.
  Sự khác biệt...
 
11/9/2014

  

 
  
          Hiện thời tại Việt Nam có thói quen hay chụp hình CT. Từ năm 2005, tôi và các bạn học trong lớp 10 Công Thôn 1970 Nông Lâm Súc Cần Thơ, bắt đầu hỏi han tìm nhau. Ít lâu sau, hay tin người bạn học xưa là Nguyễn Việt Quang ở Bình Thủy bị trúng thực, được chuyển đến bệnh viện đa khoa Cần Thơ, bác sĩ định bệnh rồi quyết định chụp CT. Dùng CT trong trường hợp này không giúp ích gì cho việc định bệnh.
 
CT là viết gọn của hai chữ Computed Tomography, nguyên thủy là: X-ray computed tomography, máy CT do người nước Anh là nhà vật lý Godfrey N. Hounsfield (sinh 1919, mất 2004), bắt đầu từ năm 1967 ông đã dùng hệ thống máy vi tính ghi nhận từ trường của tia X quang chạy xuyên vòng quanh (scan) một vùng của tế bào động vật và dùng máy vi tính vẽ lại hình cắt lát (virtal slice). Đến năm 1973, Hounsfield cho ra đời máy CT đầu tiên của nhân loại, ông vinh dự đoạt giải Nobel về vật lý năm 1979. 
 
Phim chụp X quang được phát minh từ năm 1895 do nhà vật lý người Đức là Whilhelm Conrad Roentgen (sinh 1845, mất 1923), ông đoạt giải Nobel vật lý năm 1901. Vậy là 78 năm sau khi kỹ thuật chụp phim X quang ra đời thì CT mới được phát minh (1895-1973).
 
Nhưng phải mất thời gian dài là 111 năm (1895-2006) kể từ khi phát minh máy X quang thì nhân loại mới tiến thêm một bước nữa là không dùng máy rửa phim để rửa phim hình chụp X quang. Kể từ năm 2006, khoa học dùng hệ thống máy vi tính để hiện lên hình phim vừa chụp X quang lên màn ảnh, nên không còn mất công rửa phim, hết tốn tiền mua phim, chẳng còn trả chi phí cho dung dịch rửa phim và cái máy rửa phim.  
 
Cả hai kỹ thật chụp hình X quang và chụp hình CT chỉ nhận diện rõ chất cứng như xương (bone), giúp nhận diện sự tương phản giữa xương và chất mềm như sụn (tendon), gân (ligament), chất loãng (liquid) như máu, dung dịch đường trong mão, chất lỏng ở gan, thận, thức ăn và không khí hiện diện trong bao tử. Cả hai phương pháp chụp X quang và chụp CT đều dùng từ trường của tia phóng xạ X quang có tác hại nguy hiểm cho môi trường, nên càng hạn chế được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
 
Sau khi máy chụp CT được phát minh, nhà vật lý Hounsfield tiếp tục thí nghiệm nghiên cứu dùng từ trường của hydrogen chứ không dùng tia phóng xạ X quang như trong máy chụp CT, sau khi kiểm chứng thành công, ông gọi máy mới này là MRI (Magnetic Resonance Imaging). Máy chụp MRI không gây nên phóng xạ tác hại như máy chụp CT. Đặc biệt của MRI là chỉ rất rõ hình ảnh của phần mềm như cơ quan nội tạng, dĩa sụn, gân, dây chằng… Máy chụp MRI không thể chỉ rõ hình cứng của xương như chụp CT.
 
Cho nên cần phải kỹ lưỡng khi nào dùng CT mà không nên dùng MRI. Và ngược lại có trường hợp phải dùng MRI mà không thể nào dùng CT. Muốn xem tủy sống thì phải dùng MRI. Ung thư não thì phải dùng MRI. Khi bị thương chảy máu đầu thì nên dùng CT để thấy mảnh xương sọ nào bị bễ. Xem gãy đốt xương sống thì dùng CT. Nhưng xem tủy sống bị dập hay đứt được bao quanh bởi những đốt xương sống thì phải dùng MRI. Bị thương chảy máu ở vùng lổ tai thì phải dùng CT để xem xương ở vùng này bị gảy.
      
Giá trị của máy CT khoảng bằng 1/6 của máy MRI. Một cái máy chụp MRI giá khoảng 3 triệu dollars vào năm 2003.
 
Vào năm 2007, khi xảy ra tai nạn sập một nhịp cầu Cần Thơ phía Vĩnh Long, có một thanh niên được đưa cấp cứu tại bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ, sau khi chụp X quang và CT không phát hiện ra phần xương nào bị gảy mà bệnh nhân không thể ngồi và đứng được, nên bệnh nhân cần chuyển ngay lên Sài Gòn để chụp MRI xem rõ phần tủy sống nào bị dập, đứt hay bắp cơ hoặc sụn cũng như dây chằng nào bị rách, đứt. Vì năm đó tại bệnh viện đa khoa ở TP Cần Thơ chưa thiết bị máy MRI.  
 
 Bác sĩ Trần Văn Diên, Công Thôn NLSCT 1970-73
Ngày 08/09/2014
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 641010 visitors (2134922 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free