Phần 4
Phát triễn giáo dục, nền tảng phát triễn kinh tế, xã hội
Thăng Long- Hà Nội là nơi hình thành Nhà nước đầu tiên, đất đế đô của các triều đại Việt Nam, một vùng địa linh nhân kiệt. Người Hà Nội kết tinh đầy đủ đặc tính phẩm chất của nguời Việt Nam, nhất là sau khi thống nhất đất nước năm 1975 đã thu thập thêm văn hóa Sài Gòn ảnh hưởng Hoa Kỳ và Hoa kiều ( Đài Loan , Singapore … ) cận đại, thay vì chỉ mô phỏng văn hóa Mao Trạch Đông và Nga Sô Viết. Nền tảng phát huy văn hóa là giáo dục đào tạo. Hà Nội là trung tâm giáo dục lớn nhất nước. Thập niên 1940, Hòang Trọng Phu đã thuyết phục Pháp mở trường tiểu học khắp mọi làng Bắc Kỳ, sử dụng ngân sách Đông Pháp thừa thải lúc đó. Phòng trào chống nạn mù chữ và Bình Dân học vụ cũng đã góp phần vào phát triễn chữ quốc ngữ và trung tiểu học miền Bắc. Chương trình Trung Tiểu học Hà Nội tương tự hệ thống K- 12 ở ngành giáo dục Hoa Kỳ ngày nay. Tiểu học là từ lớp 1 đến lớp 5, trung học từ lớp 6 đến lớp 9 và cao trung từ lớp 10 đến lớp 12 . Phần lớn trường Mẩu Giáo - kintergardens là của Nhà nước lập ra ; nhưng có rất nhiều mẩu giáo do tư nhân địa phương hay quốc tế đảm trách , theo nhu cầu của họ. Các trường trung- tiểu học Hà Nội cũng do nhà nước điều khiển, nhưng cũng có vài trường tư độc lập. Trình độ học vấn của nguồn lao động Hà Nội thuộc lọai cao nhất tòan quốc. Năm 2000, lao động có kỷ thuật chiếm 36 % người lao động, có trình độ học vấn đại học và cao đẳng chiếm 11.1 %. Hiện nay ước lượng 62 % các nhà khoa học Việt Nam sinh sống và họat động ở Hà Nội. Muốn vào các trường đại học hay cao đẳng phải thi vào. Vì phần lớn các viện đại học chánh của Việt Nam là ở Hà Nội , nên hàng năm học sinh miền Bắc ồ ạt về Hà Nội dự thí. Thi tuyễn vào tháng 6 và tháng 7, nên sinh viên và gia đình cha mẹ họ đến Hà Nội đông đúc, sống vài tuần lễ hai tháng này. Những năm gần đây thi tuyễn do bộ giáo dục phối hợp tổ chức, nhưng trúng tuyễn là quyết định độc lập của mỗi Viện hay trường Cao đẳng .
Đa số các Viện Đại học ở Hà Nội là của Nhà nước, tuy rằng những năm gần đây có vài viện Đại học tư được thành lập và hoạt động. Như Viện đại học Thăng Long, do vài gíáo sư Tóan Hà Nội và Pháp Quốc thành lập năm 1988, là viện đại học tư đầu tiên ở Việt Nam. Vì Hà Nội là thủ đô Đông Pháp, nên các đại học kiểu Tây Phương được thành lập ở đây . Gồm Trường Y Khoa Đông Dương - Indochina Medical College năm 1902, nay là Viện Đại học Y khoa Hà Nội, Viện đại học Đông Dương - Indochina University năm 1904, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Dông Dương - École Supérieure des Beaux- Arts năm 1925, nay là Viện Đại học Nghệ Thuật . Khi đảng Cọng sản tái chiếm Hà Nội năm 1954, Nga Sô Viết đã giúp thiết lập nhiều Viện Đại học mới, đặc biệt là Viện Đại học Kỷ thuật Hà Nội University of Technology, nay vẫn là viện đại học kỷ thuật lớn nhất nước . Viện đại học lớn nhất là Viện Đại Học Quốc Gia Viêt Nam - V N National University, một hệ thống gồm 10 Viện đại học . Các Viện đều tự trị, được xem là riêng biệt nhau, tuy rằng cùng chung dưới một dù che . Chúng gồm luôn Viện đại học Khoa Học - VNU University of Sience, Viện đại học Khoa học và Nhân Văn- University of Science and Humanities , Viện đại học Ngọai ngữ và Nghiên cứu Quốc tế - The University of Languages and International Studies, viết tắt là ULIS ( một trong trao đổi quốc tế lớn nhất ) . Viện đại học Công Nghệ và Kỷ thuật - VNU University of Engineering and Technology, Viện Đại học Kinh tế và Kinh doanh - VNu University of Economics and Business , Viện Đại học Sư Phạm nhỏ hơn. Viện Đại học Quốc gia Việt Nam cũng có nhiều viện đại học gia nhập ở những khu cư xá- campus vệ tinh. Các đại học gia nhập là Trường Luật - VNU School of Law, Trường Kinh Doanh - VNU School of Business , Trường Cao học - VNU School of Graduate Studies , Trường Quốc tế -VNU International School, Trường Y khoa và Dược Khoa - VNU School of Medicine and Pharmacy . Ngoài 10 viện đại học chánh gia nhập VNU, còn nhiều Viện Khảo Cứu khác tỉ như viện Kỷ thuật Thông tin Hà Nội - HaNôi VNU Information Technology Institute, viện Vi trùng học và kỷ thuât sinh học - VNU Institute of Microbiology and Biotechnology, viện Nghiên cứu Việt Nam và Phát triễn Khoa học - VNU Institute of Viêtnamese Studies and Development Sciences, viện Bảo đảm Phẩm giá Giáo dục - VNU Institute of Education Quality Assurance, viện cho các quốc gia Pháp ngữ và Thông tin học - VNU Institute for Francophones and Informatics . Ngòai ra còn có nhiều trung tâm huấn luyện và khảo cứu. Tỉ như trung tâm huấn luyện Lý thuyết Chánh trị cho Giáo chức- VNU Training center for Teachers of Political Theory, trung tâm cho Tài Nguyên Quốc gia và cho Nghiên cứu Môi Trường- VNU Centre for Natural Resources and Environmental Studies , trung tâm huấn luyện Quốc phòng và An ninh Quốc gia - VNU National Defense and Security Training Centre, trung tâm Quốc tế cho Khảo cứu Tiên tiến về Thay đổi Tòan Cầu - VNU International for the Advance Research on Global Change …. và mới đây nhất là trung tâm Nghiên cứu Đô thị - VNU center for Urban Studies . Cuối cùng Viện Đại học Quốc gia Việt Nam cũng có một khu vực tên gọi là Những Đơn vị Dịch vụ - Service Units như Tạp chí khoa học - VNU Journal of Science, Nhà xuất bản VNU Publishing House, trung tâm Thư Viện và Thông tin - VNU Library and Information Centre…. Mới đây Trung tâm ULIS đã được xếp vào hàng đầu các viện đại học Đông Nam Á về nghiên cứu Ngọai ngữ ở cấp cử nhân và đã trao đổi sinh viên với nhiều viện đại học khác trên thế giới và trao đổi Học Việt Ngữ cho nhiều sinh viên ngọai quốc. Chương trình ULIS hợp tác với viện đại học Southern New Hampshire University ở Hoa Kỳ, là một trong những chương trình Nghiên cứu Anh Ngữ lớn nhất và họat động tốt nhất. Năm 1950, ULIS có tên là trường Ngọai Ngữ . Năm 1958, trường nhập vào Viện Giáo Dục viện Đại học Hà Nội làm ra Khoa Giáo dục Ngọai ngữ. Năm 1993, mới đổi thành Viện Đại học ULIS. Năm 2012 , ban giảng huấn quốc tế và quốc gia đã mở rộng thêm và nay ULIS đã có giáo sư, giảng viên nhiều quốc gia như Nhật, Nga, Pháp, Đức, Đài Loan, Nam Hàn và Hoa Kỳ đến dạy .
Du lịch Hà Nội trong khuôn khổ du lịch cả nước
Với gần 1000 năm văn hiến, Hà Nội đã lưu giữ được nhiều di tích văn hóa- lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, tạo thành một bộ sưu tập qui gíá trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Hà Nội thuộc vào lọai cao nhất cả nước về nhiều lại di tích độc đáo gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước ( thành Cỗ Loa, di tích Phù Đổng- thánh Dóng ... , cùng những di tích văn hóa tiêu biểu của dân tộc( khu Văn Miếu, quần thể đền chùa đã kể trên ), các viện bảo tàng, các họat động văn hóa, văn nghệ dân gian, ( các lễ hội ) có sức thu hút du khách. Vai trò Hà Nội mỗi ngày mỗi quan trọng thêm, khi du lịch tăng gia ở Việt Nam, nhất là khi Chánh phủ tháo gở nhiều nút thắt điều hòa quá đáng, giúp du khách ngọai quốc di chuyễn dễ dàng hơn kể từ năm 1997, và nền kinh tế Việt Nam chuyễn từ xã hội nông nghiệp qua một nền kinh tế dịch vụ. Hơn ⅓ GDP nay do dịch vụ tạo ra, gồm luôn cả khách sạn, tiệm ăn uống và ở lảnh vực giao thông, chuyên chở. Trong khi công nghệ và xây cất chỉ còn chiếm 28% và nông- lâm -ngư chỉ còn 20 %. Năm 2007, ngành du lịch đã chiếm 4.5 % GDP. Càng ngày đầu tư trực tiếp ngọai quốc ởHà Nội càng tụ điểm vào du lịch. Sau khi phát triễn công nghệ nặng và đô thị, phần lớn đầu tư ngọai quốc nay tập trung vào ngành du lịch, đặc biệt các dự án làm khách sạn. Năm 2013, chánh phủ Việt Nam muốn đầu tư ít nhất là 94. 2 tỉ đô la Mỹ vào hạ tầng cơ sở du lịch nước nhà . Việt Nam hy vọng đón mời 7.2 triệu du khách ngọai quốc và thu nhập 9.1 tỉ đô la Mỹ năm 2013.
Tổng số du khách đến Việt Nam năm 1995 chỉ mới là 1.351.300 lượt người. Năm 2000 tăng lên đến 2.140.100 ( trong số này du khách ngọai quốc đến Hà Nội là 380 000 lượt ). Năm 2005 là 3.467.757. Năm 2010 là 5.049.855, vượt qua suy giảm năm 2008 kinh tế thế giới khủng hoảng, năm 2009 chỉ có 3.772.359 ( giảm 10.9 %) và năm 2013 đạt mức 7.572.352 , cao hơn dự tính 7.2 triệu, tăng 10 % so với năm 2012 . Năm 2013 , khách Trung Quốc đến Việt Nam nhiều nhất là 1.907.794 , cao hơn năm 2012 là 1.428.693 và năm 2011 là 1.416. 804. Sau Trung Quốc là Nam Hàn đạt 748.727 năm 2013, Nhật 604. 050, Hoa Kỳ hạng bốn 432.228 , Đài Loan 3989990, Căm Bốt 342 347, Mã Lai Á 339 510, Úc Châu 319 636, Thái Lan 268 968 và Pháp hạng 10 là 209 946 ( ít hơn năm 2012 là 219 721 và năm 2011 là 211 444 lượt ).
Các Khách sạn Hà Nội .
Năm 1999 , Hà Nội chỉ có 331 khách sạn- hotels với 9369 phòng, bao gồm 201 khách sạn quốc doanh,17 khách sạn liên doanh với nước ngòai và 214 khách sạn ngòai quốc doanh . Trong số này, 67 khách sạn được xếp sao ( 3 khách sạn 5 sao, 3 khách sạn 4 sao ,18 khách sạn 2sao và 13 khách sạn 1 sao ). Các khách sạn lớn Hà Nội năm 1999 là Khách Sạn Thống Nhất ở trung tâm quận Hòan Kiếm có 94 buồng với 170 giường, có quầy bar, phòng lớn phục vụ các cuộc hội họp, hội nghị … ; Khách Sạn Hòa Bình đường Lý Thường Kiệt, có 59 buồng gồm 168 giường, quầy mỹ nghệ bán nhiều mặt hàng phong phú; Khách Sạn Dân Chủ ở đường Tràng Tiền có 29 buồng gồm 56 giường; Khách sạn Hòan Kiếm ở đường Trần Hưng Đạo chỉ có 15 buồng và 32 giường, nhưng dịch vụ ăn uống của Khách sạn khá phát triễn, có phân xưởng sản xuất bánh mì, bánh ngọt … ; Khách Sạn Thắng Lợi ở đường Yên Phụ Hồ Tây là khách sạn lớn nhất của Du Lịch Hà Nội năm đó, có 174 buồng, gồm 420 giường , nhiều buồng đặc biệt có phòng và hội trường lớn phục vụ các hội nghị tầm cở quốc gia và quốc tế, ngòai ra còn có bể bơi, sân quần vợt, nơi khiêu vũ và vui chơi giải trí …
Nay Hà Nội đã có 1100 khách sạn lớn được duyệt xét. Đến đầu tháng 8 - 1914, Trip Avisor ở Texas - Hoa Kỳ cho biết trong số 493 khách sạn Hà Nội duyệt xét xếp hạng cả thảy là 73 277 lần ( nhắc lại cũng vào tháng 8 - 2014, Sài Gòn - TP HCM có 1252 khách sạn được Trip Advisor xếp hạng sau 55 493 lần duyệt xét và Las Vegas có 448 khách sạn xếp hạng sau 343 531 lần duyệt xét) : Oriental Central Hotel xếp hạng nhất , Hanoi Elegance Ruby hạng nhì , 55C Lane 168 Hảo Nam Hotel hạng 3 và Essence Hanoi Hotel hạng 4. Nhưng một xếp hạng khác (tính từ 1 hạng thấp đến số 5 hạng cao nhất ) thì Hanoi Meracus Hotel 1 số 5; các khách sạn số 4.5 là: Hanoi Bella Vita Hotel , Hanoi Serendipity Hotel, Rising Dragon - Thăng Long Hotel, Hanoi Legacy Hotel - Hàng Bạc, Church Boutique Hotel Hàng Cá, Camellia 4 Hanoi Hotel, Hanoi Legacy Hotel Bát Sứ; khách sạn số 4 là Zephyr Hotel, May de Ville Old Quarter Hotel, Especen Hotel, Asean Resort, Hanoi Style Hotel; Khách sạn số 3 là Bắc Sơn International Hotel và khách sạn đạt số 2 là Democracy Hotel. Điều đáng chú ý, cũng theo TripIndex của TripAdvisor, từ tháng 1 tháng 6 đến 31 tháng 8 năm 2012 , Hà Nội là Thành phố rẽ nhất trên thế giới để nghĩ một đêm ở các khách sạn 2 sao hay 3 sao, gồm có những côcten, ăn tối 2 món chánh, có một chai rượu vang và hai chuyến tắc xi di chuyễn chừng 3.2 km- 2.0 dặm Anh. Chỉ tốn cả thảy là 141,12 đô la Mỹ, 27% của phí tổn ở thành phố đắt nhất thế giới là Luân Đôn - London, tốn đến 518.01 đô la.
Các món ăn ngon truyền thống Hà Nội là phở, chả cá, bánh cuốn và cốm. Hà Nội ăn phở điểm tâm ở nhà hay ở quán cà phê vệ đường, nhưng phở cũng là một món ăn buổi trưa hay buổi tối . Hai lọai chánh là phở bò và Phở gà. Global Post đã xem phở Việt Nam là một trong 5 số món ăn đường phố - street food hạng chóp bu - Top5 thế giới. Cựu Tổng thống Bill Clinton và vợ là cựu Tổng trưởng ngọai Hillary Clinton đã khen phở Sài Gòn ( thật ra nguồn gốc Hà Nội ) là ngon. Bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Thăng Long, bánh tôm, cốm Vòng... Hà Nội là các món ăn đặc sắc, khó quên, không chỉ với dân trong nước mà còn cả với ngọai quốc nữa. Hà Nội còn nổi tiếng với rượu Kẻ Mơ làng Hòang Mai, làng Thụy Khuê. Đặc biệt hơn nữa là các đĩa thịt cầy - thịt chó (dân Hàn Quốc rất tán thưởng), thịt rắn và nhiều món ăn lọai sâu bọ. Làng Khương Thượng có một số tiệm ăn bán các món thực đơn sâu bọ hấp dẫn, như trứng kiến - ant eggs, các món ăn kiểu các tộc dân Thái, Mường, Tày - Thổ … hút dẫn du khách trong và ngòai nước đổ xô vào các quán ăn ngon phía Tây khu phố - phường cũ, để thưởng thức một lọat các món ăn ngon, nấu nướng nghệ thuật đặc biệt đất Bắc, từ một lô bếp mi ni bên trong tiệm ăn. Muốn thưởng thức các món ăn tối truyền thống Đông Pháp, hãy đến tiệm La Badiane, đầu bếp thiện ngự Pháp Chef Benjamin Rascal dọn ra ở một sân trong -patio yên tĩnh. Hoặc đến một căn nhà Pháp thuộc địa phố cũ tên gọi là Câu Lạc Bộ Ly - Ly Club, ăn tối sang trọng những món ăn Việt Nam tuyệt diệu ngon lành. Ba tiệm ngọai quốc hàng đầu Hà Nội khác là ăn kiểu Pháp ở tiệm French Grill, ăn kiễu Mỹ- Hoa Kỳ ở tiệm Purple Cherry và ăn tối ở tiệm Essence Restaurant .
Du khách đến Hà Nội không thể bỏ qua xem kịch nghệ sân khấu, đàn ca ,múa, xiếc mới cũ. Nghệ thuật sân khấu đặc sắc truyền thống Thăng Long là chèo, múa rối nước , xiếc . Bài Chòi một lọai kịch dân ca mới xuất hiện đầu thế kỷ 20 và Kịch Nói , một hình thức sân khấu du nhập từ phương Tâyvào Việt Nam sau Thế Chiến Thứ Hai . Rối Nước, theo Tô Đông Hải - 2000, là nghệ thuật biểu diễn dân gian Việt Nam, gắn bó với mặt đồng ruộng, hồ ao nét điển hình cảnh sắc đồng quê thiên nhiên, cảm hứng theo lao động sản xuất đời sống xã hội nước nhà. Bắt đầu vào thời Tiền Lê ( 980- 1009 ), đến thờì Nguyễn Phước ( 1802- 1858 ) các phường hội Rối Nước nổi tiếng ra đời và bắt đầu ổn định như các phường Nguyên Xá ( Thái Bình ), Nam Chấn ( Hà Nam Ninh ), Đào Thúc ( Hà Nội ). Rối Nước thường ngắn gọn, luôn thay đổi, kết hợp với âm nhạc, pháo hoa, lữa đốt …. phản quang trên mặt nước tăng thêm vẽ lộng lẫy và sức hấp dẫn . Rồi Nước là lòai hình nghệ thuật mang tính tổng hợp rất cao nhiều lọai hình nghệ thuật dân gian khác : thủ công, đan lát , chạm khắc, sơn thếp, vẽ màu, làm pháo, kiến trúc , thêu thùa , âm nhạc nhảy múa, thi ca, văn học ….Năm 1957, Trường Nghệ Thuật Sân Khấu và Trường Kịch Nói ra đời, đào tạo hàng trăm diễn viên trẽ, trong số này nhiều nguời đã trở thành nghệ sĩ ưu tú, xuất sắc ngày nay. Chèo cũng ra đời sớm ở đất Bắc, trong khi Tuồng đi vào cuộc sống cung đình. Kịch bản Chèo được kết cấu trên hình thức kể chuyện dân gian và thể hiện bằng các điệu thơ dân tộc như ca dao, vè , thơ lục bát . Còn kịch bản Tuồng lại chủ yếu sáng tạo trên truyện cổ Trung Quốc, thể hiện bằng các hình thức văn thơ cổ điển như thơ Đường, phú, song thất lục bát và lục bát v.v… Ngành Chèo tính đến năm 2000 đã thu thập được trên 70 kịch bản từng công diễn trên các sân khấu miền Bắc, thời kỳ trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945. Năm vở Chèo hay trong số 8 - 9 vở được nhà nghề xem là tiết mực truyền thống, số vở hay nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật, đòi hỏi mọi nghệ nhân phải tinh thục. Đò là Chèo cổ khuyết danh, theo Trần Việt Ngữ- 2000 biên sọan: Trương Viên, Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kinh Nham và Chu Mãi Thần. Theo Ngô Linh Ngọc - 2000, nghệ thuật Ca Trù đã có mặt ở Việt Nam từ trên 10 thế kỷ rồi. Bộ Việt sử thông giám cương mục chép rằng tháng 8 năm 1025, Lý Thái Tổ chánh thức đặt chức Quản Giáp để quản lý các phường và tuyễn đào kép ca trù vào cung lập ra Ban Nữ Nhạc.Tên “ Ca Trù”, đã nói lên nguồn gốc hết sức xa xưa của môn nghệ thuật này. “ Ca” là hát gồm cả đàn, phách và các nhạc cụ khác kèm theo. “ Trù”, biến âm cũa tiếng trò, là trò vui gồm các tiết mục múa, nhào lộn, kéo co cách điệu hề vai Thày Bèo … Dưới các vương triều Lý, Trần, Lê ca trù phát triễn rất mau. Nhiều vua, chúa, vương hầu, đại khoa tham gia sáng tác nhạc múa Ca Trù , như điệu múa Bài Bông đời Trần phục vụ hội lớn 3 ngày “ Thái Bình Diên Yến” ăn mừng chiến thắng quân Nguyên; Tháp Nhạc và các bài Thống Thiên Thai của Trịnh Cương và Trịnh Sâm. Nội dung các bài hát ca trù thường ca ngợi đất nước, nhắc nhở truyền thống dân làng, giảng kinh truyện, khuyên đạo lý với các giọng Hát sử, Dã sử, Đào luồn Kép vói, địa phú, ngâm thơ … điểm nhịp bằng tiếng trống, chiêng, đàn đáy, sên phách, giữa khói hương ngào ngạt. Từ giữa thế kỷ thứ 17 trở đi , lối Hát Nói một thể thơ mới Việt Nam , phát triễn rất cao để đi sâu hơn vào việc tả tình, tả cảnh, nói lên tâm sự con người. Nhiều bài Hát Nói như Vịnh Tiền Xích Bích của Nguyễn Công Trứ, Hương Sơn Phong Cảnh của Chu Mạnh Trinh, Đào Hồng - Đào Tuyết của Dương Khuê, Chơi Hồ Tây của Nguyễn Khuyến… có thể xem là những áng kiệt tác trong văn Nôm ta. Các năm 1973 và 1978, các hội đồng sưu tầm âm nhạc truyền thống thế giới của tổ chức Liên Hiệp Quốc UNESCO và Châu Á đã trao giải thưởng lớn nhất cho tiếng hát ca trù Việt Nam qua giọng hát của lão nghệ sĩ Quách Thị Hồ. Về Tân Nhạc và Nhạc Cận Đại Tây Phương thì không mấy phát triễn ở Hà Nội, vì các tác giả tân nhạc, danh ca lại chuyễn về Sài Gòn theo cuộc di cư vĩ đại vào miền Nam năm 1954- 1955 và sau năm 1975 lại phát triễn tân nhạc di tản ở Hoa- Kỳ, Pháp, Úc … Các nhóm nghệ sĩ như Tre Xanh, Phù Đổng … lại được gửi ra ngọai quốc tham dự các lễ hội- festivals và trình diễn hòa nhạc - concerts cho các dân Việt di tản. Tuy rằng ngay trong nước , vì lý do kinh tế- sinh sống, trình diễn cổ nhạc cho đúng thị hiếu du khách ngoọai quốc, thường pha tân nhạc dân gian - pop music , tân nhạc cận đại Tây Phương , vì các danh ca trẻ tuổi hướng ra Tây Phương, ăn mặc kiểu Tây Phương, bắt chước ca sĩ Tây Phương và hát những bài ca ngọai quốc ( Tây Phương, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan). Chỉ có âm nhạc và múa dân gian các 53 tộc dân ít người Việt Nam là tiến triễn khả quan. Năm 1999 do Viện Âm Nhạc - Institute of Musicology đề xướng, trình bày 130 nhạc cụ, chia ra làm 4 nhóm : Khèn , Cồng , Chiêng và đàn T’Rưng. ( đã mô tã ở những bài phát triễn các tỉnh địa phuơng ).
Trong số 7 danh thắng du lịch hướng dẫn là Hồ Hòan Kiếm, Hà Nội Phố - Phường cũ, Văn Miếu, Khách sạn Hà Nội Sofitel Metropole, Nhà Hát Lớn Hà Nội Opera House, xây năm 1911 phỏng theo Paris Opera, có lẽ phải nhắc tới Lăng Bác Hồ - HCM Mausoleum và Nhà Tù Hỏa Lò. Lăng Bác Hồ chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, trên vị trí lễ đài Ba Đình cũ, do các kiến trúc sư Việt Nam và Nga Sô Viết cùng tham gia thiết kế, khánh thành ngày 29 tháng 8 năm 1975. Theo Nguyễn Vĩnh Phúc - 2000, xây lăng cố ý dùng nhiều lọai đá quí nhất : đá huyền đen Vĩnh Linh- Quảng Trị, đá xanh màu mơ Sơn La, đá vàng nâu đất Nghệ An, đá màu đỏ cờ xứ Thanh Hóa, đá ngọc mận chín núi Piên Cao Bằng, đá sỏi quí Tuyên Quang… Gỗ qúi cũng không kém đá. Gỗ lớn mấy sải tay ôm, chở từ miền Nam đến Hà Nội mùa xuân 1974 . Gỗ đinh lõi vàng vân trắng. Gỗ mun đen như than đá. Gỗ hương tía vân như ráng đỏ trời chiều. Gỗ nu có vân xoắn như lượm tơ tằm. Rồi còn gỗ các rừng đại ngàn miền Bắc . Sau lăng là những bồn hoa, những khóm cây tụ hội từ 4 phương đất nước : hoa ban Tây Bắc, mai tứ quý, nguyệt quới, mai vàng miền Nam, bưởi Biên Hòa, dừa Bình Định, quế Trà Mi, đào Nhật Tân, đào chiết từ gốc đào Tô Hiệu nhà tù Sơn La, hồng Bạch Hạc, táo Thiện Phiên và các lọai hoa dâng hương tinh khiết như lài, mộc, ngâu, dạ lý hương, ngọc lan … Nhà Tù Hỏa Lò ( Mỹ gọi tiếng lóng là Hanoi Hilton Hotel )nơi giam giữ Thượng nghị sĩ John McCain , sau khi McCain, khi đó là sĩ quan lái máy bay Hải Quân Hoa Kỳ, bị bắn rơi tháng 10 năm 1967 ở Hồ Trúc Bạch và được dân Hà Nội cấp cứu.
Phát triễn chuyên chở giao thông cận đại hổ trợ du lịch , thương mãi, dịch vụ , công nghệ
Hà Nội là một đầu mối giao thông quan trọng cho cả nước với sự hội tụ nhiều tuyến đường bộ , đường sắt , đường sông và đường hàng không. Hệ thống giao thông này cho phép nối liền Thủ Đô với các tỉnh trong nước và thế giới bên ngòai. Không kể các đường phố nội thành ( 200km ), mật độ đường giao thông năm 1999 của Hà Nội đạt 3 062 km đường / km2 . Nhiều tuyến đường quan trọng như quốc lộ1, 3, 5 , 6… đã đi ngành qua Thành phố- TP . Hà Nội nay đã xây xong hai xa lộ chánh nối các phi trường với Thành Phố. Xa lộ từ TP qua cầu Thăng Long chạy trực tiếp hơn Xa lộ số 1, phải chạy dọc theo ngọai ô TP . Các xa lộ chánh dùng chung cho xe ô tô , xe gắn máy, scooters, hai bên có đường dành riêng cho xe đạp. Hà Nội đầy rẫy xe tắc xi, thường có máy đo đường để trả tiền, nhưng cũng nên thương lượng gía cả trước khi lấy tắc xi từ phi trường vào thành trung tâm TP. Hà Nội hiện chỉ có phi cảng quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, cách trung tâm TP chừng 40 km ( 25 dặm Anh ) về phía Bắc. Hà Nội sẽ có thêm một phi cảng quốc tế nữa, ở huyện Gia Lâm ( ? ) do ngọai quốc đầu tư phí tổn lên đến 8 tỉ đô la Mỹ, đầu tư lịch sử lớn nhất nước. Phi cảng mới sẽ thực hiện theo 3 giai đọan, giai đọan 1 đã bắt đầu năm 2011 và tiếp tục cho đến năm 2015 thì hoàn tất ? . Hà Nội cũng là đầu mối giao thông đường sắt lớn nhất Việt Nam. Hội tụ về đây có 5 tuyến đường chánh : Hà Nội - Hải Phòng , Hà Nội - Sài Gòn, TP HCM , Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên và Hà Nội- Lào Cai . Mạng lưới đường sắt góp phần to lớn trong việc phát triễn kinh tế xã hội Thủ đô . Tàu cao tốc Thống Nhất- Reunification Express nối Hà nội đến Sài Gòn, từ ga Hà Nội, trước đây có tên là gà Hàng Cỏ, ngừng lại ở mọi thị trấn và tỉnh dọc theo đường . Tàu cũng chạy thường xuyên từ Hà Nội đến Hải Phòng và nhiều thị trấn khác đất Bắc. Cao tốc Thống Nhất do Pháp thuộc địa thiết lập, cần đến 40 nằm mới xong , từ năm 1899 đến năm 1936 . Cao tốc dài 1726 km ( 1072 dặm Anh ) nối Hà Nội với TP HCM, mất khỏang 33 tiếng đồng hồ. Tính đến năm 2005 , đường này có 278 trạm ga trên mạng lưới Việt Nam , trong số này 191 ga dọc theo đường Bắc Nam . Mạng lưới đường sông thủ đô, chủ yếu là sông Hồng và các nhánh sông Hồng. Cảng sông Hà Nội , thiết kế 1.3 triệu tấn/ năm, có thể trao đổi hàng hóa với phần lớn các tỉnh đất Bắc , thông qua các cảng Việt Trì, Nam Định, Thái Bình, Đáp Cầu, Bắc Giang...
Phát triễn thương mãi từ các Đại Thương Xá - Mega Malls
Thương mãi Hà Nội đã vượt thương mãi Sài Gòn - TP HCM ?
Năm 1998, Hà Nội có 260 cửa hàng thương mãi quốc doanh, trong đó có hơn 61 000 hộ- gia đình kinh doanh buôn bán. Họat động thương mãi trở nên tấp nập, do việc mở rộng các thành phần kinh tế và việc chuyển sang nền kinh tế thị trường. Các cửa hàng thương mãi quốc doanh lúc đầu lúng túng trước sự thay đổi cơ chế thị trường và đã dần dần thích nghi tình hình mới. Phần lực luợng lao động tham gia thương nghiệp quốc doanh chiếm 65 % tổng số năm 1998. Tương quan tổng mức bán lẽ xã hội giữa quốc doanh và ngòai quốc doanh là 30/70. Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương thành phố quan tâm, nhưng năm 1997, giá trị xuất khẩu của thành phố không cao, chỉ đạt được 1.2 tỉ USD -đô la Mỹ. Năm 2003, Hà Nội có 2000 doanh vụ thương mãi với ngọai quốc, giao thương cùng 161 quốc gia và lảnh thổ quốc tế. Mức tăng thương mãi xuất khẩu trung bình là11.6 % một năm thời gian 1996- 2000 và 9. 21 % thời gian 2001 - 2003. Trước đây, mặt hàng xuất khẩu chánh là hàng may mặc, hàng dệt kim, giày vải, thảm len rau và hoa trái cây tươi. Các hàng nhập khẩu nhiều là hóa chất, phân bón, nguyên liệu cho công nghiệp, máy móc thiết bị, phụ tùng, hàng tiêu dùng. Nhưng nay thay đổi lớn, cơ cấu kinh tế chuyễn qua du lịch, tài chánh , ngân hàng, mỗi ngày thêm quan trọng. Các quận, huyện truyền thống buôn bán là Hòan Kiếm và lân cận , nhưng phía Tây hai quận Cầu Giấy và Từ Liêm cũng đã trở thành những nơi buôn bán phát đạt. Cuối năm 2013, không gian các tiệm buôn lẽ Hà Nội đã đuổi kịp Sài Gòn. Tổng số không gian bán lẽ Hà Nội, dân số còn ít hơn Sài Gòn, là khỏang 1 triệu mét vuông và Sài Gòn chỉ là ít hơn phân nữa tổng số này, vào khỏang 450 000 mét vuông. Dự tính năm 2015 Hà Nội sẽ có 2.2 triệu mét vuông , ba lần hơn dự tính Sài Gòn khoảng trên 700 000 mét vuông. Các hảng ngọai quốc muốn kinh doanh ở Việt Nam, điển hình khởi sự hoạt động ở TP HCM, đã nổi danh là trung tâm kinh tế nước nhà.
Các Đại Thương Xá- Siêu thị hàng hóa dây chuyền ngọai quốc
Nhưng ý niệm truyền thống này đang thay đổi vì Hà Nội tăng trưởng mạnh những năm qua. Hình như tháng 3 năm 2014, nhóm buôn bán lẽ lừng danh Central Group của Thái sẽ đặt trụ sở khu Vincom MegaMall Royal City, sẽ làm ngành buôn bán lẽ Hà Nội thay đổi nhiều, vì Central Group Thái Lan tung ra nhiều nhãn hiệu độc đáo. Cả hai Starbucks và Burger King chắc nay đã có tiệm ở Hà Nội ( đường nào ? ) cũng như khổng lồ burger giant McDonald và Auchan, một dây chuyền siêu thị - hypermarket chain lớn nhất thế giới, cũng dự tính đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam 10 năm tới. Coopmart, một trong 500 nhà buôn hàng đầu Á Châu đã có mặt ở Sài Gòn và trù liệu lập một trung tâm thứ nhì ở Hà Nội năm 2014 ( ? ). Hảng Nam Hàn Lotte dần dần cũng cố 4 vị trí của mình ở TP HCM , Đồng Nai - Biên Hòa và Đà Nẳng. Giữa năm 2014, sẽ thiết lập Lotte Hànoi Centre thứ 5, một Phức tạp buôn bán tư nhân đầu tiên ở Hà Nội tại Tháp Tòa Mipec Tower . Các Đại Thương xá mua sắm, Siêu thị hàng hóa - Super Markets - Megamalls đáng kể ngày nay ở Hà Nội là : BIG C - Savico Mega Mall ở đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên, huyện Gia Lâm, hòan thành tháng 11 năm 2011, lầu 3 tầng, điều hòa không khí ,900 chỗ đậu xe hơi ( có mái che trong tương lai. Savico Megamall chỉ cách quận trung tâm doanh nghiệp Hà Nội- Central Business District 5 km. Thương Xá rộng 14 000 m2 gồm siêu thị tầng hầm và ba tầng lầu bán hàng hóa ( tầng 1: Thời trang và phụ thuộc, nữ trang - châu báu, phấn sáp và nước hoa xức; tầng 2 : điện tử , bàn ghế và trang trí gia thất , đồ con trẽ ăn mặc ; tầng ba : tiệm ăn và giải trí ) . Royal City Mega Mall là thương xá ngầm lớn nhất Á Châu, ở đường Nguyễn Trải, quận Thanh Xuân, cách Hồ Hòan Kiếm chừng 6km. Rộng 230 000 m2 gồm cửa tiệm buôn bán, tiệm ăn, khu phức tạp xi nê - cineplex, một công viên nước - water park, sân trượt băng nước đá - ice skating rink. Times City Megamall cách Hồ Hòan Kiếm chừng 5 km, ở quận Hai Bà Trưng, cũng là một Đại Thương Xá rộng 230 000 m2 gồm nhiều tiệm buôn bán, tiệm ăn, phức tạp xi nê, giữa công viên là một vòi nước phun âm nhạc đồ sộ và một bể nuôi cá khổng lồ. Các Đại Thương Xá khác là Tràng Tiền Plaza , ngay bên cạnh bờ Hồ Hòan Kiếm, quận Hòan Kiếm. Vincom Center, một thương xá cận đại cách Hồ Hòan Kiếm chừng 2km, ở đường Bà Triệu , quận Hai Bà Trưng có Phức tạp xi nê Megastar cao cấp, Parkson Depatment Store , đường Tây Sơn , quận Đống Đa , tọa lạc ở một cột mốc Việt Nam là Tháp Cột Mốc Hà Nội Landmark Tower, tòa nhà cao nhất nước nhà, ở đường Phạm Hùng. The Garden Shopping Center ở Mê Trì - Mỹ Đình, huyện Từ Liêm và Indochina Plaza ở đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy.Mới đây nhất là hảng buôn bán lẽ Nhật hàng đầu thế giới Aeon sẽ đầu tư 200 triệu Mỹ kim –USD ở quận Long Biên, lập một trung tâm buôn bán lẽ cao cấp ở vùng Đông Hà Nội, một vùng phát triễn đang trổi dậy, ngang qua sông Hồng. 4 cầu hiện hửu trên sông Hồng đã giúp đi đứng dễ dàng, ra vào mau lẹ trung tâm Thành Phố, và 2 cầu mới dự trù xây thêm là cầu Từ Liêm và cầu Long Biên 2 sẽ bổ sung cải thiện giao thông .
Không quên được các chợ, vùng thương mãi truyền thống
Và lẽ dĩ nhiên không thể quên lãng các chợ, các vùng đường thương mãi cổ truyền - truyền thống như Chợ Đồng Xuân mua gì cũng có; Chợ Đêm - Market night Hà Nội ở phố Hàng Đào mua đồ ăn mặc, vải vóc mở cửa từ 7 giờ chiều ba tối thứ sáu, thứ bảy và chủ Nhật; Chợ Hàng Da ở đường Ngõ Trạm, chuyên bán đồ da và đồ da lông - fur , nhưng mua nhiều thứ khác ; Chợ Tây - Western market ở đường Tô Ngọc Vân chuyên bán gia vị hay các thành phần làm các món ăn ngon miền Bắc; Chợ Hàng Dậu ở đường hàng Dậu chuyên bán giày dép nhất là giày dép phụ nữ, đàn bà; Vùng đường Đinh Tiên Hòang chuyên bán giày ; Vùng đường Hàng Gai ,chuyên bán lụa và vải ; Vùng đường Hàng Hom, chuyên bán đồ tiểu công nghệ, đồ khắc chạm và đồ đan tre - lát; Vùng đường hàng Buồm chuyên bán kẹo, bánh ngọt; Vùng đường Hàn Cân ( Cán, Cấn ? ), chuyên bán sách; Vùng đuờng Lý Thái Tổ , chuyên bán hàng xa xĩ phẩm ngọai quốc …
Phát triễn công nghiệp
Trong phạm vi công nghiệp, Hà Nội là trung tâm lớn thứ hai , sau thành phố Sài Gòn - TP HCM . Năm 1999, ngành công nghiệp Hà Nội chiếm 7.8 % giá trị tổng sản lượng công nghiệp cả nước và 44.7 % giá trị tổng sản lượng công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Thu hút 29 % số lao động trong các ngành kinh tế của Hà Nội. Phân theo ngành năm đó, Hà Nội gần như có đủ mặt các ngành công nghiệp quan trọng, trong đó 4 nhóm ngành có ý nghĩa quan trọng : cơ khí - kim khí , dệt -da - may, biến chế lương thực- thực phẩm và đồ điện - điện tử. Ngành hóa chất năm 1997, tuy chiếm tỉ trọng tương đối cao gần 10% tòan ngành công nghệ , nhưng lại có chiều giảm vì không phù hợp với tính chất công nghiệp thủ đô. Năm đó, công nghệ Hà Nội chia ra 9 khu tập trung : Minh Khai- Vĩnh Tuy, Thượng Đình , Đông Anh, Cầu Diễn - Nghĩa Đô, Gia Lâm - Yên Viên, Trương Định - Đuôi Cá, Văn Điển - Pháp Vân, Chèm, Cầu Bươu. Đang cố hình thành các khu chế xuất và khu tập trung kỷ nghệ cao : khu chế xuất Sóc Sơn ở phía Bắc sân bay quốc tế Nội Bài do Mã Lai Á đầu tư, sản xuất các lọai sản phẩm điện tử sản phẩm của máy vi tính, sản phẩm quang học, đồ chơi, đồng hồ; khu công nghiệp tập trung Sài Đồng - Gia Lâm nằm ở địa phận huyện Gia Lâm cạnh quốc số 5 Hà Nội - Hải Phòng, do công ty Nam Hàn ( Hàn Quốc ) Daewoo đầu tư, tập trung sản xuất bóng hình, công nghiệp nhẹ, thực phẩm và đồ uống; khu công nghiệp tập trung Đông Anh, nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, cạnh quốc lộ số 3 Hà Nội - Thái Nguyên, tập trung các ngành cơ khí máy móc giá trị cao, lắp ráp ô tô, xe máy, chế tạo lắp ráp đồ điện tử; khu công nghiệp tập trung phía Nam cầu Thăng Long, tập trung các ngành kỷ nghệ cao, công nghiệp sạch ít hay không ô nhiễm. Năm 1998, Hà Nội đã sản xuất được 651 máy cắt gọt kim lọai, 38 000 động cơ điện, 205 000 quạt các loại, 150 động cơ diesel, 14 triệu mét khổ vải rộng , 8.5 triệu mét vải tuyn, 15 triệu chiếc quần áo dệt kim, 6 triệu đôi tất ( vớ ), trên 1 triệu đôi giày dép da,12.3 triệu đôi giày vải, 24 000 tấn bánh kẹo các lọai , 90 triệu lít bia, 475 tấn đồ hộp, 2.6 triệu lít nước mắm, lắp ráp 302 000 máy thu hình v.v...
Hà Nội là một thủ đô xinh xắn xưa cổ đầy cây xanh hoa tươi, nhưng nay lại là một trung tâm chánh trị, văn hóa cận đại Việt Nam như đã mô tả trên. Tuy dân Hà Nội, trước đây hòan tòan bị chủ nghĩa Xã hội Cọng Sản thống trị khe khắc, cho mình là văn minh nhất nước, càng ngày càng tỏ ra lịch thiệp, cởi mở và họat động hăng hái hơn, nay khiêm tốn và nhún nhường công nhận rằng kiểu sống mình còn thua kém Sài Gòn - TP HCM .T theo một báo cáo của PricewaterhouseCoopers cuối năm 2013 , Hà Nội là một thành phố phát triễn, tính theo GDP hạng nhất thế giới, từ năm 2008 đến năm 2025 . Dù phần nào bị khủng hỏang làm trì trệ , kinh tế Hà Nội vẫn là một thành phố tăng trưởng mau lẹ ở Việt Nam ; năm 2013 mức tăng còn là 7.88 %. Giá trị công nghệ Hà Nội năm 2008 tăng 12.8 % so với năm 2007, giúp cho ngành công nghệ -xây cất chiếm 41.28 % GDP ( n ăm 2008, dịch vụ Hà Nội là 52.17 % , và nông nghiệp chỉ còn 6.55 % ). Theo chiến lược phát triễn kinh tế theo chiều hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa chủ yếu là đa dạng thêm, đầu tư theo chiều sâu, thay đổi thiết bị lọai cũ sử dụng nhiều lao động, hiệu quả thấp, huấn luyện đào tạo khảo cứu kỷ thật cao, tự quản , kỷ thuật xanh - sạch chú trọng đến xử lý chất phế thải ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư. Đặc biệt ở các khu công nghiệp tập trung nằm xen kẻ các khu dân cư đông đúc ( Thượng Đình, Minh Khai - Vĩnh Tuy , Trương Định- Đuôi Cá ) . Các ngành công nghệ phát triễn từ năm 2008 đến năm 2010 là điện - điện tử, sản phẩm họa kiểu phần mềm - product designing software và thiết bị , các công nghệ dịch vụ thông tin học- informatics và điện tử , các cơ chế chế tạo nhất là tự động hóa, chế biến thực phẩm và dược phẩm , và các vât liệu xây dựng mới. Năm 2010, công nghệ Hà Nội chiếm 80 % tổng số xuất khẩu của thủ đô và mức tăng trưởng trên 15 % . Hàng xuất khẩu chánh từ năm 2010 là đồ điện tử kỷ thuật thông tin, sản phẩm tự động hóa - automatic products và kỷ thuật sinh học - biotechnology.
Trên phương diện các Công Viên Công Nghệ IP- Industrial Parks và các Cụm Công nhê I C - Industrial Clusters nên kể ra là Công viên cao kỷ Hòa Lạc, rộng 1686 ha, và 28 IP cường độ cao tổng diện tích là 9445 ha, 49 IP nhỏ và trung bình tổng diện tích là 2615 ha, và trên 117 điểm công nghệ - industrial points tổng diện tích là 1390 ha , công nghệ nhỏ và các làng thủ công nghệ . Năm 2000, các làng công nghệ xa xưa vẫn còn tồn tại là làng gốm Bát Tràng , làng Vàng Định Công , làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Bưởi … Không rỏ nay Hà Nội đã giải quyết ra sao những khuyết điểm phát triễn công nghệ, phóng viên Hải Đức nêu lên ở bài báo tháng 3 năm 2012 : thiếu phân định rỏ rệt vai trò liên kết giữa các công nghệ chánh, dù rằng các sản phẩm then chốt có mức cạnh tranh cao ở thị trường quốc nội và quốc ngọai ; đa số các công ty công nghệ then chốt chỉ phá triễn nhất thời, không thống nhất gì cả; chúng họat động theo kích thức nhỏ, tiểu tư bản, kỷ thuật hủ hóa cỗ lỗ sĩ; các đầu tư mức cạnh tranh thấp, thiếu tụ điểm, hoang phí, không hửu hiệu và chậm rì; phí tổn sản xuất cao vì trông cậy quá đáng vào vật liệu nhập khẩu, đem tới giá trị cọng thêm kém cõi. Cho nên chánh sách đầu tư công nghệ Hà Nội không mấy hấp dẫn so với các thị trấn- thành phố khác nước nhà; thiếu các cơ chế và chánh sách hổ trợ địa phương khiến mức hửu hiệu đầu tư cũng thấp kém ... Hội nghị Nhân Dân Đảng TP Hà Nội thứ 15 quyết nghị là sẽ động viên mọi tài nguyên xây đắp một thành phố thủ đô thịnh vượng, văn minh và cận đại hơn hướng theo phát triễn kinh tế căn bản kiến thức, cải thiện cơ cấu kinh tế, ưu tiên cho phát triễn công nghệ cao kỷ và sạch, tạo các sản phẩm giá trị cọng cao và các công nghệ hổ trợ ( điện, nước, bưu chính , viễn thông, chuyên chở phi trường , cảng sông … ) . TP sẽ tăng cường đào tạo và phát triễn những lảnh vực và thành phần nền kinh tế kiến thức ( kỷ thuật thông tin, tự động hóa, kỷ thuật sinh học, và kỷ thuật vật liệu mới mẽ ) hầu trở thành trung tâm dẫn đạo khảo cứu sản phẩm mới họa kiểu và chế tạo máy móc .
Cũng như ở Sài Gòn - TP HCM , Hà Nội đang phát triễn các khu đô thị mới và cư xá thị trường địa ốc . Đó là các khu đô thị như Trung Hoa Nhân Chính , Mỹ Đình và những khu cao sang xa xĩ , lộng lẫy The Manor và Ciputra.
Cuối cùng hai đầu tư phát triễn nổi bật Hà Nội là vào cuối năm 2013, hảng Samsung Electronics Nam Hàn, đã mua môn bài xây cất một trung tâm Khảo cứu và Phát triễn ở Hà Nội làm các sản phẩm cao kỷ sản phẩm điện tử cho Việt Nam , các nước Đông Nam Á và cả thế giới ( ? ) … Mức đầu tư tổng cọng của Samsung lên đến 1. 5 tỉ đô la Mỹ. Tháng 2 năm 2013, Global Sphere một hảng bất động sản, tọa lạc ở xứ Dubai, tuyên bố xây cất 70 tháp tòa cư xá - residential tower ở một địa điểm Hà Nội, tục gọi là Hanoi Wall Street. Mức đầu tư giai đọan đầu lên tới 10 tỉ đô la Mỹ, hy vọng sẽ hòan tất năm 2020.
…
( Irvine, Nam Ca Li, Hoa Kỳ, ngày 21 tháng 8 năm 2014 )
|