5/6/2014
Phần II hát triễn Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên mới được tái lập năm 1997, nghĩa là chưa đến 20 năm nay . Đây là một tỉnh nông nghiệp từ đời nhà Lý , có vị trí gần các trung tâm công nghiệp, nhất là gần Hà Nội và các khu công nghiệp dọc theo quốc lộ 5. Nhờ đó Hưng Yên có thể phát triễn hàng hóa thực phẩm tươi sống và chế biến phục vụ các thành phố . Năm 1998, tuy nông nghiệp đã giảm tỉ trong so với năm 1995, từ 61,7 % GDP xuống 50.1 % năm 1998, tỉ trọng khu vực công nghiệp tuy tăng lên từ 11.8 %, nhưng cũng còn thấp bé 23.2 % và khu vực dịch vụ hầu như không thay đổi, năm 1998 là 26.7 %.
Nông nghiệp
Đất nông nghiệp chiếm 61 037 ha , 91 % số này nghĩa là 55 645 ha có thể khai thác suốt năm. Phần còn lại là để trồng cây lâu năm - đa niên, nuôi cá hay chăn nuôi … Lúa là cây lượng thực trọng yếu Hưng Yên, về diện tích lẫn sản lượng . Diện tích trồng lúa không thay đổi, năm 1995 là 89 400 ha và năm 1999 là 89 600 ha . Trồng 2 vụ mỗi năm và diện tích lúa Đông Xuân( 1995 là 42.200 ha và 1999 là 42 700 ha) cũng như lúa Mùa ( 1995 là 47200 ha, 1999 là 46 900 ha) hầu như không thay đổi. Nhưng năng xuất lúa cả năm đã gia tăng từ 4.42 t /ha năm 1995 lên đến 5.5 t/ha năm 1999, nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh, dùng giống cao năng - siêu năng hơn, cải thiện kỷ thuật canh tác, thủy nông ( lợi ), phan bón hóa học ... Sản lượng lúa cả năm, năm 1999 là 493 100 tấn lúa, tăng thêm gần 100 000 tấn so với năm 1995 . Sau năm 2000, Hưng Yên tiến hành việc đầu tư cải tạo diện tích đất chua và đất trũng nội đồng thuộc các huyện Ân Thi, Khóai Châu,Yên Mỹ … thành đất nông nghiệp để bù vào diện tích đất trồng lúa hao hụt vì phát triễn công nghệ và đô thị. Mục tiêu đảm bảo sản lượng lương thực, lúa là chủ yếu, đạt 800- 900 000 tấn năm 2010 . Bắp ( ngô) đứng hàng thứ hai sau cây lúa, nhưng diện tích năm 1998 còn dưới 10000 ha , và năng xuất còn có thể tăng nhiều hơn, vì năm 1999 năng xuất bắp ở Hưng Yên còn thấp kém, 4.4 tấn /ha chưa bằng phân nữa năng xuất bắp lai kép hay đơn hiện hửu . Các nơi cao ráo, đất cát pha thuận lợi trồng bắp ( ngô ) là ở các huyện Tiên Lữ, Kim Động, Yên Mỹ .
Các hoa màu khác của Hưng Yên có thể kể ra là lạc - đậu phụng năm 1999 còn trồng đến 3200ha, sản lượng 5700 ha ; đậu- đổ tương - đậu nành diện tích năm 1999 lên đến 4200 ha , sản lượng đạt 6600 tấn . Cần chuyễn hướng thay cây đay- jute , cây gai - ramie, dâu nuôi tằm kéo tơ , mía làm đường ăn, thầu dầu - ricin … qua những cây có thị trường, không bị công nghệ cạnh tranh, có lợi cho nông dân hơn. Tỉ như cây chuối cũ , cũ chuối tây, đồng riềng, Arrow root du Queensland - Canna edulis Ker , Pháp nhập vào từ Peru- Nam Mỹ Châu năm 1896. Năm 1993, Việt Nam đã trồng được trên 30 000 ha, đa số ở Hưng Yên và Đồng Nai, trong số 300 000 ha trồng trên thế giới ( đặc biệt là ở Phi Châu ). Công dụng lớn ngày nay của Canna , chuối tây lấy củ là chế biến làm Miến - Bún Tàu.
Về cây ăn trái ( ăn quả ), cây chủ lực Hưng Yên là nhãn và một số lòai cây phụ nhiệt đới hay ôn đới như vải, táo, chuối . Nhãn lồng Phố Hiến nổi tiếng từ xưa, là một lọai trái cây đặc biệt cho vua dùng, nhưng nay đã bị nhãn miền Nam cạnh tranh . Nhắc lại là cảng sông Phố Hiến nay chỉ còn chiếm 5 km2 , trải dài từ thôn Đăng Châu phường Lam Sơn đến Nê Châu phường Hồng Châu, thị xã tỉnh lỵ Hưng Yên. Phố Hiến cách Hà nội ở phía Đông Nam khỏang 70 Km . Từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 18 là một cảng sông buôn bán thịnh vượng xứ Đàng Ngòai, giữa Nhật Bổn, Trung Hoa và Việt Nam; như cảng biển Hội An xứ Đàng Trong vậy đó . Đáng tiếc là ngoài chuối và vải thiều ( sản xuất chánh là ở Lục Ngạn, không phảiở Hưng Yên ), đồng bằng Hưng Yên không đủ cao ( trên 700m ) để trồng các cây ăn trái rụng lá xứ mát lạnh như Mận Nhật- Plum Prunus Salicina: Mận Tam Hoa, Mận Hậu , Mận Đường trái nhỏ 20 -20mm khó giữ lậu , chỉ bán được thị trường nội địa và từ năm 1996 các giống mận tây mới như Blackamber, Friar , Simka và Fortune, tháp trên gốc Myrobalan. Mơ Nhật. japanese apricot Prunus mume , trồng nhiều ở Tây Bắc, các giống tốt là Mơ Vàng Bạch Thông ( yellow apricot ), Mơ Vàng Mộc Châu ( lọai vàng) và Mơ Má Đào ( pink apricot ). Đào Mèo - Hmong peach là lòai đào Prunus persica , trái cũng to lớn như các trái đào Âu Châu, nhưng dân gian chỉ trồng các giống đào trái nhỏ, mùa thu họach rất ngắn như Đào Sapa , Đào Mẩu Sơn. Năm 1991, FAO du nhập trồng khá tốt giống đào DA2 , nguồn gốc Bulgaria. Lê Táo và Lê Đường, Asian pear , nguồn gốc lòai Pyrus pyrifolia , thường do tộc dân Mèo du nhập từ Trung Quốc thập niên 1960. Giống Lê Kieffer pear, một giống lai Pyrus Communis x Pyrus pyrifolia, Mieville du nhập năm 1921 là một giống khá tốt ít yêu cầu lạnh - low chilling requirement và kháng khá tốt bệnh cháy lá Erwinia amylavora , có thể ăn trái tươi hay dùng nấu chín cùng thịt bò như món ăn ngon Cao Ly. Táo Malus doumeri chỉ trồng ở cao độ trên 1400m, thường được gọi là Táo Mèo, cây cao , kháng được nhiều bệnh cây, nhưng trái nhỏ và phẩm chất kém hơn Malus domestica. Các giống mới như Fuji và Granny Smith mọc khá tốt nếu được tháp trên gốc M9 . Viêt Nam hiện còn phải nhập nhiều lọai táo từ Trung Quốc, Hoa Kỳ , Tân Tây Lan và Âu Châu. Hồng trái - persimmon Diospyros kaki truyền thống trồng khá nhiều ở cao độ trên 700 m. Các giống miền Bắc là Hồng Thạch Thất , Hồng Sơn Dương, Hồng Lý Nhân, Hồng Lục Yên, Hồng Bảo Lâm và Hồng Quảng Bá . Nay Lâm Đồng cũng trồng khá nhiều các giống hồng trái kaki.
Diện tích trồng cây ăn trái ở 11 tỉnh miền núi Bắc Việt các năm 1995 là 32 443 ha , năm 2010 đã trên 100 000 ha :
Tỉnh 1995 ( ha ) 2010 ( ha )
Hà Giang 3503 10 000
Tuyên Quang 1070 7 000
Cao Bằng 720 6000
Lạng Sơn 3290 10 000
Lai Châu 560 8000
Lào Cai 2690 6000
Yên Bái 720 7000
Bắc Thái 10780 10 000
Sơn La 5557 12 000
Hòa Bình 833 10 000
Quảng Ninh ... 14 000
Tổng cọng 32 443 100 000
( Chiếu theo Philippe Cao Vân CIRAD- FlHOR và Nguyễn Minh Châu SFRI, 2014 )
Về chăn nuôi, không rỏ đã đạt dự trù là 1 triệu con heo - lợn vào năm 2010 chưa và chương trình Sind hóa đàn bò để thêm sửa và thịt đi đến đâu rồi ? phải nói đến phong trào nuôi gia cầm phát triễn rộng rải ở tỉnh nhà . Gà Hưng Yên đã nổi tiếng khắp nước với các giống gà Đông Cảo - Khóai Châu , gà Từ Hồ Văn Giang. Gà trống trung bình nặng 5- 7 kg và gà mái 3 kg. Ở Ân Thi, Phù Cừ còn nuôi nhiều gà tây - gà lôi, gà Nhật bản…. Đàn gia cầm tỉnh năm 1995 là 2. 6 triệu con, năm 1999 đã trên 4.2 triệu con.
Đường bộ, đường sông
Như đã nói trên thiếu cầu đã ngăn trở giao thông , phát triễn xã hội kinh tế, du lịch , công nghệ , tuy rằng Hưng Yên đã có các quốc lộ số 5 và số1 ngang qua nối với các phi trường Nội Bài , phi trường Cát Bi các cảng biển Đông Cái Lân , Hải Phòng. Nay đã có các cầu Thanh Trì , Yên Lệnh , Triều Dương giúp cải thiện các mối nối với các tỉnh khác. Quốc lộ 39 từ Phố Nối đi Triều Dương dài 44 km nay đã có cầu bắc qua sông Luộc để thông với tỉnh Thái Bình . Cầu Yên Lệnh thay bến phà (? )giúp hình thành tuyến đường rẽ ngắn nhất qua địa bàn tỉnh Hưng Yên nối quốc lộ 1 với quốc lộ 5 ra cửa biển Hải Phòng và cảng Cái Lân , ngòai tạo giao lưu kinh tế giữa Hưng Yên và các tỉnh , đồng thời giải tỏa mật độ giao thông quá cao của thủ đô Hà Nội. Các tuyến giao thông nội tỉnh như đường 38 từ Trương Xá ( Kim Động ) đi Sa Lung ( Ân Thi ) dài 15 km , đường 200 từ Hải Yến ( Tiên Lữ ) đi Cống Trắng qua huyện lị Ân Thi dài 24km , đường 99 từ Cống Tranh đi Thiết Trụ qua Lực Điền , Từ Hồ dài 18 km hình như đã được nâng cấp. Theo tỉnh, Các năm 2010 - 2015 sẽ hòan tất nâng cấp quốc lộ 38, tỉnh lộ 200 theo tiêu chuẩn mức 3 ở vùng ĐBSH. Tỉnh cũng phối hợp mọi cơ quan liên hệ, gia tốc xây cất đường trên đê Sông Hồng, đường nối xa lộ cao tốc giữa Hà Nội - Hải Phòng nhất là khúc đọan từ cầu Gié - Ninh Bình là xương sống huyết lộ Nam Bắc và thiết lập các nối kết của vòng đai Hà nội , các xa lộ ngọai quốc qua các tỉnh lân cận, xây dựng các cảng sông Hồng và sông Luộc , cố gắng đào , vét kênh đê các tàu có trọng tải 50 tấn giao thông an tòan. Sông Luộc và sông Hồng là những đường sông chánh của Hưng Yên. Từ thị xã Hưng Yên tàu thuyền có thể ngược sông Hồng lên Hà Nội , Sơn Tây, Việt Trì, Yên Bái, Lào Cai, hoặc xuôi Thái Bình rồi ra biển. Trên sông Luộc , tàu thuyền có thể đi Ninh Giang ( Hải Dương ), Phả Lại, Hải Phòng. Phía Bắc Hưng Yên có đường xe lữa Hà Nội - Hải Phòng chạy qua . Nhưng tác dụng của đường này đối với Hưng Yên không nhiều vì chỉ chạy qua địa bàn huyện Văn Lâm trên một đọan dài chưa đến 22 km .
Như đã nói trên du lịch- dịch vụ Hưng Yên con nhỏ bé vì cơ sỏ hạ tầng, kỷ thuật phục vụ du lịch yếu kém. Ngay cả cụm di tích nổi tiếng Phố Hiến ( thị xã Hưng Yên - Đa Hòa - Dạ Trạch ( Khóai châu ) cũng không mấy mở mang , các lễ hội truyền thống mang nhiều dấu ấn lịch sử ít tổ chức hội hè, từ truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử cho đến những địa danh ghi lại các trang sử huy hoàng của dân tộc như cổ thành Hưng Yên, các vùng kháng Pháp thựcdân xâm lăng của phong trào Cần Vương - Bải Sậy … Tuyến đường sông từ Hà Nội danh vang “ Kẻ Chợ” ( thứ nhất Kinh Kỳ) theo sông Hồng đến thị xã Hưng Yên chứa đựng cảng Phố Hiến ( thứ nhì Phố Hiến theo ca dao) xưa cũ cần phát triễn thương mãi , buôn bán hội họp ca kịch ( hát bội , hát chèo , hát ả đào , trống quân, hát cải lương kiểu Kim Chung miền Bắc trước khi gánh hát Bắc này vào Nam 1954 -55 ) ít nhất cũng phải không thua kém khúc đọan Tiền Giang- Mỹ Tho - Cái Bè , từ Sài Gòn đến Cần Thơ ngày nay . Tuy rằng từ năm 2000 đã có tuyến ca nô du lịch tham quan từ Hà Nội đến đền thờ Chử Đồng Tử và ba trung tâm thương mãi: thị xã Hưng Yên , Thị trấn Phố Nối ( huyện Mỹ Hào ) và thị trấn Như Quỳnh( huyện Văn Lâm ).