.
  Phát triển tỉnh Hưng Yên P2
 
01/6/2014


Vị Trí

 

Hưng Yên là một tỉnh ĐBSH, không có đồi núi và rừng rú.  Khi trời nắng , không mây che ,  chỉ thấy mờ mờ  đằng xa  những  núi ở rìa tỉnh Hà Nam và tỉnh Hà Tây. Còn các dãy núi  về ohía Đông Triều và tỉnh Hải Dương  thì không trông thấy vì  thấp và quá xa . Bắc giáp  huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh , địa phận dài 16km. Tây Bắc giáp  huyện Gia Lâm ( ngọai Bình Giang ( tỉnh Hải Dương ) ; đối diện  với Nam Ân Thi  và Phù Cừ   là huyện Thanh Miện ( Hải Dương ) . Phía Tây, Hưng Yên giáp với Hà Tây, Hà Nội và Hà Nam,   có sông Hồng làm ranh giới tự nhiên.  Nam Hưng Yên giáp tỉnh Thái Bình , ngăn cách bởi sông Luộc .  Dân số Hưng Yên tăng khá mau.  Trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945 ,  dân số tỉnh chỉ có  46 199 người.  Năm 1954 tăng lên đến hơn 600 000 người. Năm 1989,  Hưng Yên có  950 800 người. Tháng tư năm 1999, đạt 1 068 705 người. Năm 2004 là 1 120 300 người, tăng trung bình , chừng 10000 người một năm . Như vậy năm 2013 , có thể đã là  1220 000 ngườì rồi.  Đa số là người Kinh , một ít tộc dân Tày, Nùng và Hoa.

     Hưng Yên năm trên địa bàn kinh tế  trọng  điểm phía Bắc và Tam giác  Kinh tế Hà Nội -  Hải Phòng - Quảng Ninh. Tuy nhiên mãi cho đến năm 2000,  các sông lớn phía Đông và Nam  Hưng Yên  và thiếu cầu,  đặc biệt trên sông Hồng, nên giao lưu bị hạn chế.  Quốc lộ 5,  tư cách là một hành lang kinh tế chỉ chạy qua một phần nhỏ  phía Bắc tỉnh nhà , góp  dẫn đến sự phân hóa tương đối rỏ rệt  giũa các huyện phía Bắc  và phía Nam Hưng Yên.

 

 

     Địa hình, đất đai

 

   Địa Hình

 

 Địa hình  Hưng Yên  có vẽ đơn điệu.  Nhìn chung , tỉnh  nghiêng chênh chếch  từ Tây Bắc xuống Đông Nam  và không thật  bằng phẳng.  Độ dốc trung bình  là  8cm/km. Phía Bắc là lọai địa hình cao, hình vòng cung đi từ Đông Bắc sang Tây Bắc , rồi men theo phía Tây , dọc sông Hồng , bao gồm  địa phận các huyên Văn Lâm, Văn Giang , Khóai Châu. Đây là  vùng đất cao trong đê, cao độ tuyệt đối từ 4 đến 6m.  Liền kề vùng  đất cao là vùng đất thấp hơn,  độ cao trung bình  chừng 3m, phổ biến ở Ân Thi, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Nam Kim Động, Tiên Lữ và kéo dài xuống phía Nam (như Phù Cừ ). Độ cao ở đây chỉ còn 2m,  thậm  chí có nơi dưới 2m .  Vùng cao không giữ được nước, trong khi đó vùng thấp  lại tiêu nước không kịp- không thóat thủy kịp  trong mùa mưa, thường xuyên gây ra  hạn hán và úng ngập. Vùng cao lại có nhiều chỗ trủng như ở Đại Hưng ( Khóai Châu ) và vùng thấp cũng có chỗ cao như  ở Nhật Quang ( Phù Cừ ). Những chỗ trủng , lau sậy mọc đầy,  thời Cần Vương chống Pháp gọi là Bải Sậy.  

 

    Đất đai

 

Tòan tỉnh Hưng Yên,không có lọai đất nào phát sinh từ đá mẹ , tất cả đều do phù sa bồi tụ. Gần hai rìa sông là đất cát , cát pha tầng dày, rồi tiếp đến  là cát pha tầng mỏng  hoặc đất thịt nhẹ. Đi sâu vào trong đồng là  vùng đất sét  có phủ  một lớp đất thịt rất mỏng . Đại thể có thể chia làm hai vùng :

  -  Vùng ngòai đê : đây là đất phù sa trẻ nhất, hàng năm  vầ được phù sa bôi đắp. Nhắc lại là sông Hồng chuyên chở nhiều lượng phù sa  chứa nhiều vôi, lân, đạm, nhưng từ ngày  có đập thủy điện sông Đà, lượng phù sa giảm dần, ruộng phải sử dụng nhiều phân hóa học, nhất là khi thâm canh và dùng các giống cao năng- siêu năng hơn. Căn bản tốt cho phát triễn công nghệ phân đạm tổng hợp và biến chế apatit v.v… thành phân lân dễ đồng hóa hơn . Vùng này chủ yếu ngòai đê thuộc các huyện Văn Giang , Kim Động, Tiên Lữ,  trừ mùa mưa lũ trồng  hoa màu xen canh, gối vụ liên tiếp.

  - Vùng trong đê  không được phù sa bồi đắp màu nâu tươi  trung tính ít chua eutric fluvisols, không glây ( gley ), hoặc ít glây.  Vùng này chiếm 32 % tổng diện tích canh tác tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Yên Mỹ, Khóai Châu, Văn Giang, Kim Động, Văn Lâm, Tiên Lữ, Ân Thi, Mỹ Hào . Đây cũng là vùng đất trồng lúa tốt nhất Hưng Yên.  Đất phù sa không được bồ , màu nâu tươi , glây trung bình ,  hoặc mạnh, ít chua  dystric gleysols , chiếm 25% đất canh tác tỉnh, nằm ở các miền trũng các huyện Kim Động, Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ, Văn Giang, Khóai châu , Phù Cừ, Mỹ Hào . Đất thiếu không khí, quá trình hóa sét mạnh , ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Vùng đất chua và bí , có tầng sét dày,  bao gồm các diện tích còn lại các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Yên Mỹ,  Văn Lâm … cần chống chua , chống glây hóa , cải thiện tính chất cơ học mới sử dụng hiệu quả trong nông nghiệp .

 

     Khí hậu , thủy văn

 

      Khí hậu

 

     Khí hậu Hưng Yên có đầy đủ những nét chung của ĐBSH .  Hưng Yên  chịu ảnh hưởng  của khí hậu nhiệt đới  gió mùa, nóng ấm, nhiều nắng  và có mùa đông mát lạnh. Nhật chiếu trung bình 1 519 giờ một năm. Số ngày  nắng trung bình hàng tháng là 24 ngày.  Nhiệt độ  trung bình hằng năm của Hưng Yên là 23,4 0 C  mùa hè, nhiệt độ cao nhất là 400C ( tháng 6 năm  1939 ) .  Nhiêt độ  cao mùa hè có thể làm lúa mùa đang trổ bông bị nghẹn đòng , lúa ngậm sửa cũng bị hư hỏng. , Nhiêt độ trung bình vào mùa đông là 160C. Lượng mưa trung bình  là từ 1450 và 1650mm , và lượng mưa  trút xuống  từ tháng 5 đến tháng 10,  chiếm đến 70 % tổng số cả năm,  dưới hình thức mưa giông nhất là vào tháng 6, tháng 7.   Mưa giông  chứa khá nhiều acid nitric và amôniac là lọai đạm  rất tốt cho nông nghiệp. Mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 đến thang 4 năm sau , có mưa phùn , giúp  vụ đông có thể trở thành vụ chính , đồng thời cũng trồng được nhiều lọai cây ngắn ngày.  Ẩm độ khí trời  trung bình là 86 % ,cao nhất là 92% và thấp nhất là 79 %.

      Thủy văn

      

     Như đã biết , Hưng Yên có 3 mặt sông bao bọc , sông lớn nhất miền Bắc  là sông Hồng chảy qua tỉnh.  Ngòai các sông tự nhiên, Hưng Yên còn  có nhiều  sông đào, khởi sự từ đời nhà Lý,  thuộc hệ thống đại thủy nông Bắc  Hưng Hải  để phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Ba sông nên kể ra là :            

      - sông Hồng, chảy qua Hưng Yên theo hướng Tây Tây Bắc - Nam Đông Nam, chiều dài 67 km. Đây là đọan sông lớn nhất tỉnh. Sông Hồng  chứa lượng phù sa khá lớn và chính vùng Hưng Yên  do dòng sông này bồi tụ nên.  Đến lảnh thổ Hưng Yên, sông Hồng chảy quang co uốn khúc tạo nên những bải bồi  rất rộng như ở Phù Cường, Hưng Cường  thuộc huyện Kim Động.  Sông Hồng làm thành ranh giới tự nhiên giữa HưngYên với Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam. Bắt đầu vào địa phận Hưng Yên  ở thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa huyện Văn Giang .qua các huyện Văn Giang, Khóai Châu, Kim Động, thị xã Hưng Yên và một phần  Tiên Lữ! ,rồi ra khỏi  địa phận Hưng Yên, từ Ung Lôi, xã Tân Hưng , huyện Tiên Lữ. Ngòai phù sa cho đồng ruộng Hưng Yên, sông Hồng là đường thủy quan trọng  nối Hưng Yên với Hà Nội , thị xã Sơn Tây, Việt Trì, Yên Bái,Thái Bình và Nam Định.    

    - Sông Luộc là một nhánh lớn  của sông Hồng, nằm vắt ngang phía Nam tỉnh nhà, gần như vuông  góc với sông Hồng. Dài 70km, rộng trung bình 200m  dài  26km ở địa phận Hưng Yên.  Có thể theo sông Luộc đi từ  Hưng Yên đến  Ninh Giang ( Hải Dương )  và từ sông Luộc  qua hệ thống sông khác đến thành phố Hải Dương, thành phố Hải Phòng.

    - Sông Kẻ Sặt, chảy phía đông tỉnh làm ra ranh giới tự nhiên  giữa Hưng Yên và  Hải Dương . Dài 20km  từ Thịnh Vạn   ( Mỹ Hào )  đến Tông Hóa ( Phù Cừ ), giá trị về mặt dẫn nước  khi có hạn và tiêu nước -thóat thủy khi có úng  rất lớn , nhận nước  từ sông Thái Bình,  phía Nam thị xã Hải Dương  và thóat thủy, tiêu nước ra sông Luộc.

    Hưng Yên còn có các con sông ngang dọc nối nhau thành một màng lưới dẫn thủy từ Bắc đế Nam như các sông Hoan Ái, Cửu Yên, Nghĩa Trụ v.v... Và cũng có nguồn nước ngầm  phong phú,  trữ lượng  có thể đến  hàng triệu m3,  nhất là  ở khu vực quốc lộ 5, từ Như Quỳnh đến Phố Nối, tiện cho  phát triễn công nghệ và đô thị.

 

     Tài nguyên sinh vật, khóang sản

 

    Sinh Vật

 

  Nằm giữa ĐBSH , lại được khai thác từ lâu đời nên  Hưng Yên  hầu như không còn  thảm thực vật và động vật  tự nhiên nữa.  Các lòai chim muông, cầm thú tự nhiên rất ít,  ngòai những lòai cáo, cò, cuốc, ngỗng trời v.v…

 

   Khóang sản

 

   Tài nguyên khóang sản cũng rất hạn chế.  Ngay  cả nguyên liệu thông thường như đá vôi cũng phải nhập từ tỉnh ngòai. Đây là một trong những khó khăn  quá trình phát triễn  công nghiệp hóa tỉnh .   Hưng Yên có nhiều than nâu - brown coal , thuộc  hệ thống than đá lưu vực ĐBSH , trữ lượng  là 30 tỉ tấn, nhưng chưa bao giờ được khai thác cả.   

 ( còn tiếp)

 

 


 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693496 visitors (2231151 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free