Phần IV
GS Tôn Thất Trình
Những phát triễn hạ tầng cơ sở cần thiết cho phát triễn bền vững kinh tế , xã hội Sài Gòn
Giao thông , vận tải
Đường sông, đường biển, biết rỏ hơn mạng lưới hệ thống các cảng Sài Gòn
Ở các phần trước, chúng ta đã nói qua về cải thiện chuyên chở, chuyễn vận đường sông từ thế kỷ thứ 17 đến thời Pháp thuộc. Đáng kể nhất ngày nay là mạng lưới hệ thống các cảng Sài Gòn đóng một vai trò quan trọng cho hình thành và phát triễn thành phố Sài Gòn - HCMCity . Từ thời Pháp thuộc, Cảng Sài Gòn đã có một nhiệm vụ thiết yếu cho việc nhập khẩu và xuất khẩu vật liệu ở Đông Pháp. Đến năm 2011, Cảng Sài Gòn đã được xếp vào hàng thứ 29 trong mọi cảng công ten nơ thế giới, tuy chỉ khởi sự bốc dỡ công ten nơ vào thập niên 1970 . Ngày nay, đây là một điểm trọng tâm cho xuất nhập khẩu nước nhà, một trung tâm kinh tế, chiếm đến hơn ⅔ cả nền Kinh tế Việt Nam Đến năm 2006, hệ thống Cảng Sài Gòn đã bốc dỡ hơn 35 triệu tấn hàng hóa - cargo và 1.5 triệu TEU công ten nơ . Nhắc lại Đơn vị Tương đương 20 bộ Anh - Twenty -foot Equivalent Unit , viết tắt là TEU ( hay teu ) là một đơn vị không chính xác của dung lượng hàng hóa - cargo capacity thường dùng để mô tả dung lượng tàu và các ga - bến chót- terminals công tên nơ. Căn cứ trên một thể tích côngten nơ kiểu mẩu tương hổ - intermodal container , một hộp - thùng kim lọai kích thước tiêu chuẩn có thể chuyễn vận dễ dàng qua nhiều thể thức chuyên chở tỉ như tàu, xe lữa hay xe vận tải. Bề cao hộp thiếu tiêu chuẩn hóa, chừng 1.30m ( 4 bộ 3 ngón Anh ) đến 2.90 m ( 9 bộ 6 ngón ) và bề cao hay sử dụng nhất là 2.59 m ( 8 bộ 6 ngón Anh ) . Thế giới cũng hay dùng công ten nơ lọai 45 bộ ( 13. 7m ), chứa khoảng 2 TEU. Trung bình một TEU có thể tích từ 680 - 1520 bô, khối - cubic feet ( 19- 43 m3 ), chở tối đa khỏang 21. 6 tấn hàng hóa ( 47 500 cân Anh ) . Cuối năm 2012 , hệ thống Cảng Sài Gòn đã bốc dỡ 3. 5 triệu TEU công tên nơ , tăng 14 % so với năm 2011.
Vì kế họach đô thị hóa, mạng lưới Cảng Sài Gòn đã dời ra ngọai ô Thành Phố. Đặc biệt cho Vùng cảng và đô thị mới Hiệp Phước, vùng Tân cảng Cát Lái , cảng Thị Vãi và cảng Cái Mép ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách TPHCM 60 km về phía Đông Nam, cách Vũng Tàu 30 Km về phía Tây Bắc. Cảng Thị Vải nhờ khả năng tàu 50 000 tấn cập bến được sẽ là cảng nước sâu - deep water port cho vùng này. Bến Cuối Tân Cảng - Cát Lái là bến cuối chuyên chở cận đại công ten nơ ở Việt Nam, ở quận 2 TP HCM và cũng gần các công viên công nghệ, các vùng chế xuất phía Bắc TP HCM, các công viên công nghệ hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Diện tích bến cuối Tân Cảng - Cát Lái là 800 000 m2 , có 7 nơi bỏ neo cập bến tổng chiều dài là 1 189m đã được thiết bị 17 cần trục - gantry cranes tối tân Panamax trên đất bao quanh bến - quayside . Tân Cảng - Cái Mép là một bến cuối công ten nơ là một cảng biển nước sâu, bắt đầu họat động ngày 3 tháng sáu năm 2009. Giai đọan I, lúc đó, đã có tàu khả năng 90 000 DWT ( 8000 TEU ) cập bến được, dung lượng tổng cọng 600 000 TEU/năm . Giai đọan II bắt đầu tháng giêng năm 2011, có khả năng cho tàu 110 000 DWT ( 9000 TEU ) cập bến và dung lượng một năm là 1.2 triệu TEU . Tân Cảng - Cái Mép nay cho tàu đi trực tiếp từ TP đến Bờ biển miền Tây và miền Đông Hoa Kỳ (thời gian chuyên chở mất tổng cọng 15- 16 ngày ), cũng như với các đường biển lớn chuyên chở tàu thủy thế giới. Từ qúy đầu năm 2011, Tân Cảng -Cái Mép là một hợp doanh quản trị giữa SNP ( SaiGon Newport ), bộ Quốc Phòng thiết lập ngày 15 tháng 3 năm 1898, trở thành một công ty kinh doanh - holding company tháng chạp năm 2006 và ngày 9 tháng hai năm 2010 , cũng theo nghị định bộ Quốc Phòng Việt Nam, biến thành một tổ hợp công ty cổ phần- corporation SNP ( Saigon Newport Company); hợp doanh với các công ty Á Châu lớn chuyên chở tàu thủy như Mitsui C SK Lines của Nhật, Wan Hai Shipping Lines , Hartjin…. Các cảng khác ở Vùng Kinh tế Then chốt phía Bắc- Northern Key Economic Region có bề sâu cạn hơn , chừng 6- 8m thay vì 14- 15m ở Tân Cảng - Cái Mép , có thể cho tàu trọng tải 10- 15 000 DWT cập bến cho nên các cảng này gọi là “ bến cuối nhánh tiếp liệu - feeder terminals” . Tân Cảng TP HCM- Long Bình ở công viên công nghệ tỉnh Đồng Nai , có diện tích 280 ha, cách Tân Cảng - Cát Lái 35 km và Tân Cảng - Cái Mép 45 km . Giai đoạn I dự án mới này đang hòan tất chiếm 80 ha gồm một trung tâm hậu cần - logistics và phân phối , một bãi công ten nơ và những dịch vụ kho chứa hàng. Giai đọan II sẽ cọng thêm 150 ha cho cơ sở tiện nghi, gồm kho chứa hàng và hạ tầng cơ sở phát triễn một dự án bất động sản. SNP cũng cống hiến dịch vụ xà lang tiếp liệu - feeder barges cho Châu thổ Sông Cửu Long và Căm Bốt qua hệ thống các cảng sông Cửu Long - Mê Kông . Phần mềm dùng cho các họat động bến cuối TOPX - Terminal Operations Pac kage Systems được hội nhập với e -quan thuế, e - ngân hàng và e cảng (e- port ). Kho chứa hàng Tân Cảng- Nhơn Trạch Depot ,cũng nằm trong địa phận tỉnh Đồng Nai cách Tân Cảng - Cát Lái khỏang 8 km rộng 81 000 m2, gồm một bãi công ten nơ 6 300 m2 và một bến tàu dài 70m . Trong số các dự án Cảng TP HCM đang thiết lập thêm, có lẽ nên kể ra một khu rộng hơn 10 ha trong phạm vi trung tâm Thành Phô’, phát triễn một trung tâm quốc tế duyên hải và thương mãi, một nơi triễn lãm và lễ hội chợ quốc tế, có cơ sở văn phòng, cơ sở cho thuê khách sạn và gia cư ...
Việt Nam có bờ biển dài 3400 km ( 2100 dặm Anh ) dọc theo những đường biển chuyễn vận hàng hóa tấp nập nhất thế giới, có tham vọng cạnh tranh với Singapore và Hồng Kông. Đa số sản phẩm các xưởng công nghệ Virêt Nam, từ các cảng nhỏ Sài Gòn, chở đến hai cảng Singapore và Hồng Kông, cho nên cảng nước sâu Cái Mép bị khiếm dụng. Chánh sách cảng manh mún của miền Nam Việt Nam, hiện chiếm 70% tổng số doanh vụ chuyên chở tàu thủy nuớc nhà, có cơ làm chán nản các nhà đầu tư phát triễn cảng biển nước sâu Hải Phòng ở miền Bắc. Công nghệ bến cuối Việt Nam đang phải mệt mõi chiến đấu,khi thương mãi Việt Nam bừng lên. Các hảng chế tạo như Sam Sung, Nokia Oyj, và Honda Motor ... đã nâng cao thêm xuất khẩu Việt Nam, tăng thêm 15.4 % năm 2013 so với năm 2012 . Tỉ xuất xuất khẩu trên GDP tăng đến mức 75 % năm 2013, thay vì chỉ ở mức 58% năm 2009, theo Cơ Quan Tiền Tệ Quốc tế - International Monetary Fund ) .Singapore là một cạnh tranh đáng gờm nhất, vì Singapore là cảng công ten nơ đứng thứ nhì thế giới, sau Thượng Hải - Shanghai. Singapore đã tung ra hàng tỉ đô la Mỹ, hầu chiếm đọat thêm thương mãi lớn rộng của Việt Nam và các nước Á châu khác, đang xây một tân cảng, tăng gấp đôi khả năng dung lượng chuyên chở ở phía tây cảng hiện hửu. Lẽ dĩ nhiên là chánh phủ muốn xây cất thêm nhiều cảng nữa, nhưng chánh quyền tuồng như muốn nhấn mạnh đến số lượng hơn là phẩm giá. Tuy nhiên Ngân Hàng Thế giới báo cáo tháng giêng năm 2014 là khả năng dư thừa dung lượng - overcapacity có thể phá hại ngầm khả năng nước nhà hút dẫn thêm công nghệ chế tạo cao kỷ, thường đòi hỏi những hệ thống chuyên chở hửu hiệu. Tỉ như Intel, căn cứ tại thị trấn Santa Clara Bắc California và là hảng chế tạo nhiều chip nhất thế giới, đã đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ thiết lập một nhà máy thử nghiệm và ráp chip ở TP HCM, khai trương cách đây 4 năm, năm 2010. Samsung căn cứ ở Suwon- Nam Hàn có hai cơ sở sản xuất điện thọai ở Việt Nam, kể cả cơ sở tiện nghi dự liệu chạy hết khả năng sản xuất vào năm 2015. Các đơn vị Samsung khác, gồm cả đầu tư 1. 2 tỉ đô la chế tạo các môđun chụp hình - camera modules và các bảng mạch vòng - circuit boards đã họat động ở nước nhà. LG Electronics Inc. cũng đã đầu tư 1.5 tỉ $, gồm cả xây cất một phức tạp chế tạo Ti vi - TV và các ứng dụng khác. Cảng Cái Mép ở Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 bến cuối - terminals. Bến mới nhất khai trương tháng 12 năm 2013, do hảng SNP quản lý, cạnh tranh chống lại 6 bến cuối kia, khiến cho bến cuối mới chỉ chạy 30 % khả năng mà thôi.
Các tàu chuyên chở hành khách cũng họat động thường xuyên từ Sài Gòn - TP HCM đến các tỉnh, thị trấn miền Nam và Căm Bốt , gồm luôn cả Vũng Tàu, Cần Thơ, Châu Thổ sông Cửu Long và Nam Vang - PhnomPenh . Những năm gần đây, giao lưu giữa Sài Gòn và các tỉnh miền Mam tăng gia mạmh mẽ , đặc biệt ở Kinh Đôi và Kinh Tẻ . Hai Kinh này nhận đến 100 000 tàu bè di chuyễn mỗi năm, tổng cọng đạt 13 triệu tấn hàng hóa/năm . Một dự án vét hai kinh này, các năm 2011- 2014, đã được chấp thuận, không rỏ tháng 9 năm 2014 đã vét xong chưa ?...
Tưởng cũng không nên quên nhắc tới xuồng bay - hydrofoil đi Vũng Tàu, là một cách ngắm cảnh thương mãi hóa đường sông Sài Gòn ra biển Đông. Vé chỉ tốn 10$ cho người lớn và 5$ cho thiếu niên ( trẻ em 6- 11 tuổi , không cao quá 1.4 m ) và mất 75 phút hành trình. Cả ba hảng : Petro Express , Greenlines , Vina Express , chạy đường sông Sài Gòn - Vũng Tàu, đều dùng chung một hành trình và giá vé bán như nhau. Khởi hành từ bến Bạch Đằng quân 1, cách khách sạn cũ thân thuộc Hotel Majestic 100 m và cập bến Cầu Đá, cảng Cầu Đá, đường Hạ Long -Vũng Tàu. Tàu Tốc Hành sông Sài Gòn - Saigon River Express, vé bán ở dãy phòng - suite 2015 Điểm Tháp Mê Linh- Point Tower , số 2 đường Ngô Đức Kế, quận 1, kế cận Khách Sạn Renaissance Riverside Hotel, cống hiến các chuyến du lịch bằng tàu động cơ - speed boat đi xem các Địa Đạo - Tunnels Củ Chi, Châu Thổ Mê Kông, và các chuyến tham quan kinh rừng thẳm - jungle canals quanh Sài Gòn Nay hảng sử dụng các tàu có động cơ tân tiến và dịch vụ 5 sao . Môột chuyến du lịch chiều tối quanh Sài gòn sẽ dẫn tới thám hiểm các kinh cùng rừng thẳm , xem một làng nhà tre - bamboo, lợp tranh hay lá dừa nước ( ? ) cũng như xem một đền thờ, miếu mạo nổi - floating temple .
Đường hàng không: Tân Sơn Nhất thành cảng hàng không cho dân trong nước và Long Thành sẽ là phi trường quốc tế
Thành phố Sài Gòn được Không Cảng quốc tế -International Airport Tân Sơn Nhất phục vụ từ thời Pháp thuộc. Đây là không cảng lớn nhất Việt Nam. Năm 2005, Tân Sơn nhất đã đón chào 7 triệu hành khách, trong tổng số 14 triệu cho tất cả mọi phi trường Việt Nam. Các năm 2006- 2007, cơ quan ODA - Official Development Asistance của Chánh phủ Nhật đã tài trợ 200 triệu đô la Mỹ lập một khu cảng cuối - air terminal mới, rộng 100 000 m2 có 8 cầu không - airbridges và thiết bị đúng kiểu nghệ thuật , khả năng tiếp đón 8- 10 triệu hành khách quốc tế . Năm 2010 đã chuyên chở trên 15.5 triệu hành khách, hơn phân nữa là hành khách Việt Nam. Nhưng Việt Nam dự trù là không cảng Tân Sơn Nhất, sau năm 2025, sẽ chỉ dùng để chuyên chở hành khách trong nước mà thôi. Không cảng Quốc tế Long Thành đang xây dựng, dự trù hòan tất năm 2025, ở quận Long Thành tỉnh Đồng Nai, cách Sài Gòn 40km ( 25 dặm Anh) về phía Đông Bắc và về phía Tây căn cứ dầu lữa ngòai khơi tỉnh lỵ Vũng Tàu chừng 70 km , sẽ đón nhận các chuyến bay quốc tế, khả năng tối đa là 100 triệu hành khách một năm và 5 triệu tấn hàng hóa khi hòan tất . Tổng số tư bản đầu tư là khỏang 8 tỉ $. không kém đầu tư làm phi trường mới Gia Lâm - Hà Nội.
Đường sắt, xe lữa tốc hành Hà Nội-Sài Gòn và xe điện ngầm - mê trô
TP HCM là ga cuối cho tàu đường xe lữa nước nhà. Tàu tốc hành Thống Nhất nối Sài Gòn đến Hà Nội từ ga Sài Gòn ở quận 3, ngưng lại nhiều ga thị trấn và tỉnh dọc theo đường. Trong địa phận Thành Phố, có 2 ga chánh là Sóng Thần và Sài Gòn . Ngòai ra còn có nhiều ga nhỏ hơn như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp. Ga Sài Gòn nằm ở đường Cách Mạng Tháng 8 , phía tây Bắc Trung tâm Thành Phố, có tắc xi đưa rước hay xe buýt công quản chở đi từ các khách sạn chính trong quận. Vé bán chánh thức ở cơ sở quận “Tây ba lô” 275C đường Phạm Ngũ Lảo. Mỗi ngày có 5 chuyến xe lữa tốc hành Thống Nhất. Dù tên gọi “tốc hành- express”, mỗi chuyến phải mất khỏang 30 - 35 giờ. Chuyến nhanh nhất là SE3 khởi hành từ Hà Nội lúc 11 giờ đêm và đến Sài Gòn lúc 5 giờ sáng, hai đêm sau. Chuyến SE5 khởi hành 3.45 giờ chiều đến Sài Gòn lúc 4.40 sáng, có toa du khách sang trọng hơn và do công ty tư Livitrans đảm trách. Toa sang cho du khách giá gấp đôi giá toa tiêu chuẩn hành khách. Tàu xe lữa rất an tòan có máy điều hòa không khí, thỏai mái, rất mau lẹ và đáng tin cậy. Tuy nhiên hệ thống đường xe lữa Thành Phố phát triễn yếu kém và chỉ phục vụ cho 0.6 % tổng số hành khách và chuyễn vận 6% hàng hóa Thành Phố .
Hệ thống Tàu Điện “Ngầm” , Mê Trô- HCM City Metro System đang khởi công: nhánh Xanh Dương - Blue Line #1 và nhánh Đỏ Red Line # 2 . Nhánh Xanh Dương Line #1, từ Chợ Bến Thành đến khu Tiêu Khiển- Giải trí Suối Tiên, dài 19.7 km với 2.6 km đường ngầm dưới đất và 17.1 km trên không, có 3 trạm ngầm và 11 trạm trên cao. Dự án hòan tất năm 2017 và bắt đầu họat động năm 2018. Thọat tiên ước lượng phí tổn là 1.09 tỉ $, nay đã lên đến 2.07 tỉ $ , vì phải điều chỉnh theo thăng trầm hối xuất . Nhánh Đỏ Red Line #2, dài gần 20km ,sẽ nối Vùng Đô thị Mới - New Urban Area Thủ Thiêm ở quận 2 và trạm Xe Búyt An Sương ở quận 10. Trong giai đọan I, Thành Phố sẽ phát triễn khúc 11 km, chạy từ chợ Bến Thành ở trung tâm Thành Phố đến Kho Trữ Hàng Tham Lương Depot ở quận 12 , gồm luôn cả 9.3 km đường ngầm dưới đất. Tổng số chi phí sẽ là 1.37 tỉ $. Các nhà qui họach ước lượng là mỗi ngày sẽ có 160 000 hành khách đi đường mê trô này . Tổng phí Hệ thống Đường Xe Điện Ngầm -Metro TP HCM là 7.5 tỉ $ , hòan tất năm 2020 với 84% ngân khoản vay ngọai quốc .
Đường bộ, xe búyt và các trạm xe búyt , vòng đai xa lộ mới thứ hai
Tính đến năm 2009, Sài Gòn -TPHCM diện tích 2095 km2, có 978 cầu, 3584 đường dài 3668 km. Đường thành phố thường nhỏ hẹp: 14 % là đường rộng 12m xe búyt chạy được , 51% là đường rộng 7 -12 km xe hơi và xe mô tô - xe gắn máy chạy và đường hẹp hơn 7m dành cho xe gắn máy và xe đạp. Đến tháng 7 năm 2008, đã có 3 926 239 xe các lọai đăng ký, 10. 6% nhiều hơn năm 2007. Trong số này là 361 411 xe ô tô và 3 565 287 xe gắn máy, gấp đôi các con số cho Hà Nội - Thăng Long . Ngòai ra phải kể thêm 600 000 xe đủ lọai đăng ký ở các tỉnh, 30 000 xe xích lô 3 bánh và 2 000 000 xe đạp .
Xe byút công cọng xanh sáng chói phục vụ cho 150 đường khắp Thành Phố. Xe búyt giá rẽ , an tòan không qúa đông chật chội, đa số cận đại và thỏai mái, nhiều tiện nghi như máy điều hòa không khí, âm nhạc và có khi cả tì vi nữa. Nhưng tìm đúng xe búyt là một thách thức lớn cho ai không biết đọc, biết nói tiếng Việt. Du khách có thể tìm thấy bản đồ hệ thống xe búyt Thành Phố ở trạm xe Búyt Bến Thành ngang qua đường từ Chợ Bến Thành , quận 1. Xe buýt Sài Gòn hửu hiệu và mau lẹ. Mỗi xe có hai nhân viên, một tài xế và một “ lơ” thu tiền. Dân Sài Gòn cho là đi xe byút mau lẹ hơn là đi tắc xi. Lý do có lẽ là ưu tiên đường phố TP HCM dành cho xe buýt; khi một xe nào khác thấy xe búyt tới thì phải rẽ đường nhường cho xe búyt chạy. Các trạm xe búyt Sài Gòn là : Trạm Búyt Chợ Bến Thành ngay tại trung tâm TP ; Trạm Búyt Miền Đông đi - đến phía Bắc, hay có thể lấy búyt số 19 đi từ Chợ Bến Thành đến trạm này; Trạm Búyt Miền Tây , lấy búyt số 19 từ đường Trần Hưng Đạo để đến đây; Trạm Buýt Chợ Lớn và Trạm buýt Đinh Bộ Lĩnh, các búyt Mai Lĩnh từ Đà Nẳng đến đây. Đa số các hảng búyt tư, tổ chức các chuyến du hành để khách xuống ở đường Phạm Ngũ Lảo , phía tây khu “ tây ba lô” Đề Thám. Cũng có rất nhiều hảng tư khác tổ chức đến từ Phnom Penh- Căm Bốt giá khỏang 12$ một người ; cũng có xe búyt đêm cho khách đến từ các thị trấn kế cận, tỉ như búyt từ Nha Trang đến , đi mất chừng 11 giờ xe chạy . Nhưng ghế ngồi phần lớn bằng phẳng, hẹp và xe búyt rất sóc- nẩy lên nẩy xuống, cho nên không ngũ được . Muốn ngũ đêm, nên đi xe lữa.
Thời Cộng Hòa Sài Gòn đã xây dựng Xa Lộ Sài Gòn- Biên Hòa. và khởi sự Vòng đai Xa lộ Đại hàn . Từ năm 1989, nâng cấp Quốc lộ số 22 Sài Gòn đi Trảng Bàng , Gò Dầu tỉnhTây Ninh , xa lộ nhiều lằn Sài Gòn đi Ngã ba Trung Lương xuống Mỹ Tho, Cần Thơ . Đáng kể nhất là Xa Lộ Vòng đai thứ hai nối Phi trường Quốc tế Tân Sơn Nhất với các công viên công nghệ tỉnh Bình Dương, xuyên qua Quốc lộ số 13, có 12 lằn- lanes ( ? ), chạy từ ngã tư Nguyễn Thái Sơn không mấy xa từ phi trường đến Quốc lộ số 13 . Sẽ giúp giảm bớt kẹt xe, tai nạn giao thông và ô nhiễm các đường kẹt xe nhất , tỉ như Sô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh , Bạch Đằng , Phan Đăng Lưu, Phan Văn Trị . Tháng 9 năm 2013 lại khánh thành khúc đọan 5km Tân Sơn Nhất - Bình Lợi của Vòng đai thứ hai này. Đây là 1 Xa lộ Cao tốc- Expressway có tên là Xa Lộ HLD , HCM City - Long Thành- Dầu Giây , dài 51 km, có 4 lằn, phải trả tiền - tolled expressway. Xa lộ HLD sẽ bắt đầu từ nơi gặp nhau của Vòng đai thứ hai , tại quận 9 TP HCM, đến nơi gặp nhau với Quốc lộ 1 ở Dầu Giây tỉnh Đồng Nai ( Dầu Giây là ngã ba chia Quốc lộ 1 đi Xuân Lộc - Phan Thiết và Quốc lộ 20 đi Gia Kiệm, Túc Trưng lên Bảo Lộc - Di Linh - Đà Lạt ). Xa lộ là mối nối trực tiếp từ trung tâm Sài Gòn đến các vùng phát triễn kinh tế các tỉnh lên phía bắc Thành Phố dọc theo quốc lộ số 1, nối Sài Gòn - Hà Nội . Thoạt tiên, Xa lộ Cao tốc này chỉ giới hạn vào 3 vị trí : ngã nối với Xa lộ Vòng đai thứ hai, ngã nối với quốc lộ 51 ở phía Nam cuối thị trấn Long Thành (gần nơi xây cất phi trường quốc tế Long Thành và ở Dầu Giây . Dự án bao gồm xây cất một cầu mới, dài 1700 m, ngang qua sông Đồng Nai ở Long Thành và hai nơi nghỉ dưỡng, dịch vụ - rest and service areas. Dự án sẽ do Ngân Hàng Á Châu -Asian Development Bank và Ngân Hàng Nhật Hợp tác Quốc tế- Japan Bank for International Cooperation , IBIC , đồng tài trợ. Cầu Bình Lợi 12 lằn, dài 1.1 km, bắt ngang sông Sài Gòn trên xa lộ, nay gọi tên là Phạm văn Đồng thủ tướng lâu đời nhất Việt Nam, sẽ phục vụ 40 % giao lưu ngang qua sông từ Thành Phố …
(Còn tiếp P5)
|