.
  Luận về truyện Võ Hiệp
 
14/8/2014

 

 

 

Xin cảm ơn anh ĐVH đã chuyển một phần của link "KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI"* của tác giả Vũ Đức Sao Biển, đó là phần KIẾM LUẬN và ĐAO LUẬN. Nhận xét của tôi gồm nhiều điểm, tuần tự liệt kê như sau :

1. Anh Vũ Đức Sao Biển là một nhạc sĩ có tài và đã tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, nhưng có lẽ anh chưa học VÕ THUẬT nên bài viết của anh chỉ nói được phần "ngọn" mà không nói được phần "nguồn" , do đó người đọc cảm thấy "thích thú" nhưng chưa đạt đến mức "sảng khoái".

2. Truyện VÕ HIỆP là danh xưng tổng quát, truyện KIẾM HIỆP là truyên VÕ HIỆP mà các nhân vật trong truyện sử dụng vũ khí (không có ai dùng tay không). Võ sư Hoàng Xuân Dần - đệ tam đẳng huyền đai Judo, phụ trách huấn luyện Judo của trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc - Sài Gòn, có nói với môn sinh chúng tôi rằng : "người học võ phải có tinh thần hiệp sĩ, nếu không có tinh thần thần hiệp sĩ thì người học võ dù có đẳng cấp cao trong võ thuật chỉ trở thành những kẻ "cố đấm ăn xôi" (ngụ ý là lên võ đài kiếm tiền) hay tệ hại hơn lại trở thành "phường đâm thuê chém mướn".

Tôi cũng minh định 2 chữ truyện và chuyện mà rất nhiều người sử dụng lầm lẫn lộn xộn, thì dụ minh chứng : nhà văn Kim Dung viết truyện CÔ GÁI ĐỒ LONG và tôi đọc truyện CÔ GÁI ĐỒ LONG vào năm 1964. Trong khi đang ở tù trong trại "cải tạo", những lúc rảnh rỗi, tôi thường hay kể chuyện CÔ GÁI ĐỒ LONG cho các anh em tù khác. Mặc dù đã đọc truyện này rồi, nhưng họ vẫn thích nghe kể chuyện này vì họ đã quên rất nhiều.

                               

3. Anh Vũ Đức Sao Biển lầm lẫn giữa Kiếm và Gươm nên anh luận sai : anh đang mô tả cho độc giả về gươm chứ không phải là kiếm cho nên các thế tấn công của gươm khác hoàn toàn với thế tấn công của kiếm. Cao Bá Quát khi theo giặc chống lại triều đình của vua Tự Đức, trước khi bị xử trảm đã viết bài thơ, trong đó có câu : "Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời", chứng tỏ là gươm dùng để chém, trong khi kiếm dùng để đâm. Chúng ta cũng gọi lầm là các samurai sử dụng "kiếm Nhật", thực ra đúng tên của vũ khí này là "gươm Nhật". Gươm có một cạnh sắc bén, cón cạnh kia thì to bản và không sắc bén, hình thế lại hơi cong ở phần đầu (gươm của người Arab thí quá là cong, giống như hình trăng lưỡi liềm). Kiếm thì thẳng , 2 cạnh đều bén và phần mũi rất nhọn (phần đầu của lưỡi lê M7 gắn trên súng trường M-16 là hình ảnh tiêu biểu của kiếm).

3.Trong thời kỳ đồ đồng, đồ sắt (nghĩa là biết nấu chảy các quặng kim loại, nhưng chưa biết trộn lẫn các kim loại với nhau), các vũ khí chỉ để dùng cho những người có bắp thịt mạnh mẽ như Lý Ngươn Bá với cặp chùy đồng, Trình Giảo Kim với cây búa, Tần Thúc Bảo với cây thiết giản, Hạng Võ với đại đao...Nhưng khi con người biết luyện kim, họ đã sáng chế ra các loại vũ khí sắc bén tinh xảo, thì những vũ khí nặng phải nhường bước cho những vũ khí nhỏ gọn nhưng sắc bén đi kèm với những kỹ năng sử dụng tuyệt vời. Thi dụ như Diệt Tuyệt sư thái - chưởng môn đời thứ tư của môn phái Nga Mi sử dụng Ỷ Thiên Kiếm là một nhân vật mà tất cả các cao thủ võ lâm trong truyện CÔ GÁI ĐỒ LONG đều phải kiêng nể. Không phải vì Ỷ Thiên Kiếm là một kiếm báu, mà nể vì kỹ thuật lắc cổ tay và khinh công của phái Nga Mi có thể giết đối thủ dễ dàng bất kể là người cao lớn khỏe mạnh như Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn hay Bạch Mi Ưng Vương Hân Thiên Chính của Ma Giáo...

4. Anh Vũ Đức Sao Biển chưa bao giờ sử dụng vũ khí như gươm, đao , kiếm nên anh mô tả sai cách chế tạo các vũ khí này. Để cho gươm nhẹ (vừa tầm tay với người sử dụng), các thợ rèn đã nung đỏ thanh sắt và thêm vào nhôm và titanium vào những chỗ cần thiết như 1/3 đoạn đầu của gươm (là nơi cần cứng ,nhẹ nhọn và sắc bén), ngưới thợ rèn không dùng platinum vì platinum dễ dòn gẫy khi va chạm mạnh, titanium tốt hơn platinum về phương diện này. Phần sống gươm vì là nơi không va chạm nên người thợ rèn add rất nhiều alumium để gươm trở nên nhẹ. Phần 2/3 còn lại của lưỡi gươm là nơi để va chạm với các vũ khí nặng khác như đao, mã tấu (đoản đao)... thì người thợ rèn giữ nhiều phần sắt với một ít carbon và nhôm mà thôi. Như vậy chỉ có người thợ rèn mới thỏa mãn những requires của khách hàng, chứ thợ đúc thì với công thức pha chế tinh luyện lò nấu kim loại để sản xuất hàng loạt những vũ khí cho bộ quốc phòng chả hạn, do đó thợ đúc --không thể thỏa mãn nhu cầu riêng của các khách hàng khác nhau được.

Xin tạm ngừng ở đây vì nói về truyện VÕ HIỆP và KIẾM HIỆP thì còn lê thê lắm, tôi sẽ tiếp tục viết và kể ra phần hiểu biết của tôi để gơi ý các niên trưởng và các bạn trong diễn dàn NLS đóng góp thêm vào cho vui và thêm phần hào hứng.

 

 

Trần Trung Chính

 

*Đọc toàn bộ ở:

 http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnnn2n1n31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAuto
DetectCookieSupport=1

 

 

-0-0-0-

 

 

Bàn luận về KIẾM Ý của võ sư Trương Tam Phong trong truyện CÔ GÁI ĐỒ LONG

KS Trần Trung Chính

 

Trong Tướng Mệnh Học, có 3 danh từ được sử dụng nhiều, nhưng rất ít người hiểu biết tường tận về chúng; đó là : THẦN, KHÍ và SẮC. Tôi xin đưa ra đây định nghĩa khái lược mà tôi đã tìm hiểu (dĩ nhiên chưa hoàn hảo và cần những ý kiến bổ sung khác).

1. Thần : là danh từ chỉ sự hoạt động tinh thần của não bộ đặc biệt là hoạt động trong "cõi ý thức" (bởi vì những người có đời sống thực vật, não bộ chỉ hoạt động trong nhu cầu sinh lý đơn giản và hoạt động trong cõi vô thức). Thí dụ cụ thể : năm 1960, 2 ứng cử viên John F. Kennedy đẹp trai phong nhã hơn ứng cử viên Richard Nixon, ứng cử viên John F. Kennedy được nhiều phiếu của phái nữ nên đắc cử. Nhưng dù thất cử, mọi người Mỹ cũng như ngoại quốc đều có chung nhận định là Richard Nixon từ khuôn mặt đến cặp mắt đều có "thần" hơn John F. Kennedy.

2. Khí : nếu lấy hệ analog để biểu thị sự họat động của não bộ thì đồ thị của sự hoạt động não bộ là một hình sin động (tôi căn cứ trên não động đồ của các bác sĩ chuyên khoa về não và thần kinh). Và "khí" được xem như chu kỳ của hình sin động này. Khi người ta nói "sát khí" tức là đường biểu diễn hình sin động (nếu được phân loại và mã hóa) đã rơi vào chu kỳ "chỉ suy nghĩ đến việc giết người". Cũng tương tự như vậy, dân gian thường hay nói "người nông dân khí đục" vì người nông dân ngày xưa chữ nghĩa không biết, làm sao biết tới "cầm ,kỳ, thi ,họa" như các giai nhân tài tử.

3. Sắc : cường độ cao hay thấp của các đường biểu diễn hình sin nói trên. Đây là danh từ để so sánh sự tài giỏi của 2 hay nhóm người cùng ngành nghề, thí dụ : một nhóm luật sư cùng ra trường đồng điểm như nhau, nhưng chắc chắn sẽ có một vài luật sư "sắc" hơn những những luật sư khác trong phương cách biện hộ thành công cho khách hàng. Tương tự, trong các khóa tốt nghiệp của trường Võ Bị, có Thủ Khoa Đoàn chừng 10 -12 người (nghĩa là số điểm của nhóm này cao nhất trong cả khóa), nhưng sẽ có 1 hay 2 người "sắc" hơn cả và đương nhiên "đeo sao" sớm hơn các bạn đồng môn khác.

Trong máy phát điện xoay chiều, điện được sản sinh cũng chạy theo hình sin động và người ta phải dùng đèn 2 cực (diod) hay 3 cực (triod) để triệt tiêu phần điện âm. Khi đó phần dương còn lại (do 3 cực phát điện của máy phát điện) nằm gần nhau và nối nhau thành đường thằng (giống như điện một chiều), người ta mới dùng điện được. Các cao thủ võ lâm luyên nội công là luyện não bộ của họ hoạt động như máy phát điện mà tôi vừa kể. Hiện tượng "tẩu hỏa nhập ma" là hiện tượng não bộ hoạt động phát ra những đường biểu diễn hình sin động nhưng không biết sử dụng những diod hay triod để triệt tiêu phần ầm của đường biểu diễn hình sin. Đạt Ma Tổ Sư vừa là người sáng lập ra môn phái Thiếu Lâm, cũng là người sáng lập ra chi phái Thiền của Trung Hoa (Đạt Ma là vị sư gốc Ấn Độ mà người Tàu thường gọi là Thiên Trúc hay Tây Trúc). Và tôi không ngần ngại cho rằng nhờ phép Thiền mà các vị cao tăng chùa Thiếu Lâm đạt võ công mức thượng thừa mà không có ai bị "tẩu hỏa nhập ma", trong khi 2 cao thủ khác trong truyện Lục Mạch Thần Kiếm là Tiêu Viễn Sơn (cha của Kiều Phong) và Mộ Dung Bác (cha của Mộ Dung Phục) vào Tàng Kinh Các ăn trộm kinh điển của chùa Thiếu Lâm tự tập luyện võ công, khổ nỗi "ngoại công" càng ngày càng cao thì lại càng tiến gần đến chỗ "tẩu hỏa nhập ma".

Bộ óc của võ sư Trương Tam Phong rèn luyện tới mức vừa phát sóng vừa thu sóng cho nên ông đã đọc được ý nghĩ của đối phương và ông phát ra tia sóng của các thế võ khắc chế lại, cái này Kim Dung gọi là "dạy kiếm ý, không dạy kiếm thế". Người thường chúng ta cũng có đôi lúc phát sóng và thu sóng mà mình không để ý, thí dụ một cô gái đẹp đang đi, tự nhiên nóng gáy, cô quay đầu lại thì bắt gặp vài ba cặp hau háu đang nhìn cô một cách thèm thuồng chả hạn !

Trong bài học môn Vạn Vật lớp đệ Nhất, chương nói về Tế Bào Thần Kinh có nói về bộ Golgi gồm nhiều lò xo nằm rải rác trong tế bào thần kinh mà không rõ chức năng của bộ Golgi dùng để làm gì. Xin thưa đó là những "coil" để kích động những dòng điện nhỏ gia tăng cường độ điện và điện từ trường (theo đúng định luật Maxwell của môn Vật Lý lớp đệ nhị). Chính nhờ sự hoạt động hữu hiệu của những coil này mà tế bào thần kinh đã điều khiển nhanh chóng "sự phản xạ tự nhiên".

Ngay trong phần đầu, tôi đã nói là anh Vũ Đức Sao Biển chỉ đưa người đọc đến phần ngọn của VÕ THUẬT, hy vọng bài viết của tôi đưa các niên trưởng và các bạn trong diễn đàn NLS đi về"nguồn gốc" của VÕ THUẬT và nhìn những gì tác giả Kim Dung viết dưới con mắt khoa học và kỹ thuật ứng dụng chứ không nhìn dưới con mắt thần bí huyễn hoặc.

 

Trần Trung Chính

 

 


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 640961 visitors (2134868 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free