THNLS CẦN THƠ- QUYỂN 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6/11/2014
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta.
Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat) giữa mọi người với nhau.Nó giúp ta trau dồi thêm kiến thức cũng như biết thêm được các hỉ nộ ái ố trong cuộc sống.
Chúng ta, trong đó có bạn già và cả tôi nữa, ít nhiều đều là dân ghiền Internet chẳng khác nào mình ghiền… một loại ma túy tinh thần nào đó.
Lợi ích của Internet thì đã quá rõ ràng rồi, tuy nhiên nó cũng đã bị một số người chỉ trích và kết án thậm tệ như là một trong nhiều nguyên nhân gây nên tội phạm trong xã hội.
Ngoài ra, nó còn bị American Psychiatric Association gán thêm cho một tội khác nữa, đó là việc lạm dụng internet một cách thái quá có thể làm cho người sử dụng bị xáo trộn về tâm thần, một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là Internet addiction disorder hay IAD.
Cũng may là American Medical Association đã không nhìn nhận IAD là chẩn đoán của một bệnh lý thật thụ.
Người cao tuổi và niềm vui ảo.
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat, facebook…) giữa mọi người với nhau.
Chúng ta, trong đó có bạn và cả tôi nữa, ít nhiều đều ghiền Internet chẳng khác nào mình ghiền...một loại ma túy nào đó.
Internet chỉ biết vâng lệnh chớ không cằn nhằn, cãi lại.
Báo mạng, blogs xuất hiện nhiều vô số kể. Vàng thau lẫn lộn, thượng vàng hạ cám.
Tại hải ngoại, ai muốn gõ gì thì mại vô cứ việc tự do gõ loạn xà ngầu lên.Vui lắm.
Không ai cấm cản ai hết, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận..
Internet, theo thống kê Hoa Kỳ
Riêng đối với người cao tuổi tại Hoa Kỳ, The Nielson Company cho biết số senior sử dụng Internet đã tăng 55% từ 11.3 triệu cụ Nov 2004 lên 17.5 triệu Nov 2009. Số giờ các cụ ngồi gõ internet cũng tăng 11% trong khoảng thời gian 5 năm nói trên nghĩa là từ khoảng 52 giờ trong một tháng lên trên 58 giờ /tháng.
Hiệp hội người hưu trí Hoa Kỳ (AARP) cho biết có lối 40% những người trên 50 tuổi nói rằng họ rất thoải mái mỗi khi sử dụng internet đặc biệt là các mạng xã hội chẳng hạn như Facebook, Linked In, và Twitter.
Trong số 1360 cụ được thăm dò thì có 27% đã kết nối vào các trang mạng xã hội.
Internet giúp họ có thêm kiến thức về thế giới. Có 31% cụ thường sử dụng Facebook và trong nhóm nầy có 73% dùng trang Facebook để liên lạc với thân nhân và con cháu.
Phúc trình của Nielson Company cho biết email cá nhân là cách liên lạc phổ biến nhất của các cụ trên 65 tuổi, sau đó là xem và in bản đồ, thời tiết, xem hóa đơn, trả tiền online, xem và gởi hình ảnh, đọc và nghe tin tức, tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe, hoạch định kế hoạch đi du lịch, nghiên cứu thực đơn nấu nướng, tham khảo tình hình tài chánh, thị trường chứng khoán…
Những niềm vui cuối đời.
Một cái ghiền dễ thương
Một khảo cứu về việc sử dụng Internet và cell phone do JWT Survey thực hiện trên 1011 người Hoa kỳ từ 18 tuổi trở lên gồm có 42% đàn ông và 58% đàn bà, đã đi đến kết luận là dân Mỹ đứng đầu thế giới về vụ ghiền Internet.
Cell phone và Internet chiếm một chỗ đứng quan trọng trong đời sống của người Mỹ, bởi vậy nếu hỏi họ có thể chịu đựng được bao lâu nếu không có Internet thì:
* 21% trả lời hai ngày
* 19% trả lời vài ngày
* một trong năm người trả lời là có thể chịu đựng được một tuần lễ.
* Bất luận tuổi tác, 59% đàn ông và 50% đàn bà đều có thể chịu đựng tình trạng thiếu Internet chỉ trong vài ba ngày mà thôi.
Cảm giác chung của họ là nếu vì lý do nào đó mà không có Internet khi họ muốn, thì họ có cảm tưởng như hơi thiếu một cái gì đó rất quan trọng.
Nói chung, 28% người được thăm dò nhìn nhận họ dành rất ít thời giờ cho những sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt, vì họ bận xem Internet hoặc Smart phone hoặc nghe nhạc mp3 hay bận chơi games điện tử.
Còn 20% thú nhận dành ít thời gian hơn lúc xưa cho những chuyện vợ chồng trên giừơng!
Xem email bất cứ chỗ nào
- 25% thú nhận thường đem Internet lên tận giường ngủ (laptop hoặc smart phone) để xem. Trước khi ngủ, họ check email cuối cùng và đôi khi họ ngủ quên mà trong tay vẫn còn cầm cái cell phone.
- 43% cho biết họ để email mở thường trực cạnh bên giường để có thể nhận biết giữa đêm nếu có ai gởi mail đến.
- 59% người Mỹ đọc email khi vừa về tới nhà.
- Đọc ở nhà chưa đủ, một số 12% còn xách laptop hoặc mang cell phone theo vô nhà thờ để check email trong lúc Cha đang làm lễ ở phía trước.
- 37% check email lúc họ đang lái xe.
- 53% check email luôn cả lúc họ đang ở trong phòng tắm.
Hổng phải tui đâu
Chơi game và nghe nhạc
Thật không ngờ chính phái nữ có nhiều máy để chơi games nhất: 44% ở phụ nữ so với 39% ở nam giới.
34% người được thăm dò cho biết họ có iPod hoặc dụng cụ cá nhân khác để nghe nhạc.
Đa số là giới trẻ chiếm 49% so với 15% những người trên 55 tuổi.
Internet thay đổi lối sống của nhiều người.
- 73% người được thăm dò cho biết họ đã thay đổi cách mua sắm của họ. Càng ngày họ càng có khuynh hướng mua sắm kiểu online nghĩa là qua Internet.
- Internet được rất nhiều người ưa thích vì tính tiện dụng của nó.
- Internet giúp chúng ta phương tiện trau dồi kiến thức và sự hiểu biết qua hai công cụ tìm kiếm rất thực tiển đó là Google và Yahoo. Kế đến, email cá nhân thường được tham khảo qua cái laptop hoặc qua iphone cá nhân.
Có một điểm tiện lợi là các địa chỉ Hotmail và Gmail có thể được mở ra xem ở bất cứ một computer nào khác hoặc kể cả qua iphone. Giới trẻ thường trao đổi tin tức cho nhau qua email, Texto, SMS…
Những niềm vui cuối đời.
Tại sao cao niên thích Facebook?
- 40% để kết nối với bạn bè.
- 30% để trao đổi hình ảnh.
- 20% chơi game xã hội.
- 10% để tranh tài, hay mua hàng quảng cáo.
Internet sau khi qua đời: nỗi lo của người thân còn sống.
Chúng ta tự hỏi, sau khi mình chết thì những trang mạng, facebook, compte email, v.v… của mình sẽ ra sao?
Sau đây là tóm lược từ bài Internet après la mort của Protegez vous.ca
Facebook:
Ghiền FaceBook và Smart phone được xem là một cái ghiền khủng khiếp của giới trẻ. Bệnh ghiền smart phone được gọi là nomophobia (Có nghĩa là lúc không có mobile phone thì lo âu và bị trầm cảm…)
Nomophobia is the fear of being out of mobile phone contact. The term, an abbreviation for "no-mobile-phone phobia",[4] was coined during a 2010 study by the UK Post Office who commissioned YouGov, a UK-based research organization to look at anxieties suffered by mobile phone users. (wikipedia).
Trên 900 triệu người sử dụng Facebook. Đây là nơi hẹn hò thường xuyên của dân internaute. Họ trao đổi tin tức, tâm sự, hình ảnh, v,v…
Sau khi viễn du tiên cảnh, chủ compte facebook để lại cho gia đình cũng như bạn bè cả khối hình ảnh và kỷ niệm còn ghi trong trang mạng xã hội nầy. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, Facebook gom góp những điểm chánh yếu và làm một profile (hồ sơ-tiểu sử) của người quá cố. Lúc đó chỉ có những bạn của Facebook mới có thể mở và gởi message của họ vào trong đó. Những thông tin quá nhạy cảm, như địa chỉ và tình trạng statut gia đình đều bị rút bỏ. Bạn bè và thân nhân không thể vào xem những message quá riêng tư của người khuất bóng.
Những niềm vui cuối đời.
Khi có lời yêu cầu từ gia đình, facebook sẽ đóng compte lại.
Tuy nhiên…
Kết nối facebook cũng có mặt trái của nó. Tâm sự, hình ảnh của mình gởi vô đó là thiên hạ biết hết và không còn gì là riêng tư nữa. Mỗi lần mình click chữ LIKE thì Facebook biết tâm ý mình rồi và xếp vào một catégorie nhứt định nào đó để khi cần thì họ bán profile mình cho các công ty cung cấp dịch dụ phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Theo nhân xét của người gõ, Facebook là một lối sống của đám trẻ, có càng nhiều bạn là càng thấy sụớng, thấy mình có giá trị... Tối ngày họ comment qua lại…chia sẻ chuyện vui buồn, hình ảnh, vv…
LIKE
Trong báo Nouvel Observateur, 31/oct/ 2013, nữ ký giả Doan Bui có đề cập đến vấn đề rất khó biết số thành viên Facebook đã thật sự quá vãng. …Chắc chắn đây là một số không nhỏ. Biết bao là hình ảnh, vidéo, kỷ niệm, cuộc đời của họ vẫn tiếp tục tồn tại mãi mãi… trên trang mạng xã hội nầy.
“Có một đời sống sau khi chết trên trang các mạng xã hội. Khi thân xác mất đi thì cái “tôi ảo” sẽ thay thế vào. Và những người còn tại thế vẫn có thể liên lạc được với những người đã khuất bóng từ lâu…”
Il y a une vie après la mort sur les réseaux sociaux. Quand le corps nest plus, le moi virtuel prend le relais. Et ceux qui restent continuent de communiquer avec les disparus.
(Léternité selon Facebook-Doan Bui- Nouvel Observateur-31oct, 2013)
…Nếu muốn, ai cũng có thể đạt đến sự trường sinh bất tử dưới dạng “số” (numérique). Khi cái tôi thật sự biến đi thì cái tôi “số” (le moi numérique) vẫn còn tiếp tục tồn tại.
Photos, messages, vidéos: jamais dans l'histoire de l'humanité nous n'avons eu de tels moyens pour "immortaliser" nos vies ou celles de ceux que nous avons aimés. "Nos ancêtres ont dessiné sur les parois des grottes, puis il y a eu les livres. Il y a toujours eu cette volonté d'échapper à la mort. Aujourd'hui, cela s'est démocratisé. Tout le monde peut atteindre s'il le souhaite une espèce d'immortalité numérique. Quand notre moi réel meurt, notre moi "numérique" continue d'exister. (Sur Facebook, les morts continuent dexister- Doan Bui- Nouvel Observateur online 2/Nov/2013)
Gmail
Thân nhân có thể xin phép để được xem Gmail của người quá cố. Họ phải chứng minh là đại diện chánh thức và là người có trách nhiệm trong việc thừa kế. Phải trưng giấy khai tử và các bằng chứng đã có gởi message Gmail lúc trước, khi người đó còn sống. Các chứng từ có thể gởi cho Gmail bằng Fax hoặc qua bưu điện.
Yahoo
Lề lối bảo mật của Yahoo cao hơn Gmail và Hotmail. Trong bất cứ trường hợp, Yahoo không bao giờ cho phép người thân vào xem compte điện thư của người đã quá cố. Thân nhân có quyền xin Yahoo đóng compte lại.
Theo Yahoo, thân nhân có quyền vào xem compte người quá cố nếu tên của họ có ghi trong di chúc.
Window live hotmail
Hotmail tự động đóng bất cứ compte nào nếu không sử dụng trong 270 ngày và địa chỉ sẽ được phân phát cho người mới.
Muốn vào xem compte của người quá cố, người thân phải chứng ninh họ là người thừa kế, trình bằng láy xe và tờ khai tử. Có thể gởi qua fax hoặc bằng bưu điện.
Myspace
Không có đường lối rõ rệt. Khi có yêu cầu của thân nhân, Myspace có thể xóa bỏ compte của người đã chết.
Gọi là ghiền Internet có đúng hay không?
Chắc là cũng đúng thôi, nhưng đây không phải là một cái ghiền ghê gớm bệnh hoạn như ghiền rượu, ghiền thuốc lá, xì ke, ghiền casino, v.v…
Ghiền Internet có thể giúp chúng ta giải tỏa stress, giải khuây, thoát ly, thêm nhiều bạn bè mới, cải thiện mối giao tiếp xã hội, du lịch trong không gian, giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tăng thêm kiến thức, v.v…
Nhờ đó, nó còn giúp chúng ta hiểu được thêm nhiều khía cạnh của nhân sinh cũng như các hỉ nộ ái ố cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống!
Có nghiên cứu gần đây của Đại học Los Angeles cho thấy người già cả mà ghiền Internet thì tốt lắm vì các cụ sẽ cải thiện được trí nhớ và nhận thức rất nhiều. Theo thăm dò cá nhân, có lối 90% cao niên thường xem Internet trong ngày. Nhờ sử dụng internet mà các cụ cảm thấy bớt lẻ loi trống vắng nên bớt bị trầm cảm.
Theo Phoenix Center, việc sử dụng thường xuyên internet rất tốt cho sức khỏe tâm thần của người cao tuổi và giúp cho họ tránh được bệnh trầm cảm và bệnh lú lẫn Alzheimer.Một khảo cứu của Semel Institute for Neuroscience and Human Behavior, đại học UCLA Hoa Kỳ cũng kết luận là Internet giúp kích thích não và cải thiện trí phán đoán.
Kết luận
Càng về già, cái gì cũng lần lần bớt đi hết…để rồi mất luôn.
Cũng may, Internet đã đem đến cho ta những nguồn vui ảo, giúp chúng ta sống những ngày còn lại trong kiếp tha hương.
Duy chỉ còn lại một trở ngại nho nhỏ là đôi khi em LapTop bị xem như là một đối thủ của các bà trong gia đình. Chuyện các bà ghen tức với cái computer cũng rất thường hay thấy xảy ra lắm.
Nhiều ông ôm computer suốt ngày, không thèm ngó ngàng gì đến chuyện trong nhà ngoài ngõ và thậm chí còn quên luôn sự có mặt của “người ta” nữa nên bị cằn nhằn cự nự thì cũng không có gì là oan ức đâu.
Internet là con dao hai lưỡi, có mặt tốt nhưng cũng có mặt xấu của nó.
Nó là kho tàng kiến thức, nhưng dồng thời cũng là một cái thùng rác vĩ đại.
Điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn sao cho đúng mà thôi…Mà thế nào là đúng, thật khó biết?
Câu trả lời cũng còn tùy theo hoàn cảnh và cá tánh của mỗi người nữa.
Thôi, nếu thích quá thì cứ việc làm, ghiền thả cửa đi vì ngày ra đi của chúng ta chắc cũng không còn là bao lâu nữa đâu, bạn già ơi./.
Tham khảo:
- JWT Survey: US users seriously addicted to Internet, cell phone
http://www.marketingcharts.com/television/jwt-survey-us-users-seriously- addicted-to-internet-cell-phones-1718/
- 10 most visited websites 2011-2012
http://exploredia.com/10-most-visited-websites-2011-2012/
- Internet usage among seniors increasing
http://www.holidaytouch.com/Retirement-101/senior-living-articles/activities-and-lifestyle/internet-usage-among-seniors-increasing
- Internet addict…Jusquoù êtes vous prêt à aller.
http://www.selda-prey.com/article-13074785.html
- Internet aprè la mort
http://www.protegez-vous.ca/technologie/internet-et-mort.html
Doan Bui, Le Nouvel Observateur-Enquête: un enfer nommé Facebook
http://tempsreel.nouvelobs.com/vu-sur-le-web/20110413.OBS1241/enquete-un-enfer-nomme-facebook.html
Sur Facebook, les morts continuent d'exister
http://tempsreel.nouvelobs.com/societe/20131030.OBS3270/sur-facebook-les-morts-continuent-d-exister.html
- Bùi Văn Đỗ- Internet với người Việt cao niên ở nước ngoài
http://www.viethoa.nl/pagina66.html
- Chris Chan – Vì sao tôi bỏ facebook?
http://thoibao.com/vi-sao-toi-bo-facebook/
Montreal, 2014
Nguồn VietBao.com
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693485 visitors (2231104 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|