.
  Thủ đô Hà Nội P1
 
21/8/2014

  

 Phần I

                                       Vài dòng thơ về Hà Nội:

                                                    

                                     Ai đi về Bắc cho ta nhắn ,

                                Thăm lại non sông giống Lạc Hồng.

                                  Từ thuở  mang gươm đi mở cỏi,

                                Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long.  

                                              ( Hùynh văn Nghệ )

                                           Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,

                                Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.

             ( Thời Hai Bà Trưng  40-43 ở  làng Hạ Lôi, huyện Mê Linh hay huyện Thạch Thất )

                                         Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,

                                         Đến nay thấm thoắt mấy tinh suơng .

                                           Dấu xưa  xe ngựa : hồn thu thảo

                                          Ngõ cũ lâu đài : bóng tịch dương ...

        ( Bài thơ Thăng LongThành Hòai Cổ của  bà Huyện Thanh Quan, khi Thăng Long bị Phú Xuân lấn áp ,thời nhà Nguyễn Phước )

                                            Em là con gái bên khung cửi,

                                           Dệt lụa quanh năm với mẹ già

        ( Thơ của Nguyễn Bính lúc trú ngụ  làng Trung Nha , nổi tiếng về dệt Lĩnh Hà Nội,  một lọai lụa  tơ tằm mịn, một mặt bóng láng )                                  

                                       Thượng phương thu dạ  nhất chung lan ,   

                                          Nguyệt sắc  nhu ba phong thụ đan .

                       Tạm dịch :    Tiếng chuông buông tàn trong đêm thu,

                                         Ánh trăng như  sóng màu phong đỏ.

                               ( Bài thơ Về Chùa Một Cột của Huyền Quang )

                                            Gió đưa cành trúc la đà ,

                               Tiếng chuông Trấn Võ , canh gà Thọ Xương.

                                           Mịt mù khói tỏ ngàn sương,

                              Nhịp chày Yên Thái , mặt gương Tây Hồ.

                                   ( Ca Dao về Hà- Nội, Thăng  Long )

                            Chày Yên Thái  nện trong sương lỏang chỏang

                               Lưới Nghi Tàm  ngăn ngọn nước quanh co .

( Thơ  của Nguyễn Huy Lượng về làng Nghi Tàm, nổi tiếng thời nhà Lý về chăn tằm dệt lụa)   

                                          Nghìn thu gặp hội thái bình   

                               Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long    

                                          Phố ngòai  bao bọc thành trong,

                                  Cửa Nam, Giám, Bắc, Tây, Đông rỏ ràng.

                                         Ba mươi sáu mặt phố phường.

                            Hàng giấy , Hàng Bạc , Hàng Ngang , Hàng Đào …

                                 ( Ca dao về  Hà  Nội xưa băm sáu phố phường  )   

                                         Nhớ ngày mồng bảy tháng ba,

                                     Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy

( Ca dao nói về Chùa Láng, quận Đống Đa, thờ Từ Đạo Hạnh vị sư nổi tiếng  thời Lý)    

                                     Thành  mới trăng xưa bóng tỏ mờ                                                                    

                                      Thăng Long đô cũ dấu còn trơ .

                                   Phố phường rộng mở quên đường cũ,

                                        Đàn sáo rầy pha khác điệu xưa…

                                         Việc đời chìm nổi than chi nữa !

                                      Mái tóc mình nay cũng bạc phơ .

      ( Bài thơ chữ Hán Thăng Long thế kỷ 18 của Nguyễn Du, Vũ Mộng Hùng dịch )                 

                                        Trăm năm đồng tượng vẫn còn,

                                     Mà năm  triều cửa vàng son đã tàn.

                                          Riêng còn mây đẹp Dâm Đàm,

                                   Trước  rèm hoa ấy theo làn gió bay .

       (Hoa Bằng dịch thơ chữ Hán của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, thế kỷ 19, về  Hồ Tây )

 

             Vị trí

   

        Trước khi nới rộng thành Vùng Thủ đô,  Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng Bằng sông Hồng  từ 20 053’ đến 21033’ vĩ tuyến Bắc và từ 105044’ đến  106002’ kinh tuyến  Đông. Lúc đó, Hà Nội tiếp giáp 6 tỉnh ( xem hình kèm ): Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông; Vĩnh Phúc ở phía Tây; Hà Tây và Hà Nam ở phía Nam. Diện tích   tự nhiên  tòan thành phố  chiếm 927.39 km2. Dân số ,  tính đến tháng tư năm 1999 là  2672 1000 người . Ngày 29 tháng 5 năm 2008,  chánh quyền  quyết định  đến ngày 1 tháng 8 năm 2008, nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã  huyện Lương Sơn  tỉnh Hòa Bình tăng gấp ba diện tích TP Hà Nội  lên  3 340. 70 km2 , dân số là 6 232 940 người. Năm 2013 , dân số là 7.100 000 người, còn kém xa  Sài Gòn , TP HCM . Nay lại nới rộng thêm thành Vùng thủ đô Hà Nội - Metropolitan area, diện tích lên đến  13 436  km2 (  5 188 dặm Anh vuông )và hy vọng đạt  15 triệu người vào năm 2020. Vị trí trung tâm thủ đô  Hà Nội là 2102’0” vĩ tuyến Bắc và 105051’0” kinh tuyến Đông .  Thành phố Hà Nội nằm ở hửu ngạn sông Hồng, cách TP Sài  Gòn -HCM  1760 km ( 1090 dặm Anh ) về phía Bắc và TP Hải Phòng  120km ( 75 dặm Anh ) về phía  Tây .

    Về phương diện hành chánh, nay Hà Nội chia   ra làm 1 thị trấn là Sơn Tây ( 181 831 người, 15 phường ), 10 quận- urban districts và  17 huyện - rural districts. 10 quận là :  Ba Đình  ( 228 352 người,  14 phường ), Cầu Giấy ( 147 000,  8 phường ), Đống Đa ( 352 000,  21 phường ), Hai Bà Trưng (  378 000,  20 phường ), Hà Đông (  198 687,  17 phường),  Hòan Kiếm ( 178 073,  18 phường ), Hòang Mai (  216 277, 14 phường ), Long Biên ( 170 706 , 14 phường ), TâyHồ ( 115163,  8 phường ) và Thanh Xuân ( 185 000, 11 phường ).  17 huyện là :  Ba Vì ( năm 1999 là 242 600 người, 31 xã và 1 thị trấn ), Chương Mỹ (  năm 1999  có 261 000,  30 xã và 2 thị trấn ),  Đan Phượng  (  124 000,  15 xã , 1 thị trấn ), Đông Anh ( 276 7590,  23 xã, 1 thị trấn ),  Gia Lâm  ( 205 275 người,  20 xã , 2 thị trấn ),  Hòai Đức (  188 800, 16 xã, 1 thị trấn ),  Mê Linh (  năm 2008  187 536 người,  16 xã , 2 thị trấn ),  Mỹ Đức (  năm 1999 có  167 700 người,  21 xã, 1 thị trấn ), Phú Xuyên ( 181 500,  26 xã, 2 thị trấn ), Phúc Thọ (  năm 2001 có 154 800 người,  25 xã, 1 thị trấn ), Quốc Oai ( năm 2001 có  146 700 người,  20 xã, 1 thị trấn ), Sóc Sơn ( 254 500 người,  25 xã, 1 thị trấn ), Thạch Thất ( năm 2003 có 149 000 người ,  22 xã , 1  thị trấn), Thanh Oai  ( năm 1999 có 142 600 người ,  20 xã, 1 thị trấn ), Thanh Trì  ( 241 000 người, 15 xã,1 thị trấn ), Thường  Tín (  208 000 người, 28 xã, 1 thị trấn ), và Ứng Hòa (  năm 2005 có 193 731 người, 28 xã, 1 thị trấn ). 8 thị trấn của  các huyện ngọai thành Hà Nội cũ là Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên, Đức Giang, Sài Đồng , Cầu Diễn, Văn Điển, Sóc Sơn. Thị xã Sơn Tây trở thành thị trấn Sơn Tây  và hai huyện Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm ( ? ). Còn Hà Đông thành  quận nội thành.   Như vậy , ngày nay Hà          Nội  gồm 10 quận nội thành, 18   huyện  ngọai thành và 1 thị trấn riêng biệt .

 

       Danh xưng thủ đô theo dòng thời gian

 

      Trước thời Thăng Long

       Dân gian đã cư trú  ở Hà nội  ít nhất là 3000 năm trước Công Nguyên- BC.  Cách đây 23 thế kỷ, Cổ Loa của Hà Nội đã là kinh đô nước Âu Lạc của Thục An Dương Vương. Năm 197 trước Công Nguyên, Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc và từ đó trên hơn một nghìn  năm, đất nước Văn Lang - Âu Lạc bị các đế chế  Trung Quốc  đô hộ, với những mưu đồ đồng hóa rất thâm độc.  Năm 40- 43, Hai Bà Trưng khởi nghĩa, đặt kinh đô ở Mê Linh, huyện Yên Lãng, Hà Nội.  Vào giữa thế kỷ thứ 5, ngay giữa trung tâm Hà Nội cũ, triều Lưu - Tống ( Liu Song ) thành lập huyện Tống Bình - Song Ping gồm hai huyện Nghi Hòai - Yi huiai ( nay là Từ Liêm ) và Tuy  Ninh - Suining ( nay là Hòai Đức )  mà  vùng trung tâm nay là nội thành Hà Nội. Năm 542 , Lý Bí ( Lý Bôn, Lý Nam Đế)  khởi nghĩa thành lập nước Vạn Xuân độc lập 58 năm, kinh đô là  Vạn Xuân, ở cửa sông Tô L+----------------------------------------------------ịch Hà  Nội ngày nay.  Năm 679,  nhà Đường đổi vùng này  thành An Nam Đô Hộ Phủ , lấy Tống Bình làm thủ phủ.  Giữa thế kỷ thứ 8, hầu dẹp tan các cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc ( khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722, khởi nghĩa Phùng Hưng  766 -  791,  họ Khúc giành quyền tự chủ 905- 930, Dương Đình Nghệ tiếp tục  931- 937 ),  Phó Vương nhà Đường là  Trương Ba Nghĩa ( Nghị ? )-  Zhang boyi  xây đắp La  Thành - Luo Cheng,  từ Thủ Lệ đến  Quần Ngựa ( ? ) quận Ba Đình ngày nay.  Giữa đầu thế kỷ thứ 9,  quan cai trị Tàu  xây đắp  thêm La Thành, gọi tên là   Kim Thành -Jin cheng . Năm 866,  Cao Biền - Gao Pian   cũng cố Kim Thành  gọi tên là Đại La Thành - Daluo cheng,  từ Quần Ngựa đến Bách Thảo,  là thành cũ Hà Nội lớn nhất thời đó.        

    Danh xưng Cỗ Loa,  Thăng Long , Đông Đô,  Đông Đô , Đông Kinh

    Năm  938, Ngô Quyền  đại phá quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, lập nhà Ngô (  939- 967 ),  đặt kinh đô ở  Cỗ Loa , thuộc huyện  Đông Anh, Hà Nội.  Nhà Đinh (968-  980) lấy quốc hiệu   là Đại Cồ Việt , đóng đô ở  Hoa Lư , tỉnh Hà Nam Ninh. Thời nhà Tiền Lê ( 980 - 1000 ), kinh đô vẫn ở Hoa Lư. Năm 1010, Lý Công Uẩn , vua đầu tiên nhà Lý  dời kinh đô Hoa Lư  ra Đại La Thành;  nhân có  điềm rồng vàng bay lên  mới đổi tên gọi  là Thành Thăng Long - Soaring Dragon , tên thơ mộng của Hà Nội vẫn  còn dùng tới ngày nay.  Nhà Hồ ( 1400- 1407), đổi tên nước là Đại Ngu, đóng đô  ở Thanh Hóa  gọi là Tây Đô, còn Thăng Long là Đông Đô. Năm 1408,  nhà Minh  tấn công và chiếm  đóng Việt Nam, đổi tên Đông Đô thành Đông Quan . Năm 1428 , Lê Lợi  khởi nghĩa ở Lam Sơn đánh  đuổi giặc Minh nhờ các chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang ... , thiết lập nhà Hậu Lê ( trước thời Lê -Trịnh 1428 - 1527 ),  đặt tên nước là Đại Việt,  lấy Đông Quan làm kinh thành , nhưng tên Thăng Long vẫn thông dụng.  Cuối  thời Nguyễn Tây Sơn ( 1786 - 1802 ) kinh đô  là Phú Xuân - Huế và   Đông  Đô  đổi tên là Bắc Thành.

 

     Thời nhà  Nguyễn Phước ( Phúc ), Pháp Thuộc và sau Thống Nhất  đất nước

     Năm 1802,  vua Gia Long lấy tên cũ là Thăng Long thay cho tên Bắc Thành. Năm  1831 vua Minh Mạng  lập tỉnh Hà Nội , gồm  kinh thành Thăng Long cũ  và 4 phủ . Hà Nội có nghĩa là thành phố nội địa  giữa các sông  hay là thành phố bên trong sông.  Năm  1873, Pháp chiếm Hà Nội  và năm 1887, Hà Nội trở thành  thủ đô của Đông Pháp-  French Indochina ( Việt  -Miên- Lào ).  Năm 1888,  Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội, xếp vào hạng thành phố cấp 1. Diện tích Hà Nội mở rộng dần; cho đến năm 1942  là 130 km2 . Từ năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng Hà Nội . Năm 1945,  Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa,  gồm 5  khu phố  nội thành ( Lãng Bạc , Đống Đa , Mê Linh , Đại La và Đề Thám )  và120 xã ngọai thành.  Năm 1946, Pháp tái chiếm Hà Nội . Sau 9 năm Pháp và Việt Minh đánh nhau, năm 1954 Hà Nội trở  thành thủ đô  miền Bắc Việt Nam. Năm 1954, Hà Nội gồm 4 quận nội thành và  4 huyện ngoại thành ( gồm 46 xã ), diện tích tự nhiên là 152 km2 .   Năm 1960 , ranh giới  Hà Nội được mở  rộng thêm  đến 586,13 km2 , gồm 4 khu phố nội thành ( Ba Đình,  Hoàn Kiếm,  Đống Đa , Hai Bà Trưng) và 4 huyện ngoại thành ( Gia Lâm , Đông Anh, Thanh Tr , Từ Liêm ). Sau thống nhất Nam Bắc  ngày 2 tháng 7 năm 1976, và trở thành thủ đô Việt Nam Thống Nhất,  năm 1978  Hà Nội lại được mở rộng lần nữa, diện tích là 2123 km2, bao gồm thêm các huyện Sóc Sơn, Mê Linh,  Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng và thị xã Sơn Tây . Năm 1991, Quốc Hội định  ranh giới mới của Hà Nội, chỉ còn 913.8 km2, gồm 4 quận nội thành và 5 huyện ngọai thành ( Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm , Thanh Trì và Sóc Sơn).  Như đã nói trên, tháng 8 năm 2008, Hà Nội nhận thêm  tỉnh Hà Tây , huyện Mê Linh  của tỉnh Vĩnh Phúc   và 43 xã huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình , diện tích là 3344 .70 km2, chia ra  28 quận - huyện và 1 thị trấn.  

 


                ( Irvine, Nam Ca Li - Hoa Kỳ ngày 8 tháng 8 năm 2014 )

 


 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693494 visitors (2231142 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free