THNLS CẦN THƠ- QUYỂN 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31 ngày lang thang P 138-139 |
|
|
18/12/2014
Phần 138-139
Theo thống kê, có tất cả 17 làng người dân tộc sinh sống trong lưu vực hồ Inlay, mà đông nhất là Intha, như đã nói. Họ theo đạo Phật từ lâu đời, cho nên nơi đây cũng có rất nhiều tu viện và đền tháp cổ. Dĩ nhiên không phải chỉ tập trung chung quanh hồ mà còn sống rải rác trên các sườn núi.
Nhưng chính những cư dân cùng các làng mạc trên mặt hồ và chung quanh đã làm nên 1 khác biệt độc đáo đến sững sờ cho những ai lần đầu mới tới. Những ngôi làng nổi, những “vườn nhà” trên mặt hồ xanh ngát, tồn tại từ hàng ngàn năm, đã làm nên một thương hiệu độc đáo, nổi tiếng. Các khu vườn này, phải tích tụ từ 50 năm mới có được bề dày khoảng 1 mét, được giữ lại bên cạnh nhà nhờ những cột sào cắm xuống đáy hồ. Người ta nói, khi cưới gã con cái, người Inthar có thể cắt đứt 1 phần “vườn” để cho chúng làm của hồi môn, dĩ nhiên, khi đó họ có thể di dời mảnh “đất” của mình đến 1 vị trí mới nào đó trên mặt hồ (chắc cũng có 1 qui định trong việc này).
Cái thương hiệu Inlay cũng được xác định bằng hình ảnh người đàn ông Inthar với chiếc longyi truyền thống, đứng nghiêng người,điêu luyện khua mái chèo để di chuyển và bắt cá trên hồ. Suốt đoạn đường vừa qua, thỉnh thoảng chúng tôi có gặp được hình ảnh này, nhưng ở quá xa, nên chẳng hề gây ấn tượng, nhất là phải mãi mê tập trung theo dỏi những vũ điệu trên không của loài hải âu cánh trắng. Hy vọng rằng chuyến trở về sẽ tiếp tục được thưởng thức các vũ điệu trên mặt hồ lúc hoàng hôn, không phải của hải âu, mà là của những ngư phủ Inthar.
Con chim trắng làm “lu mờ” người đánh cá Intha, phía xa; nhưng cả 2 đã tạo nên 1 quan cảnh đẹp tuyệt giữa chốn thiên nhiên hoang dã…
…cũng như hình ảnh dưới đây.
Chiếc thuyền con và ngư phủ Inlay làm cảnh hồ Inlay thêm sinh động.
Theo tài liệu thì hồ dài 25km, chuyến đi mất khoảng 1 giờ thì tới làng Thaley, đoàn dừng lại để mọi người ăn trưa, cũng là để quí Sư “độ ngọ” đúng theo luật. Bên kia con rạch nhỏ là chùa Phaung Daw Oo(cũng có tài liệu ghi là Hpaung, vẫn đúng), nổi tiếng với lễ hội, diễn ra 18 ngày từ hạ tuần tháng 9 đến đầu tháng 10.
Người Inthar và các dân tộc sống quanh hồ có dịp trở lại những năm của thế kỷ 12, họ ăn mặc đẹp đẻ, vui chơi suốt 18 ngày liền, đánh dấu việc chấm dứt mùa ăn chay của Phật giáo tại đây. Diến biến chính là việc rước 4 tượng Phật linh thiêng ở chùa Phaung Daw Oo, với sự góp mặt các đoàn thuyền , dẫn đầu là chiếc mang hình dáng con chim vàng huyền thoại, lần lượt đi qua tất cả các làng người dân tộc sống ở Inlay.
Chiếc thuyền này được vinh hạnh rước 4 tượng Phật ở chùa Phaung Daw Oo, dẫn đầu đoàn thuyền diễu hành qua các làng cư dân sống ven hồ Inlay.
Ngoài ra, nơi đây còn diễn ra các cuộc đua thuyền đứng của những “chân chèo” cừ khôi, trước sự cổ vũ nồng nhiệt của cư dân và du khách. Hôm nay, chúng tôi đến đây thì lễ hội đã qua gần 1 tháng, không còn cơ may để chứng kiến đám rước Phật và đua thuyền; nhưng tôi có thể chụp ảnh chiếc thuyền “Chim vàng” và may mắn được Sư H. cung cấp cho ảnh chụp 1 đội đua thuyền "đứng”.
Rồi đây, chắc chắn Miến Điện sẽ phát triển sau thời gian dài đóng cửa. Không biết họ có còn giữ được cái nếp sinh hoạt truyền thống này như vốn có, sống cuộc đời hạnh phúc với những lễ hội “triền miên” mặc cho những bon chen đua đòi “phàm tục”? Cũng giống như người vùng Siphandon, có mấy ngàn hòn đảo trên giòng Mekong ở Hạ Lào, với cuộc sống bình dị, hiền hòa nơi một miền quê còn nhiều nét văn hóa truyền thống, đã hớp hồn du khách phương Tây sau những chán ngán cái hào nhoáng của kỹ thuật, cái khô cứng của máy móc…lỡ một lần ghé chơi; Inlay, hôm nay cũng vậy, đang cực kỳ hấp dẫn bởi những ngôi làng kỳ lạ, những vườn nhà độc đáo, 1 loài chim nhỏ dễ thương …và những gì còn đang chờ đợi chúng tôi sau bửa cơm trưa nay.
Thuyền ghé lại một nhà hàng nới “đầu làng” Thaley, bên kia là chùa Paung Daw Oo và nhà chứa thuyền “Chim vàng”…
Chim vàng được bảo quản trong ngôi nhà có nóc mái cao bên trái ảnh.
Bửa ăn trưa lúc 11h cũng kịp thời cho mọi người sau một hành trình hơn 80km vừa xe vừa thuyền máy, bụng đã thấy cồn cào!
Ăn xong, các bà liền bước qua quầy hàng lưu niệm gần đó và bắt đầu lựa cho mình vài món. Bà xã mua 2 bộ nĩa bằng xa cừ, cán cẩm thạch, rất đẹp cho con gái và con dâu.
Ăn trưa xong, chúng tôi tiếp tục lên đường, Sư H. sẽ hướng dẫn chúng tôi đến thăm làng Indein, nằm đâu đó trong “ngọn” của một con rạch, cách chùa Phaung Daw Oo khoảng 8km. Hồi đầu khi mới đến, tôi cứ tưởng đây là bờ Nam của hồ Inlay, thực ra thuyền đã đưa chúng tôi len lỏi vào 1 trong những con kinh chạy ngang dọc giữa các đảo nổi lớn, nhỏ và bây giờ, trước mặt chúng tôi là 1 ngã 3 kinh, bên tay trái là chùa Phaung Daw Oo, thuyền rẻ phải đưa chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình.
Chỗ ăn trưa là dấu đỏ, ngang chùa Phaung Daw Oo, thuyền di chuyển theo con “lạch” nhỏ, được đánh dấu bằng các mũi tên, để đến chợ Inn Thein. Con lạch này chỉ có thể lưu thông thuận lợi trong những tháng mùa mưa.
Indein là một ngôi làng nhỏ, nổi tiếng nhờ có các chùa Nyaung Ohak và Shwe Inn Thein với hàng ngàn ngôi tháp có niên đại từ thế kỷ thứ 8 đến hiện tại, trong số đó có những “tàn tích” khiến nhiều người rất “cảm giác” khi ghé thăm. Ngoài ra, nơi đây còn có 1 chợ phiên, họp theo chu kỳ 5 ngày cùng 5 chợ khác ven hồ Inlay, để những người Pa Oo sống tại các làng trên núi, có thể mang nông sản và hàng thủ công xuống mua bán, trao đổi. Đó là lệ có từ lâu đời, tạo thành 1 nếp văn hóa đặc thù làm nên điều hấp dẫn du khách.
Thuyền bắt đầu len lỏi vào con “lạch” nhỏ, y hệt như tôi đang ngồi xuồng máy đi ở kinh rạch miền Tây, nhất là bắt gặp cây cầu khỉ, chợt mừng như vừa gặp lại người thân sau bao nhiêu năm xa cách, miền Tây bây giờ đâu còn cầu khỉ!
_ Ê, nhỏ ơi, qua khỏi cây cầu khỉ …mầy tấp vô bên phải, tao lên chỗ đó, đi đám giỗ nhà ông bảy Cò…mầy biết ổng hông?
_Ủa, chết mẹ…hổng phải cầu này mầy ơi!
Tôi gặp 1 xuồng khai thác cát trên rạch, họ xúc bằng tay, đổ lên xuồng máy rồi chở đi. He he, ở Việt Nam mà khai thác kiễu này thì chỉ có …hốt cát mà ăn!
_ Ê nhỏ, cái cầu khỉ phía trước nè, đúng rồi…mày cho tao lên bờ bên phải, còn các Sư chắc là vô chùa …An Hòa Tự trong ngọn, hả mậy?
He he, đó là những gì tôi tưởng tượng khi di chuyển trên con lạch nhỏ này tren đất Miến Điện. Thực sự, với những hình ảnh và lời đối đáp như thế, chắc chắn mọi người sẽ ...tin tôi ngay!.
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693398 visitors (2230810 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|