.
  31 ngày P 160-161
 
25/1/2015




Phần 160-161

Đền Pyathat Gyi, còn gọi là Pyathadar, là ngôi đền lớn, xây bằng gạch, vào nửa đầu thế kỷ 13, thời vua Kyaswa trị vì. Là 1 trong số hiếm hoi những ngôi đền thuộc loại “double cave” còn sót lại. Đền được xây vào cuối thời kỳ hoàng kim của đế chế Bagan, cho thấy có sự tiến bộ trong kiến trúc với những vòm cuốn đặc trưng và các hành lang rộng chạy ngang dọc bên trong.



Vòm cuốn đặc trưng của đền Pyathadar.


Chúng tôi phải theo một cầu thang hẹp, vừa đủ 1 người đi, được thắp sáng bằng nến, giống như hình ảnh trong lòng các lâu đài thời Trung cổ ở Châu Âu mà tôi thấy trong phim. Các nấc thang cuối cùng dẫn đến 1 ô cửa vòm cuốn, leo thêm vài bậc cấp, chúng tôi mới đến được khoảng sân rộng, bao quanh một tháp lớn. 









Vòm cuốn đặc biệt đền Pyathadar nơi cửa cầu thang.

Nơi đây đã có rất nhiều du khách đủ mọi quốc tịch, đang đứng rải rác hoặc ngồi trên bờ tường thấp, chờ đợi phút giây mặt trời chìm xuống dưới dãy núi sát chân mây, thật xa sau những cổ tháp nhấp nhô, mờ ảo.








Chúng tôi đi 1 vòng quanh chân tháp, nhìn xem du khách đang thanh thản chờ đợi phút giây mặt trời khuất bóng, có lẽ ai cũng xem đó như là thời khắc đặc biệt phải được khắc ghi trong cuộc đời, bởi lẽ chẳng dễ gì còn được dịp quay lại nơi đây!





Một vài dân địa phương đang bày bán các bức tranh nghệ thuật, trình bày những cổ tháp Bagan, những trang phục cổ xưa truyền thống… làm cho lớp gạch đỏ ấm áp và cũ kỹ của ngôi đền như được tô thêm sắc màu hiện đại!








Cũng như nhiều du khách khác, chúng tôi cùng nhau chụp những tấm ảnh để ghi dấu sự có mặt của mình nơi chốn đặc biệt này, trước khi chứng kiến giây phút mặt trời dần khuất bóng.



He he, cặp này đúng là "cổ"...như "tháp"!

 

Như tôi đã nói, đoàn chúng tôi có 2 nhóm, nhóm 1 gồm Sư Th., Anh A., anh bạn Việt kiều AyunPa L. và 2 vợ chồng tôi, nhóm còn lại là Sư Thái và các đệ tử, trong đó có 3 người Việt và 4 người Thái. Chiều nay Sư H. và đệ tử là Sư Dhamma Nanda không theo đoàn. Do là bạn của nhau từ hôm gặp nhau ở Yangon, nên 5 chúng tôi “thân” hơn, vì vậy mà có những ảnh này.














Thiệt là ngộ, giai đoạn mặt trời sắp khuất sau đường chân trời chỉ kéo dài trong 1 vài phút, nhưng mọi người lại tụ tập lâu hơn từ trước đó, thưởng thức cái không khí chờ đợi đặc biệt kia như 1 phần trong cuộc rong chơi. Rồi ngay khi hiện tượng đã kết thúc,tất cả lần lượt rời hiện trường, trả lại cổ tháp với những hoang vu trầm mặc suốt 1.000 năm lặng lẽ. Một ngàn năm đó, suy cho cùng cũng chẳng khác chi cái thời gian chuyển đổi giữa ngày và đêm, chỉ là một thoáng chớp cực nhanh trong cái cõi hồng trần nhiều hư thực này.








Trên đường trở về khách sạn, anh bạn Zaw Minn còn đưa chúng tôi tới thăm ngôi chùa vàng Shwezigon. Tuy chỉ lớn thứ 2 sau chùa Shwedagon, không nổi tiếng bằng, nhưng đây lại là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại Myanmar, dát vàng từ chân lên đỉnh tháp, trở thành nguyên mẫu để xây dựng các chùa tháp sau này.
Được thăm viếng chùa vào ban đêm cũng là dịp may để chúng tôi chứng kiến vẻ đẹp lộng lẫy của chùa này, nghe đâu, ngày mai chúng tôi sẽ trở lại.














Đây cũng là điểm viếng cuối cùng trong hôm nay, ngày mai chúng tôi vẫn còn lưu lại cố đô Bagan để tiếp tục cuộc hành hương trở về đất Phật 1.000 năm về trước.
B.21. Ngày thứ 21, 06-11-2013.
Tôi thường hay thức sớm rồi đi lòng vòng quanh nơi dừng chân trên đường đi bụi, để mong khám phá những hình ảnh đặc biệt đầu ngày. Lần này trong khi chờ mọi người tụ tập ăn sáng tôi cũng ra đường nhìn trước ngó sau, đường Kayay giờ này vắng vẻ và chẳng có gì đáng quan tâm, ngoại trừ 1 chiếc bus đến sớm đón khách trước khách sạn.





Và ngày thứ 21 của 2 kẻ lang thang thực sự được bắt đầu bằng bửa ăn sáng tại ks Bagan Central. Đây là bửa ăn “bị chọn” do khách sạn cung cấp, tạm được để gọi là điểm tâm, nghĩa là điểm 1 chút trong bụng.








Hôm nay, chúng tôi có dịp nói chuyện nhiều hơn với chị H. là 1 trong 3 đệ tử người Việt của Sư Thái Lan, 2 người kia là chị Hai và anh Ch. Chị cho biết sau khi thăm Miến Điện, đoàn sẽ bay qua Bangkok, ở lại chùa của Sư đến tháng 4 năm 2014, rồi đi Ấn Độ trước khi trở về Mỹ. 





06h50’, xe bus đến chờ trước khách sạn, tôi chụp vài tấm ảnh kỹ niệm với các bạn “nhà xe”.












07h 10’ xe bắt đầu đưa chúng tôi đi thăm chợ Kyaung Oo (Kyaung U hay còn 1 tên khác là Mani Sithu, theo bản đồ Google maps).
Và cũng như hôm qua, sáng này chúng tôi lại như “lạc” vào khu rừng cổ tháp, chỉ có điều tôi không còn ngạc nhiên, mà lo cố gắng chụp cho kỹ những đền tháp mà mình được thấy trên đường.








Với trên 2.000 đền tháp, thì dù có bấm máy mõi tay, số ảnh chụp được cũng chẳng thấm vào đâu, cho nên, tôi cố gắng lựa càng nhiều càng tốt, những hình tương đối đẹp để các bạn được “cởi ngựa xem hoa” . Lúc ở nhà, mình chỉ mong có được một phế tích rêu phong,thậm chí hư đổ, để làm đề tài cho cái đẹp của “thời gian”. Muốn thế, phải đi hàng trăm cây số, ra tận miền Trung xa xôi, tìm các tháp Chăm xưa cổ, bằng không thì tạm thời lựa 1 cái lò gạch bỏ hoang nào đó để …ghi hình quá khứ!
Còn nơi đây thì tha hồ, vừa là hiện vật ngàn năm tuổi, vừa lại có quá nhiều kiễu dáng tuyệt vời. Tiếc rằng, cũng chỉ là những hình ảnh chụp vội lúc xe qua.





Nhìn cổ tháp bên tường rêu sụp đổ, 
Thấy thời gian “khoe dáng” đến nao lòng!
Một ngàn năm chưa phai màu gạch cũ,
Ta âm thầm nghe vó ngựa qua nhanh!


Nào, xin mời các bạn xem tiếp.
































Và trước khi tới chợ Nyaung U, chúng tôi gặp Bảo tàng Khảo cổ Bagan. Đây là một bảo tàng lớn và được trang bị hiện đại, khánh thành ngày 17-4-1998. Bảo tàng này lưu trử và bảo quản các hiện vật cổ quí giá sưu tập được tại cố đô Bagan. Ngoài việc trưng bày những hiện vật quí hiếm, bảo tàng còn là nơi tổ chức các hội thảo quốc tế về khảo cổ, các semina chuyên đề liên quan đến cổ vật, mỹ thuật, kiến trúc…Bagan. Cho nên, bảo tàng cũng được xem như một viện nghiên cứu về khảo cổ học lớn nhất của Miến Điện.





Kế tiếp với Viện bảo tàng là Cung điện Thiri Zeya Bumi Bagan Golden Palace, được xây dựng lại vào năm 1988 để thu hút khách du lịch. Đây là cung điện của Vua Anawrahta, Đế hiệu đầy đủ là Maha Yaza Thiri Aniruda Deva, vị Vua sáng lập nhà nước Myanmar thống nhất và phát triển. Cung điện được xây dựng lại theo nguyên mẫu và được xem là công trình tráng lệ nhất trong số 4 cung điện được phục hồi vào lúc này, 3 cái kia là Kambawzathadi Palace ở Bago, Shwebon Yadana Mingalar Palace ở Shwebo và Mya Nann San Kyaw Palace ở Mandalay. 





Chúng tôi chỉ đi ngang qua, nên không biết gì nhiều, nhưng thấy cái hình thức bên ngoài với kiến trúc và thiết kế hiện đại, khiến tôi tự hỏi phải chăng đây là một trong những công trình góp phần làm Cố đô Bagan mất đi danh hiệu Di sản Thế giới?

B.21.1. Chợ Nyaung U.

Nào, bây giờ chúng ta hãy ghé qua chợ Nyaung U, nằm ở phía Đông Bắc và cách Bagan chừng 05km. Chợ nằm gọn trong phạm vi 4 con đường: Lanmadaw1Rd, Lanmadaw 2 Rd, đường Mani Sithu và con đường nhỏ nối liền Lanmadaw 2 và Mani Sithu.





Một số hình ảnh trên đường Lanmadaw 2.



Lanmadaw 2 Rd.



Bến xe kè với những người nghèo lao động, tại góc đường Lanmdaw 1 và 2.



Đường Lanmadaw 2.



Đường Lanmadaw 2.


Trên con đường này tôi gặp rất nhiều xe jeep đã được “độ” lại, của những người Miến có tiền, chắc vừa để chơi vừa để cho khách du lịch Tây thuê.









 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693325 visitors (2230600 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free