23/3/2014
Cải thiện đuờng bộ nông thôn ô tô tới được mọi xã, để phát triễn du lịch
Về giao thông đường bộ, trước năm 2006, Vĩnh Long có quốc lộ số 1A ( trước đây là quốc lộ 4) nối liền Sài Gòn với các tỉnh miền Tây . Từ bến phà Mỹ Thuận ( nay là cầu Mỹ Thuận) đến bắc Cái Vồn ( nay là cầu Cần Thơ ) dài 38 cây số. Đường quốc lộ số 53( liên tỉnh số 7) nối liền Vĩnh Long với Trà Vinh qua Long Hồ, Vũng Liêm, kéo dài trong tỉnh Trà Vinh cho đến huyện Duyên Hải, đọan ngã ba quốc lộ 4 đến Cầu Mới dài gần 23 cây số . Đường quốc lộ số 23 (liên tỉnh số 8 ? ) từ Mỹ Thuận đến bắc Vàm Cống dài khỏang 53 cây số. Đường quốc lộ số 57( hàng tỉnh 27 ? ) dài khỏang 19.3 km , nối liền Vĩnh Long với Chợ Lách phải qua đò Đình Khao. Và kéo dài trong tỉnh Bến Tre đến Cái Mơn, Mỏ Cày, Thạnh Phú , Giao Thới. Đường hàng tỉnh 31 nối tỉnh lỵ Vĩnh Long đến ranh giới Vĩnh Bình( Trà Vinh ) dài khỏang 25 km , đọan đường này chạy dọc theo bờ sông Long Hồ, qua cầu Ông Me rồi đi xuống Cầu Mới. Đường hàng tỉnh 32, từ đường liên tỉnh 7 đến Cái Nhum dài khỏang 10 km . Ngoài ra, Vĩnh Long còn nhiều hương lộ nổi tiếng : huơng lộ 1 trong xã Tân An , hưong lộ 2 từ Vĩnh Long qua cầu Thiềng Đức đến chợ Ngã Tư, hương lộ 3 từ quốc lộ 4 đến lộ Cầu Vồng ( liên tỉnh 7 ) , huơng lộ 4 từ quốc lộ 4 đến xã Lộc Hòa, hương lộ 5 từ đường hàng tỉnh 31 đến giáp ranh quận Cái Nhum, hương lộ 8 từ Chợ Cái Nhum đến đường hàng tỉnh 31, hương lộ 18 từ Ba Càng đến Tam Bình, hương lộ 22 từ đò Đình Khao đến Chợ Lách.
Nay Vĩnh Long có 5 quốc lộ chạy ngang qua và 10 tỉnh lộ. Năm 2000, Úc viện trợ đã làm xong cầu Mỹ Thuận nối Cái Bè với thị xã Vĩnh Long theo quốc lộ 1A . Cũng trên Quốc lộ 1A, đã khánh thành năm 2010 , nhờ viện trợ Nhật,cầu Cần Thơ nối thị xã Vĩnh Long qua Phú Quý ( Ba Càng ), Bình Minh trong tỉnh nhà, đến Cần Thơ, Cái Răng, đi Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Không rỏ khúc đọan xa lộ cao tốc Mỹ Tho- Ngã ba Trung Luơng, dài 62 km từ Thành Phố HCM, quốc lộ 1A, 8 lằn, lọai A ( B? ) dài 535 Km do Ngân Hàng Phát triễn Á Châu tài trợ, trị gíá 535 triệu đô la về miền Tây, nay đã xong đọan thị xã Vĩnh Long – Long Hồ – Bình Minh chưa ? Quốc lộ 53 từ Vĩnh Long qua thị xã Trà Vinh, Vũng Liêm đi Cầu Ngang, đến tận Duyên Hải - gần cửa Định An – Trà Vinh và quốc lộ 54 ( ) nối Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn tỉnh nhà đến Trà Mẹt - Cầu Kè – Tiểu Cần- Trà Cú địa phận Trà Vinh và quốc lộ 57 từ Vĩnh Long đi Chợ Lách-Cái Mơn – Mõ Cày-Thạnh Phú đến Giao Thới thuộc tỉnh Bến Tre tới cửa Hàm Luông v.v… cũng đã đuợc nâng cấp, nới rộng. Cùng lúc sửa sang đường phố trong thị xã tỉnh lỵ, và các huyện lỵ áp dụng “ mô hình mới” xây dựng đường xá “ xã hội hóa xây cất – socialising transport construction”, nghĩa là chấp thuận tặng dữ từ các tổ chức và cá nhân tư nhân ( tiền bạc, vật liệu và đất đai ). Phần tặng dữ tư nhân, vào tháng 7 năm 2013, đã chiếm 26.3 % ( 339 tỉ ĐVN ) tổng phí xây cất đường xá. Tổng phí xây cất đường xá huyện lỵ và thị xã tỉnh lỵ, năm 2013, là 113 tỉ ĐVN.
Nhưng nét đặc điểm nhất cho Vĩnh Long là cải thiện các hương lộ như đã nói trên phần nào. Tỉnh nhà có 2693 km đường nông thôn. Năm 2013 Vĩnh Long đã cấp 27.5 tỉ ĐVN cho các dự án đầu tư cải thiện đường lộ nông thôn .Tới cuối năm 2012, mọi đường đến trung tâm xã, ô tô đều đến được. Năm đó, Vĩnh Long cũng đã thiết lập thêm 1138 km đường ô tô chạy được. Tỉnh nhà dự trù, vào năm 2015, xây cất và hoàn tất 500 km đường nông thôn phẩm giá tốt, tập trung giúp đở chương trình phát triễn nông thôn của 22 xã cốt lõi thực hiện đầy đủ những tiêu chuẩn chuyên chở và vượt quá 40 % tiêu chuẩn ở các xã khác, xây dựng thêm mỗi năm 171 km đường nông thôn .
Vĩnh Long đã ký kết một chương trình hợp tác với TP HCM – Sài Gòn Phát triễn du lịch và năm 2013 ký kết những chương trình tương tự giữa 5 tỉnh ĐBSCL là Tiền Giang , Vĩnh Long , Bến Tre , Trà Vinh và Cần Thơ . Cố nâng cấp Lễ Miếu Ông Tiên- Ông Tiên Temple Festival ở xã Thiện Mỹ , huyện Trà Ôn hầu nhấn mạnh du lịch trên sông Hậu . Hai hướng du lịch Vĩnh Long đặt trọng tâm là thế giới sinh thái – ecology sông nước water world và thăm viếng các làng vườn đặc hửu– gardening tourism, tuy cố phát triễn đường xá để nghiêng thêm về du lịch văn hóa, và tinh thần tụ điểm trên cộng đồng. Nhắc lại là Vĩnh Long trái với một số người lầm tưởng là đất người Gia Tô giáo Cơ Đốc, chỉ thật sự là đa số dân gian Cù lao Minh ( vùng Chợ Lách, Cái Mơn …. ) ẩn náu và giảng đạo thời vua Thiệu Trị cấm đạo gắt gao. Thật tế, đa số dân gian lại theo các đạo Phật ( Đại thừa , Nguyên thủy… ), nhiều người theo Hòa Hảo , Cao Đài , Nho ( Khổng ) giáo, Lão giáo, Tin Lành v. v… Năm 2013 , ngành du lịch cố đón mời 950 000 du khách. Quí đầu năm 2013 , Vĩnh Long đã có 217 000 du khách , trong đó có 41 500 là du khách ngọai quốc và 175 000 du khách trong nước . Lợi tức ngành du lịch qúi đầu này là 54 tỉ ĐVN , bằng 27 % mức dự tính và tăng 18 % hàng năm. Ngành du lịch tỉnh nhà đã tổ chức hai chuyến du lịch tham quan quốc tế và rất nhiều du lịch nội tỉnh, tụ điểm trên thư giản , du ngọan đi chơi ăn ngòai trời – picnicking, tiêu khiễn vui nhộn Ca – Nhạc -Vũ Kim Cổ giao duyên , Đông Tây hòa điệu như ngày nay ở các thị trấn to nhỏ Đại Hàn – Hàn Quốc – Nam Hàn ( từ hát bội nhưng nên dùng thêm tích mới, anh hùng hào kiệt thời mở cõi thay tích Tàu làm ra thế hệ phục sinh thứ 5).
Hình như cải lương xuống dốc từ năm 1988, hí trường mất khách lỗ vốn , đóng cửa dần cuối năm 1990, vì các tuồng phải tập qua sự kiểm duyệt của sở Văn Hóa, tác dụng theo đường lối Đảng. Thế hệ thứ nhất, trước 1945, trong Nam phía nữ là Phùng Há, Kim Huê, cô Ba Helène…; thế hệ thứ hai phía Nam là Bảy Cao, Út Trà Ôn…, phía nữ là Ngọc Nuôi, Kim Luông …; thế hệ thứ ba phía Nam là Hửu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Văn Chung , Bảo Châu … , phía nữ là Út Bạch Lan, Ngọc Giàu , Bạch Tuyết , Thanh Nga, Hương Lan, Hồng Vân- Trâm Anh …; thế hệ thứ tư là Chế Thanh, Ngọc Huyền, Thanh Ngân …( theo Thái Quốc Nam, Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long số 4 – 2006 ) .
Thể thao hay du ngọan trên sông rạch, điển hình Vĩnh Long là các chuyến du ngọan trên sông Cửu Long gồm thăm viếng Chợ Nổi - Foating Mardet Cái Bè và cù lao An Bình , kéo dài chừng 4 giờ đồng hồ; cù lao An Bình có thể đến bằng đường bộ sau khi qua phà, đi dạo bộ quanh các đảo chánh có cầu nhỏ bắc ngang, gần bến phà có thể thuê xe đạp hay xe mô tô hay dùng mô tô tắcxi; vườn cây kiểng An Bình cách phà 20 phút theo mô tô . Đi dạo bộ An Bình sẽ thấy một chùa Tàu và một trường học và xa hơn tí nữa là một nhà thờ Cơ Đốc, hình như đã đóng cửa tháng 11 năm 2011 ?
Ăn uống đặc thù của tỉnh có thể lựa chọn ốc gạo cù lao Tân Phong huyện Chợ Lách, các chim nướng- chim ramthơm ngon như le le, ốc cao, vỏ vẻ , chàng nghịch, mỏ nhác… bắt được nhiều từ Ba Càng huyện Bình Minh ; ổi xá lị to lớn ở bắc Mỹ Thuận mua một chục mấy cô bán hàng đưa cho khách 14 trái còn nói là ở miệt Sa Đéc 1 chục là 18 trái và thời xưa là 24 trái “ lận” nhưng nay bán theo ki lô, không rỏ nay bán ở đâu ( Cái Bè ? ) vì phà đã bỏ đi lúc có cầu Mỹ Thuận; bưởi Năm Roi huyện Bình Minh phát khởi từ nhà ông Hương Hào N. giữa Tân Quới và Tân Lược, hình dáng tương tự bưởi Oroblanco ngày nay ở Ca Li -Hoa Kỳ nhưng tróc vỏ , ráo cơm ngọt thanh , mọng nước hơn cả bưởi thanh trà Biên Hòa hay bưởi Thanh Trà Thanh Lương, Nguyệt Biều Huế; chôm chôm tróc vỏ và chôm chôm nhản ở cù lao An Thành ; quít đường Thới Hòa; mật ong nội địa và ong nhập từ Ý – Italian bees, vàng lợt thay vì màu đen ong nội địa , lưng vằn, lớn con thay vì nhỏ con, thuần tánh, hiền hòa, thay vì hung dữ quen thói ngang tàng ong nội địa, Ong Ý bay rất xa , đem về nhiều phấn hoa nên năng xuất rất cao, rất chung tình không bao giờ bỏ tổ bay đi ( theo G S Đào Hửu Ngạn - Vĩnh Long Địa Linh Nhân Kiệt, 2006) ; hay các món đặc sản tỉnh nhà như lươn kho mắm, cá chạch kho nghệ , gà xào nước dừa và lá cách, gỏi ốc gạo bắp chuối dừa khô, mắm chưng Cá Chấy- Cháy ngon hơn cháo ám Cá Lóc, thịt Cá Chấy nóng tươi ăn với cơm nguội là ngon hết sẩy. Cá Chấy là lọai cá có vảy mình dẹp hơn cá chép, nhiều xương phải biết cách gở xương thuận chiều, vào những ngày giáp Tết xuất hiện nhiều ở vùng nước lợ Trà Ôn, thịt có phần ngon hơn vùng Cầu Kè – Trà Vinh hay Đại Ngãi – Sóc Trăng …
Và khám phá văn hóa -văn nghệ bình dân, truyền thống dân gian, di tích lịch sữ . Trước hết là miếu thờ ở tỉnh lỵ Vĩnh Long bây giờ, thờ Quốc Công Tống Phước Hiệp, mất năm 1776, một trong những quan lưu thủ Long Hồ vang danh và được người dân Vĩnh Long kính mến, đã nhiều phen bình định giặc Xiêm đem lại an lạc, thanh bình cho nhân dân miền Nam. Đáng tiếc Vĩnh Long không có miếu thờ hai vị khai quốc công thần miền Nam thời các chúa Nguyễn là các cụ Trương Phước Du và nhất là cụ Nguyễn Cư Trinh mất năm 1767 , đã có công đầu bình định, khai khẩn, kiến tạo đất Long Hồ. Thứ đến là ngôi đình thờ một trong “ Tam Hùng Gia Định” là Bình Tây Đại Đô Đốc Châu văn Tiếp ở làng An Hội – Cái Nhum, bị binh tướng Tây Sơn kết liễu tại vàm Măng Thít tháng 10 năm 1784. Kế đến là chân dung vị tiến sĩ đầu tiên đất Nam Kỳ là cụ Phan Thanh Giản thờ tại tòa Văn Xương Các trong Miếu Văn Thánh, xây năm 1864. Ngòai cụ Phan, miếu còn có bài vị của cụ Võ Trường Tỏan và bên sâu trong nội điện có thờ tượng đức Khổng Phu Tử. Khi Pháp chiếm Vĩnh Long, họ đã san bằng tất cả thành quách để xây cất những cơ sở mới cho chánh quyền thuộc địa. Đình miếu thờ Công thần và di tích lịch sử Vĩnh Long còn quá nhiều không thể kể ra hết ở đây.
Tuy nhiều di tích đã hòan tòan mất dấu như Thành Long Hồ, nay là một phường thị xã Vĩnh Long, cửa hậu nhìn ra sông Cổ Chiên , cửa tiền quay về phía Cầu Lầu, cửa tả quay ra sông Long Hồ, còn cửa hửu nay gọi là “ Cây Da Cửa Hửu”. Hai đồn khác trấn giữ sông Cổ Chiên là đồn Vĩnh Tòng phía Đông Bải Tiên và đồn Vàm Tuấn ở xóm Vĩnh Mỹ Thành, cũng đã bị phù sa bồi đắp mất. Ngòai các lăng mộ của các quan đàng cựu dọc sông Măng Thít hay dựa mé sông Cổ Chiên , Vĩnh Long còn có nhiều đền chùa và miếu xưa, trong đó đáng kể nhất là Chùa Tiên Châu hay chùa A Di Đà, một ngôi cổ tự nằm bên cù lao An Thành. Năm 1837, vua Thiệu Trị cho xây miếu Hội Đồng và năm 1842 miếu Thành Hòang, nằm về phía Đông tỉnh lỵ về phía bắc Cổ Chiên, hiện còn nền một ngôi đình nằm sát bên bờ sông Cổ Chiên là đình Đình Khao, xây năm 1817, chổ khao quân, của các quan đàng cựu đã bị Pháp san bằng. Cách chợ Vĩnh Long về hướng Cổ Chiên khoảng 3 km, có một cái miếu gọi là Miếu Công Thần, thờ 85 vị sắc phong khai quốc công thần đã giúp vua Gia Long chiếm được giang sơn từ tay nhà Nguyễn Tây Sơn. Bị quân Pháp triệt hạ, dân gian dời phong thần về Thành Hòang Thiềng Đức. Năm 1951 đốc phủ quận trưởng Châu thành Vĩnh Long quyên tiền dựng ra một ngôi miếu riêng thờ 85 vị sắc phong Công Thần lập ra triều Nguyễn Phước, nay ngôi miếu vẫn còn khói hương nghi ngút. Năm 1945 ,tại xã Phước Hậu huyện Châu Thành, xây miếu Nghĩa Trung ( hay miếu Âm Nhơn ) tưởng niệm các chiến si Việt Nam đã bỏ mình trong thời kháng Pháp…
Tưởng cũng không nên quên các danh nhân Vĩnh Long như nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký ( 1837- 1898 ) hay các chính trị gia thời cận đại, nguyên quán Vĩnh Long, đã làm thủ tướng nước nhà : từ Trần văn Hửu ( 1951-52 ), đến Nguyễn văn Lộc ( 1967 -68 ), Trần văn Hương ( hai lần thủ tướng, năm 1964 và năm 1970 , tổng thống 7 ngày từ 21 tháng tư đến 28 tháng tư năm 1975, rồi trao quyền lại cho Đại tướng Dương văn Minh ngày 28 tháng tư năm 1975, rồi ông Minh đầu hàng Bắc Việt ngày 30 tháng 4 năm 1975) , qua Phạm Hùng thủ tướng chánh phủ thống nhất Cọng Sản cuối thập niên 1980, Võ văn Kiệt thập niên 1990. Địa Linh Nhân Kiệt Vĩnh Long có phần trội hơn Văn La – Trung Bính ca dao ca tụng tỉnh Quảng Bình, chỉ có 4 thượng thư – tổng trưởng :
Văn La song hiệp biện
Trung Bính tứ thượng thư .
Hai ngành nông nghiệp nổi bật Vĩnh Long : nuôi cá Pangasius ( tra- ba sa, vồ …) và lập vườn cây ăn trái xứ nóng đặc sản Miệt Vườn Cửu Long
- N uôi cá Pangasius sp. VĩnhLong, trong khuôn khổ cả nước
Nguyên thủy dân Việt nuôi cá tra, cá vồ, cá bông lau, cá ba sa… loài Pangasius trong ao gia đình để tiêu thụ hằng ngày. Khi nước nhà mở rộng cửa ra thị trường thế giới, vài lọai Pangasius biến thành những ngư sản thương mãi quốc tế . Nay Việt Nam xuất khẩu Pangasius sp. khắp thế giới .
Pangasius là tên khoa học một họ nước ngọt tiếng Anh là cá da trơn( da láng ), cá râu mèo – catfish tìm thấy nhiều ở Việt Nam, Căm Bốt và vài quốc gia lân cận. Tên gọi dễ gây ra lầm lẫn, vì nhiều lòai cá này sinh sản và nuôi dưỡng ở nhiều quốc gia khác nhau. Định danh cá Pangasius còn phức tạp hơn nữa, vì nhiều lòai –specieskhác nhau và cách sản xuất cùng một lòai ở những địa điểm khác nhau. Sau đây là phân lọai của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm- FDA Hoa Kỳ về các lọai cá da trơn- râu mèo tại các vùng thế giới :
- Cá da trơn catfish hay Râu Mèo Kênh Muơng- Channel catfish ở Hoa Kỳ và Trung Quốc , tên khoa học làIctalurus punctatus
- Cá Ba sa hay cá Pangasius ở Việt Nam, Trung Quốc và các nước Á Châu láng giềng, tên khoa học là Pangasius bocourti
- Cá Swai , Tra , Sutchi , Pangasius Sọc hay Pangasius ở Việt Nam , Trung Quốc và các nước Á Châu láng giềng, tên khoa học là Pangasius hypophthalmus.
Tất cả mọi lọai cá này thảy đều nuôi dưỡng. Thu họach cá catfish hoang dã rất là giới hạn vì phẩm giá catfish hoang dã thay đổi rất lớn .
Ở thị trường Vương quốc Anh-UK mọi lòai cá tông Pangasius trên phương diện pháp lý đều có thể mô tả là cá da sông vá víu- river cobbler, cá ba sa, panga hay những từ này theo sau từ catfish. Ở Âu châu , mọi thị trường catfish đều có tên chung là “Pangasius” hay “Panga” . Cá basa Pangadius bocourti là lọai cá da trơn – catfish họPangasidae, bộ- order cá trê- cá tràu Siluriformes. Tên basa Pangasius bocourti là của Sauvage đặt ra từ năm 1880 ( ? ). Ở Bắc Mỹ và Úc Châu, Pangasius bocourti đều được gọi là “ basa fish “ hay “ bocourti” . Cá Pangasiusbán ở Hoa Kỳ dưới nhiều thể dạng như mọi lọai cá khác. Dân Hoa Kỳ thích nhất là dạng lát thịt thăn, phi lê – fillet, không xương không da hay những phần lát phi lê đủ kiểu cắt, đa số đông lạnh, bán ra còn đông lạnh hay đã hết đông. Ba sa là lòai Pangasius dân tiêu thụ thích nhất vì thịt ít nhiều dịu ngọt, ngot bùi – sweet , trắng hơn và khi nấu có phần nào dễ bong mảnh – flaky . Trái lại cá Tra hay Swai có vẽ ít trắng hơn, màu ngà ngà, phi lê cũng nhỏ hơn và cấu tạo tầm thường, thô kệch hơn. Các loài cá Pangasius thường chỉ có lượng chất béo, mỡ nhỏ hay trung bình và lượng protêin cao. Nồng lượng dinh dưỡng các sản phẩm Pangasius thay đổi tùy gia vị, thức trộn lẫn thêm nhiều ít và tùy cách nấu nướng .
Từ ngữ các lòai Pangasius vay mượn đậm đà từ tiếng Khmer. Nhắc lại theo tiến sĩ Phan Tấn Tài ( năm 2006 ), Việt Nam phân lọai tông chi Pangasius ra làm: “ cá basa - Pangasius bocourti , cá tra nuôi – P. hypophthalmus, cá bông lau – P. kempfi, cá hú – P. concophilus , cá xác sọc –P. macronema, cá xác bầu –P. pleurotetaenia , cá dứa –P. polyuranodon , cá vồ đém –P. larnaudii, cá vồ cờ -P. sanitwongsei, cá tra dầu -P. gigas . Hai lọai cá tra dầuP. gigas hay Pangasianodon gigas và cá vồ cờ là cá khổng lồ nước ngọt của sông Cửu Long, được liệt kê là cá nước ngọt lớn nhất thế giới , có thể đạt 300- 350 kg một con. Chúng đã được ghi vào sách đỏ của Việt Nam, Thái Lan, Lào và Căm Bốt. Đôi khi cá tra dầu ( iridescent shark ) và cá tra đuôi vàng yellowtail – catfish , ghi nhãn lầm là cá basa ở ngọai quốc . Không rỏ cá tra( cá vồ ) đuôi vàng Pangasius pangasius có hiện diện ở nước ta không ? chắc nay các trung tâm thủy sản Việt Nam đã định danh thêm nhiều lòai cá tông chi -genus Pangasius ? Giống cá tra đen dễ nuôi hơn là lòai lưng xám bụng trắng, nên đã nuôi nhiều để xuất khẩu. Cá Tra hay Swai nuôi rất mau lớn, chỉ ít hơn 10 tháng, sau khi thả con giống là đạt kích thước thương mãi rồi .
Năm 2000 , ngành nuôi cá Pangasius tiến bước nhảy vọt. Diện tích nuôi lên trên 5000 ha, ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp , Cần Thơ và Vĩnh Long. Năm 2001, tổng sản luợng cá Pangasius Việt Nam chỉ mới đến 100 000 tấn. Năm 2005 , vùng ĐBSCL đã có sản lượng 400 000 tấn cá nuôi, trong đó 96% là cá tra P . hypophthalmus , 3% là cá basa và 1% các lòai Pangasius khác.
Năm 2009 , tổng sản lượng Pangasius nước nhà đạt trên 1000 000 tấn, đem lại lợi tức 1.4 tỉ đô la Mỹ . Nuôi cá Pangasius ở Việt Nam cũng đã gặp nhiều khó khăn. Tháng12 năm 2002, ngành nuôi cá da trơn Hoa Kỳ kiện Việt Nam bán phá giá, đánh thuế trên cá Pangasius Việt Nam, cấm cá Việt Nam dùng tên catfish, nên xuất khẩu cá da trơn sang Hoa Kỳ giảm bớt, nhưng may mắn là thị trường Đông Âu và Nga lại gia tăng thêm nhiều. Các ngư dân Hoa Kỳ nuôi cá catfish ở Mỹ, còn mô tả catfish nhập khẩu là sản phẩm thấp kém. Nhưng các nhà khảo cứu Viện đại học bang Mississipi lại nhận thấy cá ba sa nhập khẩu được dân Mỹ ưa thích hơn, theo tỉ xuất 3/1, ở một thử nghiệm nếm, ăn không nhìn thấy – blind test. Việt Nam phải đổi tên Pangasius bán ở Hoa Kỳ là cá Ba sa hay cá bocourti. Năm 2008, Việt Nam đã thiết lập hệ thống ao hồ nuôi cá môi trường sạch, gồm luôn cả ao phát thải chất độc, không dùng thuốc kháng sinh thay bằng thuốc vi sinh, hệ thống nước sạch và chửa trị nước bẩn, nước ô nhiễm v.v… . Khi áp dụng phương pháp tiên tiến, nông dân sẽ được cấp giấy chứng nhận sản xuất an tòan – safe quality food certificate, SQF, mà đa số đã được học tại lớp huấn nghệ Nuôi cá tốt đẹp- Good Agriculture Practices, GAP .… Nặng nề nhất là cuối năm 2010, Quỉ Đời Sống hoang dã -World Wildlife Fund , WWF đặt cá Pangasius Việt Nam vào sổ đỏ tên các sản phẩm khuyên các nước gồm có Đức, Bỉ, Áo, Đan Mạch và Thụy Sĩ nên tránh mua , vì các lý do tai hại môi sinh. Sự cố đã được thâu hồi, sau khi Mark Powel của WWF đến Việt Nam nghiên cứu tình trạng. Năm 2013, ngành Pangasius đối mặt vài khó khăn như thiếu ổn định cung cấp cá, đòi hỏi quốc tế thấp hơn và giá cá cũng thấp hơn. Theo Thống kê V N, sáu tháng đầu năm 2013, sản xuất nội địa Pangasius VN là 560000 tấn , giảm 3% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên xuất khẩu Pangasius Việt Nam, năm 2013, cũng đạt 1.7 tỉ đô la Mỹ , tương đương với năm 2012. Nhờ cuối năm 2013 gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2014 , xuất khẩu Pangasius có cơ phục hồi, vì yêu cầu tòan cầu có vẽ tăng gia, cũng như kinh tế tòan cầu dần dần cải thiện. Xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam, năm 2013, đã vượt chỉ tiêu 6.6 tỉ đô la, đạt 6.7 tỉ . Phần lớn là nhờ xuất khẩu tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng - whiteleg shrimp. đã lên trên 3 tỉ đô la , chiếm 46% tổng xuất khẩu hải sản – sea food. Tôm thẻ chân trắng Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bổn và Hoa Kỳ năm 2013, đã tăng 113 %, đạt 1. 6 tỉ đô la. Vì nguồn cung cấp tôm thẻ chân trắng VN ổn định hơn Trung Quốc, Thái Lan và giá tôm tăng mạnh.
Riêng tỉnh Vĩnh Long có diện tích nuôi cá năm 2012 là 2950 ha , phần lớn là cá rô phi điêu hồng – red tilapia và cáPangasius , sản xuất hàng năm 150 000 tấn . Diện tích nuôi cá Pangasius Vĩnh Long là 433 ha , sản xuất 56 000 tấn. Còn kém xa nuôi Pangasius của An Giang, Đồng Tháp .
Miệt Vườn Việt Nam giữa cả hai nhánh Cửu Long( Tiền và Hậu) chứa nhiều đặc sản trái cây địa phương
Vườn cây ăn trái Miệt Vuờn Việt Nam nghĩa là vùng sông Tiền và giữa sông Tiền và sông Hậu, miền Đông Nam Phần ( Nam Bộ ), lớn hơn hẳn miền Tây Bắc và Đồng Bằng sông Hồng. Như vậy, ngòai các từ thúng lúa gạo, vựa thủy sản ( xem bài biên khảo về tỉnh Kiên Giang ) nay hình ảnh hai đầu nước nhà còn phải gánh nặng thêm phía Nam những thúng hàng cây ăn trái ( quả ) nữa. Thật thế , năm 1994, trong tổng số diện tích cây ăn trái là 325 077 ha cho tòan quốc, ĐBSCL chiếm 204 568 ha trong khi Đồng Bằng Sông Hồng chỉ trồng 12 774 ha và vùng Tây Bắc 32 335 ha. Năm 2000, thống kê cho biết Tiền Giang trồng được 46 900 ha cây ăn trái và Vĩnh Long 23 513 ha, trong tổng số diện tích cả nước năm đó là 565 000 ha. Năm 2003, tổng số diện tích cây ăn trái VN là 843 500 ha và tổng sản lượng là 5 695 000 tấn , gần gấp đôi sản lượng năm 1994 chỉ là 3 3442 000 tấn ( Theo tiến sĩ Vũ Mạnh Hải, Viện Khảo Cứu Cây Trái và Rau Đậu Hà Nội, 2003) . Năm 2005 , Tiền Giang đạt 60 877 ha và Vĩnh Long 36 356 ha .
Các cây ăn trái chánh của VN là chuối , vải ( lệ chi – lychee ), long nhãn, cam quít bưởi chanh ( cây có múi – citrus ), thơm dứa khóm pineapple , xòai mangifera indica , mít jackfruit Artocarpus hetero phyllu( integrifolius )., đu đủ Carica papaya, dưa hấu watermelon Citrullus lanatus , dừa Cocos nucifera , sầu riêng durian Durio zebethinus , dâu tây strawberry Fragaria x ananassa, măng cụt , nhãn châu mangosteen Garcinia mangostana , bòn bon langsat Lansium domesticum, thanh long dragon fruit Hylocerus undatus sa bô chê ( tiếng Bắc là hồng xiêm ) sapodilla Manilcara zapota , chôm chôm rambutan Nephelium lappaceum , lạc tiên( tiếng Nam là chùm bao , tiếng Huế là nhãn lồng ) passionfruit Passiflora edulis, trái bơ avocado Persea anericana, mơ apricot Prunus mume , mận tây plum Prunus selicina, đào lông , đào Vân Nam peach Prunus persica , lê pear Pyrus piryfolia, ổi guyava Punica granatum, sấu santol Sandoricum koetjape , cóc ambarella Spondias cytherea , mận java Syzygium javanica , lý, bồ đào, roi rose apple Syzygium jambos trái me Tamarindus indica , nho Vitis vinifera , táo tàu jujube Ziziphus jujube .
Các cây diện tích nhỏ, có thể thay đổi các thập niên tới tùy theo mức cải thiện và tìm ra thị trường xuất khẩu ? là khế carambola, star fruit Averrhoa carambola , dâu tiên, dâu da burmese grape Baccaurea ramiflora , vú sửa cainitoChrysophyllum cainito, kim quất kumquat Fortunella japonica , chanh tây chanh núm lemon Citrus limon , hồng xiêm nhung hay sa pô chê ruột đen, bứa Ma ní, mun đen Diospyros phillippinensis, loquat, nhót Nhật BảnEriobotrya japonica, bần quân , hồng quân rukam Flacourtia rukam, me keo, keo tây, ô môi, manila tamarindPithecolobium dulce, mận java , roi rừng, tràm mốc java plum Syzygium cumini, mận đỏ , mận hồng đào, roi , lý malay apple Syzygium malaccense , các giống lai đào-mơ- mận apium , peacotum , plum cot, pluot , dương đào kiwi, mâm xôi -dum -ré raspberry, mảng cầu tây cherimola, mảng cầu lai atemoya, bình bát, sapochê trái vàng canistel trứng gà likima , sapochê ma mây ruột hồng , sapochê ruột trẳng vàng white sapote, bánh mì bread fruit, mít tố nữ champedak Artocarpus integer, dừa nước , thốt lốt (nốt ), chùm ruột, ngay cả sung ngọt fig Ficus carica, pom , táo tây apple chăng ? v.v… ( chú thích : phần cây ăn trái cũng như phần cá Pangasius viết ra có mục đích làm tài liệu, ai không thích xin gạt bỏ ) .
Các cây trái Vĩnh Long trồng nhiều là nhãn ( năm 2005, diện tích đã là 10379 ha) , cây có múi – citrus ( riêng cam chiếm 7362 ha ), xòai ( 4054 ha ) , sầu riêng ( 6469 ha ) và bưởi ( 6469 ha ) …. Mỗi năm Vĩnh Long hái đuợc 535 000 tấn trái cây . Nổi tiếng nhất là bưởi Năm Roi , nguyên quán ở làng Long Tuyền tỉnh Cần Thơ , nhưng nay trồng nhiều ở huyện Bình Minh. Từ bưởi là từ đặc hửu một địa phương như bưởi Đoan Hùng ở tỉnh Vĩnh Phú , bưởi Phúc Trạch tỉnh Hà Tỉnh , bưởi Năm Roi ở Bình Minh Vĩnh Long , bưởi Da Xanh ở Mõ Cày , huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre , huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang , bưởi Đường Lá Cam huyện Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai và đôi khi còn thêm từ khác như thanh trà ở tỉnh Thừa Thiên – Huế . Cây bưởi Năm Roi mọc tốt, nhưng không mạnh bằng Da Xanh, trái hình trái lê thay vì tròn như Da Xanh, da vỏ Năm Roi vàng xanh khi chín thay vì da xanh, trái nặng trung bình 1800 gr, có phần nhẹ hơn Da Xanh đôi chút, rất dễ bóc múi , tép màu vàng lợt thay vì đỏ hồng ở bưởi Da Xanh. Tuy ít ngọt hơn vì Brix chỉ trung bình 8.33 % thay vì 11- 12 % ở Da Xanh, nhưng nhiều nước hơn. Có nhiều giống Năm Roi không có hột, nhưng khi trồng lẫn lộn với các giống bưởi khác thì mỗi trái có đến 10 hột. Da Xanh nhiều hột hơn, có khi trên 12 hột. Các trái bưởi khác nhỏ hơn: Đường La Cam ( 1300 gr), Phúc Trạch ( 800- 1200 gr ), Đoan Hùng nhỏ nhất ( 500- 800 gr ). Tuy có tên là Đường, bưởi Đường Lá Cam cũng ít ngọt hơn Da Xanh, Brix chỉ 10.6 %. Bưởi Da xanh nay đã xuất khẩu được sang Nhật Bổn như thanh long ?, giá cao hơn Năm Roi . Giai thọai tên Năm Roi , chủ vườn Hương hào N. , độc quyền thời xưa trồng lòai bưởi ngon này, ai vào trộm cành về chiết marcottage ), ông cho ăn một trái bửởi , đánh phạt năm roi . Nay không còn phải nhân giống khó khăn như vậy nữa, vì đã tháp- ghép mắt bưởi trên gốc tháp chanh vàng Volkamer lemon ( Phi luật Tân cũng thành công tháp mắt buởi trên gốc calamandarin , có thể là một giống lai giữa calamondin và quít- mandarin ) tương đối dễ dàng. Nhân giống bưởi bằng hột thì cây sẽ không đồng đều, không giống cha mẹ, có nhiều gai dài, cứng và nhọn hoắc, trước khi cây bắt đầu ra trái.
Cam trồng ở Vĩnh Long, cũng như ở miền Nam, khí hậu thiếu lạnh nên khó có phẩm giá cao để ăn tươi như cam Xã Đòai Nghệ An , cam Vân Du ( du nhập từ năm 1940 ) , Sông Sơn ( từ năm 1960) phía Bắc nước nhà . Nhưng khí hậu nhiệt đới lại giúp cho cây mọc xum xoe hơn, năng xuất cao hơn, ít thơm ngon hơn vì thiếu lượng acid, tuy có phần ngọt hơn , cơ cấu thô kệch hơn và da không có nhiều màu vàng, rất tốt dùng ép làm nước cốt cam- orange juice. Cam Sành Vĩnh Long và miền Nam vỏ xanh, bán ra Bắc nhiều, lại là quít King mandarin , một giống lai – hybrid cam ( Citrus. sinensis ) và quít ( C. reticulata ) . Nhãn ĐBSCL là nhãn Long , nhãn Tiêu Da Bò ( trái khá lớn 80- 90 trái/kg ) , nhãn Xuồng Cơm Vàng và Cơm Vàng Bánh Xe ( chuyên viên Thái Lan cho là ngon nhất ), chắc có trồng ở Vĩnh Long. Có phần lớn hơn Nhãn Lồng Hưng Yên và Nhãn Cùi miền Bắc, phải cần đến 100 trái cho một kg . Giống xòai ngon ở Vĩnh Long là Xòai Xiêm Núm, tuy Vĩnh Long cũng có trồng Xoài Cát Hòa Lộc Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và Xóai Cát Chu Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Giống đặc thù sầu riêng cho Vĩnh Long là Ri-6 , hột nhỏ, tuy cũng có thể gặp giống Cơm Vàng – Sửa Hạt Lép của Chợ Lách Bến Tre, trái tròn lớn 2.5- 2.7 kg ( có tài liệu nói rằng trái nặng 4- 4,5 Kg ), thịt vàng, mềm, không xơ, hột nhỏ , giống Khổ qua Xanh trái hình thuẩn, nhẹ cân hơn 1.5- 1.8 kg, thịt vàng lợt, nhiều xơ, phần thịt ít hơn ( 15- 17 % trái), nhưng cây mọc mạnh, năng xuất cao và giống tam nhiễm Mong Thong nguồn gốc tuyễn chọn ở Thái Lan ( ? ) . Tưởng cũng không nên quên vú sửa giốngLò Rèn trồng nhiều ở Tiền Giang thay vì ở Cần Thơ trước đây, trái vỏ màu xanh cẩm thạch, bóng láng khi chín , cơm trong, dày, vị ngọt, rất sai ( sây ) trái , sản xuất cao đến 40 – 50 năm và chỉ lảo sau 70 năm; và chôm chôm. Cả ba giống chôm chôm thường, chôm chôm nhãn và nhất là chôm chôm tróc vỏ java , vỏ trái chín màu vàng đỏ, cơm trắng đục, tróc vỏ , ít giòn, ngọt vừa, năng xuất cao, cây trên 15 tuổi sản xuất 300 – 600 kg một cây. Không rỏ các giống tróc vỏ Trung Tâm Long Định – Tiền Giang tuyễn chọn mới đây thuộc các R – Ramboutan Mã Lai Á như R3 ( giống Peng Thing Chen ), R134, R160 , R 161, R 16, các giống chôm chôm Thái Lan như Rogrien - Roengrean, chôm chôm Inđô nêxia như Lekakbulu, Simacan trái to, vị ngọt, mọc tốt xấu ở Vĩnh Long ?
Không quên lúa gạo và chăn nuôi
Diện tích cây trái Vĩnh Long tăng thì diện tích ruộng lúa phải giảm, nhưng nhờ khai thác thêm đất hoang , tăng thêm vụ năng xuất cao Đông Xuân ( nay năng xuất là 6-7 tấn/ha )., hòan chỉnh thêm vét và chống lỡ bờ … sông, kênh rạch, đê điều, mương, cống v.v…, nhất là ”bờ bao “ kiên cố , những con đê chắc chắn cao hơn mặt đất độ 1m , bên trên chạy xe đạp được ở vùng đất thấp, tránh hậu quả thê thảm ngập lụt nhà cửa ruộng vườn vào lúc, từ tháng bảy cho đến tháng 10, nước thượng nguồn Cửu Long đổ xuống gặp triều cường, khi trời tiếp tục đổ mưa , mưa dầm hết trận này đến trận khác. Mảnh đất nào có nhà cửa , ruộng vườn đều có bờ bao chạy bao quanh. Nhờ tiến bộ khoa học , nông dân nay có được lọai “ xáng cạp” , móc những mảng đất lớn từ đáy sông lên đắp đê; nơi nào yếu họ còn đóng cọc to để thêm sức chịụ đựng, nên bờ bao bây giờ kiên cố hơn trước nhiều. Ngòai bảo vệ ngập lụt , cung cấp đường thủy chuyên chở và du lịch, hệ thống kinh mương chằng chịt còn đưa nước tưới tiêu ruộng vườn, đã giúp Vĩnh Long giữ diện tích lúa khỏang từ 206 000 ha – 224 000 ha hai vụ một năm, các thập niên 1990 - 2000. Lúa Hè Thu chiếm 124000 - 146 000ha, lúa Đông Xuân 72000 -76 000 ha, Lúa Mùa không đáng kể. Tổng sản lượng lúa Vĩnh Long cả năm, tăng thêm từ 860 000 tấn năm 1995 đến 950 000 – 960 000 tấn những năm gầy đây, vuợt trên hẳn mức an tòan thực phẩm chỉ cần khỏang 550 000 tấn vào năm 2012- 13. Sông Măng Thít nối sông Tiền và sông Hậu theo hướng Bắc Nam giúp chuyên chở hàng hóa cho ĐBSCL đến thế giới, có các cảng chánh Tiểu, Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên và Định An hổ trợ.
Nơi nào Vĩnh Long cũng có vườn cây trái xum xoe, nhất là ở huyện Chợ Lách, cù lao An Thành, cù lao Tân Phong, cù lao Phú Đa và vùng đất Cái Mơn nên nuôi ong lấy mật dễ dàng. Nuôi ong đã bàn qua ở trên , chỉ tiếc là chưa thấy mật ong và sửa Ong Chúa – royal queen bee jelly Việt Nam bán nhiều ở Hoa Kỳ và ngọai quốc. Cũng nên cải thiện ngành chăn nuôi gia súc, năm 2012 tỉnh đã có 5.7 triệu gà, bò và heo .
Phát triễn công nghệ: cần tụ điểm huấn nghệ con em kỷ thuật mới, hòan chỉnh chánh sách và chế độ đầu tư
Vĩnh Long không có nhiều tài nguyên thiên nhiên cho công nghệ, ngòai đất sét, ước lượng trên 100 triệu mét khối, dùng làm gạch ngói, đồ gốm, sản phẩm tiểu công nghệ. Tuy nhiên những năm gần đây , tỉnh nhà vẫn đạt mức phát triễn kinh tế xã hội khá tốt đẹp. Đặc biệt là chỉ số cạnh tranh tỉnh – provincial competitiveness index PCI . Từ năm 2011, PCI Vĩnh Long đã leo lên từ vị thứ 54 đến vị thứ 5 tòan quốc và vị thứ 3 năm 2012 của 13 tỉnh – TP tòan thể ĐBSCL.
Tỉnh đã làm và thực hiện các dự án chủ trì phát triễn kinh tế xã hội cho 6 huyện của 8 huyện thị xã, thị trấn huyện lỵ tỉnh và 9 dự án phát
triễn công nghệ, trình bày cho các nhà đầu tư ngọai quốc và trong nước ngòai hệ thống đường bộ đã được nói trên, tỉnh cố gắng đặt ưu tiên kêu gọi nguồn tư bản cần thiết cho canh tân hạ tầng cơ sở. Về điện, tỉnh đã thực hiện xong 1954 km đường dây điện trung thế – medium voltage lines, 1 2903 km đường dây hạ thế và 4 225 trạm biến điện công xuất tổng cọng là 289 .5 MVA. Nay 98.9 % gia thất đã có điện. Về nước sạch , tỉnh đã thiết lập10 nhà máy nước thị trấn , cung cấp nước sạch cho 86% gia thất thị trấn tỉnh nhà. Tỉnh cũng làm xong 106 trạm cung cấp nước nông thôn, gồm luôn 28 trạm nước ở các xã xa xôi và 28 trạm ở vùng thấp nhiều bờ bao chống ngập lũ triều cường.
Về công nghệ, tỉnh đã thiết lập 2 công viên công nghệ đầy đủ hạ tầng cơ sở và đường công nghệ dọc theo sông Cổ chiên. Dự trù xây dựng thêm 3 công viên công nghệ tập trung hơn là Bình Tân, Đông Bình và An Định. Làng tiểu công nghệ làm đồ gốm – handicraft pottery , trải dài trên 20km sông Chiên, phía bắc Vĩnh Long thuộc sông Tiền, đã nổi tiếng từ lâu. It ai biết tới là vùng này đã chuyễn sang, 10 năm gần đây, làm công nghệ sành sứ nghệ thuật tinh vi – fine art ceramics. Lúc ban đầu, làng này chỉ làm gạch ngói ở các lò nung đã 100 tuổi. Sau đó vài doanh nhân đã chuyễn nghề sang làm đồ men sành sứ. Nay ngành này đã có 140 nghệ nhân mới, chủ nhân hơn 720 lò mới, dài 20 km thuộc sông Cổ Chiên. Tập trung phần lớn ở các huyện Măng Thít và Long Hồ và thị xã Vĩnh Long. Hút dẫn hơn 10 000 người làm việc ở lò, xưởng và 10 000 người dùng trấu – rice husk đút lò và chuyên chở sản phẩm. Năm 2008, chỉ mới có 387 lò men sành sứ, dùng 4 557 nhân công, trị giá đồ men sứ là 154 tỉ ĐVN. Năm 2011 có 720 lò , dùng 9 639 nhân công và trị gíá 357 tỉ ĐVN, gần 17 triệu đô la Mỹ (năm 2011 một đô la Mỹ ăn 21 000 ĐVN ) . Nhắc lại là ngành sành sứ tỉnh Bình Dương, cách TP HCM 20 km, năm 2011, có 125 doanh nhân, chủ nhân 500 lò phần lớn họat động ở các huyện Tân Uyên, Thuận An và trong thị trấn Thủ Dầu Một. Bát Tràng ( thật sự gồm 2 thôn Bát Tràng và Cao Giang ) cách Hà Nội 10km phía Bắc sông Hồng, lâu đời hơn vì tuổi đã 700 năm, có đến mấy ngàn lò đồ gốm và sành sứ chạy suốt đêm ngày, chỉ còn sử dụng 2100 người làm đồ sành sứ, nhưng trị giá lên đến 600 tỉ ĐVN năm 2011, trong số này xuất khẩu ra ngọai quốc chiếm 350 tỉ ĐVN.
Điều đáng lo ngại là Vĩnh Long chỉ có những công nghệ kích thước nhỏ hay trung bình, không hút dẫn nổi các nhà đầu tư lớn, hổ trợ công nghệ, chưa áp dụng những kỷ thuật tiên tiến và các dự án giá trị cọng thêm cao- high value added projects. Mức đầu tư cũng rất chậm.
Nếu công nghệ không phát triễn mạnh mẽ như dịch vụ, hạ tầng cơ sở đường bộ, điện nước … thật khó lòng duy trì mức tăng trưởng 12- 13 % dự trù cho 2011- 2020, và đạt lợi tức đầu người là 3200 đô la Mỹ, năm 2020. Vĩnh Long đang cố gắng hòan chỉnh chánh sách, chế độ, thủ tục( tỉ dụ thủ tục hành chánh chỉ một cửa sổ, một cơ chế duy nhất xin phép , cấp phép … ) cho một môi trường làm doanh vụ sán lạn hơn, bảo đảm qui họach và dự án đầu trong sáng, ổn định, tiên đóan những khó khăn của các nhà đầu tư … cho đầu tư dễ dàng hơn , thay đổi cách suy nghĩ và hiểu biết các hệ thống chính trị và dân gian hướng về hút dẫn đầu tư, nhất là những đầu tư lớn. Nhưng đồng thời phải kiểm tra, bải bỏ hay trừng phạt đích đáng … hơn, các nhà đầu tư yếu kém, bè đảng , tham nhũng… , như Vĩnh Long đã thực hiện giữa năm 2013 một phần nào, khi thu lại môn bài của 30 dự án không thể làm được, tư bản tổng cọng là 4 850 tỉ ĐVN. Lẽ nhiên phải bổ sung, nâng cấp mạnh mẽ phẩm gíá huấn nghệ và đào tạo nguồn tài nguyên nhân lực cho kịp trào lưu tiến triễn thế giới, đặc biệt ở các ngành công nghệ thông tin – viễn thông ICT và thông tin IT … đang tính đầu tư ở Vĩnh Long ? …
( Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ, ngày 26 tháng hai năm 2014 )