.
  An Giang,
 
23/11/2014



An Giang, Long Xuyên- Châu Đốc,

một phần đất Tầm Phong Long , năm 1757 thuộc đạo Châu Đốc sông Sau- Hậu Giang, vùng đất miền Tây gần như mảnh đất cuối cùng chấm dứt cuộc Nam Tiến của dân Việt, ngòai đa số dân Kinh, còn dân Việt gốc Miên –Khmer Krom đông nhất nước , dân Chăm( Chàm ) hồi giáo – Chà Châu Giang, xứ tín ngưỡng bà Chúa Xứ ,  đạo Phật Thầy Tây A-Bửu Hương Kỳ Soơn, tu thực hành Tứ Ân , nguồn gốc Phật giáo Hòa Hảo, có nhiều đồi núi không cao nhưng nổi tiếng ( núi Sam , núi Cấm , Thất Sơn , núi Cô Tô ) , cảng xưa Ba Thê văn minh đô thị Ốc Eo ,sớm nhất Đông Nam Á, xứ lúa gạo , nuôi cá Pangasius, nhưng cần phát triễn công nghệ mạnh mẽ hơn nữa, tăng gia giao thương và hợp tác Miên- Việt…  

 

                                               

 

 

G S Tôn Thất Trình


 

Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời,

Chớ Năm Non , Bảy Núi vậy thời ở đâu ?

Năm Non ở tại xứ Đà ( Nẳng ),

Bảy Núi Châu Đốc gọi là Thất Sơn.

Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc

Dốc nào cao bằng dốc Nam Vang,

Đói no em chịu cùng chàng,

Xuống sông ra biển, lên ngàn cũng theo .

( Ca Dao miền Nam )

        Trong thực tế thì  An Giang còn  bờ sông phía Tây Nam của dòng sông Trước ( Tiền Giang ). Bờ  phía Tây và luôn cả Cù lao Tây trên sông Tiền  thuộc tỉnh Đồng Tháp , còn Cù lao Giêng phía dưới thuộc  An Giang,  nhưng bờ  phía đông Cù lao Giêng lại thuộc Đồng Tháp. Thị trấn Chợ Mới gần nơi hai nhánh sông Tiền nhập  một,  gần Cù Lao Tây. Hai đô thị lớn nhất Châu Đốc và Long Xuyên đều nằm trên sông Hậu .

            Vị trí, phân chia hành chánh ngày nay          

        Tọa độ  tỉnh An Giang là  10030’  vĩ tuyến Bắc và 105010’ kinh tuyến Đông.  Phía  Tây Bắc, An Giang  chia sẽ 100 km biên giới với Căm Bốt thuộc 3 tỉnh Pray Veng ( không phải là tỉnh kế  cận  Svay Rieng)  có thị trấn lịch sữ Miên-  Việt là Ba Nam, Kang Dan và Tà Keo ( ? ).  Phía Đông, giáp tỉnh Đồng Tháp . Phía Đông Nam giáp  TP Cần Thơ.  Phía Tây Nam giáp  tỉnh Kiên Giang. Diện tích An Giang năm 2001 ghi là 3 406.2 km 2( 1 315,1 dặm Anh vuông) nhưng  tài liệu  năm 2010  lại cho biết diện tích này là 3 536.8 km2 . Năm 1999 dân số An Giang là  1970 100 người; năm  2001 là 2099 400; năm 2004 là  2 170 100 ;  nhưng năm 2010 lại  ghi chỉ còn  2149 500?  và năm 2011 là  2 151 000 .  Thủ phủ là TP Long Xuyên. Châu Đốc là thành phố thứ hai của tỉnh.  Một thị trấn lớn là Tân Châu.  Về phương diện hành chánh, An Giang hiện có 9 huyện là An Phú ( 2  thị trấn  và 12 xã nông thôn) , Châu Phú - Cái Dầu  (  1 thị trấn và 12 xã ) , Châu Thành - An Châu ( 1 thị trấn và 12 xã), Chợ Mới ( 2 thị trấn và 16 xã ), Phú Tân- Chợ Vàm ( 2 thị trấn và  16 xã ), Tân Châu - Phú Châu ( 5 phường và 9 xã ),  Thọai Sơn- Núi Sập  (  3 thị trấn và 14 xã ), Tịnh Biên- Nhà Bàng ( 3 thị trấn và 11 xã ), Tri Tôn  ( 2 thị trấn và 13 xã ). Các tộc dân An Giang gồm Kinh - Việt, Khmer, Chăm (Chàm ) và Hoa. Vì  gần Căm Bốt  nên Khmer Krom  là tộc dân đông nhất tỉnh nhà không thuộc nguồn gốc Kinh - Việt.   Kế  tiếp theo là tộc dân Chăm ( còn có tên là Chà Châu Giang, không phải là  Chà Và - Java tuy  từ Chà là tên rút gọn của Chà Và ) theo  đạo hồi giáo Sunni Islam, khá đông,  tuy ít hơn dân Kinh- Việt,  ở thành phố Châu Đốc .     

         Suôi dòng lịch sử

         An Giang ( và Châu Đốc ) là một trung tâm  quan trọng của nền văn minh Ốc Eo - Phù Nam xưa cũ, cách đây một ngàn năm,  đã biến mất một dạo và sau đó nhiều vùng đất đai Phù Nam đã bị một tiểu quốc là Chân Lạp xâm chiếm, đô hộ. Vì văn mình Ốc Eo- Phù Nam  đã được đề cập nhiều ở các bài về tỉnh Long An, tỉnh Đồng tháp … nên không nói thêm ở đây nữa .      

         Công lao mở nước Nam Tiến của công nương Ngọc Vạn lớn hơn công chúa Huyền Trân nhiều.

        Năm 1620, Chúa Sải Nguyễn Phúc Nguyên , nghĩ đến Đồng Bằng sông Cửu Long,  gả người con gái thứ nhì  Nguyễn Phước Ngọc Vạn  cho vua Chân Lạp là Chey - Chetta II trị vì từ  1618 đến 1628. Năm  1623, nhờ sự vận động  của Hoàng hậu  Ngọc Vạn,  vua Chân Lạp nhường lại khu dinh điền vùng Mô Xòai- Bà  Rịa  cho người Việt khai thác. Năm  1658, Thái hậu Ngọc Vạn  chỉ cách cầu cứu chúa Nguyễn cho  hai hòang  thân So và Ang Tan  đánh vua Chân Lạp là Nặc Ông  Chân( trị vì 1642- 1659) . Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần cử Phó tướng dinh Trấn Biên  ( Phú Yên lúc đó ) là Tôn Thất  Yến, đem 3000 quân qua giúp, bắt được Nặc Ông Chân ở vùng Mô Xòai, đem về giam ở Quảng Bình. Nặc Ông Chân từ trần năm 1659. Chúa Nguyễn phong So lên là vua Chân Lạp tức là Batom Reachea , trị vì 1660-1672.  Năm 1672,  vua Baton Reachea bị giết. Vợ Batom Reachea  sát hại được  kẻ đã giết chồng mình, đưa con Batom Rachea lên  ngôi là Ang Chai, sử Việt gọi là Nặc Ông Đài . Ông Đài liên kết với Xiêm La đưa quân phòng thủ Sài Côn, chống lại Đại Việt. Năm 1674, Chúa Hiền cử Cai cơ Nguyễn Dương Lâm  thuộc dinh Thái Khương, đem quân đánh  chiếm Sài Côn và tiến lên Nam Vang,   Nặc Ông Đài trốn vào rừng rồi bị  thuộc quyền giết chết .   Ang Tang cũng tử trận, trao quyền lại cho con là Ang Non, tức là Nặc  Ông Nộn, đóng quân ở Oudong-Long Úc .   Em Nặc Ông Đài là  Ang Saur, sử Việt gọi là Nặc Ông Thu,  đuổi Nặc Ông Nộn xuống Sài Côn. Chúa Hiền  nhận Nặc Ông Thu làm chánh quốc vương đóng ở Oudong và lập Nặc Ông Nộn làm đệ nhị quốc vương, đóng ở Sài Côn.  

      Thành lập chánh thức tỉnh An  Giang năm 1832

       Năm 1698,  chúa Minh Nguyễn Phước Chu cử  Nguyễn hửu Cảnh (hay Kính) kinh lược đất Chân Lạp. Nguyễn hửu Cảnh lấy đất Đồng Nai  đặt thành huyện Phước Long lập dinh Trấn Biên ( nay là  Biên Hòa ), lấy đất Sài Côn đặt thành huyện  Tân Bình lập dinh Phiên Trấn ( Gia Định ngày nay ). Năm  1735, tổng binh  đất Hà Tiên là Mặc Cửu thần phục Đại Việt năm 1708, từ trần.  Chúa Minh phong cho  con là Mạc Thiên Tứ ( Tích)  thay cha làm  đô đốc trấn Hà Tiên. Năm  1744, Chúa Vỏ Nguyễn Phước  Khóat,  cầm quyền  từ 1738 đến 1765,  chính thức xưng vương hiệu,  chia Xứ Đàng Trong ra làm 12 dinh, có 3 dinh thuộc đất Chiêm Thành cũ là dinh Phú Yên, dinh Bình Khương ( Khang ) và  dinh Bình Thuận  và  3 dinh thuộc đất “ Chân Lạp cũ”  là dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn và dinh Long Hồ .

        Năm 1757,  vua Chân Lạp là Nặc Tôn  dâng đất Tầm Phong Long ( nay là tỉnh An Giang và hai huyện Tầm Đôn và Xuy Lạp tỉnh Vĩnh Long ). Chúa chia đất này thành 3 đạo: đạo  Đông khẩu  ở Sa Đéc, đạo Tân Châu  ở Tiền Giang và  đạo Châu Đốc đạo ở Hậu Giang. Theo Lâm văn Bé( Dòng Việt 2005 ) đến năm 1768,  cuộc Nam Tiến  của dân Việt Nam  coi như chấm dứt. Lảnh thổ Nam Kỳ lúc này chia thành 3 tỉnh : Đồng Nai ( bao gồm  các tỉnh miền Đông )  Sài Gòn (  bao gồm  các vùng đất  từ sông Sài Gòn đến cửa Cần Giờ ) và Long Hồ ( bao gồm các vùng đất miền Tây ). Theo Phan Khoang (  Việt sử Xứ Đàng Trong- Quyển Hạ ), năm 1769, vua Tiêm ( Xiêm La -  Thái Lan ngày nay ) Trịnh Quốc Anh  tổ chức một  cuộc chinh phạt lớn  để diệt hai con vua  cũ, đánh chiếm Tô Châu và Hà Tiên, đuổi Thiên Tứ và các con  chạy xuống Kiên Giang - Rạch Giá, Trấn Giang- Cần Thơ. Lưu thủ Long Hồ Tống phước Hợp đem binh thuyền tới cứu, kéo thẳng tới sông Châu Đốc  chống cự. Năm  1772,  Chưởng cơ Nguyễn cửu Đàm ( con Nguyễn cửu Vân ), khâm sai chánh thống xuất và Trần phước Thành tham tán quân vụ,  đem 10 000 quân thủy bộ hai dinh Bình Khương và Bình Thuận  và 30 chiến thuyền vào Gia Định đánh Chân Lạp. Tháng 6  năm 1772, Tống phước Hợp tiến đóng giữ Châu Đốc. Nguyễn khoa Thuyên đem 3000 quân và 50 thuyền đánh Tiêm, nhưng  thua phải rút về Kiên Giang;  sau đó  tiến lên Nam Vang  phá được quân Tiêm, vua Tiêm và Nặc Nộn  đều bỏ chạy. Quân Việt thu phục các phủ Nam Vang, La Bích  và Nặc  Tôn trở về nước. Năm 1775, Nặc Tôn nhường ngôi cho Ang Non II, tức Nặc Vinh,  trị vì  1775 - 1779. Nặc Vinh không ưa  người Việt và  thân Tiêm. Sau khi quân Tây Sơn nổi dậy, quân nhà Nguyễn Phước Gia Định yêu cầu Nặc Vinh giúp đở , nhưng Nặc Vinh từ chối, và cũng không nạp cống nữa. Năm 1776, chúa Duệ Tông Nguyễn Phước Thuần  sai Nguyễn Phước Ánh đem quân đánh.  Nặc Vinh biết nên đem quân chiếm Mỹ Tho và Vĩnh Long, nhưng không giữ được lâu. Từ năm 1780, Đại Việt đã kiểm sóat gần như hòan tòan 6 tỉnh Nam Kỳ ngày nay. Năm 1832,  Vua Minh Mạng đổi tên trấn thời vua Gia Long và lập 6 tỉnh  (Nam  Kỳ Lục  tỉnh ) thay cho 5 trấn thời vua cha; trong số 6 tỉnh này có tỉnh An Giang.   

       Vào thế kỷ thứ 19, nước Căm Bốt tiếp tục là nơi hai quốc gia Việt Nam và Tiêm La tranh dành ảnh hưởng, can thiệp vào nội tình Chân Lạp. Triều đình  Chân Lạp  chia ra làm 2  phe phái  đối thủ : một phe thân Việt- Nguyễn và một phe thân Xiêm- Chakri .  Dù vua  Chân Lạp năm 1806, có  gửi  triều cống sang cả  hai thủ đô  Vọng Các - Bangkok và Huế đi nữa, vua cũng không đem lại hòa bình lâu dài  cho xứ sở ông . Tranh chấp giữa  vua và các anh em  vua,  khiến năm 18 13, cả Tiêm lẫn Việt đều gửi quân đến Cam Bốt. Tiêm La  chiếm các tỉnh Tonlé Repou,  Stung Chen và  Mlu Prey.  Đại Việt khi  đặt Nặc Ông Chân lên  ngôi lại đòi quyền chánh thức bảo hộ Chân Lạp.  Năm 1833 , quân Tiêm tấn công Việt Nam trên 5  chiến tuyến ở Lào và ở Cambốt . Khi bị đẩy lui , bảo hộ  Cam Bốt biến thành  xâm chiếm . Năm 1834, vua Minh mạng  biến Căm Bốt thành “ Trấn Tây Thành” , chia ra làm 32 huyện  và thi hành một chánh sách đồng hóa triệt để .   Chánh sách gây ra nhiều óan hận  nên dân Miên nổi lọan khắp nơi , đặc  biệt do hòan thân  Nac  Ông Duang - Nặc Ông Dương lảnh đạo,   có Xiêm La ủng hộ sau lưng .  Vua Thiệu Trị năm  1841 , phải ra lệnh rút quân . Nhưng rồi Xiêm La lại  khai thác Căm Bốt , khiến Căm Bốt phải cầu cứu Việt  Nam .  Căm Bốt thành  chư hầu của cả hai nước Xiêm La và Việt Nam.   Tình trạng này kéo dài mãi  cho nên năm 1863, sau khi Pháp đã chiếm Sài Gòn . thành lập nền bảo hộ Căm Bốt.   Thỏa hiệp này do vua Norodom  cha  vua Sihanouk ký ngày 11 tháng 8 năm 1863, lại không đề cập gì đến biên giới Việt- Miên,  dù rằng chính nó  là nguyên nhân vua Norodom xin Pháp bảo hộ . Theo nhà  khảo cỗ học Pháp  Franois Maspero ( tài liệu số 8, năm 1975 ),  chánh quyền thuộc địa Nam Kỳ      đã định ranh giới hai nước một cách độc đóan, không hỏi gì  hai nước này gì cả. Chẳng hạn biên giới giữa Miên và Xiêm La  thay đổi , tùy thuộc thời kỳ và lực lượng quân sự giữa Pháp và Tiêm . Trong phiên bàn cải ngày  9 tháng 3 năm 1949 tại Quốc Hội Liên Hiệp Pháp -  Union francaise , phái đòan Căm Bốt tỏ ra chia rẽ nhau, và việc Căm Bốt đòi lại các tỉnh Hà Tiên, Châu Đốc, Long Xuyên và một phần các tỉnh Rạch Giá, Sa Đéc,Tân An,Tây Ninh ,đảo Phú Quốc, bảo vệ các thiểu số Khmer, sử dụng cảng Sài Gòn và quốc tế hóa sông Mê Kong,  theo bà  Marie -Alexandrine Martin ( Le mal Cambodgien, 1989 ), không được mấy ai ủng hộ , ngọai trừ vài dân biểu đảng xã hội Pháp. Năm 1953, khi Căm Bốt dành lại quyền độc lập nước nhà,  cũng không đòi hỏi thêm gì hơn được, phải theo các  đường ranh giới đã vẽ ra từ năm 1870 đến năm 1914. Tháng 8 năm 1959, vua Norodom Sihanouk  đến Sài Gòn đề nghị với tổng thống Đệ  Nhất Cộng Hòa  chịu bải bỏ  “ quyền hạn lịch sử -  droits historiques” đòi  lại các tỉnh miền Đông và  miền Tây, nếu Việt Nam chịu  công nhận nhận các ranh giới hai nước . Nhưng tổng thống Diệm lại phản đề nghịranh giới Sihanouk đưa ra và Sihanouk không chịu. Vào đầu thập niên 1960, quân đội Cộng Hòa miền Nam thi hành “ quyền đuổi theo-  droit de suite”  quân Giải Phóng miền Nam FNL  và quân Bắc Việt, đặc biệt ở  “vùng Mỏ Vịt- Bec de canard, Viêt Nam lại gọi là Mỏ Vẹt”  tỉnh Tây Ninh, năm 1870  thống đốc Nam Kỳ đã đề nghị nhập vào lảnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa miền Bắc lẫn FNL, đều nhìn nhận các ranh giới thuộc địa hay ranh giới “ hiện hửu -actuelles “ .Nhưng Đường mòn Hồ Chí Minh dùng chở người và vật dụng đánh  Cộng Hòa Miền Nam, đồng thời cũng là căn cứ trú ẩn, bệnh viện, kho dự trữ lương thực võ khí, các trung tâm huấn luyện, trên đất Căm Bốt  gần các tỉnh biên giới Việt Nam  Cộng Hòa, nên nhìn nhận  không có giá trị tí nào cả.  Miền Tây Bắc Cam Bốt thuộc các tỉnh  Stung treng, Ratanakiri, Mondulkiri thực tế do các Cọng Sản Việt Nam và  đồng minh lúc đó là Khmer Đỏ kiểm sóat.  Sau năm 1972  và đến năm 1975,  một số Khmer Đỏ, tinh thần quốc gia qúa khích, bắt giết hay đuổi cư dân Việt Nam khỏi  vùng này.  Sau khi Pol Pot thắng chánh phủ Lon Nol, năm 1975,  Bắc Việt  vẫn cố tâm xâm nhập  các tỉnh biên giới Miên - Việt, nhưng bị chống đối khó khăn lớn. Riêng về tỉnh An Giang, phải kể đến vụ  Khmer Đỏ tàn sát dân làng Ba Chúc. Theo Wikipedia -  tháng giêng 2014 ( “ chronologie Cambodge de1960 à 1990”- Khmercanada.site.voilà.,  ngày 02 tháng 6 năm 2013 ), khi Khmer Đỏ khởi sự đột kích vào các tỉnh từ Tây Ninh  xuống đến Hà Tiên và các đảo Biển Tây , ngày 15 tháng tư năm 1975, Ba Chúc là một làng  nhỏ an lành, có 3500 người. Trong 2 tuần lễ, kết thúc ngày,30 tháng tư năm 1978, Khmer Đỏ giết chết hết những ai thở được, chặt tay chân trẻ em và chặt người lớn ra làm nhiều khúc . Khi  Khmer Đỏ rút lui, làng Ba Chúc chỉ còn 2 người sống sót . ...           

     Địa hình, địa danh tỉnh An Giang 

   Địa hình An Giang thuộc ĐBSCL gồm  phần lớn là  đất thấp khó thóat nuớc, cao độ trung bình 4- 10m .  Vùng  núi thấp là Bảy Núi - Thất Sơn thuộc hai huyện  Tri Tôn và Tịnh Biên và núi Sam . Núi cao nhất Bảy Núi -Thất Sơn  là núi Cấm, cao  710m cũng là  núi rộng lớn nhất  gần làng An Hảo  huyện Tịnh Biên.  

      Núi Sam,  cao gần 1000m ( ? )có tài liệu ghi chỉ cao  241m ( ? )  và rộng 280 ha ở   xã Vĩnh Tế , thị xã Châu Đốc,  cách trung tâm thị xã 5km .  Tên gọi là Sam vì nhìn từ xa  trông núi tựa một con cua lớn hình rau sam  đen -  Black Portulaca King Crab, dán vào ngay chính giữa một cánh đồng bao la xanh ngắt.  Một truyền thuyết khác  thì đây là một hòn đảo giữa biễn có nhiều cây rau  sam mọc  nên đảo có tên là  Hòn Lảnh Sơn hay Hòn Sam.  Đường lên đỉnh núi, cây cối mọc xanh tốt ở các sườn núi.   Du khách có thể đi bộ hay thuê xe tắc xi chở lên núi. Từ đỉnh núi có thể   nhìn thấy thị xã Châu Đốc, một bức tranh vẽ nhà cao ráo, xây cất dọc theo kênh đào thuần khiết và thơ mộng .  Nhưng nổi tiếng hơn hết  là núi có Miễu Bà chúa Xứ , chùa Tây An và lăng Thọai Ngọc Hầu.  Miễu bà Chúa Xứ  là một ngôi miếu rộng, ván  gạch, lợp ngói, nơi chánh điện có pho tượng Bà rất to , sơn phết rực rỡ. Tượng kiến trúc theo các nhà tạc tượng Bà La Môn, khỏang trước thời Đế Thiên Đế Thích - Angkor Vat. Hai bên bàn thờ có 2 câu đối nói lên sự linh ứng của bà :

                  “ Cầu tất  ứng, thành tất linh, mộng trung chỉ thị,      

                    Xiêm khả kính, Thanh khả mộ, ý ngọai nan lường”   

Tín ngưỡng Bà Chúa Xư’ chịu ảnh hưởng hay đã được vay mượn của người  Chàm. Hai lễ hội  qui tụ  đông đảo quần chúng nhất là  ngày ‘Vía Bà” ở núi Sam (ngày 25 tháng 4 âm lịch) và ngày kỷ niệm thành lập Phật Giáo Hòa Hảo( ngày  18 tháng 5 âm lịch) ( Nguyễn Thanh Liêm - Châu Đốc, tháng giêng 2006 ). Cách Miễu Bà Chúa Xứ chừng vài trăm thước là chùa Tây An , xây cất vào  năm Thiệu Trị thứ bảy ( 1847 ). Chùa chứa đến  140 cốt phật và thờ  cả tượng Thần Nông, Hùynh Đế, Ngọc Hòang  và tượng  phật Thầy Tân An, tên thật là Đòan Minh Huyên (  1807 -  1856 ).  Đạo Phật Thầy Tây An giản dị hóa thủ tục thờ cúng , không gõ mõ tụng kinh,  không cạo đầu mặc áo cà sa, không cần phải xây cất chùa, xây tượng Phật .  Tu ở đâu cũng được, miễn tránh  điều ác, làm điều lành, thực hành bốn ơn lớn - Tứ Ân ( là ơn tổ tiên cha mẹ, ơn đất nước, ơn tam bảo, ơn  đồng  bào nhơn lọai) . Giáo lý Phật Thầy  có phần mâu thuẩn  với khung cảnh chùa Tây An , có hàng trăm tượng phật bên trong.Thật ra chùa đã xây dựng trước khi Phật Thầy bị Pháp thuộc địa  an trí, đưa về Châu Đốc để dễ bề kiểm sóat . Đạo Phật Thầy Tây An  còn có tên là Bửu Sơn  Kỳ Hương , nguồn gốc của   Phật Giáo Hòa Hảo sau này.  Năm 1939, theo chú thích của Trần Gia Phụng ( Dòng Việt - 2005 ),  ông Hùynh Phú Sỗ ( 1919- 1947 )  thành lập Phật Giáo Hòa Hảo,  chủ trương học tập, tu nhân, cải cách đạo Phật  theo đúng với đời sóng thực tế của người nông dân Việt Nam  và giản dị hóa  thủ tục, tổ chức theo nền tảng của Bửu Sơn Kỳ Hương.

   Lăng Thọai ngọc Hầu, tên thật là Nguyễn văn Thọai, gốc tỉnh Quảng Nam, cũng nằm ở chân núi Sam  bên trái con đường Châu Đốc - Tịnh Biên . Sau nhiều bậc đá, sẽ lên đến một sân rộng, phía trước có 4 trụ đá khổng lồ và bên trong có nhiều ngôi mộ cao, thấp. Sau hàng chục ngôi mộ là  một đền  thờ xây bằng tường vôi, dưới  những tàn cây u nhã, tựa  lưng vào  núi Sam. Đó là lăng Thoai Ngọc Hầu,  theo vua Gia Long đánh Tây Sơn, công cán bên Xiêm, bên Miên và Lào, giữ nhiều chức quan trọng như chưởng cơ Bắc Thành, trấn thủ Lạng Sơn,  trấn thủ ĐịnhTường, trấn thủ Vĩnh Thanh, Bảo Hộ Cao  Miên, Khâm sai thống chế án thủ Châu Đốc v.v… Nhưng 2 công tác được  người đời nhớ nhiều nhất là con kinh chạy dài  từ Châu Đốc đến Hà Tiên, dọc theo biên giới Miên - Việt vua Minh Mạng đặt  tên Vĩnh Tế Hà  ( Vĩnh Tế là  danh  xưng của Nhất phẩm Phu nhân Châu thị Tế, vợ  của Bảo hộ Thọai )  và con kinh thứ hai ăn thông từ Long Xuyên qua RạchGiá, triều đình nhà Nguyễn Phước đặt tên là  Thọai Hà.  

   Núi Cấm là  một trong Bảy Núi - Thất Sơn. Bảy núi là Núi Két - Anh Vũ Sơn,  Núi Giày 5 giếng - Ngũ Hồ Sơn, Núi Gấm hay Núi Cấm - Thiên Cẩm Sơn, Núi Tượng -  Liên Hoa Sơn, Núi  Nước gần Núi Tượng  - Thủy Đài Sơn, Núi Dài -  Ngọa Long Sơn  và Núi Tôi - Phụng Hòang Sơn. Năm Non là  5 cái chỏm cao( còn có tên là Vồ ) cuả Núi Cấm là Vồ Bò Hong , Vồ Đầu , Vồ Bà ,  Vồ Ông Bướm và Vồ Thiên Tuế. Thất Sơn nằm trong tam giác  Tịnh Biên - Nhà Bàng - Tri Tôn,  choán một khu vực dài 30 km, bề ngang  17 km, 1/7  diện tích Châu Đốc,  là một pháo đài vô cùng kiên cố bên cạnh  Kampuchia  và Thái Lan, nơi trú ẩn - mật khu   những anh hùng chống Pháp cuối thế kỷ  thứ 19  sang đầu thế kỷ thứ 20  và là cái nôi  của Phật Giáo miền Nam - Bửu Sơn Kỳ Hương . Truyền thuyết thứ nhất là Núi Cấm có nhiều  thú bắt mồi rất nguy hiểm nên cấm người lai vãng.  Truyền thuyết thứ hai là Chúa Nguyễn Phước Ánh  trốn núp Tây Sơn truy nả ráo riết ở vùng núi này,  cho nên vì lý do an tòan cấm mọi người đến gần núi . Trên cao nguyên rộng của Núi Cấm , những  thắng cảnh  nổi tiếng là   dòng nước sông Thanh Long an bình, Động Thủy Liêm bí ẩn,  Vồ Bạch tượng  ( Hòn đá lớn hình Con voi Trắng ) và chùa cũ Vân Linh .   

   Một thắng cảnh khác  của An Giang là khu rừng tràm Trà Sư,  ở xã Vân Giao  thị trấn Tịnh Biên. Thời gian thích hợp nhất viếng thăm  lọai rừng đặc thù của ĐBSCL  này là từ tháng 9 đến tháng 10. Lúc đó, nước trong rừng tràm cao 3- 4 m , ngập cả mọi đường mòn và mặt nước  phủ tràn đầy 2  lọai bèo nhỏ nhất là  bèo phấn Wolffia, lòai Wolffia Arrhiza   xoan tròn , lục đậm  và lòai Wolffia globosa, tròn dài, lục trong nhiều quốc gia trồng để ăn. Tông Wolffia thuộc họ thực vật   bèo cám - Lemnaceae.  Đến khu rừng tràm Trà Sư bằng hai cách : hoặc lái xe mô tô trên đường kinh hay chèo thuyền “  Vồ lái” còn có thể  nhìn  thấy hoa điên điển  vàng Sesbania sesban một trong số 8 lòai Sesbania sp. hiện diện ở nước nhà ( lòai dân Việt thị thành  biết nhiều nhất  là So đủa Sesbania grandiflora , hoa trắng  )...      

    Núi Cô Tô, cao  614m gần thị trấn Tri Tôn nhất, theo một  truyền thuyết khi mới lập thiên lập địa, Trời Đất còn tăm tối,  một  Lão Tiên từ Núi Cấm và  Núi Giày  mang những tảng đá xếp chồng chất nhau  cho đến rạng đông  thì xây xong Núi Cô Tô. Một truyền thuyết khác lại cho hình dáng núi giống một  tô ( chén, bát ) úp , nên mới có tên là Tô. Trên núi, có  một  nơi nổi danh tên gọi là SânTiên, theo truyền thuyết  là dấu chân Đức Phật Tổ . Đường lên núi đẹp đẽ này, có những góc che lấp những căn nhà lợp lá ,  thỏang gió thổi mùa hương  lúa gạo . Cô Tô đẹp  nhất  đêm sáng trăng.  Lúc đó mỗi phiến lá  trông tựa mỗi lá bạc  gắn  vào,  dọc theo  các dòng suối Ô Thum , Ô Thoa , hồ Ô Soài So ( ? ).

     Di tích Ốc Eo,  dưới chân núi Ba Thê,  do nhà khảo cổ  Pháp Malleret khai quật hồi thập niên 1940, phía Nam Núi Sập - Thoại Sơn,  trước đây thuộc Kiên Giang ,nhưng nay thuộc An Giang ( như đồi Tức Dụp, phía Đông Nam Tri Tôn  ghi là thuộc An Giang, nay thuộc Kiên Giang ? ), cách Biển Tây hơn 30 km,  xưa kia có thể là một đô thị vừa là thương cảng ( đã buôn bán với Đế Quốc La Mã)    của một nền văn minh   vương quốc Phù Nam  trải rộng  cả vùng Đồng Nai - Cửu Long qua tận Kamphuchia phần đất Xiêm Lào,  thời gian từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII  của thiên niên kỷ thứ nhất . Văn minh đô thị - thương cảng Ốc Eo Ba Thê An Giang, có thể xem là tiêu biểu  cho một quốc gia cỗ xưa, hình thành sớm nhất Đông Nam Á  .

         …

    Danh nhân An Giang

       Ngoài công đầu mở cõi của Công nương Ngọc  Vạn; kế tiếp là Lễ Thành Hầu  Nguyễn hửu Cảnh ( Kính ), tuyên bố chủ quyền  pháp lý Việt Nam ở các tỉnh Miền Đông và miền Tây, làm thống binh tiến tận Nam Vang và nhiễm bệnh  nặng khi ngừng quân tại Cù Lao Tiêu Mộc   - Cồn Cái Sao, Chợ Mới - Long Xuyên ( sau đó đổi tên là Cù lao ông Chưởng -chưởng cơ thống xuất; thống binh Trần Đại Định con của tướng Long Môn Trần Thượng Xuyên năm 1731, đánh chiếm Bà Nam,  khi  người Lào Sà Tốt và quân Chân Lạp tràn xuống Gia Định  tàn sát nguời Việt;  Mạc thiên Tứ ( Tích )  mở mang đất Tầm Phong Long, sau khi Nặc Tôn dâng đất này và Chúa Võ thiết lập đạo  Tân Châu và  đạo Châu Đốc; Thọai Ngọc Hầu  và vợ là Châu thị Tế  đốc thúc đào hai đào kinh lớn công đầu bảo vệ, mở mang vùng tứ giác Long Xuyên, tưởng cũng không nên quên Quản Cơ Trần Văn Thành   ( 187 67 - 1873  )  rút quân về Láng Linh   chống giữ vùng  An Giang Châu Đốc, như Quản cơ Nguyễn Trung Trực chống giữ Rạch Giá, Phú Quốc . ...

   Trên phương diện chánh trị là :- Nguyễn Ngọc Thơ người thị xã Long Xuyên, từ năm 1957 đến tháng 11 năm 1963 là Phó Tổng thống Đệ Nhất Cọng Hòa; các năm 1945 - 54 ( ? ) là tỉnh trưởng Long Xuyên,  chuyên viên cố vấn cho tòan quyền Decoux phát triễn kinh tế cho Miền Nam ( như Đòan Thêm lúc đó là chuyên viên cố vấn cho Decoux phát triễn kinh tế miền Bắc )  và có một thời gian ngắn làm thủ tướng chánh phủ cho  chánh quyền  tướng lảnh đạo đảo chánh năm 1963 Dương Văn Minh  -  Tôn Đức Thắng, quê ở Mỹ Hòa Hưng - Long Xuyên , trước tháng tư năm 1975 là chủ tịch ( Tổng Thống ) Việt Nam Dân chủ Cọng Hòa miền Bắc  và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 là chủ tịch - tổng thống đầu tiên của Việt  Nam Thống nhất- Việt Nam  Cộng hòa Xã hội- Socialist Republic of Việt Nam .   

    Về  văn hóa, văn chương nghệ thuật…,   có lẽ nên kể ra vài  nhân vật sau đây:

    -   Nhà văn Nguyễn Chánh Sắt (  1869 - 1947 ) sinh ở Tân Châu - Châu Đốc, tác giả 10 cuốn tiểu thuyết  lý tưởng, trinh thám, nghĩa hiệp. Phổ biến nhất là tập Nghĩa Hiệp Kỳ  Duyên ( 1919 - 1920 )

    -   Nguyễn Trọng Quyền bút danh là  Mộc  Quán sanh năm  1876  tại làng Thạnh Hòa , huyện Thốt Nốt ,tỉnh Long Xuyên cũ ( nay thuộc tỉnh Cần Thơ ?)  trút hơi thở cuối cùng tại nhà thương Châu Đốc năm 1953. Là  sọan giả, trong 50 năm ,sáng tác  được  85 vở tuồng  cải lương được nhiều đòan hát sử dụng như  Phụng Nghi Đình, Mạnh Lệ Quân thốt hài,  San Hậu, Tây Sương Ký, Tái  Sanh Duyên , Vạn Huê Lầu… và  3 truyện thơ . Mộc Quán  sử dụng lối ước lệ và tượng trưng của Hát Bội, rút kinh nghiệm của lọai hát tiều và lối hát của Hý Khúc thời Nhà Nguyên ( Mông Cổ ), biến chế thành một lối hát tuồng Tàu cho  các nghệ sĩ Việt Nam  như Phùng Há, Năm Phỉ, Năm Châu, Bảy Nhiêu, Tư Thới … ( Nguyễn Phương - 2006 )

     - Nguyễn Hiến Lê  ( 1912- 1984 ), sinh ở  Hà Nội ,viết văn  tại Sài Gòn, nhưng sau 1945  lại dạy học lâu ngày ở Long Xuyên, vợ thứ hai là  Yên thị Thiệp người Long Xuyên, cho nên khi chết, cốt tro tàn  cất giữ ở Long Xuyên , trước khi di dời về Sài Gòn . Sách liên quan  đến An Giang nhất là Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười,  xuất bản năm 1954.

       - Vương  Trung Hiếu,  sinh năm 1959 ở Long Xuyên,  năm 2011 còn sinh sống tại Bangkok Thái Lan. Bắt đầu tập viết văn năm  1987. Các tập truyện phổ thông của ông là Tình Khúc  Hồng ( 1991 ), Ngày chúng ta quen nhau ( cũng năm 1991 ),  Hương Quỳnh ( 1992 ),  Đầu Tóc Rối  ( 1993 ). Các thi nhân , văn sĩ họa sĩ khác  là nhà văn Nguyễn Quang Sáng( Chợ Mới ), nhà  văn Anh Đức ( Châu Thành ), nhà văn Trịnh Bửu Hòai ( Châu Đốc ), nhà thơ  Viễn Phương ( Tân Châu ), họa  sĩ hài hước Chóe ( Chợ Mới )...  

      Về phía ca sĩ  đáng kể nhất sinh quán An Phú - Long Xuyên (năm 1945 ?) là ca sĩ cải lương  giọng ngọt ngào Bạch Tuyết . Năm  1961  đã nổi danh với bài ca “ Lá Thắm Chỉ Hồng”  và đã  được xem là “ Cải Lương Chi Bảo”. Năm 1963,  đọat  giaỉ thưởng Thanh Tâm.  Bạch Tuyết đã hát  400 bài ca cải lương,  trong đó nên nhắc thêm các bài “ Kiếp Chồng Chung”   “ Tiếng Hát Mường Then” (của Út Trà Ôn ). Bạch Tuyết đã đi trình diễn học thêm ở Vương Quốc Anh  , Bulgaria … và là người độc nhất đậu bằng Tiến sĩ Nghệ Thuật nước nhà  về ca hát cải lương. Các nghệ sĩ khác , nguồn  gốc An Giang,  là ca sĩ Đức Tuấn , ca sĩ Phương Trinh, ca sĩ Đông Đào ( Phú Tân ) và các nhạc sĩ  Hòang Hiệp ( Chợ Mới ), Song Ngọc ( Long Xuyên )   

      …

Sơ lược  vài  đô thị - thị trấn An Giang : Long Xuyên,  Châu Đốc,  Châu Thành, Tân Châu  

             Long Xuyên là thủ phủ tỉnh An Giang, cách Hà Nội về phía Nam  1950 km, cách Sài Gòn - TP HCM 189 km, cách biên giới Cam Bốt 45 km . Chia ra làm 11 phường  và 2 xã nông thôn. Dân số Long Xuyên năm 2013  trên 368 376 người, và diện tích chỉ có130 km2. Long Xuyên là thành phố phát đạt nhất miền Tây Nam Việt Nam, ngay sau TP Cần Thơ. Đặc điểm thứ nhất Long Xuyên là Viện Đại học An Giang và Trường Đại học Sư Phạm đào tạo giáo viên. Viện Đại học An Giang đứng hàng thứ nhì ĐBSCL, chỉ sau Viện Đại học Cần Thơ, hiện có  8000 sinh viên. Khởi sự là Trường Sư Phạm, được công nhận là Viên Đại học từ năm 2000 .  Viện hiện có  các khoa Giáo dục, Nông nghiệp, Kinh tế học,  Kỷ thuật Thông tin - IT và   Chủ Nghĩa Marx - Lê Ninh.  Long Xuyên có 3 trường trung học chánh yếu : các trường Thọai Ngọc Hầu, Bình Khánh và Long Xuyên. Trường Thọai Ngọc Hầu  nguyên là trường Trung học Long Xuyên,  nay có 2000 học sinh, chuyên khoa  về các môn Anh văn, Tóan, Hóa học, Vật lý , Văn chương và Sinh học.  Long Xuyên là trung tâm của Phật Giáo Hòa Hảo. Nhưng cũng có nhiều nhà thờ Thiên chúa Cơ Đốc. Ngòai ra, còn nhiều dân  Long Xuyên theo các phái Phật giáo hay tôn giáo khác .  Dân địa phương thường  đi siêu thị ngày thứ bảy và ngày chủ nhật. Ngày sinh của cựu chủ tịch Tôn Đức Thắng  được tổ chức  hàng năm  ở Mỹ Hòa Hưng ( Đảo Hổ, Cọp - Tiger Island ).  Các món ăn ngon gồm các món  tiêu chuẩn Việt Nam thường lệ hay vài biến đổi các món đặc biệt An Giang, như các món cá ba sa, mắm thái và dừa Thốt Nốt.  Mỗi năm  du khách đi ngang qua Long Xuyên trên đường đi Châu Đốc là nơi dừng chân chánh viếng thăm Căm Bốt, nhưng ít khi nghỉ đêm  tại Long Xuyên…   

   Châu Đốc là một thị xã tỉnh An Giang ngày nay, nằm trên nhánh Sông Hậu ( Sông Sau ) và kinh Vĩnh Tế, cách  TP HCM- Sài Gòn  250 km về phía Tây. Từ Sài Gòn đến Châu Đốc cần 6 giờ đồng hồ xe buýt .  Chia ra làm 4 phường và 3 xã . Dân số năm  2013 là 157 298 người, chưa bằng phân nữa Long Xuyên, trên diện tích  105.29 km2 , có phần nhỏ hơn thị xã tỉnh lỵ Long Xuyên đôi chút.  Về lịch sử, Châu Đốc nguyên là lảnh thổ Vương Quốc Phù Nam, nhập vào nước nhà cách đây chừng 300 năm.  Nằm gần Núi Sam, nơi thờ phụng bà Chúa Xứ, mỗi năm vào tháng tư âm lịch. Ba tộc dân Việt, Chăm ( Chàm - Chiêm Thành ) và Khmer Krom  sinh sống hòa thuận cùng nhau . Có lẽ nên nhân tiện nói rỏ thêm tộc dân Chàm  Châu Đốc,  vì đã đề cập phần nào khi nói đến  tộc dân chàm ỏ bài Ninh Thuận - Phan Rang. Theo  g. s.  Nguyễn Thành Liêm ( Châu Đốc, tháng giêng 2006 ) , tòan tỉnh Châu Đốc cũ  có 7 thôn ấp cũ người Chăm ở: Koh Ta Boong ( Pháp âm là  Kotampong ), Hà Bao, Vĩnh Trường, Phum Sòai, Khánh An, Khánh Bình và Châu Giang . Người Việt miền Nam gọi họ là  Chà Và hay Chà Châu Giang. Thật ra họ là người Chàm  gốc miền Trung. Vì trốn tránh  chiến tranh, họ đã sang sinh sống ở Cam Bốt.  Năm 1755, Nguyễn Cư Trinh chiêu dụ họ về vùng Tây Ninh , Hồng Ngự  và Châu Giang - Châu Đốc.  Năm 1832 , một số người Chăm  Phan Rang - Phan Rí theo Lê văn Khôi chống lại triều đình Huế. Thất bại, một số bỏ trốn qua Căm Bốt, một số rút lên Tây Nguyên, một số đến nương ngụ cùng đồng bào Chàm Châu Đốc. Thấy họ giao thiệp với  Mã Lai, sang học đạo ở Pattani, lầm tưởng họ là người Mã Lai, mới gọi họ là Chà Và  ( Java ) hay Chà Châu Giang.   

      Ba tôn giáo chánh  Châu Đốc là Phật Giáo Đại Thừa-Mahayana Buddhism  ( hai tộc dân  Việt và Hoa), Tiểu thừa - Theravada Buddhism ( Khmer - Căm Bốt ) và Hồi Giáo Sunni Islam ( Chăm ) . Năm   2003, trên diện tích  100 km2, lúc đó chưa thành lập phường Vĩnh Ngươn, dân số là 112 155 người , đa số đã là tộc dân Việt và Chăm, chỉ có chút ít Khmer Krom.  Kinh tế Châu Đốc  chuyên sản xuất nhiều lọai nước mắm  và  “mắm thái Châu Đốc”,  nay là nơi xuất cảng cá basa - catfish , du lịch và  là một trung tâm  buôn bán sầm uất nhờ  kế cận biên giới Căm Bốt.  Miếu Phước Điền, một  vị trí  lịch sử chánh thức  cũng thuộc thị xã Châu Đốc, là nơi có  một khách sạn  đáng kể cho vùng . Trong thị xã  có nhiều khách sạn khác  gần chợ chánh, tiếp đải ân cần với giá phải chăng.  Núi Sam nay cũng có nhiều khách sạn, và trên đường lên núi Sam nay cũng có vài khách sạn. Đáng cho bạn nghĩ tới ngũ lại một hai đêm là một  trong  hai khách sạn nổi - thủy tạ ( floating hotels); một phải qua cầu - foot bridge  chỉ đi bộ được và  một phải đi đò tới nơi. Có lẽ cũng nên biết  là số du khách đến An Giang ( nhất là ngang qua Long Xuyên và nghỉ đêm tại Châu Đốc năm  2005  là 3.8 triệu người, năm 2010 tăng lên đến 4.6 triệu người, chú trọng  du lịch sinh thái  và du lịch cộng đồng thu hút nhiều du khách hơn hết…Nhờ du lịch và thương mãi, nay  ngành dịch vụ chiếm  đến  59,5 % GDP An Giang, trong khi nông nghiệp( nông lâm ngư) chỉ còn  28.4 % .

      Thị trấn Tân Châu  là huyện lỵ huyện Tân Châu,  tỉnh An Giang ngày nay.  Thành lập năm  1757,   Tân Châu là quận huyện lớn nhất tỉnh Châu Đốc cũ. Năm 1929,  tách rời  ra khỏi quận Hồng Ngự, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp. Năm 1968, tách rời khỏi  huyện Phú Tân (? )- Chợ Vàm  và thành lập huyện Tân Châu thuộc tỉnh An Giang. Nâng cấp thành thị xã năm 2009.  Thị xã Tân Châu gồm  5 phường và 9 xã  . Dân số năm 2009 là 184 000 người, diện tích 159 km2, còn lớn hơn diện tích thị xã Long Xuyên, tuy dân số chỉ bằng phân nữa. Dân số năm 2003  là 159 719, tăng trên 24 000 trong vòng 6 năm. Như vậy, năm 2013  dân số Tân Châu có thể đã trên 200 000. Tân Châu nổi tiếng nhất  về tơ tằm. Các làng mạc đều  trồng dâu nuôi tằm, đặc biệt ở các xã Vĩnh Hòa, Tân An, Vĩnh Xương, Long Phú. Hàng lụa danh tiếng Tân Châu là lảnh “ Mỹ A”, lọai lò nhuộm  bằng  trái măc nưa đươc ưa thích,  vì hàng đen mướt và không phai màu. Trái mạc nưa,  các thập niên 1955- 75, phải mua ở Căm Bốt, nhưng sau này bắt đầu trồng ở nước nhà, không rỏ  nay trồng nhiều ít ở Phan Rang , ngòai vùng Châu Đốc. Tên Khoa học của mặc nưa là Diospyros  mollis, họ  hồng trái thị, trái ka ki Ebenacea, một đại mộc nhỏ thân to 30 - 40cm, trái tròn xanh 1-2m. Gỗ  cũng là một lọai gỗ mun tốt.Trái và lá chứa poliquinone, dùng để  nhuộm lảnh đen Mỹ A như vừa nói. Nguyễn Thanh Liêm cũng cho biết là Tân Châu có đường tên là Phan Văn Vàng, người Việt  mua bán cá sấu ở Miên, đã du nhập khỏang năm 1920  giống lúa nổi, sạ ( rải hột giống ) trong ruộng, mọc cao dần theo  mực nước “mùa nước nổi “  từ 1.5m  đến 4.5m, không bị ngập chết hết . Nay thì miền Nam  không còn trồng lúa nổi nữa, nhờ phát triễn kinh mương ngăn ngừa ngập lũ và phổ biến các giống lúa cao năng ngắn ngày hơn nhiều, và làm nhiều vụ một năm.  Miệt Tân Châu - Hồng Ngự vùng Châu Đốc cũ, còn bắt cá linh, một giống cá trắng có vảy nhỏ xuất phát từ Biển Hồ Cam Bốt, cứ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch thì nở con linh tinh trôi dạt  theo dòng nước Cửu Long về miền Châu Đốc -Long Xuyên, xuống tận miền Hậu Giang.  Lúc nước hạ vào thượng tuần tháng 10 âm lịch  thì chúng ngược dòng Cửu Long trở về Biển Hồ. Cá linh nhiều đến nổi phải dùng  làm phân bón, vì ăn không hết, làm mắm hay nước mắm cũng không hết. Cá linh có thể nướng, nấu chua, kho hầm, làm gì ăn cũng béo cũng bùi. Đầu cá linh kho hầm ăn với cơm cháy thì ngon tuyệt.

    Huyện Châu Thành là huyện đáng kể nhất  các huyện An Giang ngày nay. Năm 2003 ,dân số huyện là  171  498 người, với diện tích 347km2 . Huyện lỵ là An Châu. Tháng tám 1979, huyện Châu Thành X , thuộc tỉnh Long Xuyên cũ,  chia ra làm hai huyện Châu Thành và Thọai Sơn. Huyện nhà bao gồm thị trấn huyện lỵ An Châu và 12 xã. Ranh giới giáp 4 huyện khác tỉnh nhà là huyện Tịnh Biên, huyện Châu Phú- Cái Dầu, huyện Chợ Mới và huyện Thọai Sơn - Núi Sập; kế cận là thị xã Long Xuyên. Đất rất bằng phẳng và sông Hậu chia đôi huyện. Các tộc dân huyện , theo thứ tự nhiều ít  là Việt Kinh, Khmer Krom, Chăm và Hoa. Hòa Hảo là tôn giáo  nhiều người theo nhất huyện nhà.          

Tăng gia giao thương, Hợp Tác Căm Bốt -Việt Nam, thay vì hiềm khích chém giết nhau thời Khmer Đỏ

 Việt Nam và Căm Bốt chia sẽ  1270 km biên giới chung. An Giang là trung tâm cho ba thành phố - đô thị lớn là  Sài Gòn - TP HCM , Cần Thơ  và Nam Vang - Phnom Pênh. Và cũng là   tỉnh  biên giới ĐBSCL, đi đến  thủ đô Nam Vang gần nhất, chừng 80 km đường sông  từ  cửa khẩu quốc tế  Vĩnh  Xương trên sông Vĩnh Xương  ngang qua tỉnh Căng Đan - Kandal ( Căm Bốt ) hay  từ đường bộ từ hai cửa khẩu: quốc tế  là Tịnh Biên  ngang qua tỉnh Takeo - Căm Bốt và  quốc gia là Khánh Bình nay có cầu đã khánh thành đi đến Chrey Thom tỉnh Căng Đan. An Giang có cả thảy là 3  cửa khẩu đường bộ  và 4 cửa khẩu đường sông đến Căm Bốt , nhưng chỉ cửa khẩu Tịnh Biên  là để xe ô tô qua lại  và Vĩnh Xuơng là để chuyên chở đường sông. Thỏa thuận kiểm sóat xe cộ, quan thuế v.v... ở cửa khẩu Mộc Bài- Ba Vẹt thuộc tỉnh Tây Ninh vẫn còn khó khăn chưa dứt quyết.  Cửa khẩu Dak Rue  giữa hai tỉnh Đắc Lắc và Mondulkiri đến cuối  năm 2013, vẫn chưa hòan tất hạ tầng cơ sở như dự liệu.

       Năm 2001, giao thương  Căm Bốt - Việt Nam chỉ đạt  169 triệu đô la Mỹ- USD và năm 2006  là 980 triệu USD. Năm đó, Căm Bốt đứng hàng thứ 16  của các nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và Việt Nam đứng hàng thứ ba nhập khẩu hàng hóa Căm Bốt, sau Thái Lan và Trung Quốc. Xuất khẩu  hàng Việt Nam qua Căm Bốt năm 2006 là tơ sợi và áo quần, plastics, máy computers, đồ điện tử và bộ phận, rau đậu, trái cây, hải sản  và đồ điện gia thất. Nhập khẩu  thuốc lá, cao su, gỗ  và vải vóc. Hai tỉnh An Giang và Tây Ninh chiếm  95% thương mãi  ngang qua các cửa khẩu của 10 tỉnh  biên giới chung  giữa hai nước. Riêng  tỉnh An Giang  chiếm 87 % tổng số, trị giá 600 triệu USD.  Năm 2010, đạt  2.3 tỉ USD. Năm  2011 tăng lên đến  2.8 tỉ USD và năm  2012 là 3.1 tỉ USD. Năm 2013, đạt 3.5 tỉ USD và hy vọng lên đến  4 tỉ USD năm 2014 và 5 tỉ năm 2015. Trên hẳn giao thương Việt - Lào năm 2012 là  866 triệu USD và trong 10 tháng đầu năm 2013  là 817  triệu  USD . Việt Nam xuất khẩu sang Căm Bốt  gồm có các lọai hàng hóa tiêu thụ, thực phẩm biến chế, mì ăn liền, cà phê, nước mắm, rau đậu, hoa và  trái cây, phân bón hóa học, các dụng cụ nông nghiệp và thuốc bảo vệ mùa màng. Việt Nam nhập cảng từ Căm Bốt chánh yếu là các sản phẩm  thô- nguyên liệu nông nghiệp như hột điều - đào lộn hột, khoai mì ( sắn ), đậu xanh, đậu nành ( đổ tương ) và mũ cao su. Phải cố gắng  đầu tư thêm vào các doanh vụ tại  vùng phát triễn kinh tế  rộng 26 538 ha,  gồm 3 cửa khẩu Việt - Miên là Vĩnh Xương,  Khánh Bình và Tịnh Biên, nâng  giao thương hai nước lên hàng nhất - hàng nhì, mau đuổi kịp Thái Lan và  Trung Quốc.

           Trên phương diện Hợp  tác phát triễn, ở phiên họp ngày 27 tháng chạp năm 2013 tại Nam Vang - Phnom Penh giữa hai thủ tướng Hun Sen và Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Hun Sen kêu gọi Việt Nam khuyến khích thêm nhiều  nhà đầu tư Việt làm doanh vụ ở Căm Bốt, giúp đở hòan thành  xây cất đường O’Yadav ở tỉnh Ratanakiri, chia sẽ  các nguồn nước sông chung  cho  hai quốc gia, đặc biệt chung sức  định giá ảnh hưởng  xây cất các đập thủy điện hai nhánh sông Sre Pok và Sesan.  Ngòai ra,  thủ tướng Hun Sen còn  yêu cầu Việt Nam  bán  mức điện  hai bên đã  thỏa thuận và tiếp tục  giúp thiết lập thêm 7 trạm ra điô ở các tỉnh Căm Bốt và hòan tất kiểu nhà thương “ Chợ Rẫy”  ở Nam Vang ( ?). Thủ tướng Dũng  cũng yêu cầu Căm Bốt tăng gia  bảo vệ  các đầu tư Việt Nam ở Căm Bốt  và thông báo cho thủ tướng Hun Sen biết tình trạng điều đình với Trung Quốc về xụ xây cất đường xe lữa ASEAN - Côn Minh, đặc biệt khúc đọan  Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước -  Việt Nam tới Căm Bốt.

 Các khó khăn cho nông nghiệp An Giang

  Năm 2013, GDP An Giang  tăng thêm 6,58%. Mức tăng nhỏ nhất  là lảnh vực nông lâm ngư chỉ tăng 1.52 %, trong khi công nghệ xây cất  là 6.34% và dịch vụ 9. 57 %.  Trên bình diện cơ cấu kinh tế, năm 2013 nông lâm ngư  chiếm  28.74 % GDP tỉnh nhà, cao  hơn lảnh vực công nghệ và xây cất chỉ là 12.4% , nhưng thua xa  lảnh vực dịch vụ,  chiếm đến  59. 13 %. GDP mỗi đầu người là 1 572 USD ( 33 .077 triệu ĐVN ). Cũng nên nhớ tỉ xuất  lạm phát  tăng 2.72% năm 2013, tuy rằng chưa đến ⅓ tỉ xuất lạm phát năm 2012.  Đặc biệt trong qúy đầu 2014, nông lâm ngư lại giảm đi mất 0.66%, công nghệ xây cất tăng  2.84% và  dịch vụ tăng   6.54% .     

     Lúa gạo

  Như đã đề cập ở bài khảo luận về tỉnh Kiên Giang - Rạch Giá - Hà Tiên, hòan thành hệ thống tưới tiêu, thóat thủy đê điều ( và đường xá ) chống lũ lụt Tứ  Giác Long Xuyên ,diện tích tổng cọng là 470 000 ha,đã giúp tăng gia nhiều sản xuất lúa gao  An Giang.  Nhắc lại Tứ Giác Long Xuyên đã thực hiện 64 kinh chánh dài 1056 km, 2 313 kênh  thứ cấp và tam cấp  dài  7347 km, 38 cống lớn và cở trung bình, 1915 cống nhỏ, 319  trạm bơm nước bằng điện cở trung bình , 4 458 km  đường đắp cao  và đê chống lụt   …  Hệ thống đê điều Tứ Giác Long Xuyên có  hai lọai đê: đê kiểm sóat  lũ tổng quát và các đê đường đắp cao chống lũ tháng 8.  Đa số các đê chống lũ phần lớn  nằm trong vùng thích hợp cho sản xuất lúa, nơi lũ không qúa lớn, như các vùng Thọai Sơn, Châu Thành, Châu Phú …. tỉnh An Giang. Tỉnh nhà có  103 cơ cấu kiểm sóat lũ cả năm, bề dài đê đường  là 1020 km, bảo vệ được  40 899 ha  làm 3 vụ lúa một năm.  Thay vì  chỉ trồng được  một vụ  ( mùa ) lúa nổi từ năm 1955 - 57 đến năm  1990 (  Chương trình Tứ Giác Long Xuyên khởi công năm 1988 ), ngày dài, năng xuất kém, 1.0 - 1. 5t/ ha , phẩm giá gạo xấu. Tiềm năng diện tích trồng lúa An Giang vụ Đông Xuân ( năm  2012 năng xuất đã là 6- 7t/ha  ở An Giang )  có tưới tiêu mùa nắng  vào khoảng 220 - 230 000 ha, cho thấy còn có thể mở rộng thêm  thủy nông, thủy lợi kiểu tứ giác : đê điều, đường xá, cống rảnh, trạm bơm... làm 3 vụ một năm,  chú trọng hơn  nữa về vụ Đông Xuân. Bộ Nông nghiệp dự trù tăng thêm,  đến năm 2020  ở các tỉnh ĐBSCL , chừng 800 - 900 000 ha vụ lúa Đông Xuân cao năng, siêu năng. Năm 2010, An Giang đã sản xuất  hơn 3.5 triệu tấn lúa ( thóc), xuất khẩu  600 000 tấn. Năm  2013,  An Giang sản xuất  4 triệu tấn lúa  và hy vọng tiếp tục xuất khẩu 600 000 tấn gạo(  900 000 tấn lúa ), trong tổng số xuất khẩu là 6.6 triệu tấn gạo .Ngòai tăng cường hệ thống đê điều, kinh mương chống lũ, trạm bơm nước điện tưới tiêu mùa nắng làm vụ Đông Xuân nhiều nơi năng xuất lên đến 10 t/ ha,  ngành trồng lúa theo sát các khảo cứu  lúa gạo tiên tiến nhất cho tiểu điền Á Đông, được Trung tâm Lúa Gạo Quốc Tế IRRI, Trung tâm Lúa Gạo Ô Môn  và Trường Cao Đẳng Nông nghiệp viện Đại học Cần Thơ v.v...ủng hộ liên tục đằng sau, nông dân An Giang  thực thi mọi kỷ thuật mới ( cập nhật , bổ sung quan điểm  cỗ truyền xưa cũ Nhất Nước , Nhì Phân- phân chuồng, Tam Cần, Tứ Giống ),  tăng năng xuất theo khuôn khổ “ Canh tác Tốt  Việt Nam hay tòan cầu- Good Global Agricultural Practices,  GAP” , bớt phí tổn sản xuất, hợp tác cũng cố nới rộng điền địa cá nhân, da dạng sinh thái ruộng lúa …  Chẳng hạn  chương trình khuyến nông   “ Một Phải ( làm, là dùng giống chứng nhận- certified seed )- Năm Giảm( giảm số lượng hột giống gieo  trồng, giảm bớt phân đạm hóa học - nitrogen,  giảm thuốc sát trùng, giảm bớt nước tưới tiêu  và mất mát  hậu thu hoạch -postharvest losses )  các năm 2007 - 2011; chương trình “ Ba Giảm- Ba Tăng “ : sạ thưa 80- 120kg hột giống /ha, hạn chế bón phân đạm hóa học đầu vụ  dể tạo ruộng lúa khỏe, giảm số lần phun thuốc trừ sâu nhất là không phun thuốc trong 30 ngày đầu sau khi sạ lúa để bảo vệ thiên địch trong ruộng lúa ( chương trình thành công này ở An Giang đã được IRRI tổng kết  để áp dụng ở Thái Lan; từ năm 2010 đến năm 2013, Thái Lan mất 1 triệu tấn lúa  mỗi năm vì nạn rầy nâu - brown planthopper ... ) .Từ năm 2009, An Giang lại áp dụng thêm chương trình mô hình “ Cánh Đồng Mẫu Lớn”  với sự tham gia tích cực qua “ Hợp tác Bốn Nhà”  là nhà doanh nghiệp  tạm ứng vật tư  cho sản xuất,  đến nhà đầu tư  máy móc thu họach, các nhà  cơ sở biến chế - tồn trữ - thu mua nông sản. Tưởng cũng không nên quên  phong trào kiến thiết đồng ruộng theo “ Công nghệ sinh thái”, trồng hoa trên bờ ruộng nhằm thu hút thiên địch, các hoa màu khác  như dưa hấu … gia tăng vai trò cân bằng sinh thái trong ruộng lúa, kết hợp với du lịch sinh thái ( theo tiến sĩ Nguyễn Văn Hùynh - 2014 )                     

     Tuy nhiên ngành lúa gạo An Giang cũng như ĐBSCL còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa trên phương diện hạ phí tổn  canh tác sản xuất , tăng  phẩm gía gạo, tốt hơn, hợp thị trường  ngọai quốc hơn, tìm kiếm những nước mới mua gạo nước nhà …   Nhắc lại là năm 2011- 2012,  Việt Nam  đứng hàng thứ năm thế giới, sản xuất 27 triệu tấn gạo , sau Trung Quốc ( 142 triệu ),Ấn Độ ( 99 triệu  ), In đô nê xia - Nam Dương ( 37 triệu) và Bangladesh(  34 triệu ) trên Thái Lan  ( 20 triệu tấn gạo ), Phi Luật Tân ( 11 triệu tấn gạo  ), Myanmar - Miến Điện ( 10.7 triệu) , Nhật ( 7.4 triệu ), Hồi Quốc - Pakistan(  6.7 triệu ), Cam Bốt ( 4.5 triệu ),  Hàn Quốc- Nam Hàn  (4. 1 triệu ). Riêng  các tỉnh ĐBSCL,  năm 2014  vụ Đông Xuân đã trồng  được 1 600 000 ha ( ? ), hy vọng thu họach gần 11 triệu tấn gạo, tăng thêm  34 000 tấn  so với năm 2013 .   

     Tăng gia năng xuất mà không hạ nổi giá thành, giảm chí sản xuất v.v.. thì càng làm cho thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam khó khăn thêm. Đến  cuối tháng 2 năm 2014, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu được 638 000 tấn gạo  trị giá 275  triệu $ USD, giảm  13.5 %  về số lượng và  16 % về giá trị so  cùng thời gian năm 2013 . Đến giữa tháng hai 2014, Thái Lan đã bán ra ngọai quốc 600 000 tấn gạo  và 800 000 tấn tháng 3.  Chánh phủ Thái dự trù  xuất khẩu 1 triệu tấn mỗi tháng, nghĩa là ở mức 12 triệu tấn năm 2014 , còn hơn năm   2011 Thái xuất khẩu  10.6 triệu tấn.  Năm 2012, Việt Nam đã  xuất khẩu 7.5 triệu tấn và  năm 2013 là 7.6 triệu tấn.  Nhắc lại là năm 2002,  Việt Nam  xuất khẩu 3.13 triệu tấn gạo, tuy đã 2-3 lần hơn mức xuất khẩu thời Pháp thuộc. nhưng sau Thái Lan năm đó đã xuất khẩu 7.35 triệu tấn, Ấn Độ  6.64 triệu tấn, sau cả  Hoa Kỳ  là 3.81 triệu tấn . Mười  năm sau, năm  2012 , Việt Nam thật sự đã xuất khẩu  7.72 triệu tấn gạo gần 2.5 lần hơn, thu về  3.45 tỉ $ USD; năm 2013 cũng xuất khẩu một số lượng tương tự khoảng  7.  6- 7.7 triệu tấn. Đáng cập nhật kiến thức là hai nước  tranh thương  xuất lúa gạo nay là Thái Lan và Ấn Độ thay chân  Myanmar- Miến Điện,trước đây  vào thời Pháp thuộc là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.  Đáng lo ngại là  giá lúa vụ Đông Xuân trong tháng 4- tháng 5- 2014  bổng nhiên trụt mạnh, nhất là vì  áp lực  của giá gạo Thái Lan xuất khẩu, sau  khi tăng đôi chút nhờ chánh phủ chấp thuận  mua 1 triệu tấn làm dự trữ tạm thời.Tháng 3 giá lúa ở An Giang  4700- 4800 ĐVN /kg , nhưng chỉ 5 ngày sau là giá trụt xuống chỉ còn 4200 ĐVN . Nông dân không còn chịu bán lúa ở gía này. Theo  chủ kho vựa Tịnh Biên, giá lúa dưới 4600 ĐVN/kg thì nhà mua lúa tồn trữ sẽ lỗ vốn. Theo Hiệp Hội Thực Phẩm Việt Nam- Việt Nam Food Association- VFA, trong qúy đầu năm 2014, Thái Lan đã đọat lại nhiều thị trường gạo  Việt Nam xuất khẩu  trên thế giới  và  xuất khẩu gạo  Việt Nam  đã  giảm sút  19% vào thời gian này so với năm 2013  và may lắm là sẽ xuất khẩu  năm 2014 , 6.2 triệu tấn so với dự tính 6.5 - 7 triệu tấn  tháng giêng năm 2014. VFA  cho rằng nguyên do  giảm sút này  là do Thái Lan tái chiếm thị trường Phi Châu, thị trường lúa gạo  thứ hai của Việt Nam.  Thị trường  xuất khẩu lúa gạo lớn nhất nước nhà là Trung Quốc , nay chiếm đến 60% xuất khẩu gạo Việt Nam  vào tháng 4 năm 2014.  Khác với Thái Lan bán gạo cho Trung Quốc theo các hợp đồng quốc tế, Việt Nam bán gạo về phía Bắc  không chánh thức qua  các thương gia   địa phương  ở các  cửa khẩu biên giới,  theo những số lượng đồ sộ, không có kiểm phẩm chặc chẻ  Giao thương với các hảng Tàu còn thêm hiểm nguy có khi  không được  thanh tóan, vì các hảng nhập khẩu Tàu  hay hủy bỏ  các khế ước với các  hảng Việt Nam, một khi  ai đó  cung cấp cho họ với giá rẽ hơn. Năm 2013, các hảng Trung Quốc đã hủy bỏ 54 %  mọi khế ước ký kết. Mua bán gạo  Trung -Việt tiểu thương qua các cửa khẩu khó mà định rỏ số lượng ;  và cũng theo  VFA  các hảng nhập khẩu Tàu thường hay  yêu cầu các hảng Việt Nam  trộn lẫn gạo phẩm giá kém với gạo Jasmine ( Nàng Hương, NàngThơm Chợ Đào ? )  để bán theo giá gạo Jasmine. Năm 2013, Việt Nam đã bán sang Trung Quốc gần 2 triệu tấn gạo hay 33.2 % tổng sổ Việt Nam xuất khẩu. Trung Quốc là một thị trường gạo  nhà xuất cảng nào  cũng muốn xô vào . Nhưng Việt Nam đang gặp khó khăn, vì lẽ giá cả lúa ở Việt Nam suy giảm  và gạo sản xuất tại  nhiều tỉnh ĐBSCL gia tăng.  Hai nước nhập cảng nhiều gạo là  In đô nê xia và Mã Lai Á, nhưng năm nay  họ đã giảm nhập khẩu gạo, vì  sản xuất đã gia tăng khá nhiều.  Cung cấp gạo trên thế giới cũng gia tăng nhiều. Đáng cho Việt Nam lưu tâm là Thái Lan  bắt đầu tích  trử gạo  từ năm 2011, hầu giữ giá gạo  xuất khẩu quốc tế  cho cao hơn, nhưng chương trình này thất  bại nặng. Từ tháng 10 năm 2011,Thái Lan đã tiêu xài 19.3 tỉ $USD (  600 tỉ baht ) mua lại gạo  hột dài theo giá  700 $ USD /một tấn, trong khi giá gạo Thái trong nước thật sự chỉ là 468$USD và các nhà xuất cảng Thái chỉ thu được  390 $USD / tấn.  Tháng 7 năm 2013, Thái bán cho Iran  250 000 tấn gạo trợ cấp thâm thủng ngân sách tài chánh Thái này. Nay Thái Lan ước lượng hiện còn tồn kho 15 triệu tấn. Ấn Độ  cũng tăng gia nhiều sản xuất  lúa gạo và năm  2013 tiếp tục xuất khẩu nhiều gạo hơn Việt Nam , đến  9- 10 triệu tấn. Năm 2012 , Ấn Độ đã là nước xuất khẩu gạo đứng hạng nhất thế giới, gần  8.0 triệu tấn, trên Việt Nam đứng hạng nhì, xuất khẩu 7.5 triệu tấn. Phi Luật Tân chỉ tăng gia được 4 %  mức sản xuất lúa gạo trong 3 năm vừa qua, ít hơn chỉ tiêu là 6 %  để đạt mức an  tòan lúa gạo.  Vì bị bảo  tố lụt ngập, bình thường là 20 cơn bảo tố mỗi năm. Năm 2010, Phi Luật Tân nhập khẩu số gạo  quán quân là 2.45 triệu tấn. Đầu năm 2014, Cơ Quan  Thực Phẩm Quốc gia Phi - National Food Authority, NFA   đã ký khế ước  mua 600 000 tấn gạo của  Vinafood II và sẽ mua thêm 200 000 tấn nữa của Vinafood I, nhờ gíá gạo Việt Nam đấu thầu hạ nhất, so  với chẳng hạn công Ty Thái Thai Hua Co. Ltd và công ty Tàu  Singsong Hong Kong Ltd.  Lô thứ nhất Vinafood I hiến giá là 436$ USD/ một tấn- MT, căn bản C và F, lô thứ hai giá 437.75$  và lô thứ ba giá  439.25$ /MT. Phẩm giá là gạo trắng, hột dài  15 % tấm, xay chà tốt. Việt Nam phải cung cấp đủ số lượng từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2014 . Theo bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Phi có lẽ phải nhập khẩu  1.4 triệu tấn  gạo năm 2014 hay hơn nữa, vì bảo tố cuối năm có thể tàn phá ruộng Phi.  Ba thị trường lớn khác cho gạo Việt Nam  xuất khẩu là Singapore  ( năm  2013 đã tăng thêm 37 % ), Angola ( tăng  30.6)  và Hồng Kông  ( tăng 22.7% ). Cũng nên chú ý đến xuất khẩu gạo  sang Brasil và Mexico - Mễ Tây Cơ.

      Vinafood  bá cáo là  gạo thơm - aromatic  rice bán giá cao. Gạo thơm, hai quý đầu năm 2013, chiếm 12.6 % tổng số gạo Việt Nam xuất khẩu, tăng  77.8 % so với năm 2012. Tuy nhiên, nhiều thương gia than phiền là phẩm giá  gạo thơm Việt Nam không mấy  cao, vì  Việt Nam phổ biến trồng quá nhiều giống gạo thơm, lọai gạo hột dài. Tháng 7 năm 2013, giám đốc xuất nhập khẩu An Giang nói rằng thay vì  trồng quá nhiều giống, các huyện- xã địa phương   nên tụ điểm vào vài giống chánh yếu xuất cảng được mà thôi, đề nghị là lảnh vực lúa gạo  chung sức với các Trung tâm Khảo cứu tạo ra vài giống sản xuất đại trà được dài hạn và có một phẩm giá tốt chung như nhau, hầu làm ra một nhãn hiệu thương mãi  đặc biệt cho Việt Nam như gạo thơm, hột rất dài , thon nhỏ Basmati ( ? ) Hồi Quốc- Ấn Độ. Bộ Nông Nghiệp và các tổ chức nông dân trả lời là có thể làm được , nhưng  các nhà xuất khẩu gạo An Giang phải bảo đảm là mua hết các giống gạo thơm mới.

    Cá ba sa, tra… - Pangasius sp ...

  Một trong những phương cách đa dạng ruộng An Giang cũng như các tỉnh ĐBSCL, tăng lợi tức nông dân là nuôi cá. Nên nhớ là lợi tức trung bình nông dân trồng lúa gạo chỉ bằng1/3 lợi tức các tiểu điền trồng cà phê( Tây Nguyên và Miền Đông Nam phần )những năm vừa qua, khỏang 20 - 25 USD mỗi đầu người mỗi tháng, 240 - 300 USD mỗi năm, nghĩa là ¼ lợi tức các giới khác. Đúng là giới nghèo khổ nhất tỉnh.  Đa dạng canh tác qua nuôi cá  tăng thêm lợi tức cho tiểu nông lúa  tương đối cũng không nhiều  như  doanh nhân nuôi cá Pangasius ao hồ , hay đăng quầng , nuôi cá bè ( nuôi cá trong lồng dưới bè ). Năng xuất   “ lúa - cá” biến thiên từ  482Kg, 0.482 t- 808kg, 8.08 t kg / một ha - 10 000m2 , nuôi ao hồ từ 183 đến  582 t /ha tùy tỉ trọng thả cá giống con, trong khi các trại gia cầm  gia súc nuôi cá là 467 - 1465kg /ha mỗi vụ, và nuôi rào đăng quầng năng xuất có thể đạt 345 t/ha, nếu tỉ trọng thả cá giống lớn. Nuôi cá  trong lồng dưới  bè  thâm canh nhất  trên 100kg/ m3/vụ, nghĩa là nếu lồng sâu 2m thì có thể đạt 50 kg/m2/vụ ( 500 t/ ha /vụ ). Vì vậy ở An Giang, cũng như nhiều tỉnh khác ĐBSCL, số tiểu nông nuôi thêm cá chỉ chiếm 30 % tổng số, doanh nhân nuôi cá chiếm 70 %. Diện tích nuôi cá Pangasius An Giang năm  là 1063 ha, sản xuất 119 000 tấn. Năm 2005, các tỉnh ĐBSCL  nuôi được 3249 ha cá, mức sản xuất là 326 000 tấn. Riêng về cá Pangasius  sp . ( cá tra , cá ba sa , cá  vồ  … ), tiến bộ thật là đáng kể. Theo VASEP, năm 2000, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu  170 000 tấn Pangasius,  trị giá  40  triệu  USD.  Năm 2011, tăng 40 lần  hơn năm về trị giá là 1.856  triệu USD, số lượng xuất khẩu là 660 000 tấn.  Năm 2013, trị giá xuất khẩu Pangasius  là 1. 8 tỉ USD , có phần cao hơn  đôi chút năm 2012 là năm xuất khẩu bị giảm. Năm 2014, trị giá xuất khẩu dự trù chỉ là 1 750 triệu USD,  vì giới hạn  kỷ thuật chế biến  cho đúng thể lệ điều hòa y tế quốc tế.  Xuất khẩu cá Pangasius năm 2013, theo  thống kê, chỉ sau Tôm, chiếm 26 % trị giá ngư sản xuất khẩu nước nhà .  

  Sản xuất  Pangasius  Việt Nam năm  2011 là 1.151 triệu tấn ( nuôi trên 5 550 ha mọi thể thức ), năm  2012 là 1.2  triệu tấn (  nuôi ở 5610  ha ), năm 2013  là 1, 6 triệu tấn  và có lẽ năm  2014 giảm đi khỏang 5 % so với năm 2013 . Đồng Tháp năm 2012,  đã sản xuất nhiều cá Pangasius  hơn 29, 1 % tổng số so với  24.7% của An Giang, kế tiếp  là  Cần  Thơ ( 12.7% ), Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang. Việt Nam xuất khẩu mọi lọai Pangasius đến 149 quốc gia và lảnh thổ quốc tế, nhưng chỉ mới   xuất khẩu phi lê  pangasius đông lạnh - frozen   pangasius   fillets  gần 350 000 tấn,  9 tháng đầu năm 2013,  đến  gần 70 quốc gia, tăng  20% cùng thời gian năm 2012 . Tuy Việt Nam  vẫn đứng hàng nhất  thế giới xuất khẩu Pangasius, nhiều quốc gia Á châu khác cũng  tăng thêm nguồn cung cấp. Hoa Kỳ  là nước mua nhiều cá Pangasius ( phi lê và các chế biến khác ) Việt Nam nhất, chiếm đến  23 % trị giá, tuy sản lượng suy giảm  biên tế ( giảm 0. 5 % ). Hoa kỳ nhập khẩu  phi lê cá này phần lớn từ Việt Nam ( 94 % ). Giá trị nhập khẩu phi lê vào Hoa Kỳ tăng  82%,  tuy giá trị giảm đi 9% so với năm 2012.   27 nước Hiệp Hội Âu Châu - EU   nhập khẩu 104 000 tấn phi lê pangasius đông lạnh ,  giảm đi chút ít  so với số lượng  106 200 tấn năm  2012. Tây Ban Nha  là nước nhập khẩu phi lê nhiều nhất của EU , mức nhập khẩu giảm 1% so với năm 2012. Nhập khẩu cũng giảm  bớt ở  Hà Lan, Đức, Ý, Ba Lan và vài thị trường EU khác.   

   Nhưng các thị trường đang trổi dậy ở Đông Âu như  Slovenia, Slovakia, Lithuania và Estonia tăng gia nhập khẩu. Thị trường tháng giêng 2014 ở Á Châu mua nhiều  cá Pangasius  ăn vào dịp Tết, tỉ như thị trường cá sống  ở Kuala Lumpur, giá đến 37 -  105 USD/kg.  Các khách sạn hải sản ở đây  bán  Pangasius sống theo giá 23- 28 USD / kg. Chín tháng đầu năm 2013, Singapore, Hồng Kông, Thái  Lan, Trung Quốc, Nam Hàn, Ấn Độ và Nhật  đã mua 41 000 tấn  phi lê pangasius đông lạnh  Việt Nam, tăng 68 %  so với cùng thời gian năm 2012. Các vấn đề  then chốt cho các doanh nhân chế biến và xuất khẩu Pangasius nay là các phí tổn  hậu cần - chuyễn vận, nhân công lao động, các tiêu chuẩn và phẩm giá.

     Việt Nam nhập khẩu nhiều đậu nành và bắp Hoa Kỳ để làm thực phẩm cho gia súc , gia cầm và nuôi cá thâm canh. Cả hai lòai hoa màu  đa canh ruộng  lúa này  đều có thể khuếch trương ở ĐBSCL và  quốc gia Căm Bốt  láng giềng, với điều kiện tăng gia khảo cứu, năng  xuất và thiết lập các  chương trình phổ biến Viêt GAP  thích nghi như  về phần lúa gao đã đề cập trên. Nên biết là năng xuất  bắp - ngô  Việt Nam trung bình  5t/ha ( 3 lần hơn thời xưa ), nhưng chỉ mới bằng phân nữa năng xuất có thể đạt dễ dàng là 10 t/ha. Năng xuất trung bình bắp hột ở Hoa Kỳ ngày nay là 20 t/ ha. Các đê đường, kênh mương tưới tiêu, thóat nước, chống ngập lũ và sạt lỡ hay, làm khu xanh hay  phát triễn  du lịch sinh thái ... phải lựa chọn  tích cực hơn các cây họ đậu đa niên năng xuất cao, nhiều protêin … khi tỉa  lá, tĩa cành hàng năm ( ngoai các lọai điên điễn hoa vàng ,  so đủa….),bổ sung hột đậu nành nhập khẩu  làm thực phẩm động vật . Chế biến cá Việt Nam sử dụng  các hệ thống cũ lỗi thời  thiếu đồng nhất, thời gian chế biến quá dài, lảng phí, tiến trình cân và gói hàng không kiểm soát  nghiêm ngặt và không có phần mềm trực tuyến - online software . Các  nhà máy kiểu tân tiến hơn sẽ giúp doanh vụ chế biến Pangasius Việt Nam  làm ngắn lại thời gian chế biến , tự động hóa phân phối và chuyên chở , giảm thiểu thời gian đông lạnh , và như thế cải thiện hiệu năng chế biến .   

     …

     Đẩy mạnh hơn nữa lảnh vực  công nghệ và xây cất

     Những năm gần đây,  Chỉ số Cạnh Tranh Tỉnh-  Provincial  Competitiveness Index ,PCI của An Giang theo xếp hạng  của Phòng Thương Mãi và Công Nghệ Việt Nam - VCCI  tăng trưởng mau lẹ hơn  các tỉnh ĐBSCL và trong nước.  Năm 2012,  An Giang đứng hàng thứ nhì  trong PCI của 63 tỉnh và Thành phố Viêt Nam chỉ sau  tỉnh Đồng Tháp.  Nhưng năm 2013  lại rớt xuống hàng  thứ 23, PCI  tỉnh mất đi  4 35 điểm, chỉ còn  59.07 điểm, làm tỉnh An Giang sửng sốt, ngạc nhiên.  Khiến Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh phải thiết lập Một Ủy Ban  Nghiên Cứu,  phân tích  PCI 2013 và cải thiện PCI  cho tỉnh, kể  từ tháng 5 năm 2014 và sau đó.

      An Giang hiện có 7680 doanh vụ  họat động. Tổng số đầu tư  là 33 234 tỉ đồng VNĐ. 502 dự án nội địa  đã được cấp chứng chỉ đầu tư trị giá  39 500 ĐVN. 18  dự án ngọai quốc  đầu tư trực tiếp  tư bản đăng ký  gần  55 triệu đô la Mỹ - USD, trong số này 12 dự án đã họat động.  Ngòai ra  hầu hút dẫn thêm đầu tư,  An Giang đã dự trù xây dựng  25 công viên công nghệ-  IP  , một cụm  công nghệ và  thủ công nghệ - industrial and handicraft cluster diện tích  937 ha  và một vùng phát triễn kinh tế biên giới diện tích 26 583 ha, gồm ba cửa khẩu Vĩnh Xương, Khánh Bình và Tịnh Biên như đã kể.

     An Giang mong muốn hổ trợ và hợp tác đầu tư vào những dự án then chốt sau đây:

  -   Dự án xây dựng hệ thống  thoát nước và  chửa trị  nước phế thải  ở Tân Châu: dung tích  12 000 m3 / ngày đêm, tổng cọng  đầu tư là 562 tỉ VNĐ, theo thể lệ  đầu tư ODA

  -  Hệ thống thoát nước  và chửa trị nước phế thải  thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân: dung tích   2 000 m3/ ngày đêm, đầu tư 182 tỉ ĐVN

   -   Hệ thống thóat nước và chửa trị nước phế thải ở thị trấn Tri Tôn “ dung tích 4 500 m3, đầu tư 157 tỉ ĐVN

   -    Các dự án  chống  xói mòn,  trung tâm thoát thủy núi và  nước cống ở trung tâm huyện Tịnh Biên : dung tích  9000 m3, đầu tư 302 tỉ ĐVN

   -   Nhà máy  trị phế thải ở  thị xã Long Xuyên:  dung tích 300 tấn/ngày, đầu tư 585 tỉ ĐVN

   -   Nhà máy trị phế thải  ở huyện Phú Tân: dung tích 100 t / ngày, đầu tư 234  tỉ ĐVN

   -  Thiết bị La Bô, Viện Đại học  An Giang, đầu tư 102  tỉ ĐVN

   -   Dự án  Trung tâm  Kỷ thuật Sinh học -Biotechnology, diện tích  36,78 ha, đầu tư 102 tỉ ĐVN              
    -   Phi trường  An Giang: diện tích 243,28 ha, khả năng giai đọan 1 là 30 000 hành khách một năm  và  thể tích chuyên chở 100 tấn hàng hóa; giai đọan 2 là 80 000 hành khách và  300 tấn hàng hóa .

    -   Hạ tầng cơ sở cho vùng đô thị  Tây Sông Hậu:  diện tích 65 ha, đầu tư 423 tỉ ĐVN

     -  Công viên tiêu khiển Mỹ Khánh, thị xã Long Xuyên: diện tích 250 ha, đầu tư 28. 128 tỉ ĐVN

             …

                            
 ( Irvine , Nam Ca Li- Hoa Kỳ,  ngày 15 tháng 6  năm 2014 )  
      

 

 

 


 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693401 visitors (2230821 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free