.
  Bạc Liêu hiệu đính
 
06/11/2014



             Bạc Liêu,  tỉnh dưới sông cá chốt - trên bờ Triều Châu, nhưng năm 2008 , dân Hoa- Triều Châu chánh thức chỉ còn 3.3%, dân Khmer còn 4.7% trên tổng số trên 800 000 người; tuy thuộc Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng các sông Bạc Liêu đều không dính dáng gì tới Cửu Long cả; Mạc Thiên Tứ năm 1739 lập huyện Trấn Di( Bạc Liêu ); năm 1853 , Nguyễn Tri Phương đem dân kinh – Việt vào khai khẩn mở thôn làng, nâng cao dân trí; năm 1889, Pháp mới biến tiểu khu Bạc Liêu thành tỉnh Bạc Liêu ; năm 2012 sản xuất gần 1 000 000 tấn lúa gạo , trên 200 000 tấn thủy sản trong đó hơn 70 000 tôm cao sản, gần 120 000 tấn muối biển; nơi phát xuất các từ ngữ rặt Nam Kỳ, vọng cổ Bạc Liêu, các “ công tử Bạc Liêu”, nhất là cậu Ba Huy xât cất, năm 1919, một trong ba dinh thự di tích lịch sữ nổi danh thời Pháp thuộc, kiến trúc trang trí –vật liệu hòa đồng Âu Á …   
                                G S Tôn Thất Trình
 
                                   Từ là từ phu tướng
                               Bửu kiếm sắc phong lên đàng.
                                   Chàng hởi chàng có hay
                             Đêm thiếp  nằm luống những sầu tây        
                                  Biết bao  thuở đó đây sum vầy
                                    Duyên sắt cầm đừng lợt phai
                                      Thiếp cũng nguyện cho chàng
                                Nguyện cho chàng hai chữ bình an
                                         Mau trở lại gia đàng
                                        Cho én nhạn hợp đôi.
      ( nguyên bản lời bài “  Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng” , Vọng ( Dạ )  Cổ Hòai Lang của  ông Cao Văn Lầu (  1892 - 1976 ), tức sọan giả Sáu Lầu sáng tác  năm 1920.  Ông Cao văn Lầu , tuy sinh ở Thuận Lễ - Long An, nhưng từ năm lên 6 tuổi đã theo cha về Bạc Liêu )                                 
                                     Chim kêu dưới suối trên cành
                           Qua không bỏ Bậu, sao Bậu đành bỏ Qua ?
            ( Qua  Bậu nghĩa là anh em, từ ngữ Hoa Triều Châu được Việt hóa  hòan tòan, thời khai phá  Miền Nam. Qua là từ xưng hô của người lớn tuổi đối với người nhỏ tuổi.  Bậu là người vợ  hay người yêu, người con gái được mến chuộng. Khi dùng chung với Bậu, Qua Bậu thì nghĩa là anh, cách xưng hô của chồng với vợ hoặc của người con trai xưng với người yêu. Có lúc  dân gian  đã trêu cợt lối viết văn rặt Nam Kỳ, như ở câu sau :
                Hôm qua, Qua nói Qua qua mà Qua không qua,
                 Hôm nay Qua không nói Qua qua mà Qua qua . )  


 
     Vị Trí
 
    Bạc Liêu có thể là từ ngữ Việt đọc trại từ ngữ Khmer  Pol Leav ( ? ) hay phát âm từ tiếng Tiều “ Pô Léo” theo Tô Kiều Ngân (2008) có nghĩa là xóm nghèo làm nghề hạ bạc. Thường được xem là một tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL, nhưng các sông chảy qua địa phận Bạc Liêu không dính dáng gì tới sông Cửu Long cả: sông Mỹ Thanh, sông Cái Lớn Rạch Gíá,  sông Gành Hào , sông Trèm Trẹm.  Thật ra Bạc Liêu  nằm phía Nam ĐBSCL, tuy không xa mấy dòng chánh  sông Hậu -Cửu Long.
   Bạc Liêu cách TP Sài Gòn - HCM 280 km,  cách Cần Thơ 113 km, cách Cà Mau  67 km, cách Sóc Trăng 50 km. Tọa độ Bạc Liêu là 90 15’ vĩ tuyến Bắc và 1050 45’ kinh tuyến Đông. Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng. Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, Đông và Đông Nam là Biển Đông. Tâyvà Tây  Nam giáp  tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Diện tích là 2 525,7 km2 ( 975. 2 dặm Anh vuông ). ( Niên Giám Thống Kê năm  2002 ghi ít hơn tí xíu  2524 km2 .  Dân số năm 1995 là 709 500 người, năm 2000 là 744 3000,  năm 2004 là 786 200, năm 2006  là 820100, năm 2010 là 867800. Vậy năm 2014 đã có thể  trên 900 000 người. Các tộc dân đa số là Kinh - Việt  chiếm  trên 90 % tổng số, Khmer, Hoa và Chăm. Năm 2008,  “Đặc San Bạc Liêu, Hoa Kỳ”  ghi là người Khmer chiếm  4.7 % tập trung ở  Đông Bắc tỉnh nhà  và huyện  Giá Rai, người Hoa chiếm  3.3 %.    
    Về hành chánh  Bạc Liêu nay gồm thị xã tỉnh lỵ Bạc Liêu và 6 huyện:  Hồng Dân, Vĩnh Lợi , Giá Rai, Phước Long, Đông Hải  và Hòa Bình.
    
     Theo dòng thời gian
      
     Năm 1698,  chúa Minh Nguyễn Phước Chu sai Thống suất Nguyễn Hửu Cảnh ( Kính ? ) vào Nam kinh lược. Cảnh  dựng dinh PhiênTrấn - Gia Định, chiêu mộ dân siêu dạt  từ Bố Chánh - Quảng  Bình trở vào Nam, cho đến ở cho đông, vì lúc ấy theo Đại Nam Thực Lực Tiền Biên, cả phủ Gia Định chỉ  được hơn 4 vạn hộ  khỏang chừng 200 000 người. Cảnh chánh thức phân định địa giới, định danh  lảnh thổ ,đặt bộ máy cầm quyền, thống kê dân số, thiết lập xã thôn, phường ấp, khai khẩn ruộng nương  ...  Mãi đến đời Mạc Thiên Tích( hay Tứ), con trai của Mạc Cửu, được  chúa phong làm Đô đốc trấn Hà Tiên năm 1736,  mới mở thêm các huyện Kiên Giang,  Long Xuyên - Cà Mau ( không phải Long Xuyên - An Giang ngày nay ), Trấn Giang ( Cần Thơ ),Trấn Di ( Bạc Liêu ) mới thành hình. Kiên Giang- Rạch Giá là bàn đạp vững chắc cho người Việt tiến  sang  bờ sông Ba Thắc ( Bassac ). Theo Trần Phước Thuận ( Đặc San Bạc Liêu, Hoa Kỳ- 2008 ), khỏang thời gian  những năm  50 của thế kỷ thứ 19, tình hình an ninh  vùng Ba Thắc (Bạc Liêu - Sóc Trăng ) bất ổn:  lọan Sana ( tiếng  Khmer Sana  là Nguyên sóai ) nổi lên ở Tà Khương - Sóc Trăng, kéo quân  cướp bóc khắp nơi, tấn công đồn Bải Xào, vây hảm  thị trấn Bạc Liêu; và lọan Lâm Lâm ở  thôn Lạc Hóa - Sóc Trăng, một tóan quân ô hợp, đi đến đâu  giết người cướp của đến đấy. Nguyễn Tri Phương  ( 1800 - 1873 ), Khâm sai Tổng Thống  Quân Vụ Đại Thần kiêm tổng đốc Long Tường, đem quân  xuống vùng Ba Thắc, tiểu trừ lọan phỉ, không đầy 1 năm  đã dẹp tan quân phiến lọan. Năm 1853, Nguyễn Tri Phương  đem một số lưu dân Việt vào Bạc Liêu khai phá  đất hoang, lập nhiều  thôn làng ở đây như: Vĩnh Lợi, Vĩnh Mỹ, Phong Thạnh, Vĩnh  Trạch. Nguyễn Tri Phương còn rất chú trọng về mở mang dân trí . Ông ra lệnh mở rộng Miếu Tiên Sư, một ngôi miếu nhỏ  thờ tổ sư Tam Giáo, cất thêm tiền sảnh và hai chái hai bên  làm nơi dạy học, dạy chữ  Nho ( chữa Hán âm Việt ) đầu tiên ở Bạc Liêu. Thời  nhà Nguyễn, thế kỷ thứ 18, Bạc Liêu thuộc  phủ Bải Xâu ( Xào ), tỉnh An Giang.  Cuối năm 1882, Thống đốc  Le Myre de Villers  ký nghị định  lập tiểu  khu Bạc Liêu, lấy  một phần đất của 2 tiểu khu Sóc Trăng và Rạch Giá. Ngày 20 tháng 12 năm 1889, Tòan quyền Paul Doumer đổi tiểu khu thành tỉnh Bạc Liêu. Thời Đệ Nhất Cọng Hoà, Bạc Liêu là một quận của tỉnh Ba Xuyên Sóc Trăng.  Sau ngày 30 tháng tư năm 1975, hai tỉnh  Bạc Liêu và Cà Mau nhập lại thành tỉnh Minh Hải. Năm 1996, Minh Hải tách ra thành  hai:  phía Đông  Bắc thành tỉnh Bạc Liêu, phía Tây Nam thành tỉnh Cà Mau.  

                  
 
      Địa hình, Thủy Văn
 
      Diện tích đất đai thiên nhiên Bạc Liêu  là 257 094 ha.  Đất trồng lúa chiếm  77 694 ha, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 115 139 ha, đất rừng  4 743 ha, ruộng muối  chiếm 2513 ha. Như đã nói trên bờ biển Bạc Liêu dài 56 km, với 3 cửa lớn:  Gành Hào ,Cái Cùng và Nhà Mát. Vùng đánh bắt hải sản rộng 40 000 km2 . Bờ biển Biển Đông Bạc Liêu có tính cách châu thổ, chứa nhiều rừng ngập mặn ven biển. Về thủy triều  thì đây có chế độ  bán nhật triều, biên độ  triều của hai lần không đều nhau ( bờ biển Biển Tây- Vịnh Thái Lan lại có chế độ nhật triều; trong một ngày 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống ). Nước triều cường, nước lớn cao, lấn sâu dễ dàng vào nội địa, làm nhiễm mặn nước sông và đất đai.
                             Cây bần ơi hởi cây bần
                       Lá xanh bông trắng  lại gần không thơm .
                             Cây bần soi bóng ghe nghèo
                        Qua sông gặp gió  em chèo cùng anh.
           Bần de ( hay gie, bần ngã , bần quỳ ), con hạc đậu cành xòe
                          Tưởng anh vô gá nghĩa, ai dè gạt em.
                                   Anh kia trốn bụi bần non
                            Không lo chài lưới, lo dòm các cô.
 ( Ca dao Nguyễn Hửu Phước trích dẫn, tập san Đồng Nai-Cửu Long số 2 )
      Rừng ngập mặn Bạc Liêu phần lớn là cây mấm- mắm tông Avicennia  ( Rừng Mắm còn là một tiểu thuyết hay của Bình Nguyên Lộc ), cây bần tông Sonneratia  ( chúa Nguyễn Ánh gọi là cây thủy liễu - liễu nước).  Việt Nam phân lọai đưọc 5 lòai bần  rừng sác Sonneratia : bần chua S. caseolaris , một đại mộc cao 15- 20m , trái ăn chua chua hột nhiều, có lẽ  trái bần chua chua- thủy liễu  cha con Trương Tấn Bửu chủ nhà Cửa Hàm Luông ( đáng ra là Hàm Long , kỵ tên Vua Gia Long nên gọi là Hàm Luông ? ) cho chúa ăn  với “mắm cá chốt”, “ vài trái bần chua”  và “ cơm nguội” ;  bần đắng hay bần ổi S. griffithii là cây thân rất to có khi đến 1m , trái rộng hột nhỏ  trên đài hoa nở ra hình sao; bần không cánh S. apelata; bần trứng S. ovata, hoa không cánh và bần trắng S. alba là cây chịu mặn nhất ở các lòai bần,  mọc nhiều ở rừng sác Vũng Tàu.  Còn loài mấm - mắm  thường là rừng sác ở cửa sông thuộc lòai Avicennia officinalis, một đại mộc cao, đường kính thân lớn;  mấm đen, mấm trắng, nhánh già đen, mặt lá dưới trắng A.  alba  mọc nhiều ở rừng sác tận cửa sông Sài Gòn; mấm ổi A. marina  lòai  mấm nhỏ nhất , cây chỉ cao đến 10 m là cùng; nhưng mấm  lòai  A. marina var. rumphiana  ở rừng sác nước mặn lại là lòai mấm cây  cao nhất,  đến  15 m. Sau rừng mắm, rừng bần là rừng tràm. Bạc Liêu hiện còn hơn 5 500  ha rừng, đa số là rừng sác, rừng tràm  du khách có thể chèo đò giữa các hàng cây và câu cá .
    
     Nông Nghiệp Bạc Liêu
 
   Bạc Liêu chia ra 3 vùng sinh thái ổn định sản xuất. Vùng sinh thái nước ngọt dành cho sản xuất lúa, cây ăn trái đặc biệt là nhãn hột tiêu, hoa màu . Năm  2012 ,Bạc Liêu đã đạt  sản xuất 965 000 tấn lúa. Vùng thứ hai là vùng nước lợ  sản xuất lúa phối hợp cùng thủy sản, nuôi tôm nuôi cua, nuôi cá  cao năng, đặc biệt  là tôm giống, hải sản giống đặc sản như lươn,  cá mú, cá sòng- groupers, cua, sò trai ( hàu ) oysters, sò huyết - orca và đánh cá biển xa bờ. Mức sản xuất  thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng Bạc Liêu. Năm  2012 đạt 258 000 tấn, trong đó tôm cao sản  là 72 000 tấn, góp phần xuất khẩu trên 300 triệu đô la Mỹ, USD. Bạc Liêu đang dự tính phát triễn đến năm 2020 vùng Quốc Lộ Nam 1A, biến 15 000 ha  thành vùng sản xuất công nghệ tôm giống  tập trung ở thị xã Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải. Đất ngòai đê ruộng muối thì cố tái lập  rừng mấm, bần..., rừng tràm phòng hộ nuôi cua, nghêu sò, hàu …, nâng cao lợi tức dân nghèo, như 200 ha ở  nông trang Vĩnh Hậu. Vùng phía Bắc Quốc lộ 1A, cố tổ chức sản xuất lúa gạo thâm canh hơn, tăng phẩm gía gạo  xuất khẩu, ổn định thành vùng sản xuất hai vụ lúa một năm, tái lập  nước ngọt  nuôi cá  giống, tăng  thêm  nuôi tôm - trồng lúa  đến 29 000 ha, và phát triễn nuôi  tôm sông, tôm rồng xanh- green crayfish Palinurus sp. xuất khẩu. Vùng ruộng muối chiếm  2513 ha như đã biết, mỗi năm sản xuất 117 000 tấn muối tốt cho thị trường tiêu dùng nội địa.
     
     Cải thiện hạ tầng cơ sở phát triễn            
 
    Các đường sông -kênh, và đường bộ Bạc Liêu rất thuận tiện như quốc lộ 1A, đường Quản Lộ - Phụng Hiệp  chạy song song bề dài tỉnh nhà cùng với các đường xuyên ngang nối với hai quốc lộ này,đường Hộ Phòng - Gành Hào nối cảng biển Gành Hào với quốc lộ 1A, đường  Gành Hào - Giá Rai  -  Vĩnh Thuận  nối với đường Hồ Chí Minh, đường Cầu Sáp ( ? - Ninh Quới, đường Vĩnh Mỹ - Phước Long  đang và sẽ giúp chuyên chở hàng hóa và du khách trong tỉnh đến những trung tâm kinh tế to lớn miền Nam như  Cần Thơ ( cách Bạc Liêu  110km ), Sài-Gòn - TP HCM ( cách Bạc Liêu  280 km ). Đặc biệt là  Xa lộ cao tốc - Expressway  Bạc Liêu - Hậu Giang - Hà Tiên nối liền Xã Xịa ( ? ) đến  tận Căm Bốt đang xây dựng, sẽ giúp nới rộng thương mãi đến các nước Đông Nam Á. Đường Nam Sông Hậu, chạy dài  bờ biển từ Sóc Trăng đi Bạc Liêu, nối  với trung tâm thị xã Bạc Liêu. Hệ thống đường sông lấy đất đắp thành đường bộ Bạc Liêu - Cà Mau  là kênh đào  Quản Lộ- Phụng Hiệp, kênh Gành Hào - Hộ Phòng, cảng biển Gành Hào ( các tàu trọng tải 10 000 tấn, nay có thể cập bến )  sẽ rất thuận lợi  chuyên chở … từ tỉnh nhà đến TP HCM và khắp các tỉnh ĐBSCL. Nâng cấp đồng bộ đường sông- đường bộ cùng lúc với thiết lập trạm biến điện, các hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước phế thải v.v… đang góp phần thu hút các nhà đầu tư thiết lập các dự  án công nghệ, khách sạn 2- 3 sao ...ở mọi vùng tỉnh nhà. Điều nên kể thêm là  tỉnh cũng cố, trang bị nâng cấp thêm hệ thống giáo dục đào tạo. Bạc Liêu hiện có một viện đại học, hai trường cao đẳng kỷ thuật, ba trường trung học kỷ thuật  và tại mỗi huyện, mỗi thị trấn đều có một hệ thống huấn nghệ. Cố huấn nghệ lành nghề  cho 40 % dân tỉnh ở mọi lứa tuổi.      
  
     Thương mãi, du lịch
 
    Năm 2012, giá trị dịch vụ tăng 16 %. Tổng số hàng hóa di chuyễn đạt mức 22 700 tỉ ĐVN, tăng  25. 74 %.  Hai  lọai xuất khẩu then chốt của Bạc Liêu là thủy sản đông lạnh  đạt 28 135 tấn, và xuất khẩu trực tiếp gạo đạt 92 000 tấn, đưa tổng số gía trị xuất khẩu hơn 300 triệu USD. Bạc Liêu khai thác thương mãi nội tỉnh, đề cao phương ngôn : “ Người Việt tiêu dùng hàng hóa Việt Nam”.
   Bạc Liêu, vào thời gian 2012- 2015, cố đạt lợi tức du lịch là 3 008 tỉ ĐVN, tăng 23% mỗi năm. Năm  2015, tỉnh nhà cố đạt 25.2 % GDP  như nghị quyết Hội đồng Nhân dân Tỉnh  đề nghị  ngày 24 tháng 6 năm 2011 ở mục “ cũng cố phát triễn du lịch”. Hiện tỉnh nhà đang kêu gọi trùng tu cổ tháp du lịch Vĩnh Hưng, tăng cường tiến bộ  hạ tầng cơ sở du lịch Nhà Mát, căn cứ Cái Chanh, nơi thành lập tổ đảng cọng sản đầu tiên Bạc Liêu ở huyện Đông Hải, xây cất  thêm nhiều khách sạn, tiệm ăn lịch thiệp đón mời du khách đang gia tăng. Thị xã Bạc liêu là nơi đáng tham quan trước tiên, vì Bạc Liêu là nơi Pháp muốn khai thác và phát triễn nên còn nhiều di tích dinh thự, biệt thự Tây Phương kiểu Pháp. Đáng lưu ý nhất là dinh thự  “công tử Bạc  Liêu”  Trần Trinh Huy, một trong 3 dinh thự di tích lịch sử  ở Việt Nam thời Pháp thuộc, kiến trúc  trang trí pha trộn văn hóa Đông Phương và Tây Âu.  Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy  sinh năm 1900, nổi danh vì phô trương quá xá mức giàu sang mình. Con của Trần Trinh Trạch, chủ  nhân 70 000 ha ruộng Bạc Liêu, Ba Huy là chủ nhân nhiều biệt thự  trong 6 tỉnh miền Nam. Biệt thự - dinh thự hoa mỹ nhất là ở thị xã Bạc Liêu.  Dinh thự này do một kiến trúc sư Pháp họa kiểu và dựng lên năm 1919.  Nhiều vật liệu xây cất, trang trí nhiều nhập  cảng từ Ý Đại Lợi (  như  cẩm thạch Ý  Carrare trang trí Dinh Độc Lập, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ  họa kiểu các năm 1962- 63 ở Sài Gòn, theo lời yêu cầu - chỉ thị  của tổng thống Ngô Đình Diệm). Mọi viên gạch, ngói cẩm thạch, chạm nổi thấp - bas relief  đều từ Pháp chở về. Ngay cả các bu long- đinh vít  thảy đều khắc chữ P, chứng tỏ chúng chế tạo ở Paris -Ba Lê. Các đồ sành  sứ qúi hiếm  đem từ Trung Quốc về đây. Dinh thự  Ba Huy sang, đẹp nhất  mọi dinh thự Lục Tỉnh Miền Nam.  Nhắc lại hai  dinh thự khác nổi tiếng là biệt thự của  Huỳnh Thụy Lê  ở Đồng Tháp trên bờ  sông Tiền, một  tráng lệ pha trộn  kiểu kiến trúc  Pháp-Việt-Hoa, xây cất năm 1895, nhưng chỉ  đồn vang sau khi bà Marguerite Duras xuất bản cuốn truyện “ Người Tình - L’ Amant” năm  1984 và Jean Jacques Annaud  làm phim tình sử  này năm  1990. Dinh thự thứ ba là dinh thự họ Dương ở  Bình Thủy - Cần Thơ. Con cháu họ Dương sau 6 thế hệ vẫn còn sinh sống ở dinh thự Bình Thủy. Các cổng hình vòng cung kiểu Pháp, các khắc chạm thấp bao phủ phần ngòai, trong khi các bậc cầu thang Gô Tích dẫn tới  đại sảnh trang hòang đồ vật bằng gỗ qúi, theo kiểu cỗ, hòan tòan miền Nam Việt Nam. Ở vườn dinh thự Bình Thủy có một cây xương rồng cao 8m và rất nhiều hoa lan sặc sở. Vẽ yêu kiều của dinh thự  là một bàn cẩm thạch mua từ Trung Quốc, một trường kỷ  kiểu Pháp thời vua Louis XV, và một bộ đồ uống trà, các chậu- lọ cổ  xưa đã trên 500 năm.  Ba Huy nổi tiếng hơn hết là trong rạp xinê đã dám đốt tờ bạc giấy 500 đồng bạc Đông Dương ( lúc ấy lương dân thợ thầy hàng tháng chỉ  vài đồng ) soi tìm tờ 50 xu, cô đào hát bạn tình vô ý đánh rơi. Ba Huy còn là người Việt duy nhất sắm một phi cơ cánh chuồn bay xem ruộng muối và ruộng lúa!, cũng như đi vũ trường bằng 6 chiếc xe lôi. Tư gia của Công tử Bạc Liêu nay làm khách sạn, nhà hàng phục vụ  du khách. Nhiều nhà chòi  mới được cất thêm  trong khuôn viên tư gia làm chỗ ăn, uống cà phê. Ngôi Tháp Cổ tỉnh Minh Hải và Viện Khoa học Xã Hội Sài Gòn đã khai quật năm 1990, đào 5 hố thám sát, sâu 30 - 50 cm. Không tìm thấy tường thành bao quanh, nhưng cả  5 hố đã tìm thấy tượng linga, yoni, tượng Phật đồng 4 mét  và tượng đá Visnu. Mọi di vật  rất đẹp, khá nguyên vẹn cùng cột gỗ điêu khắc tượng vũ nữ, bình có quai,  mảnh gốm nồi, hũ chất liệu gốm, trang trí  hoa văn đặc trưng văn hóa Ốc Eo  ( thuộc Vương quốc cổ Phù Nam ). Đã  xác định  Ngôi Tháp  Cỗ  cao hàng chục mét, tuổi  hiện vật niên đại  cách nay  từ 900 năm đến hơn 1000 năm. Vật liệu xây dựng và lối kiến trúc giống các tháp Chăm ở miền Trung. Tháp cỗ  sừng sững giữa đồng bằng ở xã Vĩnh Hưng, huyện  Vĩnh Lợi, cách Quốc lộ 1A  và thị xã Bạc Liêu 30 km, cách các trung tâm tỉnh lỵ trong vùng  từ 100 đến hơn 200 km, cho nên ít ai biết và có điều kiện đến chiêm ngưỡng (  theo Phạm Anh Hoan - 2008 ). Chùa Xiêm Cán  cũng là  ngôi trường của người  Khmer ở xã Vĩnh Trạch Đông. Phải bước 17 bậc thang mới vào đựơc  chánh điện, bốn bức tường và nóc đầy tranh vẽ quá trình tu hành khắc khổ của  Đức Phật Thích Ca qua vô lượng kiếp mới  dạy thành.  Các  sư cả Chùa Xiêm Cán  tu tập cả đời  thấu chữ từ bi, dạy chúng sinh  5 điều quan trọng của đời người và cuộc sống: sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh và trí tuệ. Ai đến Bạc Liêu cũng phải đi hết một ngày tham quan các khu vườn nhãn hột tiêu, rồi ra ngắm biển bồi, ngắm chứ không tắm, vì phù sa  không trong mà luôn luôn đục và sình lầy. Theo con đường chạy  men theo biển bồi, không xa mấy xã Vĩnh Trạch Đông là khu du lịch tầm cở Nhà Mát, có hồ tắm nước mặn, hồ tắm nước ngọt, nhà hàng nổi… thưởng thức ba món ăn bình dân  đặc sản Bạc Liêu là món ba khía, cá chốt và dưa bồn bồn ( một lọai  cỏ  trước đây bò ngổn ngang trên bờ ruộng ). Bồn bồn hay Thủy hương, Bồ Hòang - Cattail tên khoa học là Typha angustifolia ,  họ  thực vật Typhaceae,  một lọai  thân- căn hành  bò đa niên, thân đứng, lá đứng  dẹp dài, đáy có bẹ ôm thân, ngó với lá non làm dưa ngon, mọc ở ruộng  dựa rạch.  Và  bánh xèo Bạc Liêu ngon lạ lùng,  cùng  nghe ban đờn ca tài tử Bạc Liêu,  khác ban  đờn ca tài tử Mỹ Tho,  xuất hiện năm 1910, của Tư Triều (đờn kìm ), Chín Quắn( đờn độc huyền ), Mười Lý ( thổi tiêu ), Bảy  Võ (đờn cò ), cô Hai  Nhiễu (đờn tranh ) và cô Ba Đắc ca. Theo soạn giả Nguyễn Phương ( Đồng Nai - Cửu Long 2006 ), nhóm tài tử  miền Tây ở Bạc Liêu do ông Bầu hát bội Bầu An lập ra khỏang  1916- 17 ( ? ). Ông Bầu An tục gọi là Phó tổng An, là cha nhạc sĩ  Lê Tài Khị, giới nghệ sĩ sân khấu cải lương tôn vinh là Hậu Tổ của Cải Lương. Trong số  môn đệ của nhạc sư Lê Tài Khị, có ông Cao Văn Lầu, cha đẻ của  bài Dạ Cổ Hòai Lang, ghi ở phần nhập đề, và ông Trần Văn Trung tức sọan giả  Mộng Vân, cha đẻ của các lọai tuồng kiếm hiệp, La Mã. Cách  Nhà Mát không xa là Chùa Phật Bà Quan Âm ( ? ), mới xây năm 1973,   hút dẫn mỗi năm hàng ngàn du khách hành hương đến cầu nguyện.
    Một nơi mà du khách không thể bỏ qua là Sân Chim- Bird Sanctuary ở xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã chừng 5 km. Đây là vết tích của một khu rừng  trải dài dọc theo  bờ biển Biển Đông,đã thành hình trên một thế kỷ. Sân Chim chiếm 107 ha, nằm trong 3845 ha rừng còn sót lại, chứa 46 lòai chim( phần lớn là qúi hiếm ), 60 lòai cá, nhiều lòai ếch nhái,10 lòai động vât có vú, 8 lòai bò sát và hơn 100 loài cây cối. Trên đất sân  đầy trứng chim và trên không có thể nhìn thấy nhiều lòai cánh giang ra  đến 2m. Nhiều thế hệ chim đã sinh ra tại đây, thường vào mùa mưa.   Hiện sân chứa 40 000 chim và 5000 tổ chim. Chim tập trung thành đàn vào mùa mưa giữa tháng 5 và tháng 10. Tháng 8 và tháng  9, chim làm tổ. Chim nước cũng rất  nhiều như le le ( mòng két )- teal, cò - stork, diệc - heron, diệc đêm và chim cốc - cormorant. Hai sân chim Bạc Liêu nhỏ hơn  là Lập Điền và Phước Long.
     Lái xe vài phút cách Sân Chim Hiệp Thành là các vườn nhãn giống Bạc Liêu, trải dài 7 km từ phường Nhà Mát đến xã An Trạch Đông. Các vườn nhãn do di dân thành lập từ 200 năm nay. Các giống nhãn Bạc Liêu có thể là những  tuyễn chọn cho hợp phong thổ xứ nóng này từ nhãn Tiều, nhãn Phúc Kiến( Ô Long Lĩnh - Wu Long Ling  ? ) , nhưng  đa số là những tuyễn chọn của di dân Việt địa phương từ các giống lòai phụ Dimocarpus ( Euphoria) longan  subspecies  longepetiolatus, đài hoa trắng to lớn, không cần có lạnh để tượng hoa, đậu trái  như các giống lòai phụ subspecies longan( tỉ như giống nhãn lồng Phố Hiến Hưng Yên ?) miền Bắc. Dân gian còn phơi khô nhiều giống làm nhãn nhục  và có khi còn cho lên men làm rượu. Ngược đời thay, ngôi sao Bắc Đẩu vườn nhãn lại là một cây Xòai Cổ năm nay đã  300 tuổi, được xem là cây xòai xưa cổ nhất ĐBSCL.  Quanh cây Xòai Cổ là nghĩa trang Tàu và dưới gốc cây là dòng nước ngọt ngầm, giúp Xòai sống sót nhiều thế kỷ dù nước mặn xâm nhập.        
 
     Công nghệ - Xây cất
 
    Năm 2012, giá trị công  nghệ và xây cất Bạc Liêu  tăng 14 % so với năm 2011. Công nghệ tăng 16 %. Các sản phẩm công nghệ chánh là: chế biến  thủy sản đạt 34 603 tấn, chế  biến muối nguyên liệu 97 970 tấn, tinh luyện muối và muối iôđine đạt 10 000 tấn, nhà máy nước sạch  4 050 triệu m3, cung cấp điện tăng 14 %, sàng sảy phơi sấy, kho  tồn trử 495 000 tấn lúa ( thóc)  sản xuất  33.1 triệu lít bia, trại  giống thực phẩm 1750 tấn, và đang chú trọng hổ trợ  công nghệ sửa chửa cơ khí, đồ điện tử ( ? ), vật liệu xây cất, công nghệ nhỏ và các làng  tiểu công nghệ. Đang cố tạo diều kiện thuận lợi  hầu giúp các nhà đầu tư khai thác và hòan tất các dự án: Phức Tạp Cơ Sở, Tháp Tòa Bạc Liêu- Office Building Complex , nhà máy vô bao , gói hàng, nhà máy điện gió giai đọan 1 …,   tiếp tục xây cất những công trình  lớn tỉ như  nâng cao thêm hai bờ sông  thị xã Bạc Liêu, Chợ Bạc Liêu A,  các đường bộ Giá Rai - Gành Hào- Vĩnh Mỹ- Phước Long, Bệnh viện  Thành Vũ medic II, Trung tâm Điện lực, nhà máy chế biến thực phẩm lớn ở huyện Hồng Dân ( Phước Long ), dự án cải thiện giao thông  hạ tầng cơ sở cho các vùng du lịch, các dự án hạ tầng cơ sở cho các vùng đô thị tân tạo, các thị trấn huyện lỵ  và luôn cả thị xã Bạc Liêu …  Mục đích là làm sao tăng  mức  tăng xây cất công nghệ và xây cất lên đến  25.85 % một năm.
    …
                 ( Irvine, Nam Ca Li - Hoa Kỳ ngày 23 tháng 7 năm 2014 )

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630127 visitors (2115783 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free