.
  Phát triển Bình Định P2B
 
2/3/2014




Phần 2B
          Hạ tầng cơ sở cho phát triễn


         Kể từ khi nhà thầu Mỹ xây cất đường xá Hoa Kỳ theo những kỷ thuật, máy móc  tân tiến  Việt Nam chưa biết trước đó, thời Đệ Nhất Cọng Hòa, mở rộng đường Quốc lộ số 1 9 lên tận biên giới Lào Việt , đèo An Khê nơi tiểu đòan thiện chiến Pháp từ Triều Tiên - Cao Ly đưa về  khinh địch bị phục kích tan tành vỏ khí cơ giới la liệt hai bên thung lũng ,  xóa bỏ đèo Mang Yang ( Giang ) một chiều thành đường thẳng băng  hai chiều … , hạ tầng đường xá,  hải cảng ( Thời Đệ Nhất Cọng Hòa xin Hoa Kỳ viện trợ 50 triệu đô la  tân trang hải cảng Thị Nại  cuối  năm 1959 - 60 không được chập thuận ), phi trường  v.v...đã  mở mang đáng kể . Thành quả là theo chỉ số  Các tỉnh Cạnh tranh nhau năm 2009 , Bình Định đã đạt chỉ số cao nhất các tỉnh miền Trung, đứng thứ hai sau TP Đà Nẳng .


                 Đường bộ, đường sắt, hảicảng , đường sông , phi trường


    
          Chiều dài các quốc lộ Bình Định là 208 km, tỉnh lộ dài 458.5 km. Quốc lộ 1A dài 118 km, chạy suốt tỉnh nhà, nối  các huyện phía Đông  Hòai Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ , An Nhơn và Tuy Phước với các tỉnh còn lại nước nhà . Một nhánh quốc lộ này là Quốc lộ 1D,  dài 19 km ở địa phận  Bình Định , tổng chiều dài là 33 km, nối  Thị xã Qui Nhơn với huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên trên Quốc lộ 1A .  Quốc lộ 19 dài 70 Km trong địa phận Bình Định,  nối tỉnh nhà với Tây Nguyên, Đông Bắc Căm Bốt, Nam Lào và Thái Lan,  ở Việt Nam nối cảng  Qui Nhơn, xuyên qua Bắc Qui Nhơn đến  các thị trấn Tuy Phước, Phú Phong   đến An Khê , Pleiku và cửa khẩu Lê Thanh tỉnh Gia La- Pleiku.  Bình Định có 70 km Quốc lộ 19 . Đường dọc bờ biển dài 170km, nối Nhơn  Hội và Tam Quan,  nhắm  mục đích  phát triễn du lịch. Tỉnh đang xây dựng đường phía tây An Nhơn - Hòai Nhơn  dài 112 km.  Mọi tỉnh lộ và các đường  liên huyện, liên xã đều  đúc bê tông, .tráng xi măng , trải nhựa.  Tuy nhiên các doanh nhân cộng đồng địa phương, gần 65 % , trong  một điều nghiên lại cho là đường xá Bình Định không tốt, khá xấu . Đường bộ là phương tiện chuyên chở quan trọng nhất tỉnh nhà . 22.,77 triệu hành khách (97 % tổng  số) và 7928 tấn hàng hóa  chuyên chở theo đường bộ .
           Đa số dòng sông Côn , kế cận ranh giới huyện Vĩnh Thạnh với tỉnh Gia Lai, một khúc sông Lại Giang cho tới thị trấn Bồng Sơn huyện Hòai Nhơn là các đường sông chuyên chở nội địa.  Có một đổi thay đáng kể chuyễn từ  chở hành khách đến chở hàng hóa xảy ra giữa các năm 2006 và 2008 . Năm 2006  số hành khách  là 113 000, xuống  42 000 năm 2007 và các năm 2008 - 2009 chỉ còn 7000. Trong khi chuyên chở nội địa hầu như không có gì năm 2008, đã có mức chuyên chở lên 70  tấn/km năm 2009. Tuy nhiên, con số này nhỏ nhoi so với các thể thức chuyên chở khác trong tỉnh.   
       Đường  xe lữa Nam- Bắc  dài 150 km trong địa phận tỉnh (xem bổ túc ở phần nói về thị xã Qui Nhơn).  Cũng xem  phát triễn các hải cảng, phi trường  ở phần Qui Nhơn.


      Điện nước


        Mạng lưới điện Bình Định gồm các đương dây cao thế 220 KV ,và hạ thế 35 KV,  phân phối qua các trạm biến điên.  Mọi xã phường nay đều có điện: 158 xã phường  nhận điện của mạng lưới điện quốc gia . Chỉ một xã xa xôi là đảo Nhơn Châu dùng điện máy phát điện diesel.                   
      Nước sạch cho khu công nghệ Phú Tài là 8500m3 một ngày. Nước cung cấp cho Vùng  Kinh tế Nhơn Hội dự trù 12 000 m3 một ngày . Giai đọan 1  dự trù cung cấp 9 000 m3 một ngày đang xây dựng.  Dung lượng nước cung cấp cho 9 thị trấn khác của tỉnh là 21 300 m3 một ngày .


        Bưu điện ,Vĩễn Thông


     Năm 2009,  Bình Định mới có 74,1 máy cho 100 người.Ttổng số thuê mua là 1.1 triệu ,t ăng nhanh vì năm 2005 chỉ  mới có 101 230 , đặc biệt là máy di động. Cho đến  đầu năm 2014 , tổng số máy điện thọai  tỉnh nhà  là gần 1,7 triệu, trong đó  khỏang 1,4 triệu điện thọai di động và 240 000  điện thọai cố định, nghĩa là  là 115 máy cho 100 người.  Phẩm giá viễn thông  tương đối tốt vì trong một cuộc điều nghiên  70.74 % cho là  tốt đẹp.  Tính đến năm 2009, số người thuê dùng Internet  ở Bình Định là 28 919, tăng lên từ 8716 năm 2006  và  18260 năm 2008. Trong khi điện thọai và mối nối Internet lan rộng, tổng số thơ từ  và điện tín gửi tiền  từ 119 000 năm 2005, giảm  xuống còn 77 421 năm 2009 . Dịch vụ điện tín - telegrams services đã bải bỏ năm 2007.


        Thị xã tỉnh lỵ Qui Nhơn


        Thành phố  Qui Nhơn chánh thức  cuối thế kỷ thứ X, khi Chiêm Thành nhận thấy rằng kinh đô Indrapura ở Đồng Dương quá gần đất Việt , dễ bị xâm lăng,  nên thiên đô  vào Trà Bàn , Đồ Bàn - Vijaya .  Thập niên   1620 ,  các linh mục  Dòng Tên – Jesuits  Bồ Đào Nha đến truyền đạo  gọi tên Vijaya là là Poulo Cambi . Năm 1776 ,được tin Nguyễn Văn Lữ  chiếm Sài Côn,  Nguyễn văn Nhạc đày Đông Cung Dương ra chùa  Thập Tháp, tự xưng là Tây Sơn Vương,  sai sửa sang lại thành Trà Bàn , làm kinh đô Tây Sơn . Qui Nhơn là thị xã tỉnh lỵ Bình Định, cách Hà Nội  1065 km.  Ngày xưa  có tên là Thị Nại , là một hồ đẹp đẻ  trong thành phố thị xã ngày nay. Diện tích Qui Nhơn  là 286.28 km2,  gồm 16 phường và  5 xã . Dân số năm  2009 là 280 900 người. (tuy có tài liệu ghi là năm  2006,  dân số Qui Nhơn đã trên 284 000 )  .
          Địa lý Qui Nhơn  rất đa dạng: núi rừng, đồi, ruộng vườn, ruộng muối, đầm lầy, đồng bằng , đầm phá, hồ, sông, bán đảo và đảo .  Bờ biển dài 42 km , có nhiều bải cát, chứa nhiều tài  nguyên hải sản và  sản phẩm thiên nhiên giá trị. Tọa độ Qui Nhơn là 130 46’ vĩ tuyến Bắc và 109 014’ Kinh tuyến Đông . Cách Hà Nội 1065 km. Có phi trường Phú Cát của Hàng Không  Việt Nam chở hành khách hàng ngày  đi Đà Nẳng, Hà Nội  và Thành phố Sài Gòn - HCM. Phù Cát đang trang bị thêm để có chuyến bay đêm.  Ga Diêu Trì  cách Qui Nhơn 10km về phía Tây là một  trong 10 ga lớn đường xe lữa Thống Nhất Nam Bắc và mỗi ngày có chuyến cao tốc và hai chuyến hạng sang  từ Qui Nhơn đến TP HCM.  Hải cảng Quốc tế Qui Nhơn là một  trong 10 cảng lớn ở Việt Nam, sâu 9.50m  ( mức y triều cao thấp là 1.56m ), cửa rộng 80 m , có bến và phương tiện cận đại cho tào trọng tải 30 000 DWT cập bến . Đang cào vét hầu làm sâu đến 11m và mở rộng cửa ra vào đến 120m. Cảng nằm phía Tây Nam thị xã cách cảng Hải Phòng 455 hải lý , cách cảng Đà Nẳng 175 hải lý , cảng Nha Trang 90 hải lý và cảng Vũng Tàu  280 hải lý. Cảng có các chuyên tàu đi tới những cảng chánh Á Châu. Khả năng cảng Qui Nhơn là 4 triệu tấn một năm. Cảng Thị Nại kế cận nhỏ hơn, chiều dài bến chỉ là 268m, bề sâu chỉ 4-6m, có thể cho  tàu trọng tải 3000-5000 DWT cập bến. Khả năng chuyên chở hiện hửu là 0.8 triệu tấn một năm.  Thể tich hàng hóa chuyên chở đường biển của hai cảng  Qui Nhơn và  Thị Nại  tuy tăng hơn 50 % các năm 2005- 2009,  nhưng cũng còn rất yếu kém so với đường bộ  và  đường sắt.  Năm  2009,  chỈ mới chuyên chở tổng cọng là 45 000 tấn; cảng Qui Nhơn  chiếm 30 856 tấn  trong đó là 2060 tấn hàng hóa  xuất khẩu (phần lớn là đồ gỗ biến chế, bàn ghế và các lọai đá). Cảng Thị Nai chỉ chuyên chở hàng hóa địa phương tỉnh .       
         16 phường Qui Nhơn  là Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú , Lý Thường Kiệt, Nguyễn văn Cừ, Đống Đa,Thị Nại, Hải Cảng , Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân và Trần  Quang Diệu.  5 xã Qui Nhơn  là : Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải và  Phước Mỹ  (tách rời khỏi huyện Tuy Phước  và  sáp nhập vào Qui Nhơn  năm 2006 ) .
           Nhiệt độ trung bình hàng năm là  26.8 độ C ( 80.3 độ F ).  Tháng nóng nhất là tháng tám ,nhiệt độ trung bình  34 độ C ( 93 độ F)  nhưng có khi lên đến 42 độ C ( 108 độ F ) . Tháng lạnh nhất  là các tháng giêng , nhiệt  độ trung bình là 20 độ C ( 68 độ F ), nhưng có thể xuống 15 - 16 độ C (  59- 61 độ F  vào  tháng chạp năm trước, các tháng giêng - hai -  ba năm sau.  Lượng mưa trung bình là 1710 mm. Số ngày mưa mỗi năm trung bình là 90 ngày . Các tháng mưa nhiều là tháng 10 và tháng 11 .
    Qui Nhơn  có 2 viện đại học là Viện Qui Nhơn  và Viện Quang Trung. Viện  Qui Nhơn đa ngành, có  40 khoa  và trường, có 15 000 sinh viên, mỗi năm có 3000 sinh viên tốt nghiệp. Viện Quang Trung cũng đa ngành nhưng ít hơn, chỉ có 13 ngành và chừng trên 8000  sinh viên.   Các trường đặc thù Qui Nhơn là  trường dạy võ nghệ  Tây Sơn - Bình Định , một trường huấn nghệ, trường y  khoa Bình Định , trường huấn nghệ  nông nghiệp miền Trung và một trung tâm trao đổi ngành quốc tế đang thiết lập.  Ngòai ra, Qui Nhơn  còn có  28 500 học sinh trung học và 19 000 học sinh tiểu học.
        Qui Nhơn có nhà máy nước sạch dung tích 45 000m3 (dự trù tăng lên  48 000 m3  một ngày. Công viên công  nghệ Phú Tài , dọc theo quốc lộ 1A phía Tây thị xã, đã có dung tích nước sạch là  8500 m3  .
         Qui Nhơn  là một trung tâm công nghệ  chánh của vùng bờ biển miền  Trung, chỉ sau Đà Nẳng và Nha Trang.  Nhưng lại là  trung tâm công nghệ, dịch vụ chánh của Bình Định.  Năm 2005, nông nghiệp chiếm  38.4 % GDP, công nghệ và xây cất 26.7 % và dịch vụ 34.9 % .  Năm 2006, nông  nghiệp giảm xuống 36.7 %, công nghệ và xây cất 28 % và dịch vụ là 35 % . Dự trù tương lai là sẽ tăng tỉ lệ dịch vụ, bớt nông lâm ngư. Năm 2010, lợi tức mỗi đầu người Qui Nhơn  đạt 1625 đô la Mỹ - USD.


 
         Ngũ cốc chiếm 2540 ha ở Qui Nhơn, sản xuất  13 021 tấn năm 2009,  chiếm 2 % tổng số tỉnh.  Các hoa màu khác đáng kể ra  là 10 891 tấn rau đậu, 2795 tấn mía và đôi chút dừa , đậu phụng và hột điều . Như đã kể trên, đa số công nghệ Qui Nhơn tập trung  ở công viên công nghệ Phú Tài. Qui Nhơn là một trung tâm chánh sản xuất bàn ghế , tủ giường - furniture  manufacturing. Công nghệ này theo truyền thống dựa trên  gỗ các rừng Bình Định cũng như hai tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai , Kontum  và xa hơn nữa  là tỉnh Ratanakiri -Căm Bốt  và Attapeu- Lào . Nhìều hảng hóa  học cung cấp cho công nghệ bàn ghế  và chế biến gỗ  đã được thiếp lập kế cận công viên công nghệ. Các công nghệ khác đáng kể là chế biến nông sản và thủy sản, sản xuất vật  liệu xây cất và sản phẩm giấy. Hảng dược phẩm Bidiphar là một ngọai lệ  cho thị xã Qui Nhơn, tổng quát tập trung vào các công nghệ căn bản và chế biến gỗ.  Khu Phát triễn Kinh tế Nhơn Hội là trọng tâm  cho các dự án công nghệ Qui Nhơn và Bình Định , nhưng đến cuối năm 2010,  vẫn còn ở giai đọan đầu phát triễn , rất ít  xuởng thành  hình.Đầu tư ngọai quốc vào Qui Nhơn cũng rất giới hạ . Tính đến cuối năm 2008, chỉ mới có 13 hảng ngọai quốc, sử dụng 1110 người ở thị xã .
          Qui Nhơn  hiện đang cố tâm cũng cố  hạ tầng cơ sở du lịch . Nay  Qui Nhơn đã có  105 khách sạn , 4 khách sạn - khu nghĩ mát- hotel resort  4 sao , một khách sạn  3 sao . Tổng số phòng  là 2446 , trong đó 1536 phòng đạt  tiêu chuẩn quốc tế . Thị xã cũng dự tính  xây thêm  vài khách sạn và khu nghĩ mát 4-5 sao . Qui Nhơn có 8 công ty  cung cấp dịch vụ du lịch.     


    Tiềm  năng du lịch  Bình Định  


      Bình Định có cả  thảy 231 di tích liịch sử văn hóa, trong số này Bộ Văn Hóa và Thông Tin ( nay là Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch ) xác nhận 33 di tích và Hội đồng Nhân dân tỉnh xác nhận 55 di tích .
    Trước tiên lẽ dĩ nhiên là các tháp chàm , đặc biệt  là thành Đồ bàn - Vijaya citadel  và  14 tháp kiến trúc Vijaya  khác  biệt các tháp Chàm  tỉnh khác . Đây là một phối hợp giữa Đá và Gạch.Tháp Chàm các nơi khác chỉ dùng  gạch .Điều này gợi  ý một số ảnh hưởng của kiến trúc Khmer Angkor - Căm Bốt. Nhắc lại là Chiêm Thành  đã chiến đấu nhiều lần với  vương quốc Angkor nay là Căm Bốt ở hai thế kỷ thứ 12 và thứ 13. Thời gian đó, tuồng như liên hệ đến hay chủ trì bởi Vua Khmer Jayavarman VII .  Cũng có thể  nguyên do là Vijaya  tương đối có nhiều nhân công  hơn các trung tâm quyền lực Chàm khác , vì chưng chế biến đá cho xây tháp cần dùng nhiều nhân công hơn gạch. Các tháp Bình Định nên viếng thăm là :HưngThạnh , Cánh Tiên, Thù Thiên , Thốc Lốc , Bánh Ít , Dương Long, Phú Phong…. Bờ biển Bình Định có nhiều bải biển  đẹp đẻ, những cảnh biển hấp dẫn, hài hòa, cân đối : Tam Quan, Tân Thạnh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang,  đảo Salangane, bải Hòang Hậu, Qui Hòa, Bải Dài …. nhưng chưa bải nào phát triễn đúng mức.  Các lễ hội đón mời du khách có thể là lễ hội Chiến Thắng Đống Đa ( ghi chiến công vua Quang Trung), Chiến Thắng  Tà Lẹc ( ? )  , Chiến Thắng Dương Liễu( ? )  , Chiến Thắng Đồi 10 (? ), Cầu khẩn  Thần Cá , Đâm Trâu v.v…  Các làng  thủ công đáng ghé xem là làng làm rượu mùi  Bầu Đá , các làng sản xuất đồ gỗ mỹ thuật, làm nón Gò Găng, đồ hàn Phương Danh , mì – bún bột đậu xanh Song Thần , bánh tráng  bột gao  kẹp mè . Những món ăn ngon  Bình Định là bánh hỏi , bánh nếp lá chét lông chim ( đầy cơm dừa và bột  đậu xanh  ), rượu nếp Bầu Đá , mì bún Song Thần,  cuốn thịt heo  Chợ Huyện, bánh tráng sửa dừa


...,  


                Phát triễn kinh tế Bình Định


                  Năm 2007, Bình Định xếp vào hàng thứ ba( ?)  trong 6 tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ - South Central Coast , sau  Thành Phố Đà Nẳng và tỉnh Khánh Hòa - Nha Trang . Năm đó, Bình Định xuất khẩu hàng hóa trị giá 327 triệu đô la Mỹ  và nhập khẩu 141.6 triệu đô la . Đa số xuất khẩu Bình Định là đồ bàn, ghế, tủ, giường… gỗ .
 
                Nông lâm ngư


          Bình Định  có một lảnh vực nông lâm ngư  hiệu năng cao nhất Miền Duyên Hải Nam Trung Bộ nhờ sản xuất lúa gạo  khá lớn, dừa và sản phẩm các rừng, chăn nuôi, đánh cá mạnh mẽ.  Thu họach lúa gạo lớn nhất các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, nhưng còn kém cõi nhiều so với tổng sản lượng lúa  gạo Việt Nam, ở tỉ lệ khiêm tốn là 1. 61 %. Năm 1995, Bình Định sản xuất 402  300 tấn lúa trên diện tích 118 500 ha, năng xuất trung bình, 3.39 t/ha . Sản lượng cao nhất là  vụ lúa Đông Xuân, đạt  175 000 tấn, năng xuất cũng cao nhất 3.89  t/ha, nhưng diện tích ít nhất chỉ chiếm  45 000 ha. Năm 2001, sản lượng lúa cả năm  3 vụ,  đạt 546 100 t ; năng xuất  trung bình là  4.2.t/ha.  Những năm 2006- 2010  sản lượng biến thiên trên dưới 600 000 t/năm. Năm 2009, năng xuất trung bình là 5.31 t/ ha, và năng  xuất cao nhất ở hạ lưu Sông Côn. Như vậy còn dưới mức an tòan thực phẩm là trên 500 kg mỗi một đầu người mỗi năm, nghĩa là tổng sản lượng lúa gạo Bình Định mỗi năm phải trên 750 000 t.
          Sản xuất dừa năm 2007 là 95 040 tấn ở Bình Định chiếm 9% tổng sản lượng dừa quốc gia. Phần  lớn dừa trồng ở  các huyện Hoài Nhơn ( 30 000 t  năm 2009 ),  Phù Mỹ ( 27 000 t ), Phù Cát ( 164 00 t ) và Hòai Ân ( 15700t ), không phải tập trung duy nhất ở Tam Quan như thời xưa cũ.  Sản xuất mía là 185 700 t/năm,  đậu phụng - lạc là 13700 t/năm, hột điều - đào lộn hột là  4200t/ năm. Cũng như lúa gạo, các sản lượng, năng xuất  này đều có thể gia  tăng, nếu phổ cập thêm các giống  cao năng mới, áp dụng các phương pháp
canh tác tiên tiến, bón phân hóa học hài hòa hơn …
       Khu vực chăn nuôi Bình Định  chiếm  35% giá trị nông lâm ngư nghiệp tương đối cao nhất so với các  tỉnh miền. Bình Định là  tỉnh nuôi nhiều heo trong miền. Năm 2009, có 684 300  heo, 288 000 bò cái, 18900 trâu, 30 triệu gà  và 2 triệu gia cầm khác .    
     Bình Định cũng còn có một lảnh vực ngư sản khá lớn. Sản lượng năm 2007, đứng hàng thứ hai miền, chỉ sau Khánh Hòa. Năm 2009  là 137 466 tấn, trị giá 3.97 ngàn tỉ đồng VN . Nhưng khác Khánh Hòa, phần lớn ngư sản là hải sản đánh bắt, chỉ một tỉ số nhỏ ( 11.2 % ) là nuôi trồng. Năm 2009, ngành ngư  sử dụng 61 900 người so với 481 000 người ở nông lâm nghiệp. Bình Đình có 4 ngư cảng chánh là Nhơn Châu, Tam Quan, Đề Gi và Qui Nhơn và 17 xưởng đóng tàu đánh cá xa bờ ; mỗi năm đóng được 800 tàu đánh cá 45 Mã lực (HP ) hay mạnh hơn nữa.  Các đầm nước lợ đáng nuôi trồng thêm là hồ Thị Nại 7600 ha, Đề Gi 5600 ha và ở cửa biển Tam Quan 400 ha . Hồ nước ngọt  lớn nhất là Châu Trúc 1200 ha  và lẽ dĩ nhiên là có thể thả tôm cá trong 100 000 ha ruộng lúa nước. Ngòai các lọai tôm, cá, sò, rong biển… đã nói  nhiều ở chuyên khảo các tỉnh Việt Nam  khác , Bình Định có thể chú trọng thêm  về nuôi rùa - turtles ,  tôm hùm xanh - blue lobster , nuôi lươn  và nhiều lọai tôm cá mới …  
 
                       Công nghệ


      Như đã nói, Bình Định là trung tâm chánh công nghệ bàn ghế, tủ giường...  tạo ra  tổng cọng 107 000 công ăn việc làm . ⅔  sản phẩm công nghệ  nằm  ở Qui Nhơn, một trung tâm công nghệ đứng hàng thứ 3 miền , sau Đà Nẳng và Nha Trang.  Công viên công nghệ Phú Tài là trọng tâm  cho công nghệ Bình Định nói một cách tổng quát và đặc biệt là công nghệ bàn ghế . Nhiều doanh vụ hóa học cung cấp vật liệu cho ngành này  và chế biến gỗ, đã được thiết lập quanh công viên Phú Tài . Sau chế tạo bàn ghế  năm 2009 trị giá là  5290.8 tỉ đồng VN là công nghệ chế biến thực phẩm và đồ uống  2 779 .5 tỉ, các sản phẩm không kim lọai  938 .4 tỉ, chế biến gỗ 834.6 tỉ và hóa chất 755 .1 tỉ VNĐ .  Công nghệ đáng kể thêm là dược phẩm, công ty lớn nhất là Bidiphar, một quốc doanh địa phương quản trị. Các doanh vụ nhỏ gồm may mặc, giấy,  đồ da , plastics và sản phẩm cao su.  Vùng Kinh tế  Nhơn Hội  thành lập 14 tháng tư năm 2005 ở bán đảo Phương Mai  rộng 12 000 ha, trải dài  từ Núi Bà phía Bắc, đến Biển Đông phía Nam và phía Đông, đầm Thị Nại ở phía Tây,  đang cố xây dựng,  nhưng tính đến cuối năm 2010 đã chậm trễ hơn dự kiến. Bốn khu công nghê Bình Định khác là Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hòa và Hòa Hội cũng cần củng cố  và cố gắng thu hút thêm đầu tư trong nước và ngọai quốc…     

   ( Irvine Nam Ca Li - Hoa Kỳ ngày 26 tháng giêng năm 2014)
               
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 638865 visitors (2128591 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free