.
  Hoa Kỳ và thế giới..
 
25/9/2014

               


Trong thế kỷ thứ 20 ba chữ DDT , một loại thuốc diệt trừ đủ các loại côn trùng rất hữu hiệu đã được nghe thấy ở khắp năm châu . Tuy nhiên rất ít người biết  rằng đó là tên viết tắt của một hoá chất đã làm thay đổi không những Hoa Kỳ mà còn cả thế giới nữa. DDT đã được gắn liền với thế kỷ của người Mỹ, thế kỷ thứ 20 mà  vào hậu bán thế kỷ này Hoa Kỳ đã trở thành một siêu cường độc nhất vô nhị trên thế gìới.   Nhờ loại thuốc trị côn trùng đa hiệu năng này mà Hoa Kỳ được mở cửa ra thế giới bên ngoài để làm bạn với nhiều quốc gia khác.
Một thời gian ngắn sau khi phát minh   DDT  đã theo chân   quân đội Hoa Kỳ   đến    khắp nơi trên thế giới khi quốc gia này tham gia thế chiến thứ hai. Mục đích làđể diệt trừ các loại côn trùng và động vật mang theo những mầm bệnh bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như là yellow fever , typhus, dịch hạch và nhất là bệnh sốt rét ngã nước (malaria ) làm tổn thất sinh mạng và giảm đi khả năng chiến dấu của binh sĩ.
DDT . một hoá chất nhiệm mầu, dichloro- diphenyl-trichloroethane, được phát minh năm 1939 bởi Paul Muller , một khoa học gia làm việc cho công ty hóa học Thụy Sĩ ,Geigy A.G .   Thực ra 65 năm trước , 1874, Othmar Zeidler , một sinh viên ban cao học của University of Strasbourg đã tổng hợp được hoá chất   này bằng phản ứng chloral hydrate    với   chlorobenzene cùng sự hiện diện của sulfuric acid trong một thí nghiệm đòi hỏi cho luận án tốt nghiệp. Nhưng không đi xa hơn nữa vì thế mà khám phá này chỉ được lưu trữ vào hồ sơ tài liệu của   những khảo cứu khoa học.
Sau khi tái khám phá ra DDT Muller   cho làm thí nghiệm đầu tiên trên ruồi thì thấy ruồi chết trong lọ đã được xịt hóa chất này . Công ty Geigy cho dùng thử nghiệm DDT để diệt loại rầy phá hoại khoai tây ở tiểu bang Colorado thì thấy loại rầy này biến mất.    Năm 1940 , chỉ một năm sau khi phát minh DDT được coi như là một hoá chất hữu hiệu để trị nhiều loại côn trùng và động vật phá hoại mùa màng tại Hoa Kỳ .
Chiến tranh cũng là nguyên nhân lan tràn dịch bệnh. Bom đạn tàn phá đô thị tạo nên vườn không nhà trống là nơi trú ần tốt cho đủ các loại côn trùng và động vật hoang dã như chuột, bọ, ruồi , muỗi , v. v, mang truyền đi các mầm mống bệnh tật. Bệnh tật đe dọa sinh mạng và   làm giảm khả năng chiến đấu của binh sĩ như sốt rét do muỗi cái Anopheles, dịch hạch do chuột , plague ( gây sưng phổi , chảy máu ở da và các cơ quan nội tạng do vi khuẩn Yersinia Pestis truyền đi từ chuột và flea ) , dysentery, typhus ( do vi khuẩn Rickettsia typhi , truyền đi bởi flea, mite, tick ).
Thật đúng như vậy ,năm 1780 trong chiến tranh dành độc lâp của Hoa Kỳ từ người Anh quân đội Hợp Chủng Quốc đã có ưu thế vì một nửa số quân đội Anh trong binh đoàn của đại tướng Cornwallis đã không thể chiến đấu vì bị bệnh sốt rét ngã nước. Sau đó yellow fever đã giết chết 22,000 trong số 25,000 lính Pháp trong cuộc cách mạng ở Haiti.
Trong thế chiến thứ nhất lực lượng Anh tại Salonika đã thiệt hại mất 162,000 quân lính do sốt sét trong khi chỉ mất có 28,000 tổn thất trong các cuộc giao tranh. Bệnh Typhus đã giúp Nga thắng Napoleon trong cuộc chiến 1812-1813. Cũng trong thế chiến thứ nhất 18 triệu người trên thế giới đã chết vì Spanish Flu. Vì thế bảo vệ sức khoẻ của binh sĩ cũng là yếu tố thắng hay bại mà các người chỉ huy quân sự rất lưu tâm.
Hoa Kỳ tham gia thế chiến thứ hai sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng nên phải gửi quân đi tham chiến khắp nơi trên thế giới, từ xa mạc, rừng nhiệt đới cho đền vùng sình lầy nên binh sĩ bị bệnh truyền nhiễm rất nhiều. Danh tướng MC Authur, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương phải than phiền rằng nếu ông có   một sư đoàn đang chiến đấu thì đã có một sư đoàn nằm   bệnh viện và một phần ba sư đoàn đang    phải dưỡng bệnh. Vì thế một giáo sư bệnh học của Washington University phải thốt lên rằng : “Hoa Kỳ là một đảo trong một biển của dịch bệnh’’.
May mắn thay DDT được phát minh đúng lúc nên hoá chất thần diệu này đã được vận chuyển đến khắp nơi trên thế giới để gíúp binh sĩ Hoa Kỳ và đồng minh tránh tổn thất do các bệnh truyền nhiễm. DDT được trộn với dầu hỏa để bơm xịt lên cơ thể con người , động vật thực vật , nơi cư trú và những chỗ thiếu vệ sinh mà côn trùng bám vào rồi truyền nhiễm đi những   mầm bệnh .
Khi thế chiến chấm dứt Hoa Kỳ đã dùng DDT như một khí giới ngoại giao đểhiện diện khắp nơi trên thế giới với những chương trình diệt trừ sốt rét , bảo vệ mùa màng, ngăn ngừa ngừa bệnh tật, phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường v ,v . Đây cũng là mục tiêu chính trị của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh lạnh với Nga Sô để lôi cuốn các quốc gia về thế giới tự do thay vì ngã theo chủ nghĩa công sản .    Tổng thống Johnson   trong một phiên họp điều trần với quốc hội bàn về chống nạn nghèo đã phát biểu rằng : “ nghèo đói và ngu dốt là các ông đội xếp của chủ nghĩa cộng sản “.
Những cơ quan và tổ chức như Rockfeller Foundation, Marshall Plan, Food for Freedom , Ford Foundation, USAID được   Hoa Kỳ lần lượt thành lập để thực thi các chương trình và dự án phát triển nói trên . Một chương trình phát triển to lớn được gọi là cách mạng xanh ( Green Revolution ) cũng được phổ biến để giúp các quốc gia chậm tiến cải thiện kỹ thuật canh tác , áp dụng các loại thuốc bảo vệ mùa màng , phân bón hoá học, các giống cải thiện và cơ giới hóa. Nếu không có cuộc cách mạng này thì dân số trên thế giới đã không đạt được 7 tỉ người như hiện nay vì có 3 tỉ người không thể sống sót vì nạn thiếu thực phẩm.
Sau đó thế giới cũng thành lập những tổ chức tương tự như Y Tế Thế Giới (WHO) , Lương Nông Quốc Tế ( FAO ), United Nations Development Program , v.v.   Mục đích là để khuyến khích , giúp đỡ các quốc gia cải thiện nền y tế hầu nâng cao sức khoẻ , tăng tuổi thọ của con người như ngăn ngừa bênh tật , làm giảm đi các bệnh truyền nhiễm, và   áp dụng kỹ thuật canh tác tân tiến để tăng gia sản xuất thực phẩm làm giảm đi nạn nghèo đói.
Năm 1955 WHO và UNICEF phát động chiến dịch diệt trừ sốt rét toàn cầu với hơn 100 quốc gia tham dự. Lúc đó thế giới có 750 triệu người mang bệnh và 7.5 triệu người chết mỗi năm . Bệnh sốt rét đã giết chết nhiều người hơn là các bệnh khác hợp lại. Chiến dịch rất thành công chẳng hạn như tại Ấn Độ bệnh sốt rét giảm 100 triệu người từ năm 1952 xuống còn 600,000 vào năm 1962. Chiến dịch chấm dứt vào năm 1972.
Cuộc cách mạng xanh bắt đầu từ Mễ Tây Cơ khi phó tổng thống Henry A.Wallace qua Mexico City tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tổng thống Manuel Avila Camacho. Sau đó Wallace đi thăm viếng các vùng quê thì thấy rằng việc canh tác ở đây vẫn theo lề lối cổ truyền . Nông dân không biết dùng thuốc bảo vệ mùa màng , phân bón hóa học và việc biến chế bắp để làm thực phẩm vẫn giống như 2,000 năm về trước . Vì thế Hoa Kỳ đã giúp Mexico qua tổ chức Rockeller Foundation   hướng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác tân tiến. Cách mạng   xanh ở Mễ Tây Cơ lan dần ra Columbia, Chile và Argentina, phần lớn phát triển trồng lúa gạo và lúa mì rồi sau đó được phổ biến ở các nước Á Châu và Phi Châu.
Tại Á Châu cuộc cách mạng xanh chỉ trong ba năm từ 1966 đến 1968 đã tăng diện tích canh tác áp dụng   hoá chất bảo vệ mùa màng và phân bón từ 300 acres lên đến ba triệu acres. Năm 1966 tổng thống Johnson phát động chương trình Food for Freedom để giúp các nước chậm tiến sản xuất các thực phẩm đủ nuôi dân số trong nước.
Để hỗ trợ cho cuộc cách mạng xanh UAID đã thiết lập những khu vực phân phối các thuốc bảo vệ hoa mầu và phân bón cho các quốc gia. Phúc trình cho biết Pakistan đã tăng xử dụng phân bón từ 30,000 tấn năm 1960 lên đến 270,000 tấn vào năm 1968. Tại Ấn Độ vào thập niên 1950   nông dân ít biết dùng phân bón nhưng đến giữa thập niên 1970 số lượng dùng đã tăng lên gấp bẩy lần.  Ấn Độ cũng thiết lập nhà máy ở Calcutta để sản xuất benzene hexachloride và organochloride tương tự như DDT với  mục đích để giảm bớt phí tổn nhập cảng .
Năm 1962 Racel Carson phát hành cuốn sách Silent Spring phổ biến về độc hại của DDT trong môi trường sinh sống của con người cũng như động vật làm nổi lên phong trào chống đối xử dụng DDT tại Hoa Kỳ . Vì thế năm 1972 Hoa Kỳ đã cấm xử dụng DDT trong nội địa. Tuy nhiên USAID vẫn mua DDT của công ty Montrose Chemical để xuất cảng qua   India, Ethopia, Indonesia, South Vietnam, và Haiti để giúp các quốc gia này trong chiến dịch diệt trừ sốt rét và các chương trình phát triển canh nông. 
Tuy nhiên năm 1981, năm ngày trước khi chấm dứt nhiệm kỳ , tổng thống Jimmy Carter đã ký ban hành lệnh cấm Hoa Kỳ xuất cảng DDT sang bất cứ quốc gia nào. Hiện nay chỉ còn hai quốc gia Ấn Độ và Trung Hoa với dân số gần bằng nửa thế giới vẫn còn sản xuất DDT. Năm 2008   tổ chức Y Tế Thế Giới thay đổi chính sách, tái xác nhận việc dùng DDT bơm xịt trong nhà rất cần thiết để làm giảm hoặc ngăn chặn lan truyền bệnh sốt rét ngã nước.
Thực ra Hoa Kỳ đã xử dụng tối đa DDT để trị các côn trùng tại   các vùng canh tác cũng như các nơi cư trú. Tiểu bang Illinois đã dùng xe truck của quân đội ngay cả phi cơ B25 bomber để xịt thuốc giết ruồi hồi đó được nghi   là truyền nhiễm vi trùng sốt tê liệt. Năm 1947 một diện tích lớn rừng vùng Tây Bắc được xịt DDT bằng phi cơ để giết sâu róm tàn phá cây Fir. Chương trình kéo dài vài năm và DDT đã bị lan truyền đi rất xa từ địa điểm được xịt thuốc.
Các cuộc khảo cứu cho biết DDT được áp dụng ở Grande Ronde River thuộc vùng đông bắc Oregon đã trôi theo dòng nước đi xa 500 km tới bờ biển Thái Bình Dương truyền nhiễm cho cá. Các loại chim biển, cá voi , cá hồi, v.v, ăn phải cá   này rồi cũng bị nhiễm DDT . Thử nghiệm cho thấy lượng DDT trong cá   thấp nhưng các động vật ăn cá   bị truyền nhiễm thì lượng DDT cao hơn nhiều. Các loại chim bị nhiễm độc   nên đẻ ra trứng có vỏ mỏng dẫn tới nguyên nhân nở sớm. Sau này các động vật sống trong vùng bắc cực cũng bị nhiễm DDT trong khi hóa chất này chưa bao giờ được dùng ở đây.
Mặc dầu hiện nay đã bị cấm xử dụng ở nhiều quốc gia hay chỉ được phép xử dụng hạn chế ở một số quốc gia nhưng DTT đã đi vào lịch sử không những của Hoa Kỳ mà còn cả thế giới . Thế kỷ thứ 20, thế kỷ của DDT, một kỷ nguyên đáng nhớ khởi đầu cho các chiến dịch diệt trừ sốt rét và ngăn ngừa bênh truyền nhiễm rồi tiếp theo là các chương trình phát triển nông nghiệp v, kinh tế , bảo vệ môi trường chống nghèo đói bằng cuộc cách mạng xanh.
Hoa kỳ đã thay đổi sau phát minh DDT.   Những kế hoạch Marshall, Rockfeller, Food For Freedom , Green Revolution với các cơ quan USAID, v.v,   đã gíúp Hoa Kỳ hiện diện khắp mọi nơi trên thế giới để bang giao với nhiều quốc gia . Nhiều nhà máy kỹ nghệ và công ty thương mại nhất là cho lãnh vực nông nghiệp được thành lập để phục vụ cho nhu cầu nội địa và ngoài nước . Năm 1939 là năm DDT được phát minh cũng là năm   Wallace Carothers, giáo sư trường đại học Havard phát minh ra nylon và sau này phát minh ra polyester đã gíúp Hoa Kỳ phát triển ngành kỹ nghệ tơ sợi hoá học cho nhu cầu may mặc
Thế giới cũng   đã thay đổi sau phát minh ra DDT .   Theo bước chân của DDT nhiều loại thuốc bảo vệ mùa màng khác cũng được phát minh. Trước đó phân đạm cũng được phát minh bởi hai nhà hoá học người Đức giúp tăng năng suất hoa mầu   cao hơn trước rất nhiều nên thực phẩm nuôi con người và gia súc không còn thiếu thốn như xưa . Nhiều loại thuốc ngăn ngừa và trị các bệnh tật cũng được phát minh. Kèm theo sự phát minh ra các loại tơ sợi nhân tạo nên nhân loại  đã có đời sống ấm no và ít bệnh tật hơn. Phẩm chất của đời sống nhân loại đã được nâng cao hơn nhiều trong hậu bán thế kỷ thứ 20.
Thật vậy phát minh ra DDT đã làm thay đổi Hoa Kỳ và thế giới.   Nhờ chỉ một hoá chất diệt côn trùng mà nước Mỹ biết khai thác và xử dụng với sáng kiến tạo ra những chương trình phát triển đã đưa nước Mỹ và thế giới   tiến bộ về mọi mặt như y tế, canh nông, kinh tế , thương mại , v.v.   Các quốc gia đã gần với nhau hơn vì cùng chung mục đích phát triển về mọi lãnh vực. Nhờ đó không những Hoa Kỳ mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới đã trở nên phồn thịnh và giầu mạnh . 
 Mục tiêu chính trị của Hoa Kỳ cũng đã đạt được là ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Marxist do Nga lãnh đạo. Điều này cũng đã chứng minh rằng những nước theo chủ nghĩa tư bản thì trở nên ấm no giầu mạnh trong khi những nước theo chủ nghĩa cộng sản thì nghèo đói lạc hậu với hậu qủa chủ nghĩa cộng sản đã phải sụp đổ vào cuối thế kỷ thứ 20.
 David Kindela, một sử gia người Hoa Kỳ và cũng là tác gỉa của cuốn sách DDT & The American Century , Global Health, Environmental Politics, and the Pesticide That Changed the World cũng đã chứng minh đầy đủ những điều trên đây trong tác phẩm của ông.
 
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 638847 visitors (2128520 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free