thờ cúng các tướng sĩ trận vọng đánh nhau với quân Tây Sơn năm 1795, lúc tướng Tây Sơn Phú Xuân là tổng quản Trần Quang Diệu gìn giữ vững chải đồn lũy Diên Khánh, đánh quân cứu viện Nguyễn Vương .
Từ năm 1653 đến thế kỷ thứ 19, Khánh Hòa là một vùng đất hoang vu đầy dã thú như cọp Khánh Hòa, một thành phần của Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ ( hay tỉnh ) Diên Khánh. Thành – Citadel Diên Khánh cũng do chúa Nguyễn Phước Ánh sai Olivier de Puymanel đốc xuất 4000 dân Bình Thuận xây cất, một tháng là xong, khỏang năm 1793 -94. Thành Diên Khánh là nơi tích trữ lương tiền Gia Định – Bình Thuận chở ra để dùng cho quân đội nhà Nguyễn Phước, Bắc Phạt đánh Tây Sơn, nên nhiều lần bị quân Tây Sơn vây đánh.
Nha Trang tọa độ là 12015’ vĩ tuyến Bắc và 109011’ kinh tuyến Đông. Bắc gíap thị trấn Ninh Hòa, Nam giáp thị xã Cam Ranh, Tây giáp thị trấn Diên Khánh và Đông là Biển Đông - Thái Bình Dương. Thành phố Nha Trang ở vịnh Nha Trang, hai năm liền đã được Cơ quan Du lịch và Nghĩ mát -Tiêu khiển quốc tế ghi danh vào một trong 29 vịnh quốc tế đẹp nhất thế giới, từ tháng 7 năm 2003. Như đã nói trên, Nha Trang được vây quanh ba phía và một hòn đảo lớn ở phía thứ tư, ngay tại biển đại dương chính giữa thành phố, chận đứng được bảo tố mạnh khỏi tàn phá cơ sở.
Tên Nha Trang đã được ghi nhận chánh thức từ hậu bán thế kỷ thứ 18 của nhà địa lý Đổ Bá ở Tòan Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư duới tên là Nha Trang Môn - Nha Trang Gate. Trước đó ở bản đồ thế kỷ thứ 17 tên gọi là Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ do Đoan Quận Công Bùi Thế Đạt vẽ ra , dưới tên là Nha Trang Hải Môn – Nha Trang Sea Gate. Lê Quí Đôn ở Phủ biên Tạp lục ( 1776) cũng ghi chú rất nhiều vùng liên quan đến Nha Trang như Đầm Nha Trang, Dinh Nha Trang, Nguồn Nha Trang và Đèo Nha Trang. Trong hai chục năm đầu thế kỷ thứ 20, Nha Trang thay đổi mãnh liệt. Ngày 30 tháng 8 năm 1924, Tòan Quyền Đông Pháp ra nghị định biến Nha Trang thành một thị trấn -townlet , centre urbain; thiết lập trên các làng cũ là Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài và Phước Hải. Thời Pháp thuộc ,Nha Trang đã trở thành tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa, thay cho thị trấn Diên Khánh. Các cơ sở cai trị thuộc địa tỉnh như tòa Công sứ, đồn chỉ huy Quân đội thuộc địa tỉnh, Bưu điện, Thương Mãi đều đặt tại đây. Còn các cơ sở hòang gia Triều đình như dinh Tuần Vũ, Án Sát, Lảnh Binh thì lại đặt ở thành Diên Khánh. Ngày 7 tháng 5 năm 1937, Tòan Quyền Đông Pháp lại ra một nghị định mới nâng cấp thị trấn Nha Trang thành thị xã-town Nha Trang. Lúc đó thị xã Nha Trang gồm 5 phường của 5 làng cũ đã kể. Ngày 17 tháng giêng năm 1958, chánh phủ Đệ nhất Cọng Hòa ra nghị định bỏ tình trạng thị xã Nha Trang và chia Nha Trang ra thành hai đơn vị xã nông thôn : Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc huyện Vĩnh Xương. Ngày 22 tháng 10 năm 1970, Đệ nhị Cọng Hòa ra nghị định tái lập thị xã Nha Trang, gồm Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã nông thôn khác như Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, Phước Hải ( xã Vĩnh Thái ), Vĩnh Điềm Hạ ( xã Vĩnh Hiệp ), Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm ( xã Vĩnh Ngọc ) dưới quyền quản trị của huyện Vĩnh Xương , cùng chung với các đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu , Hòn Tằm. Thị xã Nha Trang trở thành tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Thị xã gồm hai quận. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các làng Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư cấm thuộc Xã Vĩnh Ngọc, Vĩnh Điềm Hạ của xã Vĩnh Hiệp. Quận 2 gồm Nha Trang Tây , Vĩng Trường , Vĩnh Nguyên ( kể luôn cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun , Hòn Tằm ), làng Phước Hải thuộc xã Vĩnh Thái. Nghị định ngày 5 tháng 6 năm 1971 chia Nha Trang ra làm 11 vùng đô thị và nghị định ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi tên các vùng đô thị thành các phường thị xã. Nghị định ngày 3 tháng 9 năm 1974 nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn , Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải quận 1và Hòn Ngọc trở thành phường Vĩnh Nguyên, thuộc quận 2 thị xã Nha Trang. Ngày 4 tháng tư năm 1975, Ủy Ban Quân Quản Khánh Hòa chia Nha Trang ra làm 3 quận là quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương. Tháng 9 năm 1975, hai quận 1 và 2 nhập lại thành thị xã Nha Trang. Ngày 30 tháng 3 năm 1977, Nha Trang trở thành thị trấn cấp huyện của tỉnh Phú Khánh là hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa nhập lại. Ngày 27 tháng ba năm 1978, tỉnh ra quyết định đặt xã Phước Đồng vào thị xã Nha Trang. Ngày 1 tháng bảy năm 1989, tỉnh Phú Khánh chia hai thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Nha Trang trở lại thành tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Ngày 22 tháng tư năm 1999, Thủ tướng công nhận thị xã Nha Trang là đô thị hạng III , tỉnh quản trị. Ngày 22 tháng tư năm 2009, thủ tướng ra quyết định công nhận thị xã Nha Trang thành đô thị hạng II, nhưng còn do tỉnh quản trị. Diện tích thị xã Nha Trang 251 km2( 97 dặm Anh vuông ). Dân số năm 2009 là 392 279 người và năm 2012 đã trên 500 000 người, dự trù tăng đến 560 000 người năm 2015 và 630 000 người năm 2025, vì tỉ xuất đô thị hóa Nha Trang rất cao và tháng 9 năm 2012 thủ tướng đã chấp thuận nhập thêm hai xã mới phía tây là Diên An và Diên Tòan. Như vậy diện tích Nha Trang sẽ tăng lên đến 265 .47 km2 ( 102.5 dặm Anh vuông ).
Tình trạng Hành Chánh Nha Trang hiện nay
Nha Trang chia ra làm 27 phưòng – wards và xã , trong số này 20 là phường đô thị : Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long ( thiết lập tháng 11 năm 1998 ), Vĩnh Hòa (thiết lập tháng tư năm 2002) và 8 xã phụ đô thị là Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp , Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng . Từ năm 1998, vì bước tiến đô thị hóa Nha Trang mau lẹ, rất nhiều vùng đô thị hóa được qui họach và xây cất như Hòn Rớ, Bắc Việt, Thánh Gia, Đuờng Đệ , Nam Hòn Khô….
Giao Thông Nha Trang
(A) trên bản đồ là Cam Ranh
Khi Vịnh Cam Ranh trở thành một căn cứ Hải Quân quan trọng, Phi trường Nha Trang là phi trường chánh của thị xã. Trong thời Chiến Tranh Việt Nam, Không lực Hoa Kỳ và Không lực Việt Nam Cọng Hòa sử dụng phi trường này. Nhưng khi một phần Vịnh Cam Ranh trở thành một khu vực phát triễn kinh tế thì phi trường quốc tế Cam Ranh (cũng là phi trường quân sự Hoa Kỳ thành lập ở Chiến Tranh Việt Nam) trở thành một phi trường dân sự cho Nha Trang. Phi trường này ở Vịnh Cam Ranh, cách thị xã Nha Trang 28 km và năm 2007 đã là một trong số 4 phi trường đông khách nhất nước nhà. Số khách là 683 000 người năm 2008.
Nha Trang cũng nằm bên cạnh Quốc lộ 1A, con đường chánh nối liền Nam Bắc. Đường xe lữa Thống Nhất cũng chạy ngang qua và ngừng ở ga Nha Trang. Cảng nước sâu Văn Phong phía Bắc thị xã Nha Trang là một cảng tàu trọng tải 100 000 tấn có thể cập bến, dự trừ khả năng chuyên chở 100 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, đang được một tổ hợp công ty Nhật xây cất. Tổng số đầu tư cho phức tạp cảng – thị trấn này lên đến 15 tỉ đô la Mỹ.
Quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với tỉnh Đắc Lắc-Tây Nguyên, từ Ninh Hòa đến Khánh Dương – M’Drak , Krong Pach, Ban Mê Thuột. Nha Trang cách Phan Rang 105 km, cách Ban mê Thuột 190km, cách Đà Lạt 205 Km, cách Qui Nhơn 228km , cách Sài Gòn – TP HCM 441 km và cách Hà Nội 1287km. Phi trường Nha Trang cách trung tâm thành phố 5km. Hàng không Air Việt Nam mỗi ngày đều có chuyến bay đi TP HCM, Hà Nội và mỗi tuần 4 chuyến bay đi Đà Nẳng. Phi trường Cam Ranh cách Nha Trang 35 km về phía Nam và đều có các chuyến bay đi Hà Nội, TP HCM và Đà Nẳng. Xe búyt nối Nha Trang với Đà Nẳng, TP HCM, Huế và Pleiku. Xe búyt mi -ni chở khách đến Hội An, Huế và Đà Lạt … Các cảng Cam Ranh và Nha Trang nối Khánh Hòa với nhiều tỉnh khác ở Việt Nam cũng như ngọai quốc.
Giáo dục
Nha Trang có nhiều đại học :Viện đại học nhiều ngành Nha Trang nguyên là trường Thủy sản Nha Trang biến thành, trường đại học Hải Quân, trường đại học Không Quân, trường đại học Sư Phạm, trường đại học huấn luyện giáo viên mẩu giáo, trường đại học Du lịch và Nghệ Thuật rất nổi tiếng ở Việt Nam. Ngòai các trường trung học thành danh, nên kể thêm Hải Học Viện Nha Trang – Oceanography Institute , Hải Học Viện duy nhất nước nhà, Viện Pasteur Nha Trang là một trong những viện Pasteur danh tiếng Việt Nam. Viện Pasteur Nha Trang do nhà bác học vi khuẩn – bacteriologist Alexandre Yersin, dân Pháp – Thụy Sĩ thiết lập ở Nha Trang. Ông « quan » Năm – colonel Yersin đã sống ở Nha Trang 50 năm và đã khám phá ra vi khuẩn Yersinia Pestis , lây truyền bệnh dịch hạch. Yersin chết ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943. Việt Nam đã đặt một tên đường kỷ niệm ông ở Nha Trang, lập một đền thờ gần mộ ông và chuyễn nhà ông ở thành viện Bảo Tàng Yersin. Hải Học Viện Nha Trang có đến hàng ngàn mẩu đời sống đại dương, nơi trưng bày nhiều trình diễn ngọan mục. Đây cũng là thư viện đại dương lớn nhất Việt Nam. Vùng bảo vệ đời sống biển đảo Hòn Mun cũng là một trong 4 vùng bảo vệ thế giới IUCN công nhận đầu tiên. Nhà trưng bày bể nuôi cá – AquariumTrí Nguyên cũng nuôi hàng trăm lòai cá đại dương hiếm có.
Năm 2007, quy họach mới đô thị hóa Nha Trang được chánh phủ chấp thuận Mục đích là xây dựng một thành phố du lịch cận đại, văn minh cao, phát triễn bền vững, điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế cho phù hợp các mục tiêu du lịch và thương mãi tân tiến. Phi trường Nha Trang sẽ chuyễn qua các công dụng phát triễn kinh tế, xã hội khác, cải thiện hạ tầng cơ sở kỷ thuật và tái thiết các kiến trúc mới nhưng vẫn cố giữ kiểu cách Việt Nam và dùng vật liệu trong nước ( tre, mây, gỗ lọai ? ) có giá trị cao hơn. Thành phố Nha Trang sẽ mở rộng thêm về phía Nam và Tây Nam với các khu nghĩ mát biển và núi làm thành môt dây chuyền du lịch quốc gia Nha Trang – Cam Ranh . Khu vực thành thị hiện hửu phía Bắc sẽ được nâng cấp thành một trung tâm giáo dục và đào tào huấn luyện, công nghệ, xe lữa và làm xanh hóa – greening. Phía Tây sẽ phát triễn một khu đô thị - thành thị mới cho thương mãi, dịch vụ, có thêm chức năng hành chánh và cư trú ( gia cư ), hầu giảm bớt áp lực từ trung tâm thành phố Nha Trang. Phát triễn sẽ liên kết với các nơi khác của tỉnh Khánh Hòa, tỉ như Vùng kinh tế Văn Phong , vịnh Cam Ranh và những vùng kinh tế khác miền Trung.
Những khu Bảo Tồn Bảo Vệ sinh thái sẽ được gìn giữ, tô điểm thêm và sử dụng hửu hiệu hơn. Như Vườn Quốc Gia Núi Chúarộng hơn 24 254 ha, chứa 72 lòai động vật có vú- mammals, nơi có lẽ có nhiều khỉ- douc( ?) chân đen nhất nước, 181 lòai chim ,Công viên bảo tồn rừng Hòn Vọng Phu giữa Phú Yên và Khánh Hòa rộng 9000 ha chứa 191 lòai cây cỏ thực vật, 22 lòai động vật có vú và 55 loài chim ; đáng kể ra là các lòai chim trĩ hiếm, khỉ mặt đỏ, gấu tây Tạng , gấu Mã Lai Á , tê tê pangolin, các loài báo ( beo ) v.v… ; Vùng Bảo vệ Biễn Hòn Mun Marine Protection Erea , thành lập năm 2001, mục đích bảo vệ 350 lòai san hô cứng rắn hiếm có ( tưởng cũng nên nhắc qua Hòn Mun là một nơi thu hoạch yến sào quan trọng ) ; Kiểu mẩu Quản lý Hôi Nhập Bờ biển- Integrated Coastal Management Model, ở vùng sinh thái biển Rạn Trào , rộng 28 ha bờ biển gần Vịnh Văn Phong, chứa đến 145 lòai phiêu sinh vừa thực vật - phytoplanktons vừa động vật – zooplanktons, 5 lòai cây rừng sác- mangroves, 82 lòai san hô , 69 lòai cá biển, 6 lòai rong biển – seagrasses
Kinh tế Nha Trang
Ở các vùng ngọai ô phụ cận quanh thành phố Nha Trang công nghệ đóng tàu đã phát triển nhiều và góp phần đáng kể vào nền kinh tế Nha Trang. Thủy sản và dịch vụ cũng quan trọng cho tỉnh lỵ. Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng góp phần lớn nhất vào mức thu cho ngân sách Việt Nam hàng năm. Nuôi tôm hùm là một ngành công nghệ khá phát đạt cho dân gian sinh sống ở ngọai ô, vùng phụ cận Nha Trang. Phía Nam tỉnh lỵ gần Vịnh Cam Ranh, nhiều công viên công nghệ đang xây dựng và một phần đã được phép đầu tư. Khi cảng nước sâu vịnh Văn Phong hòan tất, vùng này sẽ thành vùng kinh tế cường thịnh thứ ba cho Khánh Hòa ( sau Nha Trang và Cam Ranh).
Nha Trang thành phố du lịch
Những gì đáng thích thú về du lịch bãi biển Nha Trang
Nhưng chánh yếu phát triển Nha Trang là du lịch. Nha Trang là một trung tâm du lịch quan trọng Việt Nam, nhờ các bãi biển đẹp đẽ, cát sạch và mịn màng, nước biển trong xanh và nhiệt độ êm dịu suốt năm. Bải biển vừa rộng vừa dài, hình giống như một lưỡi liềm bằng bạc , cán ở Xóm Cồn và mũi chạy tới Vùng Chụt. Vùng giữa phình ra và được sóng biển mài dũa sáng trưng. Các khu nghĩ mát tỉ như Vinpearl, Diamond Bay và Ana Mandara và các công viên tiêu khiển và nước biển đã thiết lập ở thành phố Nha Trang và ở các đảo ngòai khơi. Đường phố có thể đẹp nhất Nha Trang là đường Trần Phú dọc theo bờ biển, thường mệnh danh làĐường Xa Lộ Thái Bình Dương – Pacific Coast Highway ( mượn tên Xa Lộ, doc bờ biển từ Nam lên Bắc xinh đẹp bang Ca Li – Hoa kỳ ? không có gì thua kém bờ biển miền Đông Ý có Bellagio một lâu đài tiêu khiển, ca vũ nhạc, đánh bạc TP Las Vegas mượn tên, hay bờ biển Miền Tây Ý có đảo Capri, có vùng Marinella ca sĩ Tino Rossi thời Tiền Chiến 1930- 40 hát các bài tình tứ Cha – Ông, Mẹ Bà đều ghi chép , học thuộc lòng, đầu tóc chải « brillantine » bóng mượt , vùng Riveria - TP Genoa- Gêne và vùng bờ biển Anh da trời Côte d’ Azur Monte Carlo- Cannes- Nice Pháp ) , của Việt Nam. Đường Trần Phú được các hàng dừa , hàng ghế đá sạch bóng như gương điểm tô thành một dãi bồn Hoa hình bán nguyệt bốn mùa xanh tốt. Lác đác đây đó còn vương lại nhưng cây phi laoCasuarina equisetifolia, có lẽ đã trên trăm tuổi, được xén thành các hình lọng, quạ ô, chim muông, thú . Đối diện bên đường là các toà Biệt thự nổi bật nhất là khu nhà lầu , nhưng chỉ vài tầng khác các nhà lầu 30 -40 tầng hiện nay ở các thị trấn miền Nam, nhưng các cổng Biệt Thự hình Parabôl.
Đường Xa Lộ Thái Bình Dương Nha Trang
Bãi biển Nha Trang, nơi bình minh mặt trời đang mọc thần tiên đẹp đẻ, còn chứa Câu Lạc Bộ bơi thuyền buồm - Sailing Club. Còn đêm sáng trăng thì trước mặt là một tấm nhung trắng kết hòang bào trải dười vòm nhà bằng Bạch Cầm nạm Kim cương. Đêm không trăng là một tấm nhung đen rải hồng bảo, xích bảo, hoàng bào như cách trang trí trong đền thờ Ấn Độ vậy. Năm 1994, một người Úc khách ba lô dựng ra Câu lạc Bộ này , nhưng nay đã trở thành một quán bar và khách sạn nổi tiếng nhất Nha Trang , một quán bar, khách sạn bải biển lịch sự, nhiệt đới, đồng quê và xa xỉ - mỹ lệ. Câu Lạc Bộ gồm 2 vùng, một vùng bải biển chánh và một sân vườn bên trong . Đáng tiếc là sân vườn nội này trược đây bị khách bỏ rơi, dù Câu Lạc Bộ chỉ có chừng 30 m hướng biển. Cho nên nay Xưởng Điêu Khắc Đất liền- Land Sculptor Studio được giao nhiệm vụ nâng cấp làm vị trí tươi sáng, cận đại và thời thượng đúng mốt hơn. Họa kiểu mới cố tạo ra một cảnh vườn hấp dẫn hơn. Khởi sự bằng tái tạo cổng chánh vào vườn, bít lối mòn xe gắn máy vào đậu, buộc họ phải lái xe gắn máy-motorbikes ( phương tiện chuyên chở đa số du khách nội địa) dùng lối cửa chánh. Những hàng dừa , trồng dài hai bên đường vào từ cổng chánh vào tạo ra một viễn cảnh xa xôi, nhìn thấy được một hồ nước trung tâm , thu hút các đôi mắt khách từ cổng chánh ra Biển Đông. Trên đảo Hòn Tre – Bamboo Island khá xa bờ biển Nha Trang là một khu nghĩ mát chánh – major resort do nhóm Vinpearl Group họat động. Xe thuyền Cáp- Vinpearl Cable Car , một lọai thuyền đáy bằng Gondola Venitia ( Venise ) ở Ý (nhưng treo – lifttrên Cáp ) nối lục địa đất liền với công viên khu nghĩ mát 5 sao và công viên chủ đề- theme park Đảo Hòn Tre.
Xe thuyền Cáp- Vinpearl Cable Car
Nha Trang là nơi ngưng giữa đường đi cuộc thi đua du thuyền – yatch race, khởi sự tại Hồng Kông. Những năm gần đây, Nha Trang đã đón mời nhiều cuộc đi chơi biển- cruises lịch sự 5 sao. Ngòai các cuộc đua tàu thuyền buồm - sail boat racing ( không rỏ đua thuyền thúng đặc thù miền Trung tiến tới đâu ?), Nha Trang còn tổ chức nhiều họat động du lịch khác cho người thăm viếng. Nhảy từ đảo này đến đảo kia- island hopping ( thường viếng thăm 5-6 đảo một chuyến ), lặn bình khí ép – scuba diving , các thể thao biển và nhiều họat động thể thao khác rất đa dạng tại Nha Trang. Thông tin Du lịch do Trung Tâm Thông tin Du lịch Nha Trang ( không thuộc chánh quyền ) gần chợ Chợ Đầm điều khiển, cung cấp tài liệu cho du khách. Các món ăn thích thú ngon lành Nha Trang là các món hải sản tươi và thịt heo nướng vĩ cuốn bánh tráng mỏng bột gạo. Hai món cũng thu hút nhiều du khách là món bánh canh chả cá - noodle soup with fish paddies và bún cá sứa- rice vermicelli with jelly fish . Xúp tổ chim Nha Trang có lẽ ngon nhất nước. Tổ chim thu thập ở các ghềnh đá vách cheo leo, ngày nay nuôi ở các đảo ngòai khơi và vài nơi ở nội thành nữa : đó là nhóm tổ yến -swiflet group nest, thường gọi là yến hang - Aerodramus fuciphagus germani .
Đời sống ban đêm, các lễ hội kể cả thi Hoa Hậu Thế giới Nha Trang
Đêm Mơ Nha Trang
Đêm Nha Trang, nê ông xanh ánh trăng
Đêm Nha Trang, LED quang quanh xóm
Đây cầm ca, người mộng, gái xưa Cô Ta Ra
… Liễu thon thon đôi dáng, liễu cong đôi nét mày…
Lũ chúng em chờ chàng ba thế kỷ,
Tình hải hồ hoa hậu vẫn nguyên hương…
Trên cánh nhạc Gangnam chàng hãy ngự,
Đàn tơ mây theo phách gỗ trầm hương…
Xin bẻ thuyền quay hướng, xin dục ngựa quay đầu
… Họp cùng chúng em, không nàng tiên má hồng nâu
Cũng nâng cánh biếc dâng tình lên khơi …
Hãy dừng đây chàng say ơi…
Hãy dừng đây, sương khói lạnh bên ngòai.
( Phỏng theo bài Đêm Hoa Đăng thời tiên chiến của thi sĩ Vũ Hoàng Chương (*))
(*) ... nhưng theo hình ảnh và các sự việc Nha Trang xưa nay, thay thế hinh ảnh Kim Lăng Tàu cỗ: như đèn nêông xanh ánh trăng phổ cập năm 1930 ? ở TP Los Angeles bang Ca Li, đèn LED ( diode ) ( mà các nhà khoa học Nhật bổn phát minh ra vưa được giải thưởng Nobel Vật lý học 2014 , vì đèn diode này rất hửu hiệu , ít tốn năng lượng, rất rẽ tiền, hình như nay đã dùng nhiều ở đường phố Đà Nẳng, sẽ thay thế đèn nóng sáng – incandescent ở Hoa Kỳ vào năm 2014, Kauthara- Cô Ta Ra là tên tộc dân Chăm gọi Nha Trang, như Pandarunga- Păng Đa Run Ga là Phan Rang. Nha Trang thành phố Việt Nam chúa Hiền thành lập năm 1653, nghĩa là đã 350 nay, nên “ chúng em” có thể là các cô gái cả hai tộc dân Kinh –Chăm, tình hải hồ là tình các hoa hậu quốc tế bốn biển đến Nha Trang tranh giải; vũnhạc Gangnam là nhạc nhảy múa thời thượng sống động Nam Hàn, Nhật Bổn; gỗ trầm hương Khánh Hòa là gỗ thơm xuất khẩu từ ngàn xưa; nàng tiên nâu là thuốc phiện…).
Đời sống ban đêm- nightlife ở Nha Trang khá giới hạn, nhưng khu quận du lịch Biệt Thự có thể sinh họat quá nữa đêm. Đời sống ban đêm ở Biệt Thự theo nhiều người, vui nhộn hơn các thị trấn bờ biển khác là Mũi Né – Phan Thiết, Đà Nẳng và Vũng Tàu – Ô Cấp. Sống động nhất là vào dịp Tết , nhưng có thể đến tham quan bất cứ lúc nào, ngọai trừ các tháng mưa nhiều ( đặc biệt là tháng11 ). Rất nhiều du khách thưởng lãm đi tàu đò – boat ride trên sông Cái, sông Nha Trang.
Nha Trang đón chào du khách tham dự Lễ Hội Biển – Sea Festival, tổ chức hai năm một lần. Nha Trang là nơi trình diễn thi HoaHậu Thế giới- Miss Universe 2008 Pageant ngày 14 tháng 7 năm 2008 và Hoa Hậu Địa Cầu( Hòan Vũ ) – Miss Earth 2010 ngày 14 tháng 12 năm 2010 và được chấp nhận tổ chức Á vận Trò Thể thao Bải biển Á Châu -Asian Beach Games năm 2016 .
Danh lam Thắng cảnh Nha Trang
Đã kể ra là :
-Viện Bảo tàng Alexandre Yersin
-Hải Học Viện Nha Trang
-Viện Pasteur Nha Trang
-Bể nuôi cá đặc thù Trí Nguyên , còn gọi là Hòn Miễu, nuôi giống 40 loại cá đặc biệt ngoài một số loại tôm , cua
-Xe thuyền đáy- Gondola cáp – Hòn Ngọc Việt -Vinepearl Cable Car.
Những nơi khác đáng kể thêm là:
-Đi tàu du ngọan trên sông Cái, viếng thăm các đảo ngòai khơi và thác Bà Hổ
-Lâu đài Bảo Đại
-Suối nước nóng Tháp Bà ( Tháp Bà Nha Trang được xây dựng trên một ngọn đồi vùng núi Cù Lao, địa thế cảnh trí nên thơ, bốn bề cây cối xanh tươi, bóng mát. Ngọn tháp lớn nhất hiện nay thờ Nữ Thần Thiên Yana, toàn thân điêu khắc bằng đá xanh chạm trỗ cực kỳ tinh xảo . Ngọn tháp thứ hai thờ thần Ricambhu, ngọn thứ ba thờ thần Linga – Dương Vật , ngọn thứ tư thờ thần Ganeca. Hai ngọn khác nay đã đổ vỡ, tương truyền là thờ Bà Tiều, nghĩa mẩu của Thiên Yana và hòang tử Tri. … )
-Đầm- lagoon Nha Phú
-Dòng Hoa lan – Orchid Flower Stream
-Đảo Khỉ (không rỏ nơi đây có nuôi các lọai khỉ thân nhỏ nhưng có giá trị lớn về y học như loại khỉ lông vàng mỗi con nặng 4- 8 kg, tại Hòn Rều một trong 1600 hòn đảo Vịnh Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh Vịnh Bắc Bộ )
-Bãi Sạn
-Đi Tàu Chơi biển “Nhậu, Uống Đã Nư, Thả Dàn– All you can Drink Party Boat” như kiểu “Ăn Bao Bụng, Búyt phê – Buffet” Hoa Kỳ hay vùng Đồng Bằng sông Pô trồng lúa ở Bắc Ý …như các búyt phê TP Du lịch Las Vegas: búyt phê Bacchanal, Khách sạn Lâu Đài Ceasars Palace mỗi ngày có đến 3500 thực khách xếp hàng vào ăn nổi tiếng nhất nhờ món điểm tâm bánh sừng bò và bánh mì hình nhẫn – croissant – doughnuts; búyt phê Cạnh Vịnh, Khách sạn Mandalay Bay món ngon nhất là càng cua – crab legs ( Nha Trang có thể thay bằng càng tôm hùm Bình Ba – Cam Ranh chăng ? ) ; búyt phê Khách sạn Bellagio , dọn món caviar – trứng cá tầm Nga vô tội vạ, không hề giới hạn và cơm Nhật sushi; búyt phê thôn làng – Village Buffet, Khách sạn Paris Las Vegas , mỗi món ăn nổi tiếng là một thôn làng nước Pháp tỉ như bánh hạnh nhân lòng trắng trứng- macaron , macaroon…
-Đảo Hòn Tằm - Silkworm island
-Đảo Hòn Mun - Ebony island
-Hòn Con Sẽ Tre- Bamboo Sparrow island
-Hòn Ông
-Đảo Yến – Swiftlet island hay đảo Salagane, sự thật là hai hòn cách Nha Trang chừng 17Km
-Hòn Tre – Bamboo island
-Suối Đổ
-Suối Tiên
-Núi Hòn Bà
-Sân đánh cù, gôn nhỏ bé - mini golf, khách sạn ( Nha Trang có 2 khách sạn mức sang quốc tế trong số 4 khách sạn nước nhà xếp hạng quốc tế )và bến tàu thuyền sông Cái
-Thác Yang Bay
Thác Giang Bay
-Tháp Bà Pô Nagar
-Chùa Long Sơn ( có tượng Phật trắng )
-Nhà thờ chánh tòa Nha Trang ….
Lịch sử Phát triển Cam Ranh
Vịnh Cam Ranh
Cam Ranh là một vịnh nước sâu ở tỉnh Khánh Hòa .Vị trí là một đảo Biển Đông Việt Nam ( tuy quốc tế thường gọi lầm là Nam Hải – South China Sea ) ở bờ biển Tây Nam nước nhà, giữa hai các đô thị Nha Trang và Phan Rang, cách phía Đông Bắc Sài Gòn- TP HCM khỏang 290 km ( 180 dặm Anh ). Cam Ranh được xem là vùng trú ẩn nước sâu tốt đẹp nhất Đông Nam Á . Thềm lục Đông Nam Á tương đối hẹp ở Vịnh Cam Ranh , đưa nước sâu vào tới gần đất liền .
Tổng quát về Cam Ranh
Theo dòng lịch sử, Vịnh Cam Ranh rất đáng lưu ý trên phương diện quân sự. Pháp đã dùng Cam Ranh làm môt căn cứ Hải Quân cho các lực luợng Đông Pháp. Thời Nga Hòang , đây là nơi dừng chân của hạm đội Đế quốc Nga do đô đốc Zinovy Rozhestvensky, trước trận Hải Chiến Nga – Nhật ở eo biển Đối Mã – Battle of Tsushima, năm1905. Hải quân Hòang gia Đế Quốc Nhật cũng sử dụng Cam Ranh sửa sọan xâm chiếm Mã lai Á năm 1942 . Năm 1944, Lực lượng Đặc Nhiệm Hải Quân Hoa Kỳ - US Naval Task Force số 82 phá tan tành hấu hết các cơ sở quân sự Nhật, nên Cam Ranh bị bỏ trống.
Năm 1964 , hạm đội số 7 gửi máy bay biển không thám Currituck ( AV -7 ) và các đơn vị Dò Mìn -Mine Flotilla units làm nghiên cứu các bải biển, thủy văn học và thám hiểm các vị trí là cơ sở được ở trên đất bờ biển . Họat động sửa sọan này bất ngờ bắt gặp một tàu lưới vét ( lưới giả cào )- trawler Bắc Việt đang đổ bộ khí giới và đạn dược ở vịnh Vũng Rô kế cận, vào tháng 2 năm 1965. Sự cố này đưa tới việc Hoa Kỳ phát triễn Cam Ranh thành một căn cứ quân sự chánh yếu cho Chiến Tranh Việt Nam . Không lực Hoa Kỳ họat động ở một cơ sở chở hàng hóa và không vận – cargo/ airlift to lớn gọi là Căn Cứ Không Quân Cam Ranh- Cam Ranh Air Base và cũng dùng làm một căn cứ phi cơ chiến đấu chiến thuật. Cam Ranh là nơi quân nhân Hoa Kỳ đến và đi ra khỏi ViệtNam, sau thời gian phục vụ 12 tháng. Hải quân Hoa Kỳ cũng dùng Cam Ranh như thể là một cảng quân sự quan trọng. Hải quân Hoa Kỳ xử dụng nhiều lọai phi cơ từ Cam Ranh và nhiều căn cứ khác, để kiểm soát không gian các bờ biển Nam Việt Nam.
Hải Quân Hoa Kỳ sử dụng Vịnh Cam Ranh
Cảng Cam Ranh 1965
Vịnh Cam Ranh trở thành trung tâm các họat động kiểm sóat không gian bờ biển tháng tư năm 1967, hhi Hoa Kỳ thiết lập Căn cứ Máy bay Hải quân ở đây để làm nơi đậu các phi cơ tuần tra P-2 Neptune và P- 3 Orion. Mùa hè năm 1967, bộ chỉ huy và tham mưu Kiểm sóat Bờ Biển chuyễn từ Sài Gòn đến Vịnh Cam Ranh, thiết lập vị trí chỉ huy hành quân hầu kiểm sóat cố gắng Hành Quân Thời giờ Thị Trường – Market Time Operation. Phối hợp tòan cõi Việt Nam cũng tăng cường thêm, nhờ thành hình Trạm Truyền Thông Hải Quân - Naval Communications Station .
Thoạt tiên các tiện nghi trên bờ ở vịnh Cam Ranh rất giới hạn, đòi hỏi nhiều biện pháp tạm thời để hổ trợ lực lượng chiến đấu Hải Quân Hoa Kỳ. Các kho của Lục quân , cung cấp các vật dụng thường thức, trong khi các tàu nhỏ chở hàng hóa hạm đội thứ 7 là Mark ( AKL -12 ) và Brule ( AKL – 28 ) chở các vật dụng hải quân đặc biệt từ Subic Bay ở Phi Luật Tân. Mãi đến giữa năm 1966, khi các tiện nghi trên bờ đang sửa sọan làm nhiệm vụ mới, ăn uống và cư trú nhân viên do APL – 55 đóng ở cảng đảm trách. Một bến cầu được thiết lập để sửa chửa các tàu tuần tra duyên hải. Dần dần Họat Động Hổ trợ Hải quân Sài Gòn, Phân đội Cam Ranh cải thiện duy trì và sửa chữa , tài chánh, truyền thông, chuyên chở, bưu chánh, tiêu khiển và hổ trợ an ninh.
Trong lúc tập trung bản doanh và lực lựợng của Thời giờ Thị Trường Vịnh Cam Ranh – Cam Ranh Bay of MarketTime mùa hè năm 1967 , yêu cầu hổ trợ căn cứ trở nên lạ thường. Chiếu theo đó, Họat động Hổ trợ Hải Quân Sài gòn , Phân đội Vịnh Cam Ranh tái họa thành Tiẹn Nghi Hổ trợ HảiQuân cho Vịnh Cam Ranh, một tình trạng tự chủ và tự túc hơn, một phân phối tài nguyên và lực lượng cho các thiết lập trên bờ đã giúp thêm khả năng cộng tác cùng các đơn vị chiến đấu đang xây đắp . Đồng thời, Tiện nghi Vịnh Cam Ranh hòan tất nhiệm vụ sửa chửa chánh các tàu và phân phối thêm nhiều vật dụng đa lọai hơn cho lực lượng đặc nhiệm chống xâm nhập. Thêm vào đó, Tóan hải quân của Sở Chung Kho Vũ Khí cung cấp vũ khí cho các lực lượng tuần tra bờ biển, kiểm sóat Sông Rạch và di động trên sông cũng như cho súng ống các khu trục hạm và tàu đổ bộ của Hạm Đội thứ 7. Đơn vị 302 Duy Trì Ong Biển- SeaBee Maintenance cung cấp giúp đở công chánh cho các Phân đội phân tán của Họat Động Hổ Trợ Hải Quân. Như thể một phức tạp hậu cần khẩn thiết. Vịnh Cam Ranh tiếp tục họat động khá lâu, sau khi các lực lượng chiến đấu rút khỏi miền Nam Việt Nam như thể là một phần Việt Nam Hóa Chiến tranh. Tuy nhiên, giữa tháng giêng và tháng tư năm 1972, Tiện Nghi không lực Hải Quân và Trạm Truyền thông Hải Quân được trao lại cho Hải Quân Miền Nam và ngưng họat động.
Vịnh Cam Ranh bị chiếm cứ tháng tư năm 1975
Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam năm 1973, Không Quân miền Nam Việt Nam đã sử dụng phi trường Vịnh Cam Ranh như thể là kho chứa các máy bay cánh quạt còn bay đượcA –IE , T- 28 . Máy bay lọai này được cất giữ ở kho, trong khi rất nhiều phản lực F-5s và A-37 được sử dụng vào các cuộc hành quân chống lại quân đội miền Bắc. Đầu xuân năm 1975, Bắc Việt nhận định đúng là lúc hòan thành nhiệm vụ Thống nhất Việt Nam duới thể chế Cọng sản, tung ra một lọat tấn công trên bộ nho nhỏ để dò xét phản ứng Hoa Kỳ. Khi Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc miền Trung thất thủ, hổn sợ xảy ra. Đến ngày 30 tháng 3 năm 1975 , trật tự tại Thành phố Đà Nẳng và ở cảng Đà Nẳng hòan tòan tan vỡ. Các lính đào ngũ Quân đội Miền Nam bắn vào dân gian và bắn lẫn nhau. Tiền quân Bắc Việt bắn vào các tàu Mỹ ở cảng Đà Nẳng và đưa các tóan phá họai đến trước, phá hủy các tiện nghi các cảng và các dân tị nạn cố tìm cách leo lên bất cứ tàu bè nào còn chạy được. Thoạt tiên Vịnh Cam Ranh được lựa chọn là nơi an tòan cho quân đội và dân sự Miền Nam, chở tàu di tản từ Đà Nẳng đến. Nhưng rồi ngay sau đó, Vịnh Cam Ranh cũng trở thành nguy hiểm. Giữa 1 và 3 tháng tư năm 1975, rất nhiều dân tị nạn vừa lên bộ thì đã trở lui, lên lại tàu đi về miền Nam và miền Tây đến đảo Phú Quốc ở Biển Tây -Vịnh Thái Lan và lực luợng ARVN rút khỏi căn cứ Cam Ranh. Ngày 3 tháng tư năm 1975, lực lượng Bắc Việt chiếm Vịnh Cam Ranh và mọi cơ sở quân sự Vịnh này.
Căn cứ Hải Quân Sô Viết và Nga
Hình vẽ minh họa căn cứ hải quân của Liên Xô tại vịnh Cam Ranh vào khoảng đầu thập niên 1980 (tài liệu VOA)
Bốn năm sau thất thủ Sài Gòn và Thống Nhất Nam Bắc, Vịnh Cam Ranh trở thành một căn cứ hải quân quan trọng của Hạm Đội Sô Viết Thái Bình Dương thời chiến tranh lạnh. Năm 1979, Chánh phủ Sô Viết ký một thỏa hiệp với Việt Nam thuê căn cứ 25 năm. Vịnh Cam Ranh là căn cứ hải quân lớn nhất của Nga Sô Viết, giúp cho Nga Sô dự tính tăng cường sức mạnh ở Biển Đông. Năm 1987, Nga Sô đã nới rộng căn cứ lên 4 lần hơn kích thước cũ và làm những tấn công chế giễu hướng về Phi Luật Tân, theo tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Các nhà phân tích gợi ý rằng phía Việt Nam cũng xem hiện diện Sô Viết là một đòn cân chống trả lại mọi đe dọa tiềm thế từ phía Trung Quốc. Cả Nga Sô lẫn Việt Nam đều chối bỏ mọi hiện diện này . Tuy nhiên, năm 1988, bộ trưởng Ngọai giao Nga Sô là Eduard Shevardnadze đã bàn cải một cơ hội rút khỏi Vịnh Cam Ranh và các giảm bớt hải quân, thật sự đã thực thi năm 1990. Chánh phủ Nga tiếp tục dàn xếp 25 năm ở thỏa hiệp năm 1993, cho phép tiếp tục dùng căn cứ làm nơi thu lượm dấu hiệu tình báo, đặc biệt các Truyền thông Trung Quốc tại Biển Đông. Năm đó, phần lớn nhân viên và tàu bè hải quân Nga đã được rút đi, chỉ còn lưu lại hổ trợ kỷ thuật cho trạm nghe ngóng. Khi thuê mướn 25 năm sắp hết hạn, Việt Namđòi tiền thuê lên đến 200 triệu đô la Mỹ một năm để căn cứ tiếp tục họat động. Nga không đồng ý và quyết định rút hết nhân viên. Ngày 2 tháng 5 năm 2002, cờ Nga hạ đi mất tiêu lần cuối cùng. Năm đó, các chức quyền Việt Nam dự trù biến căn cứ thành một cơ sở tiện nghi dân sự, như Chánh phủ Phi Luật Tân dự trù cho căn cứ Mỹ tại Subic Bay.
Cam Ranh quân cảng ( và không cảng ? ) bảo vệ hải phận, không phận Biển Đông- Trường Sa
Xin thay rong hình Paracel Islands là quần đảo Hoàng Sa bằng quần đảo Trường Sa – Spratley Islands nói ở bài này
Sau khi Nga rút đi, Hoa Kỳ thảo luận cùng Việt Nam mở lại Cam Ranh cho các tàu chiến ngọai quốc như đã làm với cảng Hải Phòng ở Bắc Việt và cảng TP HCM ở miền Nam. Ở một chuyễn động được xem như là một hành động an ninh chống lại Trung Quốc xây dựng lực lượng Hải Quân ở Biển Đông – Nam Hải Tàu, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ngày 31 tháng 10 năm 2010 là vịnh Cam Ranh sẽ mở lại cho các hạm đội ngọai quốc , theo một dư án 3 năm nâng cấp các cơ sở cảng. Việt Nam đã thuê các cố vấn Nga chỉ huy xây dựng các tiện nghi mới sửa chửa tàu và hy vọng sẽ mở cho tàu trên mặt nước và tàu ngầm đến vào năm 2014. Xây dựng lại quân cảng Cam Ranh là điều kiện thiết yếu để giữ gìn và phát triễn hải phận biển Đông nước nhà hơn cả các cảng Phủ Quốc cho hải phận biển Tây nữa. Vì bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông hùng mạnh hơn, đã cưỡng chiếm Hòang Sa – Paracel Việt Nam từ 1974 và nhiều đảo Trường Sa Việt Nam mà Việt Nam chỉ mới chiếm lại được 28 đảo lớn nhỏ ( trong số trên 1000 đảo ?) Trường Sa, sau những trận hải chiến thập niên 1980 ( ? ). Vấn đề càng nghiêm trọng thêm, khi Trung Quốc lại có thể bắt đầu thiết lập nới rộng vùng bảo vệ không lưu quốc phòng -new air defense zones xâm phạm vùng không lưu Nam Hàn và Nhật ở vùng các đảo Điếu Ngư - Senkaku, Hòang Hải, như đã nới rộng “ bất hợp pháPhip” vùng hải phận “Lưỡi Bò” Trường Sa, Trung Quốc gọi là Nam Sa. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Leon Panetta đã đến Vịnh Cam Ranh tháng 6 năm 2012 , thăm viếng lần đầu tiên của một cấp bộ trưởng nội các Hoa Kỳ, kể từ thời Chiến Tranh Việt Nam. Cuối cùng cũng vào năm 2012, Việt Nam cố công thiết lập một căn cứ hải quân Nga tại Vịnh Cam Ranh , sẽ hòan thành năm 2014 như đã kể trên, nhưng không rỏ khi nào thì các tàu ngầm mới, các hỏa tiễn mới các phi cơ tàng hình hay không mới …, Việt Nam mua của Nga hay nhờ Ấn Độ giúp đở chế tạo, có đủ sức tự vệ ở hải phận và không phận biển Đông nước nhà trước các bành trướng xâm lăng của các lực lượng Trung Quốc, mỗi ngày một tân tiến và hùng mạnh thêm ?
Vị trí chiến lược Không Cảng Cam Ranh kiểm soát toàn bộ Biển Đông VN
Phi trường quốc tế Cam Ranh
Phi trường quốc tế Cam Ranh đã mở cửa đón chào chuyến bay thương mãi đầu tiên đến từ Hà Nội , ngày19 tháng 5 năm 2004. Năm nay 2013, phi trường đã hòan tòan thay thế phi trường Nha Trang trong nhiệm vụ này.
Cảng Ba Ngòi
Cảng Ba Ngòi là cảng thương mãi quốc tế nằm ngay bên trong Vịnh Cam Ranh, có đủ mọi điều kiện thiên nhiên và tiềm năng thuận lợi, phát triễn các dịch vụ của một hải cảng lớn, như: bề sâu vùng thả neo, một vịnh kín gió bảo tố và rộng rải, rất gần khỏang chừng 10 km, Đường Giao Thông Biển Quốc tế- International Marine Route, cách phi trường Cam Ranh 25 km, cách quốc lộ 1A 1.5km và đường xe lữa Nam Bắc 3km. Cho nên từ lâu đã là một Trung tâm Giao thông Biển cho vùng kinh tế Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận .
Chậm trễ, thất bại Phát triển Vịnh Văn Phong
Vịnh Vân Phong - Đại Lãnh
Ngược lại, phía Bắc Nha Trang, vịnh nhỏ rất đẹp là bải biển Đại Lãnh, và nhất là Vịnh Văn Phong lại thất bại phát triễn. Dù Văn Phong là một cảnh trí thiên nhiên, khí hậu ôn hòa , một bải biển phần lớn là cát trắng mịn, có đồi núi và rừng nhiệt đới bao quanh, những rạng san hô rực rở đủ màu sắc, nhiều dấu tích rừng ngập nước mặn, một môi trưòng lý tưởng cho sinh vật biển đặc thù giá trị cao nước nhà. Bề sâu vịnh là 22- 27m và vịnh được bán đảo Hòn Gốm- Đầm Môn bảo vệ. Cảng Dốc Lệch ?, một bải biển vịnh Văn Phong có đường đi đến thị trấn Ninh Hòa và trung tâm huấn luyện Dục Mỹ, đã được sử dụng đóng tàu thủy và làm căn cứ hậu cần. Cảng Chính Văn Phong khởi công xây cất giai đọan 1 tháng 9 năm 2009, hai bến tàu dự trù cho các tàu công ten nơ dài 16.5 m, trọng tải 9 000 TEU cập bến, và tăng lên sau đó đến 15 000 TEU. Nhưng nhiều trở ngại ( họa kiểu sai lầm, động đất di chuyễn… ) khiến mọi xây cất ngưng vào tháng 5 năm 2011 , chỉ mới thực hiện 6 % xây cất bến tàu dự liệu.Vậy chớ các tổ hợp đâu tư Nhật do Sumitomo lảnh đạo đầu tư 15 tỉ đô la Mỹ xây cất cảang sâu cho tàu 100 000 tấn cập bến được, dự tính chất tải lên xuống 100 triệu tấn hàng hóa một năm , rút lui năm nào ? Phát triễn Vùng Kinh tế Văn Phong gần Ninh Hòa rộng 150 000 ha cũng ngưng trệ, vì xây dựng hạ tầng cơ sở không được chánh quyền trung ương chấp thuận và giải ngân hổ trợ. Ba sự cố tai hại nhất là chánh quyền đã rút đi năm 2011 môn bài của hảng chuyên chở tàu thủy Vinalines Shipping, vì công ty nà không đủ khả năng tài chánh; sau đó là Petro Việt Nam cũng rút hết mọi đầu tư khỏi Văn Phong và Công Ty Nam Hàn STX Group cũng bị đóng cửa vì thiếu tài chánh ? Tóm lại 125 dự án phát triễn Văn Phong chỉ là những công ty giấy - project papers?
Huyện Trường Sa
Quần đảo Trường Sa Viêt Nam tên Tàu là Nansha Islands, tên Phi Luật Tân là kapuluan ng Kalayan là một nhóm đảo, nhiều quốc gia tranh chấp chủ quyền: gồm hơn 750 rạng đá san hô – reefs , tiểu đảo, vòng rạng đá san hô- atolls và bải cát – đá ngầm cays ở Biển Đông Việt Nam mà quốc tế thường gọi là Nam Hải Tàu – Soputh China Sea . Ttên gọi theo nhà thám hiểm Richard Spatly nhìn thấy quần đảo năm 1845 . Các đảo rộng chừng 4km2 đât trồi lên trên mặt nước và chiếm một vùng biển rộng lớn hơn 425 000 km29( 164 000 dặm Anh vuông). Thât ra quân đảo Spratly gồm 3 quần đảo ở Biển Đông – Nam Hải có đến 30 000 tiểu đảo , rạng đá san hô làm cho việc cai trị và kinh tế vùng này rất phức tap. Các đảo nhỏ bé và xa xăm này, riêng chúng rất ít giá trị kinh tế , nhưng lại rất quan trọng thiết lập các ranh giới – biên cương quốc tế các quốc gia . Không có dân địa phương trú ngụ trên bấtcứ một đảo, tiểu đảo nào cả. Tuy nhiên, các vùng đánh cá rất dồi dào và quân đảo có thể chứa nhiều du_. trữ đáng kê> về dâulữa và khí dầu thiên nghiên .
Biển quanh Spratlys được các dân đi biển gọi là Nơi Nguy hiểm- Dangerous Ground , đặc điểm là các tiểu đa/o thấp b , các rạng đá san hô chìm ngầm và các s vòng san hô ẩm thấp nước biển ngập tràn, nhiều rặng đá san hô bất thình lìn h nối lên từ biển sâu thẳm , rất khó cho tàu bè đi lại. Ngoài nhưng tranh dành lảnh thổ có chừng 45 tiểu đảo, rạng đá san hô, rạng bải cát ngầm và những cấu tạo khác, quân sự Trung Quốc, Cộng Hòa Đài Loan, Phi luật Tân và Mã Lai Á trấn đóng. Brunei không chiếm đóng quân sự, nhưng lại tuyên bố độc chiếm một vùng kinh tế đặc hủu ở phía Đông Nam Spratlys, gồm luôn cả Louisa Reef. Nay tranh chấp quân sự và đàm phán ngọai giao là giửa : Brunei ở một phần Vùng Đặc hửu Kinh tế, Trung Quốc về một phần thành phố Tam Sa – Sansha city, thuộc tỉnh Hải Nam, Mã Lai Á ở một phần tiểu bang Sabah, Phi Luật Tân ở một phần tỉnh Palawan, Cộng hòa Đài Loan ở một phần thị xã Cao Hùng , và Việt Nam là một huyện tỉnh Khánh Hòa.
Riêng Việt Nam cho biết là nhà học giả Lê Qúi Đôn ở Phủ Biên Tạp Lục - -the Frontier Chronicles đã viết là hai quần đảo Hoàng Sa – Paracel Islands và Trường Sa- Spratley Islands, thuộc tỉnh Quảng Ngãi có thể thu họach những hải sản và sản phẩm nào rồi. Những văn bản viết vào thế kỷ thứ 17, đã nói đến chánh quyền Việt Nam hổ trợ nhiều họat động kinh tế ở hai quần đảo này vào đời Nhà Hậu Lê, và 200 năm trước đó chánh quyền Việt Nam đã làm nhiều nghiên cứu địa lý ở đó. Việt Nam đã vẽ bản đồ từ năm 1934, phối hợp các quần đảo Spratley và Paracel gọi chung là Vạn Lý Trương Sa , dùng hai chữ Tàu gọi hai quần đảo là “Wan Li” và “ Chang Sa”. Theo bao chí Hà Nội , năm 1838, bản đồ Việt Nam biên chép tên chung hai quần đảo là là Bải Cát Vàng - Golden Sandbanks. Vào thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20 thỉng thỏang có tàu bè Tây Phương đi lại ở vùng này, nhất là thuyền trưởng Richard Spratyl tên đã dùng gọi Trương Sa. Thâp niên 1970, Đạitá Hải Quân Anh James Goerges Meads chiếm cứ các quần đảo này. Năm 1883 , các tàu Đức nghiên cuứu hai quần đảo , nhưng rútlui sau khi chánh quyền Quảng Đông – Guang Dong, đời nhàThanh phản dối. Năm 1933 , Pháp xác nhận là Spratlys và Paracels , thuộc quyền Việt Nam từ năm 1887, nhân danh Việt Nam lúc đó là thuộc địa Pháp. Nhât chiếm cứ vài đảo Spratley năm 1939 , làm căn cứ tàu ngầm Nhât hầu chiếm tòan thê ĐôngNam Á . Và từ tháng hai năm 1939 đến tháng 8 năm 1945 , Nhật chiểm cả hai quần đảo Spratly và Paracel. Tháng 11 năm 1946 , Chánh quyền Cộng hòa ĐàiLoan đưa Tàu quân sự đến chiếm các quần đảo, khi Nhật đầu hàng. Đài Loan đã chiểm đảo lớn nhất và có lẽ là đảo ở được tốt nhất là đảo TháiBình – Taiping Island, tuyên bố tòan thể Spratleys thuộc quyền Đài Loan. Năm 1949 , đài Loan rútkhỏi Táibình và đa số các đảo Sprateys và Paracels , khi Chánh quyền Cọng Sản thắng cuộc ở Trung Quôc , nhưng lại tái chiếm Đảo Thái Bình năm 1956 và cai trỉ đảo này, mãi ch dến năm 2013.
Năm 1954 – 55 ? , Chánh quyền Miền Nam Viêt Nam chiếm quần đảo Trương Sa sau khi Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ. Nhưng Trung quốc năm 1958 lại tuyên bố chủ quyền ở vùng này , trong đó có cả quần đảo Spratleys . Năm 1988 tàu chiến Trung Quốc và Viêt Nam giao tranh ơ vùng Johnson South Reef, Trung Quốc gọi là YongShu và Phi luật Tân gọi là Mabini Reef .
Năm 1999, Phi Luât Tân đưa chiến hạm BRP Sierra Madre đổ bộ lên gần đảo Second Thomas Shoal , hầu thiết lập một căn cứ quân sự , Nhưng năm 2014 lại rút hết quân. Năm 2011 , Phi Luật Tân bắt đầu gọi Biển Nam Hải Tàu là Biển TâyPhi Luật Tân.
Tháng 7 năm 2012, Quốc Hội Việt Nam ban hành đạo luật qui đinh biên giới Biển Đông Việt Nam , gồm luôn cá hai quần Đảo Spratlys và Paracels …
Phát triển nông nghiệp
Khánh Hòa là một tỉnh ngư nghiệp lớn hơn canh nông. Nhờ tỉnh nhà có nhiều ngư trang nuôi thủy sản , sản lượng chiếm đên 2/3 tổng thủy hải sản tòan tỉnh. Khu vực Canh nông Khánh Hòa tương đối nhỏ bé. Lúa gạo Khánh Hòa nhỏ nhất các tỉnh Nam duyên Nam Miền Trung. Năm 2007 đạt 188 500 tấn lúa, nghĩa là 120 – 130 Kg cho mỗi đầu người , tương đương một phần tư mức đảm bảo tự túc là 500 Kg/ người. Nhưng nhờ dịch vụ du lịch , cán cân thương mãi Khánh Hòa những năm gần đây rất thuận lợi : năm 2007 tỉnh xuất khẩu trên 503 triệu đô la Mỹ và chỉ nhập khẩu 222 .5 triệu , thừa sức mua nông phẩm bổ túc cần thiết .
Nông sản đáng kể Khánh Hòa là mía ( năm 2007 sản xuất 740 000 tấn , hơn 4 .2 % tổng số mía quốc gia ) và hột điều- đào lộn hột ( n ăm 1975 chưa có bao nhiêu, nhưng năm 2007 đã là 5238 tấn ) . Hai đặc sản Khánh Hòa khác là thanh long (Khánh Hòa là nơi trồng thanh Long đầu tiên nước nhà ? , nhưng nay đã bị Ninh Thuận -Bình Thuận bỏ xa ), thuốc lá thơm- tabac blond ở vài thôn đèo Rù Rì, phía Bắc Nha Trang thập niên 1960, nhưng nay không thấy ai đề cập tới nữa . Đất nông nghiệp chỉ đạt 87 100 ha hay 16 .7 % đất đai tỉnh nhà. Rừng chiếm đến hơn 1/2 diện tích tòan tỉnh. Đặc biệt là Vùng núi Hòn Bà cách Nha Trang 30 Km có một vùng đỉnh khí hậu tương đương tự Đà Lạt và SaPa; mưa gần như suốt năm trung bình 252 ngày mưa một năm, tong khi vùng chân núi và vùng thấp lân cận như Diên Khánh và Cam Ranh lại có khí hậu khô khan thể thức Phan Rang . Hòn Bà (theo Trần Đăng Hồng 2012 : Việt Nam Văn Hóa và Môi Trường Thái Công Tụng và Lê Hửu Mục chủ biên ) là nơi ông Năm Yersin thiết lập năm 1914 (cách đây 100 năm ) một la bô sinh học đầu tiên nước nhà , một trạm khí tượng và một vườn thí nghiệm cây ký ninh - Cinchona ledgeriana trị sốt rét. Phải cố gắng tái tạo rừng vùng đỉnh Hòn Bà rừng bị tàn phá bằng các cây ăn trái ôn đới - bán nhiệt đới như hai vùng mát này. Hòn Bà còn giữ được một khu rừng nguyên sinh – primary forest , gồm nhiều cây tùng bách Pê mu – fokienia hodginsii, một đại mộc cao 20m vùng Phú Khánh , gỗ làm hòm, đồ mỹ nghệ rất tốt . Hòn Hà còn là vùng đặc hửu cho nhiều lòai trà mi – Camellia sp. Việt Nam, hàng trăm lòai hoa lan, chim chóc cùng nhiều lọai bướm đặc hửu nước nhà. Hòn Bà là nơi duy nhất tìm thấy các loai chim hiếm có, thuộclòai phụ chim họa mi, chim hét ( ? )- robisonni subspecies ; sáo hót – laughing thrushes mào đen black hooded , má trắng – white cheeks, vẹt đầu xám – grey headed parrotbill, chim hót cao cẳng đuôi ngắn mã tấu – short tail scimitar babblers…. Tháng 6 năm 2005, các nhà khoa học Nga đã nhận diện một lòai rắn mối – lizard mới . Tại sao không thử nghiệm ở chân núi nóng nực hơn với các giống cây bàng biển thuộc họ Trâm – Chưn Bầu Combretaceae chứa cả chục loài Terminalia sp. Việt Nam có tên là Chiêu Liêu, Bàng tán vuông của các đảo Trường Sa , Khánh Hòa quản trị hay quần đảo Hòang Sa Trung Quốc cưỡng chiếm sau 1974, hiện thuộc huyện đảo “ tỏi” Lý Sơn – Quảng Ngãi , là cây bàng cho bóng mát , trước khi rụng lá xanh thành màu đỏ ( do đó có tên là cây phong chăng ? , lại mọc tốt chịu đựng gió bảo biển Đông nên được gọi thêm là cây phong ba?, mọc tốt ở đất cát , đá cằn cổi ở Trường Sa , Hòang Sa. Bàng biển, phong ba tán vuông, tên khoa học là Terminalia catappa , tên Anh là sea almond – hạnh nhân biển, hạnh nhân Ấn Độ- Indian almond, tên Pháp là badamier. Nhân hột bàng ngon nhưng nhỏ bé ; trái T. catapppa thu lượm chế biến vùng Vũng Tàu -Bà Rịa ? thành kẹo hột bàng. Đây là một cây ăn trái đáng cho Việt Nam du nhập thêm giống mới từ Ấn độ ? , lai giống tuyễn chọn giống cho nhân cao năng hơn , làm thành một hạnh nhân nhiệt đới đặc thù vùng cát biển , đất khô cằn nước nhà, như đã thành công với hột điều, đào lộn hột- cashew nut ngày nay.
Gỗ Trầm Hương
Hai sản phẩm đặc sản không thể quên là cây gỗ trầm hương – kỳ nam và tổ yến sào . Các chi tiết về trầm hương đã được trình bày cách đây 2 năm, ở bài gỗ trầm hương Việt Nam và thế giới tháng 11 năm 2011. Nhắc lại là gỗ Trầm hương - Kỳ nam tên ngọai quốc là Calambac, khác hẳn lòai gỗ hương thơm, gỗ đàn hương - sandal wood. Danh từ Nhật cho trầm hương là jinko và Tàu gọi là chénxiàng. Thực tế thế giới có nhiều lòai cho gỗ thơm của tông chi thực vật Aqualiaria sp..,nhưng tốt nhất là lòai Aqualaria crassna , một đại thụ 4 – 10m , mọc nhiều ở vùng Ninh Hòa. Lây nhiễm lòai nấm nang bào tử- ascomycete Phialaphora parasitica để sản xuất ra một lọai nhựa- resin chứa trầm hương thơm phức. Việt Nam nay đã trồng được tốt A. crassna, cây lây nhiểm được nhân tạo nấm nang bào tử, để sản xuất nhựa Calambac ? Việt Nam là nơi sản xuất yến sào hay tổ chim yến- swiflet bird nest phẩm gía cao tại Hội An , Khánh Hòa , Đà Nẳng và Phú Yên. Nhưng sản phẩm đa lọai nhất, nhiều nhất ngày nay, lại ở Khánh Hòa, tại các đảo gần vịnh Nha Trang, một hòn đôi còn mệnh danh là Hòn Yến- Salagane Islands. Chim yến làm tổ ăn được bằng nước miếng ( dãi ) trên thế giới gồm 4 tông chi Aerodramus. Hyerochous, Schoutenappy và Callocharia thuộc họ chim yến Agroidus . xếp thành 30 loài ở Nam Á và các đảo Thái Bình Dương. Chim yến (theo Thái Công Tụng- 2005 ) thường thuộc loài Collocallia Fuciphaga , cánh dài 115 – 125 m, lưng màu đen. Chim yến kiếm môi trên không trung, ăn nhiều lọai côn trùng như ruồi, muổi , mối, kiến, chuồn chuồn, bướm. Làm tổ trên vách đá cheo leo, rất trơn để rắn, chuột khó leo đến. Tổ yến nặng từ 8- 10gr, màu sẩm có 90 % nước bọt và khỏang 10% tạp chất khác. Hàm lượng đạm cao – 40 50%. Cũng theo Thái Công Tụng, phân lọai từ cao xuống thấp : yến huyết màu đỏ như máu, yến hồng màu da cam, yến quang màu trắng ngà, yến thiên màu tối hơn yến quang tổ chỉ nặng 6- 7 gr , yến bài , yến vụn… Ngòai một số công ty tư nhỏ , Công ty quốc doanh tổ yến Salagane Nest Company quốc doanh trụ sở tại Hòn Yến , nay đã có chi nhánh ở 32 đảo, 154 nước và liên hợp với 18 công ty trung bình thế giới : hy vọng sẽ sản xuất 3500 tấn tổ yến thưong mãi hóa năm 2015 và 4500 tấn năm 2020. Một kg yến trắng bán 4000 USD ở Hồng Kông ( trong nước giá 2000 USD /kg ) như vậy hy vọng doanh thu sẽ lên đến 7 – 12 tỉ USD năm 2020 ? Năm 2012, doanh vụ Salagane là 2,640 tỉ ĐVN. Phẩm giá tổ yến cao nhất là Cam Thịnh và Tổ hợp bán ra hiện nay đến 40 lọai sản phẩm yến sào khác nhau, khắp 63 tỉnh ,TP Việt Nam. Tổ hợp còn có tổ chức nghiên cứu cải thiện năng xuất cách nuôi yến làm tổ và tạo ra thêm sản phẩm mới nguồn gốc yến sào.
(Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ, ngày 6 tháng 12 năm 2013 )