THNLS CẦN THƠ- QUYỂN 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8/2/2015
Phần 168-169
Điểm tiếp theo trong buổi chiều nay là Dhammayan Gyi, ngôi đền xây dang dở. Từ xa, ngôi đền trông giống như 1 kim tụ tháp Ai Cập có dạng khối tứ diện khổng lồ, vì đây là ngôi đền to lớn nhất trong quần thể kiến trúc Bagan cổ xưa. Khác biệt lớn nhất của ngôi đền chính là thiếu đi ngôi stupa nhọn đâm thẳng lên trời, phải chăng là vì công trình bị dừng lại sau 3 năm xây dựng?
Là một công trình xây dựng bởi 6 triệu viên gạch nung, Dhammayan Gyi thật sự là 1 kiệt tác kiến trúc, về hình thức lẫn kỹ thuật. Trong khi các công trình khổng lồ của Angkor làm bằng đá khối, việc dùng các tảng đá khổng lồ để làm các mái vòm tuy có khó khăn trong vận chuyển thi công, nhưng cách sắp xếp khoa học để thỏa mản các điều kiện cân bằng bền vững trong xây dựng có lẽ cũng không khó hơn việc dùng 6 triệu viên gạch…để làm nên những mái vòm khổng lồ, tồn tại qua 10 thế kỷ và cho thấy vẫn còn bền vững trong tương lai.
Đền tháp ở Bagan có 2 loại, đền đặc và đền rỗng:
Đền đặc là những stupa khổng lồ hình chuông úp, được xây bằng gạch toàn khối, có các bậc thang lộ thiên dẫn lên các ban công hẹp trên cao như đền Shwesandaw, Shwezigon…về kỹ thuật không có gì phải thắc mắc, cứ xếp gạch chặc chẻ dần từ thấp lên cao.
Đền rỗng, như đền Ananda, Sulamani, Dhammayan Gyi … thì có các hành lang ngang dọc bên trong tạo nên 1 hệ thống “hang động” ăn thông nhau, trên đó người ta bố trí các điện thờ Đức Phật Thích Ca. Do vậy việc xây dựng chắc chắn khó khăn hơn bởi phải giải quyết vấn đề chịu lực cho các “hang động” này.
Cổng đền Dhammayan Gyi (nhìn từ phía trong)cho thấy chỉ là gạch xếp chặt bên nhau vậy mà tạo nên 1 khối đặc khổng lồ, bền vững.
Tượng Phật Thích Ca nhìn ra cửa chính.
Cửa phụ đền Dhammayan Gyi.
Nhìn chung, đền tháp tại Bagan đều được xây bằng gạch đất nung, có lẽ cũng giống như cách mà người xưa đã thực hiện để làm nên những tháp Chăm ở Việt Nam. Theo đó, các viên gạch được sắp xếp thật khít khao, theo đúng với nguyên tắc kết cấu trong xây dựng. Có lẽ vì vậy mà dù không có vữa, hàng triệu viên gạch “dựa” vào nhau bằng “trọng lực”đã tạo nên 1 khung chịu lực là hệ thống vòm chạy dọc trên các hành lang ngang dọc trong đền.
Đền Dhammayan Gyi có hệ thống hành lang rộng rãi cùng những ô cửa vòm cuốn bố trí thích hợp vừa tạo ánh sáng cần thiết vừa làm thông thoáng cho khoảng không gian huyền ảo bên trong. Đền có 4 cửa chính quay ra 4 hướng, tại đó có điện thờ Phật lớn, dát vàng hoặc tô màu. Ngoài ra còn có nhiều tượng Phật nhỏ được đặt trong các khám thờ khoét lõm vào trong tường và hình như tất cả đều là Phật Thích ca, vị đại ngộ , đại giác được tôn thờ trong Phật giáo nguyên thủy Miến Điện.
Thời gian đã phá hủy vài nơi trên bức từng gạch dày, tạo nên một "đổ vở" đầy cảm xúc.
Một chút tường bao bị hư bể, đã làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ của đền xưa. Nhìn kỹ chỗ gạch bị vở bể, tôi không thấy chất kết dính nào.
Đền được vua Narathu xây dựng vào năm 1.170, nhằm để sám hối cho tội giết cha và anh, sang đoạt ngôi báu. Trong thời gian xây dựng, theo lời truyền miệng của dân Myanmar, vua Narathu đã nhẩn tâm chặt tay công nhân nếu họ làm không hoàn hảo, sắp đặt các viên gạch không khít, dù chỗ hở chỉ nhỏ như cây kim. Ba năm sau, ông bị giết, việc thi công ngưng lại hoàn toàn và đền bị bỏ phế từ đó. Sau này, khi khai quật đền Dhammayan Gyi, các nhà khảo cổ thấy gạch bị chất đầy các hành lang, nhiều người cho rằng đó là hành động trả thù của các công nhân, họ muốn nhốt hồn ma của ông vua tàn ác mãi mãi trong ngôi đền quỉ ám.
Theo tôi, đây là ngôi đền đẹp, rất đẹp dù không có tháp vàng chói lọi, rất đẹp vì cái đồ sộ nhuốm màu xưa cổ bởi 1.000 năm mưa nắng, của một tác phẩm mỹ thuật chưa hoàn thành, đẹp từ cái cổng vuông nặng nề phía trước, đến bức tường nhiều chỗ bị hư hoại và nhất là cái khối kim tự tháp “phá cách” với đỉnh tròn còn dang dở. Đền Dhammayan Gyi là một tác phẩm mỹ thuật chưa hoàn thành, chính cái chưa hoàn thành ấy, theo tôi như là “nét khắc” của người nghệ sĩ để lại cho đời sau một tác phẩm không chỉ dành cho chiêm ngưỡng mà còn phải thêm nhiều suy nghĩ về cuộc đời và phận người!
Ngôi đền đồ sộ nhất Bagan.
Dhammayan Gyi Temple với gạch nung đồ sộ và tinh xảo.
Mong rằng mọi thứ sẽ được giữ nguyên, chỉ cần bảo vệ cho đừng hư hỏng thêm, kể cả những viên gạch xưa rơi rớt bên bờ tường cổ, cứ để yên tại chỗ, sau khi được phủ bằng 1 hóa chất bảo vệ.
Dhammayan Gyi, ngôi đền dang dở, tác phẩm kiến trúc chưa hoàn thành của vì vua thiếu đức, ngày nay đã trở thành một cá thể độc đáo trong hệ thống đền tháp của cố đô Bagan. Số phận nghiệt ngã của ngôi đền gắn liền với 1vương triều bạo chúa là bài học cụ thể về đạo làm người, may mắn thay vẫn còn tồn tại, vững chắc và đồ sộ nhất, với đỉnh tháp chưa định hình, như mắc nghẹn giữa trời cao lồng lộng, phải chăng là lời nhắc nhở mọi người hướng thiện trong cuộc sống trên đời?
Tôi đi xuyên qua các hành lang, tôi cảm nhận cái không gian u ám trong ngôi đền có “số phận” bi thảm nàyvà tôi lại bắt gặp được những khoảnh khắc thật đẹp trong cái “âm u số phận” ấy, khiến ngôi đền giờ đây với tôi cũng như nhiều du khách khác, đang thật sự là nơi thú vị để đến thăm.
Từ cổ tháp …ngắm nhìn tháp cổ.
Bỏ.
Người bán tranh trong đền Dhammayan Gyi.
Khi vòng ra phía ngoài đền, trong ánh sáng tràn ngập, tôi lại bắt gặp những hình ảnh đẹp khác, rất đời thường và thật dễ thương.
Trò chuyện.
Hàng mỹ nghệ bày bên cổ tháp.
…và những người Miến bán quà lưu niệm rất dễ thương.
B.21. 6. Đền Sulamani.
Sau khi rời Dhammayan Gyi Temple, chúng tôi di chuyển qua thăm đền Sulamani. Trên đường, tôi bắt gặp 1 bất ngờ thú vị, khiến cho dự đoán việc khai thác xe bò để phục vụ du lịch của tôi trở nên …lạc hậu! Bởi vì người Miến bản địa đã thực hiện rồi, và trước mắt chúng tôi là một hình ảnh xe bò chở du khách đầy màu sắc rất …Miến Điện.
He he, tôi đã …bé cái nhầm khi tưởng rằng người Miến chưa biết dùng xe bò chở du khách! Họ còn gây thêm ấn tượng khi “trang điểm” cho cổ xe thật màu mè vui mắt!
Cận cảnh “sắc màu Miến Điện” trên “xe bò du lịch”.
Sulamani Phaya thuộc loại đền rỗng, do vua Narapatisithu xây dựng năm 1183, khi đó chắc cũng tọa lạc nơi phồn hoa đô hội của kinh đô Bagan. Nhưng sau hơn 800 năm dầm mưa dãi nắng, một cuộc bể dâu phá đổ thành quách chung quanh, đền Sulamani bây giờ nằm đơn lẻ giữa đồng không mông quạnh.
Đền Sulamani là đền duy nhất tại Bagan có 2 dãy nhà lá phía ngoài cổng dùng làm nơi bán hàng lưu niệm và đồ ăn uống.
Theo truyền thuyết, Vua Narapatisithu(1174-1211)trên đường trở về từ núi Tuywin tình cờ nhìn thấy anh sáng lấp lánh của đá ruby phát ra từ 1 hố nhỏ, ông cho đó là điềm lành, chỉ chỗ để ông chọn nơi xây dựng đền Sulamani (theo tiếng Pali là Culamcini).
Đền Sulamani là 1 kiến trúc đền tháp rỗng, 2 tầng, có 4 cửa chính quay ra 4 hướng, riêng cửa Đông vươn xa hơn các cửa còn lại, tại mỗi cửa là 1 điện thờ Đức Phật Thích ca. Mỗi tầng là 1 mặt phẳng vuông có 4 tháp nhỏ ở 4 góc. Giống như đền Dhammayan Gyi, Sulaman có hệ thống hành lang ngang dọc bên trong chạy dưới các mái vòm chịu lực, nhiều cửa chính, phụ giúp thông thoáng và lấy chút ánh sáng trời. Đặc biệt, đền Sulamani còn lưu trử nhiều bức bích họa cổ trên tường, dù một số đã bị xóa mất bởi những lớp vôi mới hoặc những hình do các “tay ngang” vẽ chồng lên sau này. Thật là đáng tiếc!
Trước cổng đền Sulamani.
Đền Sulamani nhìn từ trong ra cổng.
Điều gây sự chú ý đầu tiên khi du khách vừa bước chân qua cổng chính đền Sulamani chính là những bức bích họa có tuổi đời 10 thế kỷ. Lối vẻ chân phương, thô vụng dĩ nhiên không phải là yếu tố gây ấn tượng, mà chính sự bền bĩ của các bức họa mới là điều khiến mọi người lưu tâm.
Thật sự đây là những bức họa chất phác loại 2D, không theo nguyên tắc phối cảnh, chủ yếu vận dụng đường nét và màu sắc để tạo nên sự linh động cho bản vẽ. Chất liệu thì hoàn toàn có nguồn gốc động và thực vật như than, nhựa cây, mỡ…Đây là những bức tranh cổ xưa nhất, thuộc thời kỳ Bagan, hầu hết nhằm diễn tả những sinh hoạt liên quan đến Phật giáo. Tôi không rành về hội họa, lại càng dốt về các trường phái của nghệ thuật tạo hình này…nên với tôi, các tranh tường tại đền tháp Bagan chỉ gây cho chút thích thú vì tính chất cổ xưa của chúng, cũng như khi nhìn sự theo dỏi chăm chú của các du khách phương Tây.
Cho nên tôi chỉ lướt nhanh qua các nơi này, rồi len lỏi qua các hành lang thiếu sáng để cảm nhận tiếp cái không khí âm u vốn có trong lòng tháp cổ. Thật tình mà nói, nếu không có các du khách đi cùng chung quanh, chúng tôi rất dễ có cảm giác như đi trong lòng các ngôi mộ cổ Ai Cập mà mình đã xem trong phim.
Cuối cùng, chúng tôi bước ra ngoài ngôi đền, nhìn lại những vết tích thời gian đang bám trên tường gạch cổ, để thêm một lần chợt thấy mọi thứ như bóng câu qua!
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693473 visitors (2231050 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|