.
  Lạm bàn về tỉnh Hưng Yên...
 
29/5/2014

 

         Nhất giang lưỡng quốc nan thương Thuyết,

         Tứ nguyệt tam vương triệu bất Tường

         Một đời mà có ba vua:

         Vua còn, vua mất , vua thua chạy dài

( Chú thích : Thuyết là Tôn Thất Thuyết và Tường là Nguyễn văn Tường  hai vị trong số 3 phụ chánh  đại thần nhà Nguyễn Phước lúc đó . Hiệp ước  Harmand  ngày 25 tháng 8 năm 1883  cho phép quân đội Pháp đóng sứ ở sứ quán một bên bờ Sông Hương, Huế  và ở cửa Thuận cùng tàu thủy  lởn vởn ngòai khơi  và đường dây điện tín  nối liền  Sứ Quán với đồn quân Pháp ở Thuận An …Thời vua Hàm Nghi, quân đội Pháp  do trung tướng De Courcy theo tàu Le Pluvier tư Bắc Kỳ vào chỉ huy không những đóng quân ở Cửa Thuận cách Huế 10 km mà còn ở Trấn Bình Đài - Đồn Mang Cá , sát hòang thành , cách chỗ vua ở chỉ vài trăm mét.  Tướng De Courcy ra lệnh cho  các đại thần Viện Cơ Mật và các thượng thư  đến trình diện ông ngày 3- 7.   Trong thời gian chờ đợi từ 2 đến 4 tháng 7, mọi cuộc vận động của Triều đình để nối lại sự thương nghị đều bị tướng De Courcy bác bỏ.  Sự thể bắt buộc phụ chánh Thuyết,  đêm 4 tháng 7 năm 1885, ngầm chia quân ra hai đạo, một đạo  do em là Tôn Thất Lệ dùng  các phần tử thân tín - Phấn Nghĩa Quân từ Sơn Phòng Quảng Trị  về đánh úp tòa Khâm sứ, một đạo  do chính mình chỉ  huy   cùng Phân Nghĩa Quân Chưởng vệ Trần Xuân Sọan  bất thần tấn công  Trấn Bình Đài Mang Cá . Ông Thuyết đánh không phải để thắng trận mà  cốt cầm chưn  người Pháp  và nhân cơ hội  đưa Vua và một số   quan quân lên Tân Sở - Cam Lộ Quảng Trị.    Tam vương là vua Hiệp Hòa  thay vua Dục Đức  kế vị vua Tự Đức bị  truất phế,  nhưng  vua Hiệp Hòa bị giết  vì quá thân Pháp , vua Kiến Phúc thay nhưng mất sớm ngày 31 - 7 - 1884 sau 8 tháng tại vị . Tường và Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên ngôi, dù quyền tổng trú sứ Pháp là Rheinard, tự cho là mình có quyền xen vào  nội bộ VIệt Nam,  chống đối lập vua Hàm Nghi mà không hỏi Pháp trước ...   )...

                                                                  Nước Nam có 4 anh hùng:

         Tường ( không) gian, Viêm ( không) dối, Khiêm ( không) khùng, Thuyết( không) ngu.

  Nguyễn Văn Tường, Hòang Kế Viêm, Ông Ích Khiêm, và Tôn thất Thuyết, chỉ gian, dối , khùng, ngu,  bị Pháp Thực dân-  Thuộc địa  bôi nhọ,  vì các ông  đã dám chống Pháp xâm lăng, cố giữ độc lập và vẹn tòan lảnh thổ cho nước nhà )

     

            Suôi dòng lịch sử

                      

          Hưng Yên là một tỉnh diện tích nhỏ của  10 tỉnh miền Đồng Bằng sông Hồng( ĐBSH ), tổng diện tích là  14 799 km2 , trong số  diện tích cả nước là 329 247 km2 . ĐBSH chỉ bằng gần ⅓ diện tích Đồng Bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL )  39 760 km2 . Diện tích Hưng Yên là  923 .1 km2, tương đương với thủ đô Hà Nội  921 km2, lớn hơn Hà Nam ( 851 km2 ) và Bắc Ninh đôi chút ( 804 km2). Nhưng lại được cư dân Việt sinh sống đã mấy ngàn năm nay,  so với mấy trăm năm  trên đất đai vùng  các sông Đồng Nai, Vàm Cỏ và  sông Tiền, sông Hậu  châu thổ sông Cửu Long.   

                                        Nước Nam có 4 anh hùng:

         Tường ( không) gian, Viêm ( không) dối, Khiêm ( không) khùng, Thuyết( không) ngu.

    Nguyễn Văn Tường, Hòang Kế Viêm, Ông Ích Khiêm, và Tôn thất Thuyết, chỉ gian, dối , khùng, ngu lvì đã dám chống Pháp xâm lăng, cố giữ độc lập và vẹn tòan lảnh thổ cho nước nhà ,  nên bị Pháp Thực dân-  Thuộc địa  bôi nhọ ! )  

   

            Suôi dòng lịch sử

 

          Thật thế, thời các vua Hùng, Hưng Yên thuộc đất Giao Chỉ , châu Dự Chiến. Nhắc lại là phương pháp  carbon phóng xạ C14 đã xác định  là nền văn minh Sông Hồng: Phùng Nguyên - Đồng Dậu- Gò Mun - Đông Sơn, đã phát triễn từ cuối thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên  ( BC )  đến buổi đầu Công Nguyên,  phản ảnh quá trình hình thành nhà nước đầu tiên của dân tộc là nước Văn Lang các vua Hùng. Đời nhà Ngô, tên gọi Hưng Yên là Đăng Châu.  Đời Tiền Lê  đổi tên thành phủ Thái  Bình; đời Lý thành  phủ Đăng Châu và Khoái Châu và đời nhà Trần  thành Lộ Long Hưng và Khoái Lộ. Đời Hậu Lê, Hưng Yên thuộc Lộ Sơn Nam, sau đó lại chia ra 2 là Lộ Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ .

      Năm 1831,  Minh Mạng thứ 12 , tỉnh ( thay tên cũ là trấn ) Hưng Yên được thành lập, gồm 5 phủ ( là một huyện lớn )- huyện. 5 huyện  là Đông Yên, Kim Động, Thiên Thị , Phù Cừ  và Tiên Lữ , tách ra khỏi phủ Khóai Châu trấn Sơn Nam Thượng và 3 huyện Thân Khê, Duyên Hạ và Hưng Nhân tách khỏi phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam Hạ ( là trấn Nam Định) để thành lập tỉnh Hưng Yên.  Trung tâm tỉnh  lúc này là  ở hai xã Ân Vũ là Lương Điền, rồi dời qua  thôn Nhị Tân  xã Xích Đăng nay  thuộc thị xã Hưng Yên ngày nay .

      Năm 1872, đề đốc Dupré được Pháp tái cử làm thống đốc Nam Kỳ. Dupré nghĩ ra kế họach thâm độc  chiếm Bắc Kỳ  để  buộc triều đình Huế  phải chịu ký hiệp ước nhận sự “ Bảo Hộ “của Pháp. Cuối năm 1972, Dupré  cử một lái buôn Pháp Jean Dupuis ( Đô Phối, Việt Nam không dùng từ Pháp dịch là Đồ Phổ Nghĩa )  đem một đòan tàu tới Bắc Kỳ , ngang nhiên   dùng sông Hồng Hà chở khí giới cho quan chức nhà Thanh ở Vân Nam. Tuy  các quan  văn vỏ địa phương ( như kinh lược sứ Lê Tuấn, tổng đốc Hải Dương Lê HửuThường... ) nhiều lần dùng lý lẽ ngăn trở, Dupuis  hết sức ngang ngược  và xấc xược ,vẫn  cứ từ  Hải Dương  đi đến Bắc Ninh  và khi đến Hà Nội  lại bắn súng làm hiệu  và thuê thuyền đi Vân Nam. Sử sách Pháp thuộc địa đồng lọat xác quyết, cốt  bêu xấu sự kháng cự quân dân nhà Nguyễn thời vua Tự Đức chống  Pháp xâm lăng Việt Nam : rằng  đại úy Garnier đã lấy Bắc Kỳ  chỉ với không đầy  2 trăm lính mà thôi . Thật sự lúc đầu  chỉ có trên  100, nhưng tiếp theo với các chuyến tàu sau,  lên đến 500 . Chưa kể  500 quân sĩ  của thương gia phiêu lưu Dupuis có sẳn ở Hà Nội từ 2 năm trước. Theo sự dàn xếp nhấm ngầm  của thống đốc Dupré, 12000  người, phần lớn  là  dân đạo, đã nghe lời các Thừa Sai tình nguyện phục vụ trong lục quân của Garnier với súng ngắn - carabines  do Sài Gòn gửi ra, trên danh nghĩa “ con cháu nhà Lê” , chống lại Triều Nguyễn ở Huế. Trong lúc  hai bên đang điều đình để giải quyết  vấn đề tống khứ “lái buôn” Dupuis, Garnier bất thần tấn công chiếm thành Hà Nội trong khỏang 1 tiếng đồng hồ, làm ông Nguyễn Tri Phương  bị thương rồi chết. Phò mã Lâm con ông Nguyễn Tri Phương cũng chết vì thương tích và khâm phái Phan Đình Bình , bố chánh Vũ Đường, đề đốc Đặng Siêu, lảnh binh Nguyễn Đăng Nghiễm  bị bắt làm tù binh. Năm 1875, nước Pháp bị Đức đánh bại,  nay đã bình phục  và phe chủ trương bành trướng thuộc địa lớn mạnh  trong Quốc hội và Chánh phủ Pháp  Ông Le Myre de Vilers  được cử sang làm thống đốc dân sự Nam Kỳ đầu tiên,  làm áp lực mạnh đòi Việt Nam  phải thừa nhận  nền Bảo hộ của Pháp, bằng cách ký thêm một phụ ước. Triều đình nhất quyết không chịu . Pháp bất chấp hiệp ước  15-3- 1874,  cho đại tá hải quân Henri Rivière mang nhiều  chiến hạm và đại quân ra Bắc, tiến lên Hà Nội , đánh chiếm thành này; tổng đốc  Hòang Diệu chống cự mảnh liệt , nhưng không giữ nổi phải tự vận . Đại tá Riviere  chiếm thêm Nam Định  và Hòn Gay và chống lại cuộc tấn công của  du kích Việt .Rivière lại yêu cầu trung úy Edgard de Trentinian  dẫn  một đơn vị  tiến chiếm thành Hưng Yên. Nhưng sau đó bị quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc,  dưới sự  điều động của thống đốc Hòang Kế Viêm,  khiêu khích, nhữ đến Ô Cầu Giấy  và giết chết sau một trận đánh lớn.( muốn biết thêm chi tiết,  ít phản ảnh quan điểm Pháp  Thực dân hơn, xin tham khảo hai tập I - 714 trang và II -314 trang: “ Nguyễn Văn Tường 1824- 1886” của hậu duệ  đời thứ 3  của ông là  Nguyễn Quốc Trị,  giáo sư và Viện Trưởng cuối cùng của Học viện Quốc Gia Hành Chánh, xuất bản ở Maryland- Hoa Kỳ,  năm 2013 ).

     Sau khi chiếm Hưng Yên, Pháp cố gắng  cũng cố chánh quyền bù nhìn Bắc Kỳ, một mặt thiết lập nhiều  đồn quân trong khi  cố gắng làm đồ bản cùng đi sâu vào hệ thống cai trị thôn , xã Hưng Yên .  Nhưng gặp nhiều khó khăn  trong đó phải kể đến nổi dậy Bải Sậy.  Năm 1890 , Pháp thiết lập vùng Bải Sậy  gồm các huyện Yên Mỹ , Mỹ (Yên)  Hào , Văn Lâm và Cẩm Lương  ( nay là Cẩm Giàng ) để dẹp nổi lọan Bải Sậy.  Dẹp xong Bải Sậy,  Pháp nhập  Văn Lâm, Yên Mỹ  và Mỹ Hào  vào tỉnh Hưng Yên  và  trả huyện Cẩm Lương ( Cẩm Giàng )  về cho tỉnh Hải Dương.Vũng vào năm 1890  , Pháp  tách  huyện Thân Khê từ phủ  Tiên Hưng , tỉnh Hưng Yên và dùng các phủ  Thái Bình  và Kiến Xương tỉnh Nam  Định , thiết lập một tỉnh mới tên là Thái Bình . Sau đó Pháp  tiếp tục chia cắt  các huyện  Hưng Nhân và Duyên Hà  , chuyễn Huyện Tiên Lữ   ( trước kia thuộc vùng Tiên Hưng )  nhập thành phủ Khóai Châu. Từ đó , sông Luộc luôn luôn là ranh giới hai tỉnh Hưng Yên Và Thái Bình , kéo dài cho đến cuộc Cách Mạng Việt Minh tháng 8 năm 1945.        

   Ngày 26 tháng giêng năm 1968 , Quốc Hội   quyết định nhập hai tỉnh  Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng.  Hai huyện  Văn Giang và Yên Mỹ sáp nhập  vào huyện Văn Yên;  Tiên Lữ  và Phù Cừ  thống nhất thành huyện Phù Tiên ; Văn Lâm và Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ ; Kim  Động  và Ân Thi  thành huyện Kim Thi;  Văn Yên và Vân Mỹ thành Mỹ Văn , Khoái châu  và Văn Giang  thành huyện Châu Giang .

  Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc Hội  lại chấp thuận  chia Hải Hưng  ra thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.  Hưng Yên  ngày nay  có một thị xã tỉnh lỵ là Hưng Yên, 9 thị trấn và 9 huyện: Văn Lâm ( thị trấn à Đinh Dù, Văn Giang ( thị trấn Văn Giang ), Mỹ Hào ( thị trấn là Bần Yên Nhân) , Yên Mỹ ( thị trấn Yên  Mỹ ), Khoái Châu ( thị trấn Khoái Châu ), Ân Thi ( thị trấn Ân Thi ), Kim Động ( thị trấn Nghĩa Dân ),Tiên Lữ ( thị trấn  làThụy Lôi ?) và Phù Cừ ( thị trấn là Minh Tân ) .

L


 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693302 visitors (2230530 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free