.
  Tiến bộ khoa học,
 
17/8/2014


Cập nhật hiểu biết :

Tiến bộ khoa học trên trời, dưới biển ngày nay

                                        G S Tôn Thất Trình

 

1-    Khoa học tia chớp (tia sét )

Khi nói tới đám mây báo bảo sấm sét – Thunderhead, tia sét, chớp – lightning là một hiệu chỉnh cân bằng ( làm cho ngang nhau ) to lớn.  Tia chớp tựu trung là một tia lửa khổng lồ  làm giảm bớt  các  chênh lệch – phân sai điện tính  đã được các hệ thống bảo – giông tố xây đắp . Nhưng đây cũng là một bí ẩn của khoa học khí quyễn. Mới đây ,  các nhà khoa học đã bắt đầu  thám hiểm  các chị em ít biết hơn  của tia sét , hiện ra dưới thể những  tro hình lông chim –ash plumes   hay trong la  bô và trên các hành tinh khác nữa . Mỗi năm ước lượng   trung bình có chừng 8 triệu lòe sáng sét đánh vào Trái Đất . Đường kính  một  tiếng kênh – channel sét đánh chừng phân nữa một ngón Anh – inch ( bằng 1.2cm) .

a-    Lạ lùng sống sót   

    Một tiếng sét đánh điển hình  mang theo  100 triệu volts – hãy so sánh với  điện thế  110 volts trung bình ở các lỗ cắm điện gia thất . Nhiệt độ  của một tiếng sét đánh là  50 0000F , 5 lần nóng hơn  bề mặt Mặt Trời. Tuy nhiên , hơn một trăm năm dữ liệu  cho thấy là  chỉ 30% các sét đánh  là chết người .  Một điện tính có thể  chớp qua da như là  dòng điện xuyên  qua một điện trở , gây ra  cháy bỏng da nặng nề, nhưng lại không làm hư hại đến các bộ phận  nội tạng.

b-    Không thấy được

Vài tia sét chớp  không thể thấy được . Các tia gamma  nổ bùng ở các đám mây bảo bùng – giông tố  không phát xuất đi  nhiệt lượng hay ánh sáng , nhưng mức phóng xạ  của chúng  100 lần nhiều năng lượng hơn một tia x-ray y khoa .   Các nhà khoa học bối rối  vì các lóe sáng  vô hình này, mãi cho đến khi các nhà khảo cứu  gần đây  khám phá là chúng cũng  khuếch tán các điện tính không cân bằng trong các đám mây .   

c-      Ngọai lai

 Quan sát các tia chớp ở ngòai Trái đất  luôn luôn rất khó khăn  . Nhưng  vào lúc phân điểm mùa – equinox   , năm 2009,  của  Sao Thổ- Saturn ,  những điều kiện   làm giảm tính tích cực   các vòng quanh Sao,   sáng chói đủ cho Phi thuyền Cassini   chụp bắt các lòe sáng  trên hành tinh  đầy hơi khí  này . Sét chớp   cũng đựợc  dò ra ở Sao Mộc – Jupiter,  và các  dữ  liệu rađiô gợi ý rằng nó cũng hiện diện ở Sao Thiên Vương – UranusSao Hải Vương - Neptune.  

d-    Tia chớp hình banh

  Những quả cầu tròn  lạ kỳ này  đã được điểm chấm  trong những cơn  giông tố . Cuối cùng chúng  cũng  bị chụp bắt trên máy chụp hình  của các nhà khoa học  vào năm 2012.  Don Mac  Gorman , nhà khảo cứu Tia sét chớp nói : “Chúng tôi không biết chúng là gì cả”.  Các phân tích quang phổ  gợi ý  là các banh  cầu tròn này hình thành,  khi tia chớp đánh sét và làm bốc hơi các nguyên tố trên đất Sao .

e-      Tia chớp núi lữa

Chúng có tên gọi là các đám mây báo bảo sấm sét dơ bẩn và  được xem là đã xảy ra khi các hạt tử bụi bặm,   từ một chùm lông tro núi lữa , đụng độ các tinh thể nước đá trong khí quyễn . Sự cố này rất khó nghiên cứu.  Cho nên các  nhà Khảo cứu Đức Quốc đã tạo ra  một chùm lông trong la bô,  sử dụng các tro núi lữa thật sự . Hạt tử càng nhỏ thì  tia chớp càng nhiều , phong phú thêm lên.

2-    Tìm ra nhiều loài mới  ở hố biển Mariana  Trench , sâu nhất thế giới

    Ngày 26 tháng 3 năm  2012 ,  Giám đốc  phim hành động truyền thuyết Hồ Ly Vọng  mở cửa bước ra lhỏi tàu ngầm Deep Sea Challenger – Thách Thức Biển sâu, sau khi lặn 7 giờ đồng hồ,  gần 57dặm Anh ( 1.609m x 7 = 11263 m )   ở hố  Mariana Trench là  điểm hố biển Thái Bình Dương ( tên Việt Nam là Biển Đông , phía Đông Trường Sa ) sâu nhất thế giới .  Tàu ngầm “  Thách Thức Biển Sâu” là do cán sự  người Úc Ron Allum đồng họa kiểu và chế tạo , tuy rằng   Allum không    kinh nghiệm về công nghệ cơ khí , không chuyên môn về khoa học đại dương và  chỉ có một mảnh bằng cán sự  thương mãi . Tàu ngầm này  cần có các máy chụp hình 3- D của  Hồ Ly Vọng sẳn sàng , các hệ thống LED    một  cần  thủy động lực  để thu thập  các mẩu  khoa học đại dương.  Đây là một thách thức dưới đáy biển,  tương tự leo  đỉnh Everest cao nhất thế giới ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Nhắc lại là tháng giêng năm 1960,  Jacques Piccard , nhà  đại dương học Thụy sĩ  và Trung úy Hải  Quân   Hoa Kỳ  Don Walsh   cũng đã lặn xuống hố này,  từ  tàu ngầm Trieste , chừng 20 phút.  Nhưng sứ mệnh  ngắn ngủi này  đối diện nhiều trắc trở .  Ở độ sâu gần 7 dặm Anh , trọng lượng đại dương  lên đến gần 200 000 tấn  và áp lực  làm nứt cửa sổ Plexiglas của Trieste . Ngòai  các khía cạnh kỷ thuật, còn phải kể  ra phí tổn chế tạo.  Tàu ngầm   biển sâu thẳm tân tiến nhất  Shinkai 6500 ,  tổn phí là 60 triệu đô la Mỹ mà không lặn  được quá 4 dặm Anh.  Tàu Alvin của Hải quân Hoa Kỳ tốn 22  triệu đô la mà chỉ lặn được  đến 2.5 dặm Anh tối đa .  Năm 2005 , nhà tỉ phú  bang Tennessee Hoa Kỳ, Steve Fossett cũng nhắm lặn xuống đáy Mariana Trench thuê  kỷ sư đại dương học chuyên môn  chế tạo tàu ngầm , nhưng sau đó Fossett rớt máy bay chết( ? )

     Các  nhà khoa học  khắp Hoa Kỳ  đã   khảo sát  vật liệu James Cameron  đem lên từ đáy biển.  Sau đâu   là trình bày  các khám phá đến nay,  của nhà vi trùng học Doug Barlett , chánh khoa học gia của cuộc thám hiểm:

a-      Các amíp – amoebas khổng lồ

         Dù chúng là đơn bào – single cells,  chúng không bé tí xíu , phải xem kính hiển vi mới thấy được .  Chúng có thể tăng trưởng  lớn cở bàn tay . Các  sinh vật lạ thường này đã nhận diện được ở nhiều hố  biển dưới nước sâu ở nhiều nơi khác . Nhưng hố Mariana là hố sâu nhất đáy biển.

b-    Thảm vi trùng    

Ở vùng giảm bớt  của hố Mariana nơi một tấm kiến tạo lao xuống vỏ Trái đất , các nhà khoa học đã tìm thấy  những bãi sinh vật  đơn bào rộng lớn. Chúng có thể  sử dụng  các hợp chất hóa học  rò rĩ lên  từ đáy sâu thẳm .  Không cần ánh sáng mặt trời, chúng có cơ nớ rộng thêm tầm hiểu biết  của  các nhà khoa học về yêu cầu của đời sống .

c-     Gối la va – dung nham

          Trước  khi lặn xuống Hố Mariana , nhóm Cameron đã  làm những thử nghiệm ít sâu thẳm hơn  ở Hố New Britain Trench,  ngòai khơi  bờ biển xứ  Papua New Guinea . Các nhà khoa học  chờ đợi những sàn đáy biển phẳng lì đầy bùn , nhưng lại tìm ra  những khối  gối – pillow  la va . Những hình thành này giải thích lý do  hố được tạo dựng .

d-     Là Dừa  chăng ?

Trong số  5    các lòai chân 2 lọai – amphipods  , một tá  đã  làm ra một kinh ngạc:  mô của chúng chứa Scylloinositol ,  một hợp chất thường thấy ở dừa , không phải ở động vật .  Barlett nói : “ Có thể chúng đã làm ra những phân tử này ,    các phân tử  giúp  chống cự lại  ảnh hưởng của áp lực cao 

 ( Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ, ngày 8 tháng 6 năm 2014 )


 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693516 visitors (2231219 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free