.
  31 ngày lang thang..P50-51
 
10/7/2014

Phần 50-51


Cuối cùng, chuyến tàu Thần chết cũng đến, lúc đó là 12h30’, mọi người xôn xao bấm máy, ghi cho mình những bức ảnh kỷ niệm, có lẽ là cuối cùng trong đời, tại ga Ban Kao hẻo lánh này.

Thật ra đây là một chuyến tàu bình thường để vận chuyển hành khách và hàng hóa từ Bangkok về vùng biên giới phía Tây, là tuyến đường ngắn, lại là tuyến đường “cụt”, chỉ đến ga cuối cùng là Nam Tok rồi quay về, nên không tiện nghi lắm; nhưng người Thái đã biết tạo “sự khác biệt” để biến cái tầm thường trở nên có giá trị thương phẩm cao, khác biệt đó là gắn thêm cái huyền thoại có thật của cung đường được xây dựng bằng cái chết của hàng trăm ngàn người thời thế chiến. Và thực tế, họ cũng sử dụng cho mục đích này chỉ trong khoảng vài chục km đường sắt đi ngang qua các khu du lịch gần thủ phủ Kanchanaburi. Phần lớn du khách đến Kanchanaburi đều sử dụng ô tô, rồi sau đó mua vé tham gia “Chuyến tàu Thần chết”. Khi chúng tôi lên tàu thì toa cũng đầy khách, phải chia nhau qua các toa kế cận.



Kanchanaburi là một tỉnh cực Tây của Thái lan, giáp biên giới Miến Điện, diện tích 19.480 km2, có nhiều rừng, núi, hang động và các thác nước. Các thác này góp nước cho 2 chi lưu Kwae Yai và Kwae Noi để hợp nhau thành sông mẹ Mae Khlong tại thung lũng ngả 3 sông gần thủ phủ Kanchanaburi. Nhờ địa hình như vậy và khí hậu mát mẻ quanh năm, nên ngoài tuyến điểm du lịch cầu sông Kwai lẫy lừng thế giới, vùng Kanchanaburi còn có nhiều địa điểm hấp dẫn khác mà nếu có thời gian, du khách cũng không nên bỏ qua, như: Công viên quốc gia Eravan với thác 7 tầng, thác Saiyok Yai, thác Saiyok Noi, hang động Phra That với thạch nhủ kỳ vĩ, Công viên lịch sử Prasat Mueng Sing với di tích đền tháp Khmer ..v..v..

Đoàn tàu lăn bánh, tiếp tục hành trình, để chúng tôi bắt đầu tham gia chuyến phiêu lưu trên “Đường Rail Thần chết”. Nghe thì ghê thật, nhưng tất cả mọi chuẩn bị và diễn biến lúc này thật bình thường, chúng tôi và có lẽ nhiều người khác cũng cùng tâm trạng, cảm nhận rằng chuyến xe chẳng tiện nghi với ghế cứng và đoạn đường rừng, quê vắng 2 bên. Thật ra, mọi người chắc cũng chỉ muốn vượt đoạn đường này để kỷ niệm một chuyến đi, để chụp một số files ảnh những cảnh đẹp bên đường và nhất là để trải nghiệm cái cảm giác nào đó ở cái khúc quanh được quảng cáo là “The most dangerous curving bridge”. Bây giờ, khúc quanh đó chưa tới, tàu đang chạy ngang qua những vạt rừng vắng hoặc những rẫy khoai mì, mía xen kẻ trong một khung cảnh thanh bình yên ả

Khúc quanh tạo nên một đoạn cong cheo leo giữa vách núi và bờ sông Kwae Noi đỏ quạch phù sa, bằng một hệ thống đường ray nằm trên một giàn gỗ chắc chắn, đen sì, cao hàng chục thước, uốn lượn mềm mại băng ngang một khu vực thật đẹp của các công viên và resort cao cấp.Bây giờ, khúc quanh đó chưa tới, tàu đang chạy ngang qua những vạt rừng vắng hoặc những rẫy khoai mì, mía xen kẻ trong một khung cảnh thanh bình yên ả .



12h51’, sau khi chuyến tàu cắt ngang quốc lộ 323, thì đường rail mới thật sự đi vào khu vực được thiết kế đẹp tuyệt vời bởi những vạt cỏ xanh ngăn ngắt, với những cây rừng được chừa lại một cách cố ý, tạo cho cảnh quan vừa nên thơ, vừa lãng mạn với đoàn tàu rầm rập lượn qua. Xích bên trong lề phải một chút là đại ngàn xanh lá, không xa lắm phía lề trái bên kia là giòng sông Kwae Noi, thượng nguồn của sông Kwai, đang lượn lờ đỏ quạch phù sa.





Biết sắp đến lúc sắp vào khúc quanh “Thần chêt”, tôi để bà xã ở lại cửa sổ phía này, bám lấy đường rail bên vách núi, còn tôi thì bước ra chỗ tiếp giáp 2 toa, phía bên kia, ngồi thụp ngay bực thang lên xuống, bám chặt tay vịn, nhìn xuống giòng sông Kwae Noi, chờ đợi thời điểm ghi hình. He he, tôi lại gặp anh chàng áo cam, người đã theo tôi “trên từng cây số” kể từ lúc xuống xe ở Bản Kao, đang đứng “canh me” trên bậc thang toa trước, thế là tôi bèn cho anh ta vào chuyến “hành trình Thần chết” của tôi.



13h08’, tàu bắt đầu vào “The most dangerous curving bridge”, tại khúc sông Kwae Noi tuyệt đẹp.

Khúc quanh tạo nên một đoạn cong cheo leo giữa vách núi và bờ sông Kwae Noi đỏ quạch phù sa, bằng một hệ thống đường ray nằm trên một giàn gỗ chắc chắn, đen sì, cao hàng chục thước, uốn lượn mềm mại băng ngang một khu vực thật đẹp của các công viên và resort cao cấp. Và đây rồi, lúc 13h10’, tàu ngang chốt kiểm soát trước ga Thamkra Sae, cũng là bắt đầu đoạn đường cong bên vách đá cheo leo, chắc dài cũng hàng cây số!

Bên trái tàu.







Bên phải tàu.



 

Bên trái tàu.






 

Một ê kíp phóng viên châu Âu đang tác nghiệp trên đường ray, họ cố gắng ghi lại những hình ảnh ấn tượng khi đoàn tàu vượt qua “đoạn đường cong nguy hiểm nhất”.


Không biết vì mãi chú tâm vào việc ghi hình trong thời gian ngắn tàu băng ngang cầu, mà tôi quên cảm nhận cái “ghê rợn” khi qua khúc quanh nguy hiểm nhất, hay bởi vì thật ra nó chỉ là… quảng cáo thôi! Chuyến tàu Thần chết, chẳng có chút “cảm giác” gì gọi là chết chóc cả, chẳng hồi hộp hay “lên ruột” như đi qua …bãi tha ma một mình trong đêm vắng. Bạn nào đã từng thưởng thức cái cảm giác có thể làm “ướt quần” khi ngồi trên tàu lượn cao tốc ở VinPearl hay Suối Tiên, thì cái cảm giác khi đi qua khúc quanh “Thần chết” này chẳng hề có 1 chút ý nghĩa nào! Dù sao, lúc đu mình trên toa tàu cheo leo “trôi” ngang đoạn sông Kwae Noi bên dưới để chụp ảnh, tôi cũng cẩn thận lắm, vì biết rằng nếu “sẩy tay” cũng rớt như chơi, chứ không phải 100% an toàn như tàu lượn.

Và dù sao, với giá vé 100 baht, tôi thấy chẳng mắc chút nào, nhất là tôi đã mua được cái trãi nghiệm thực tế về một cung đường đã trở thành huyền thoại. Chỉ tiếc là không có nhiều thời gian để đặt chân lên cái đường cong nhiều ấn tượng ấy, như các du khách khác, đang ăn cơm hộp, hoặc loanh quanh đâu đó, kiên nhẩn chờ “Chuyến tàu Thần chết” đi qua, để ghi hình kỷ niệm!







13h15’, ngày 24-10-2013, tàu dừng lại ga Thamkra Sae, huyện Sai Yok, tỉnh Kanchanaburi, chúng tôi theo người hướng dẫn, bước xuống sân ga, kết thúc chuyến rong chơi trên “cung đường Thần chết” thú vị.





Mọi người rời tàu để lên xe lúc 13h20’, tiếp tục đến điểm ăn trưa và tới thăm thác Sai Yok Noi.





He he, trong khi chờ xe chở đến nơi ăn, bà xã “nhậu” tạm 1 miếng sandwich. 

Xe đưa chúng tôi vượt lên 1 con đèo nhỏ để đến điểm ăn trưa là một nhà hàng thiết kế theo kiểu dân dã, giữa một rừng cây đầy bóng mát, thuộc huyện Sai Yok, tỉnh Kanchanaburi.

Bửa ăn thật là ngon miệng gồm gà xào mặn, thịt heo xào chua ngọt, trứng chiên….



Sau 30 phút ăn trưa, đoàn lên xe đi đến thác Sai Yok Noi.

Rời quán ăn.



Chưa đầy 15 phút sau thì tới thác. Thác này có một tên khác là “Khao Chon”, còn người địa phương thì gọi là “Khao Phang” vì vào mùa mưa thác đổ rất mạnh xuống giòng sông Kwae Noi, cách đó không xa. Có dịch vụ đưa du khách đến thác này bằng bè vượt sông Kwae Noi, nhờ đó có thể khám phá các điều thú vị trên sông, đồng thời ngắm được thác từ mặt trước, rồi sau đó sẽ đổ bộ lên tắm mát với làn nước trong mát lạnh.










 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693319 visitors (2230577 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free