.
  31 ngày ..P82- 83
 
11/9/2014




Phần 82 - 83

Trước khi tiếp tục cuộc rong chơi ngày thứ 13 trên đất Phật, tôi xin mở ngoặc để có vài gợi ý cho các bạn đi sau. 
1/ Những gì tôi đã kể sau khi vượt qua con đèo kỳ cục này có thể làm các bạn thối chí vì sự hiểm trở của nó; tuy nhiên, xin hãy yên tâm, nếu các bạn chọn phương tiện nhỏ hơn thay vì xe 50 ghế, thậm chí nó còn an toàn hơn cả các con đèo “thông thoáng” ở Việt Nam, bởi lẽ các tài xế Miến Điện chạy trên tuyến đường này đều không quá “ẩu tả” như các lái xe của ta. Còn nếu các bạn đi bằng xe 2 bánh, nổ hoặc điếc, lại càng an toàn hơn. Nếu là xế điếc, loại thể thao thì lại cực kỳ an toàn và thú vị, bởi vì con đèo không có những dốc quá cao như đèo K’rong Pha, đèo B’lao, đèo Khánh lê…mà chỉ là những dốc lên xuống thật nhẹ nhàng, không bào mòn sức lực của những “Ilovebicycle”; chắc chắn các bạn sẽ không phải tốn đến hơn 180 phút vượt đèo như các con xe 4 bánh.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, nghĩa là sau chúng tôi đúng 2 tháng, Austin Grady cùng 1 người bạn Mỹ đã vượt con đèo 1 chiều (one way pass) này bằng xe đạp. Xin xem : 
http://www.crazyguyonabike.com/doc/page/?page_id=355599
“Sunday December 29, 2013, 38 miles (61 km) - Total so far: 2,192 miles (3,528 km)
Got up around 7:00am and finished yesterday CGOAB entry then went down the the hotel breakfast and posted the last three days. The breakfast was rice and peas with a fried egg on top of it. It was pretty good and came with Vietnam style coffee and tea. Got to say I really liked the River View and would recommend it to anyone spending the night in Myawaddy.”

Các ảnh sau được trích từ đường link trên.


















Như vậy với các bạn còn trẻ, hoàn toàn có thể dùng 1 chiếc xe đạp thật nhẹ để đi từ Việt Nam qua Miến, khỏe thì đạp, mệt thì thảy lên xe 4 bánh, như anh chàng Austin Grady này.
2/ Sai lầm lập lại của tôi, vì đây là lần thứ 2 mắc phải. Hồi đi Đông Dương bằng xe mô tô năm 2012 (Daehan 120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…), từ Thủ đô Vientiane trở về Pakse, chúng tôi đã vất vả ngồi trên xe đò suốt 15 giờ, khi tới khách sạn thì đã 01h sáng, vừa mệt mõi, vừa uổng tiền ở vì chỉ có vài giờ mà phải trả nguyên 1 ngày. Nếu bạn lấy phòng vào sáng sớm, thì 1 ngày ở khách sạn của bạn kéo dài tới 12h trưa hôm sau, nếu vì lở đường tới vào lúc nửa đêm về sáng, thì bao giờ khách sạn cũng lấy tiền ngay trong ngày đó, nghĩa là chỉ tới 12h trưa cùng ngày! Cho nên, lần đó tôi khuyên mọi người đừng để gặp phải trường hợp tương tự, cố thu xếp sao cho khi đến 1 điểm mới lúc trời còn sáng. Ngày đầu tiên, từ Long Xuyên qua tới SiemReap, tôi suýt mắc phải khi tìm được khách sạn Saphia lúc 22h, không bị lỗ nặng! Còn lần này, lỗ …thê thảm, 02h sáng lấy phòng 40$ US, chỉ ở đúng 10 tiếng đồng hồ, trong tình trạng mệt mõi quá chừng!





Thật ra, theo dự kiến, tôi đã tính đi cuốn chiếu từ Bangkok, lên Mae Sot, nghĩ 1 điểm nào đó, như Tak chẳng hạn; rồi từ Mae Sot qua nghĩ tại Kyaikto, nơi có Chùa Đá Vàng nổi tiếng trên núi, rồi tiếp tục đi Yangon, nghĩa là chúng tôi sẽ mất 03 ngày đi đường, nhưng được nghĩ chơi 2 chỗ và không bị động về khách sạn. Nhưng vì là lần đi đầu tiên, không biết đường sá nơi xứ lạ, lại gặp trở ngại khi mua vé, “hoảng” quá, nên đi thẳng luôn, nếu sáng suốt và liều mạng hơn, cứ đi từng đoạn nhỏ, tới đâu hay tới đó, vừa đở mệt, vừa ít tốn tiền lại vừa biết thêm nhiều điểm mới!





3/Cái gợi ý thứ 3, quan trọng nhất: bạn nào thích phiêu lưu thì nên lên kế hoạch đi đường bộ ngay, để có cái cảm nhận tuyệt vời mà tôi đã kể, vì biết đâu sau này, chính phủ Myanmar sẽ đầu tư xây dựng lại con đường đèo rộng rãi hơn, chừng đó các bạn chỉ thú vị vì cảnh đẹp của núi rừng nguyên sinh, nhưng cảm giác “mạnh’ thì không còn.
Theo tôi, chính phủ Myanmar nên làm 1 con đường khác, rộng rãi hơn phục vụ cho phát triển kinh tế, con đường này, chỉ nên cho xe dưới 25 chỗ lưu thông, để thu hút khách du lịch. Hiện tại, dựa trên số lượng xe tôi thấy ở bến Myawaddy, cộng với số xe nhỏ, xe tải xuất phát từ Thái qua, con đường chắc chưa tới 300 lượt xe qua, lại mỗi ngày; nếu lưu lượng xe như ở Việt Nam thì chắc chắn con đèo không thể nào chịu đựng nổi.


Do đó, tôi đề nghị các bạn dự định đi Myanmar bằng đường bộ, nên dừng lại nghĩ tại Mae Sot, nơi này khí hậu mát mẻ, đang phát triển và có vài chỗ đáng quan tâm. Ngày hôm sau qua biên giới, đi xe nhỏ tới Hpa-an, thủ phủ bang Kayin, rong chơi và nghĩ ngơi, rồi ngày thứ 3 thì đi 1 lèo tới Yangon. Lượt về thì từ Yangon trở lại nghĩ ở thị trấn Huyện Kyaikto, bang Mon, lên thăm Chùa Đá vàng trước khi đi ra biên giới Thái-Miến! Có lẽ các bạn sẽ không tốn nhiều tiền hơn vé đi thẳng 1700 baht của chúng tôi, lại khỏe và đi chơi được mấy điểm quan trọng!

Đây là vài hình ảnh tôi chụp được sau này, các bạn xem trước cho đở chán! Chỉ mới là những hình ảnh sơ khởi để minh họa cho gợi ý kể trên, còn những hình ảnh chính thức sẽ hấp dẫn hơn nhiều!






Từ đỉnh núi Kyaiktyo nhìn xuống…



…và chùa Đá Vàng.
 
 
B.13 Ngày thứ 13 của cuộc rong chơi miền đất Phật.
B.13.1. Yangon, 29-10-2013.
Sau 2 ngày mệt mõi bởi cuộc hành trình quá vất vả, chúng tôi đã tự thưởng cho mình một buổi sớm mai ngủ …nướng, kéo dài đến 7:30AM. Và lời chào buổi sáng của bà xã sau 2 ngày vượt …núi, sau nửa đêm ngủ muộn là: lượt về, nếu theo đường cũ thì…ông đi một mình đi, tui bay về Bangkok.
He he,y như những “nghị quyết” trước đó, bả nói :…đi Lào, là …lên Daehan và đi vào năm 2012, còn lần này… nếu đi Miến Điện bằng Daehan thì…ông đi mình ênh đi, thế là tôi …chơi xe đò. Cho nên trong tình hình này, tôi bèn nói: lo đi chơi đi, chưa dìa mà…Miệng thì nói như vậy, nhưng tôi biết sẽ phải làm gì sau những ngày rong chơi miền đất Phật, tranh cãi làm gì cho mệt, mọi chuyện cứ …nhẹ hều như đi trên mây thì vui vẻ cuộc đời thôi! Ha ha ha.





Tiện nghi ở đây thì ok, buổi sáng có bửa ăn kèm trong tiền khách sạn, tôi leo mười mấy bậc cấp để lên phòng tiếp tân trên dốc cao, hỏi thăm nơi ăn sáng, thì được trả lời: quí khách về phòng, sẽ có người mang tới.








Bửa ăn sáng thế này thì quá thừa đối với người lớn tuổi, chúng tôi ăn bánh mì trứng chiên và uống cà phê sửa, chừa 4 trái chuối cho bửa trưa, phòng khi đồ ăn Miến chưa kịp thích ứng!








Ăn xong, tôi bung con bike đỏ ra để chuẩn bị đón chào ngày mới tại “cựu thủ đô” Yangon, bà xã vẫn còn oãi nên ở lại phòng. Hôm qua, ngày đầu tiên trên đất Miến, chỉ thấy được cái nhếch nhác của cửa ngỏ Myawaddy, rồi là cái thú vị tuyệt vời khi khám phá con đường đèo quá lắc léo và hiểm trở mà không phải ai cũng may mắn có được. Rồi là những đoạn đường tối đen xuyên qua các làng quê hẻo lánh hoặc vài phố thị đèn không đủ sáng dưới lắc rắc mưa rơi. Myanmar hôm qua như thế vẫn còn là bí ẩn, nên nỗi háo hức được nhìn thấy tận mặt thành phố lớn nhất nước của xứ sở chùa Vàng đang rạo rực trong lòng, tôi vội vác con bike, leo mười mấy bậc dốc lên phần đồi trên cao để rời khách sạn, thăm 1 góc Yangon ngày đầu đặt chân tới.






Khách sạn Highland Lodge và 7 Mile cùng nằm trên con đường nhỏ mang tên Kone Myint Yeiktha, chỉ cách nhau bởi 1 khúc quanh. 7 Mile có vẻ sang trọng với khối building nhiều tầng, trong khi Highland Lodge là những căn nhà liên kế nằm rải rác trên 1 khu vườn đồi rộng rãi nhiều cây xanh, tôi thích nơi này hơn.







Tôi đạp xe ra phía đại lộ, Pyay. Ngay đầu đường có 2 điểm nổi bậc, biểu trưng của sự phát triển và giàu có, bên trái là show room xe hơi Shwe Ya Mon, bên phải là cửa hàng mua bán đá quý SP Gems.

 
Trước khi tới Myanmar, tôi hình dung ra một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, một xã hội chậm tiến vì khép kín, Yangon trong trí tưởng của tôi là một thành phố cũ kỹ, đường sá chật hẹp, con người, nhất là các cô gái …xấu xí (xin lỗi)như mấy cầu thủ trong đội tuyển bóng đá nữ Myanmar .
Nhưng như đã nói, 2 biểu tượng đầu tiên là 1 showroom xe hơi và một cửa hàng ngọc thạch đã làm thay đổi cái tưởng tượng hồ đồ kia. Rồi sau khi đạp xe lang thang chưa tới 2.000 mét trên đường phố Yangon, một ngạc nhiên thú vị chợt bùng lên bởi rất nhiều những bất ngờ bắt gặp, chẳng hạn 1 cửa hàng thời trang với thiết kế rất hiện đại theo cái style mỹ thuật công nghiệp, không đắc tiền nhưng đầy ấn tượng!





Mà thời trang là 1 thứ văn hóa “nhạy cảm”, nó là chỉ dấu về tình trạng của một xã hội, có văn minh, lịch sự hay không? và hơn thế nữa, nó còn phản ánh “trình độ” tự do, cũng như thước đo sự thịnh vượng của 1 quốc gia. Một người Thầy của tôi, sau khi tốt nghiệp Msc về Plant Pathology ở Nhật Bản sau năm 1975, được “may mắn” trở về nước theo đường bộ qua Trung Quốc, lúc đó nói với tôi rằng, buổi sáng khi ra đường ở thủ đô Bắc Kinh, ông chỉ thấy rặc một màu xanh biển trên đường phố, đó là màu trang phục của hầu hết người dân nơi đây, vốn là những người vô sản chính hiệu, là những công nhân thuộc giai cấp lãnh đạo, đâu cần phải “Phây sần” cho…rách việc! Nói thế cho vui, bởi vì bây giờ mọi thứ ở đó đều đã thay đổi, làm gì còn có cái “giai cấp công nhân” mà được làm lãnh đạo và cũng chả có anh lãnh đạo nào lại cho con đi làm công nhân…để được vào “ giai cấp lãnh đạo”đâu! Hi hi, lâu lâu lại chém gió chơi bậy một phát, cho vui!
Lại thêm 1 cửa hàng thời trang vui nhộn sắc màu…





…và các bạn sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy hình ảnh này trong 1 con đường nhỏ? Nó làm tôi nhớ lại thuở còn đôi mươi quá chừng! Và bây giờ, hình ảnh này đã thay đổi hoàn toàn trong tôi cái hiểu lầm “tai hại” về những cô gái Miến Điện thông qua đội tuyển bóng đá nữ của họ: thiếu nữ Miến rất đẹp, đẹp từ gương mặt, đến thời trang!
Cũng giống như áo dài Việt Nam, làm nên 1 đặc trưng tuyệt vời của thời trang truyền thống, chiếc longyi Miến Điện, cùng những cách điệu hiện đại, phối hợp với cánh áo trẻ trung, người phụ nữa Miến rất biết cách làm cho du khách nước ngoài phải trầm trồ khen ngợi! 
Chiếc dù đỏ của cậu thanh niên đã che nắng cho cô bạn gái-longyi-vàng trước đó, được khéo léo chuyển tay khi vào nơi bóng cây, động tác rất tự nhiên, khiến tôi nghĩ cái lịch sự đã trở thành thuộc tính của cậu ta. Thật là 1 tình cờ may mắn, tôi đã chụp được tấm ảnh bình dị mà đáng yêu này, trên con đường nhỏ rất đời thường lại xuất hiện sắc màu trẻ trung đầy lãng mạn, 2 màu cực nóng lại “ăn tong” rất dịu dàng, cặp đôi longyi “tím than-vàng anh” đang show một màn thời trang không kiểu cách, nhưng thật đầy ấn tượng!





Đó là hình ảnh khi tôi đạp xe theo con đường nhỏ May Li Kha, nằm bên phải Parami Road, khi tôi vừa chuyển qua từ đường Pyay. Đây là con đường cụt, phía cuối có một ngôi chùa, đầu đường có biển báo 1 Trung tâm dạy nghề phục vụ nhà hàng, khách sạn. Trong tình hình này, có lẽ đây là ngành nghề rất hot tại Myanmar, sẽ là cơ hội tốt cho các bạn trẻ dễ thương và xinh đẹp mà tôi thấy khá nhiều sau 2 ngày đặt chân lên đất Phật. Tôi chụp vài tấm ảnh rồi trở lại Parami Road.



Tấm biển màu đỏ: Hotel & Restaurant Training Center.






Hình ảnh rất thường tại các quốc gia Đông Nam Á, phơi đồ trước cửa, ngoài công lộ…


Trở lại đường Parami, tôi tiếp tục …tiến lên dốc bằng biện pháp dẫn bộ, tuy nhiên con bike rất nhẹ nên dẫn cũng như không! Yangon tuy nằm trên vùng bình nguyên, châu thổ sông Ayeyarwaddy, nhưng thế đất lại không bằng phẳng mà mấp mô, cao thấp nhiều nơi, giống như nằm trên 1 vùng bán sơn địa như Bình Dương, Thủ Đức... Lên hết dốc thoai thoải thì lại bắt đầu đổ xuống từ từ, hết cực thì sướng thôi! Cứ thế tôi trôi dần xuống đến 1 chỗ khá đông người, đó là bịnh viện nhi Parami; nói đông chứ thực ra chẳng phải như bên mình, người bệnh sao nhiều quá, huyện, tỉnh, thánh phố đều quá tải! Parami Children Hospital là 1 building cao khoảng 4, 5 tầng, đang chỉ có 1, 2 chiếc Taxi đậu ngay lề đường, phía trước cửa, điều đó không biết có phải vì người dân Myanmar ít bệnh tật chăng? Tôi dừng lại 1 chút, vừa để nghĩ chân, vừa để nhìn xem cuộc sống đời thường nơi bệnh viện. 

Mấy anh Miến Điện, mặc longyi chắc là tài xế và bảo vệ mặc quần gin, thấy con bike “độc” thích thú trầm trồ bàn tán và…chạy thử, một anh còn nói …coi chừng nó chạy luôn về nhà, rồi xúm nhau cười thiệt là vui! Tôi chợt nhìn thấy nhiều đốm cổ trầu nâu sẩm, loang lổ trên lề đường, một đặc trưng khác mà tôi chỉ thấy có ở Yangon!






Có nhiều đốm cổ trầu bên cạnh chiếc taxi.






Anh chàng này là tài xế chiếc taxi trắng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630171 visitors (2115942 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free