.
  Lào Cai
 
23/10/2014


Hiểu biết rỏ thêm tỉnh nghèo nhất, nhiều tộc dân sống hài hòa cùng nhau, trên hai vùng: thung lũng cao và rặng núi có đỉnh cao nhất nước, nơi duy nhất có tuyết rơi ở Việt
Nam… :

Lạm bàn phát triễn tỉnh Lào Cai

                                                              

 G S Tôn Thất Trình

 

Tuyết xuống nơi nào lạnh lắm không ?

Mà đây  lòng trắng một mùa đông

( “Đời vắng em rồi, say với ai ?: Vũ Hòang Chương, nhưng

ở đây hướng về tuyết Sapa, thay vì Paris !)

Phần I : Tổng Quát

                    Vị trí và lảnh thổ

Ai mang tôi đến chốn này,

Bên kia Cốc Lếu bên này Lào Cai.   

          Lào Cai là một tỉnh vùng núi vùng Đông Bắc Việt Nam.  Bắc giáp Trung Quốc với 103km đất liền và 110 km sông suối.Nam giáp tỉnh Yên Bái. Đông giáp tỉnh Hà Giang. Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Lai Châu, Sơn La. Diện tích tòan tỉnh là 6 383,9 km2 ( 2 464 dặm Anh vuông ). Nằm ở  vĩ tuyến Bắc  220 20’N và kinh tuyến Đông 10400’E. Dân số năm 2008 là  602 300 người, và năm 2011 có lẽ đã đến trên 630 000 người.

         Thời Pháp thuộc, người Pháp viết tên của Lào Cai là Lào Kay. Nhưng đến tháng 11, năm 1950  tên Lào Cai đã được gọi chánh thức khắp nơi. Nguồn gốc tên Lào Cai cũng không rỏ rệt và có nhiều giải thích. Khu vực phường Cốc Lếu là một  huyện thương mãi phát triễn thành một thị trấn – chợ, thị trường. Cho nên được gọi là Lão Nhai, có nghĩa là Phố Cũ , thị trấn cũ.  Sau đó thị trấn chợ phát triễn thêm và được gọi là Tân Nhai hay Phố Mới, thị trấn mới . “ Lão” hay “Lạo” là tên một tộc dân , nên “ Lão Nhai” có nghĩa là thị trấn của “ Lão /Lạo”.  Từ Lào Cai  nguồn gốc của “Lao Kàu”  xuất hiện năm 1872, nguyên là tên  một chiếc tàu của Đồ Phổ Nghĩa- Jean Dupuis , một kẻ đã  thám hiểm bằng tàu  ở mạn ngược sông Hồng. Theo học giả Đào Duy Anh, Lào Cai phát nguồn từ từ Lão Nhai. Khi lập đồ bản, Pháp viết là “ Lào Kay “  và từ này xuất hiện trong nhiều tài liệu. Tộc dân Việt đọc trại ra là Lào Cai và từ này lưu  truyền đến bây giờ.

          Lào Cai nằm trên trục kinh tế Sông Hồng, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt ( xe lữa ), đường sông  nối liền của khẩu quốc tế Lào Cai ( cũng là tỉnh lỵ tỉnh Lào Cai, bên kia biên giới là thị trấn Hà Khẩu- Hekou thuộc tỉnh Vân Nam – Yunnan , Trung Quốc ) và  các cửa khẩu quốc gia Mường Khương, Bát Xát. Hà Nội cách Lào Cai 335 km  đường bộ, trước  tiên theo đường  quốc lộ số 2  qua Việt Trì đến  Đoan Hùng, rẽ trái qua Yên Bái rồi theo quốc lộ 4D đến Lào Cai. Hay đi xe lữa, mỗi ngày nhiều chuyến. Chỉ có một chuyến ngày, khởi hành lúc 6 giờ sáng, chạy rất chậm vì tàu phải đổ lại nhiều ga dọc đường. Các chuyến tàu đêm tiện nghi hơn, khởi hành lúc 21đến 23 giờ đêm và đến ga Lào Cai sáng sớm hôm sau. Hà Nội cũng cách thị xã Điện Biên Phủ  200 km  đường bộ và đây cũng là cách duy nhất đến Sapa và Lào Cai từ Điện Biên Phủ qua Lai Châu và Phong Thổ( Tam Đường ). Du khách  hay đáp phi cơ từ Hà Nội đến Điện Biên Phủ rồi  tham quan du lịch bằng đường bộ. Lào Cai cách thành phố  Côn Minh - Kunming, thủ phủ  ở trung tâm tỉnh Vân Nam, 500km. Hành khách dùng đường bộ từ Côn Minh đến Hà Khẩu rồi vượt qua biên giới ở Lào Cai, mất chừng 9- 10 giờ bằng xe búyt. Hay từ Côn Minh đến Hà Khẩu bằng xe lữa, hai chuyến mỗi ngày. Thủ tục quá quan vào Lào Cai  rất mau lẹ, chỉ mất độ 5 phút là xong.    

          Phân chia hành chánh   

         Thời xưa, Lào Cai là  một căn cứ  lịch sử trao đổi hàng hóa, buôn bán. Tộc dân  Hoa (Tàu ), tộc dân Việt và các tộc dân thiểu số khác  trong vùng đã  chiến đấu cố kiểm sóat vùng. Năm  1463, các vua Việt  lấy Lào Cai làm thủ phủ  vùng xa nhất về phía Bắc đất nước, rồi gọi tên là Hưng Hóa. Pháp chiếm làm thuộc địa năm 1889, và đóng đồn quân sự ở thị trấn Lào Cai. Pháp lập tỉnh Lào Cai năm 1907, gồm châu Thủy Vĩ và châu Bảo Thắng. Từ đó cho đến năm 1945, Lào Cai là một trong 23 tỉnh thuộc Bắc Kỳ.  Tháng 12 năm 1975, Lào Cai sáp nhập  cùng Yên Bái, Nghĩa Lộ  thành tỉnh Hòang Liên Sơn. Ngày 12-8- 1991, Quốc hội Việt Nam khóa VII phê chuẩn việc chia tỉnh Hòang Liên Sơn thành 2 tỉnh lấy tên là Yên Bái và Lào Cai.  Tỉnh Lào Cai được tái lập gồm  9 đơn vị hành chánh là thị xã Lào Cai  và 8 huyện : thị xã Lào Cai 5 phường, Bát Xát (huyện lỵ là Bát xát), Sa Pa ( huyện lỵ là Sa Pa), Mường Khương ( huyện lỵ là Mường Khương và 1 thị trấn là Lào Cai ), Bắc Hà ( huyện lỵ là Bắc Hà), Bảo Thắng ( huyện lỵ là Phố Lu, 2 thị trấn khác : Phong Hải và và Tằng Lỏong ), Bảo Yên ( huyện lỵ là Phố Ràng ), Văn Bàn (  huyện lỵ là Khánh Yên ), Than Uyên ( huyện lỵ là Than Uyên, 1 thị trấn là Khau Cọ ). Ngày 20-6 -1992 lập lại thị xã Cam Đường 4 phường. Ngày 18-8 – 2000 tách huyện Bắc Hà thành 2 huyện là Bắc Hà và Si Ma Cai ( huyện lỵ là Sima Cai, chưa có thị trấn ). Thành phố thị xã  Lào Cai,  năm 2003,  đã có 84 192 người, năm 2008 là 96 000, năm 2012 có lẽ đã trên 100 000 người. Đáng tiếc là năm 1979, Đặng tiểu Bình xua 60 000 quân ( có người nói là 300 000) đánh chiếm các tỉnh biên giới miền Bắc từ Phong Thổ ( còn gọi là Paso, Tam Đường)  miền Tây Bắc  đến Cao Bằng và Lạng Sơn miền Đông Bắc, để  “ dạy Việt Nam một bài học”, đã giám đánh trả đủa Khmer Đỏ Pol Pot Trung Quốc hổ trợ, đang đánh phá Việt Nam, đe dọa biên giới từ Tây Ninh xuống đến Hà Tiên. Quân đội Nhân dân Trung Quốc lúc đó không chuẩn bị sẳn sàng cho một  chiến trường lớn, lại phân chia lực lượng tấn công nhiều mặt, nên chỉ trong vòng 2 tuần lễ  tấn công Tàu sụp đổ, khi bị  quân Việt phản công, khiến  20 000 quân Tàu bị giết chết  và bắt buộc quân Tàu phải rút lui, tuy Trung Quốc vẫn huênh hoang là đã thắng trận ( Ó Dowd, và Edward C., 2007  ở  “Chinese Military Strategy in The Third  Indochina War: the last Maoist  war”). Mà thật ra Việt Nam đã thắng trận quyết định ở  khắp nơi ( Boobbyer, Claire – 2008  ở Foot Print in Việt Nam ). Quân đội Tàu đã phá tan tành thị xã Lào Cai, cách Hà Nội trên 295 km, có đường sắt, đường bộ, đường sông tốt đẹp  để Tàu  xua quân đe dọa Hà Nội và đồng bằng sông Hồng, ngăn chặn quân phòng thủ Việt Nam  di chuyễn bảo  vệ Lào Cai. Khi rút lui, Tàu phá hủy Lào Cai cũng như nhiều thành phố, thị trấn khác miền Bắc và đặt nhiều mìn trong vùng. Hiện vẫn còn nhiều mìn sót lại chưa nổ, đe dọa dân chúng khai khẩn làm ăn, đặc biệt dọc theo biên giới hai nước. Lào Cai phải đóng cửa nhiều năm đến năm 1993 mới mở cửa lại. Nhưng nay đã thịnh vượng trở lại, buôn bán sầm uất với Trung Quốc, một  thành phố có nhiều tỉ phú ( đồng VN ) và là một trung tâm du lịch  chánh giữa Hà Nội, Sa Pa và Côn Minh.

      Thành phần các tộc dân và sắc thái văn hóa độc đáo Lào Cai

  Lào Cai có 25 tộc dân. Các tộc dân ít người chiếm  trên 64 % tổng số dân tỉnh. Từ năm  1999, tộc dân đông nhất là Kinh ( Việt ) vì từ năm 1960, chánh quyền miền Bắc  đã thiết lập chánh sách đưa cán bộ đảng Cọng Sản người Kinh từ  các vùng thấp lên các vùng cao, thường do các tộc dân ít người sinh sống.  Năm 2008 , tộc dân Kinh chiếm 35.9 % dân tỉnh nhà.  Thứ đến là tộc dân Hmong ( Mèo , Miêu ) 22.21% , Tày 15,84%, Dao 15.05%, Giáy 4.7 % , Nùng 4.4%.  Các tộc dân khác trong tỉnh là Phù Lá, Sán Chay,  Hà Nhì và La  Chí… Trên phương diện xây dựng và phát triễn kinh tế xã hội , Lào Cai  đã đạt nhiều thành tích đáng kể. Các tộc dân  tỉnh nhà  đã tạo ra một bản sắc độc đáo  về văn hóa , mang đậm  sắc thái Lào Cai.  Văn hóa, văn nghệ  quần chúng rất đa dạng  như truyện cỗ, thơ ca,  tục ngữ. Chẳng hạn người Tày  có lối hát giao duyên  khá phổ biến với các làn điệu lượn, Phong Slư. Người Mường có hát xét bùa, hát bọ mẹng , hát đồng dao , hát ru v.v… Người Dao thích múa. Người Thái có múa xòe, múa sạp, hát thơ… Người H’Mông thích thổi khèn, họ dùng khèn lá, đàn môi để trao đổi tâm tình.

        Địa hình , khóang sản

      Địa Hình

      Địa hình Lào Cai 3 hình dạng tổng quát khác nhau: núi cao, đồi thấp và thung lũng. Trung bình độ cao Lào Cai là 1000m trên mặt biển.  Phân chia thành các bậc đai như bậc đai cao 200 – 500m  chiếm 28.1% diện tích, đai cao 501- 1000m chiếm 36.7% diện tích,  phần còn lại là các đai cao 1001- 2000m và trên  2000m. Lào Cai có dãy núi Hòang Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Dãy núi này có các đỉnh sắc và nhọn răng cưa có khi có hình mũi kim như Phan Xi Păng ( tiếng Pháp là Fansipan )  cao 3143m (10 312 bộ Anh ) là đỉnh núi cao nhất Đông Dương,  Pu Luông 2985m….   Dãy Hòang Liên Sơn và Pu Luông , giữa Sông Hồng và Sông Đà, độ cao trung bình các ngọn núi từ  1700 đến 2800m, chạy dài 150 Km  từ biên giới  tới tỉnh Yên Bái, nối dài núi và cao nguyên  tỉnh Vân Nam, phía Nam Trung Quốc. Nhiều núi non cao nên Lào Cai là miền Thượng Du miền Bắc, tuy rằng về hành chánh thuộc miền Đông Bắc bên  trái sông Hồng, nhưng cũng như Yên Bái, Lào Cai lại có nhiều lảnh thổ  địa lý thuộc vùng Tây Bắc ( bên phải sông Hồng ). Dãy núi  cổ Con Voi giữa sông Chảy và sông Hồng, cao độ  400 – 1400m,  phần lớn thuộc Yên Bái,  cũng kéo dài tới Lào Cai. Lào Cai còn có các cao nguyên cacxtơ - karster Bắc Hà, Mường Khương.  Các núi SaPa  nằm về phía Tây tỉnh nhà. Phía Tây  dãy Hòang Liên Sơn là  cánh đồng Mường Than ( Than Uyên ) rộng 1600 ha.

     Khoáng sản 

      Lào Cai là một tỉnh giàu khóang sản, khóang sản  kim lọai đen, kim lọai màu. Trên lảnh thổ nay đã phát hiện 150   mỏ hay điểm quặng thuộc 30 lọai khác nhau, vài lọai lớn nhất đất nước. Tập trung ở ba dãi, trùng hợp với  các hệ thống  đứt gãy sông Hồng, Sa Pa, Phăng xi Păng. Ở đới sông Hồng, chủ yếu là apatít, đồng, phóng xạ, đất hiếm, môlybđen, mica, cao lanh , đôlô mít,  đá hoa. Ở đới SaPa là môlybđen, quặng xạ, đất hiếm, cao lanh, đô lô mít, đá hoa. Ở đới Phăng xi Păng là các khóang sản và quặng xạ, đất hiếm, batít, fluorit, môlybđen, chì, kẻm, đá xây dựng, granoxienit, một vài điểm thạch cao. Ngòai ra còn có  biểu hiện vàng, thủy ngân  ở dạng các vạnh phân tán trọng sa tại Văn Bàn , Bát Xát… Apatít là lọai khóang sản duy nhất của đất nước có ở Lào Cai với trữ lượng  chỉ mới ở Cam Đường  đã lên đến 2.5 tỉ tấn, và chạy dài từ  dưới Bảo Hà lên qúa thị xã Lào Cai đến tận huyện lỵ Bát Xát. Mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn. Mỏ đồng Sinh Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, chiếm 70% trữ lượng quặng đồng cả nước. Mỏ graphít ở Nậm Thi trử lượng 15 triệu tấn.  Mỏ môlybđen ở  Ô Quy Hồ  trữ lượng 15 400 tấn … Các mỏ phần lớn lộ thiên, dễ khai thác .

      Tài nguyên thực vật- flora , động vật - fauna

 

    Rừng chiếm  2789 .07 km2 ( 1 733. 05 dặm Anh  vuông )  hay 278 907  ha, nghĩa là 43.87 %  diện tích cả tỉnh. Trong số này  229 297 ha  là rừng thiên nhiên và   phần còn lại là các đồn điền rừng trồng  lại. Rừng Lào Cai  đa dạng về thực vật nhiệt đới  ( hoa quả, thân gỗ, thân thảo – cỏ ) phong phú về số lượng lòai,  đã kiểm kê được 1195 lòai thuộc 550 tông chi và 154 họ thực vật bậc cao. Rừng bảo tồn Lào Cai  nổi tiếng chứa nhiều danh mộc gỗ quý  như  pơ mu – Fokienia hodginsii, một lọai đại mộc họ  Tùng bách  - Cupressaceae , lát hoa - Chukrasia tabularis, một đại mộc họ Xoan -Meliaceae,  chò chỉ- Hopea recopei , một đại mộc họ Dầu - Dipterocarpaceae , giổi đá- Mangletia  insignis , môt đại mộc họ Dạ Hợp -Magnoliaceae  và  nhiều cây dược liệu. Ở các dãy núi Phăn Xi Păng  thực vật thay đổi  theo cao độ   cao độ trên  1500m  ( 4000 bộ ) thường  còn lại rừng. Trên cao độ 2500 – 2800m  là vùng sương mù, rừng kiểu Elfin là nhóm thực vật chủ trì  cây mộc có bướu – gnarled trees,  lọai cây thiết sam- Tsuga  yunnanensis họ Thông - Pinaceae  cao không qúa 8m ( 26 bộ Anh )  phủ đầy rêu. Trên 2800m ( 9200 bộ ) kích thước cây còn nhỏ hơn nữa, thường là các lọai tre nứa và đổ quyên- rhododendrons.  Công viên Hòang Liên Sơn chỉ còn rộng 12 km2 là một rừng sống sót dưới áp lực con người  tàn phá nhiều thế kỷ qua. Cỏ hòa bản, lùm bụi và cây nhỏ bé  mọc đầy đất đai, không còn có thể gọi là rừng nữa và nhiều  khu vực đã được khai phá trồng trọt  đặc biệt là gừng.

    Theo một nghiên cứu  của nhà sinh học Pháp Delacour  tháp tùng tổng thống Theodore Roosevelt tham quan vùng Đông Nam Á năm 1929, các động vật có vú – mammals  kiểm kê ở vùng này là  báo mây – clouded leopard  Neofilis nebuiosabáo - leopard Pantherus pardus , cọp, hổ - tiger Panthera  tigris,  cầy mực -binturong   Arctictus binturongvượn đen - black gibbon Hylobatus  concolor , khỉ  cụt  đuôi - stump tailed macaque Macaca arctoides  và gấu đen Á Châu- Asiatic black bear Selenarctos thibetanus.

 Ở rừng Sa Pa  đã liệt kê 150  lòai chim như cù rốc  xẽ đỏ -Red vented Barbet  Megalaima lagrandieri, sẽ mỏ vòng cổ - Collared Finchbill Spizixo semitoroues ,  sáo cười hầu trắng -White throated Laughingthrush Garrulax algogularis  , chim hạt dẽ - Chestnut Bulbul  Hypsipetes castaotus. Tất cả các lòai chim vừa kể thảy đều là các lòai chim đặc biệt cho miền Bắc Việt Nam .

     Động vật Lào Cai đã kiểm kê được  442 lòai: 251 lòai chim thuộc 41 họ, 84 lòai thú thuộc 28 họ, 73 lòai bò sát thuộc 12 họ, 34 lòai ếch nhái thuộc 7 họ.

         Đất đai

   Đất đai Lào Cai   phân chia ra làm  10 nhóm chánh thuộc 30 lọai . Chủ yếu là:

-          nhóm đất phù sa  ven sông Eutric Fluvisols với 6 lọai đất hình thành  trên trầm tích trẻ, nguồn gốc phù sa sông suối,  dọc theo sông Hồng. Nhóm đất này có diện tích 10 530 ha , chiếm 1.47% diện tích tự nhiên tòan tỉnh.

-          nhóm đất  feralic  vàng đỏ  Feralic Acrisols gặp ở địa hình núi thấp, cao độ dưới 900m,  phong hóa từ nhiều lọai đá mẹ khác nhau, bề dày tầng đất thay đổi từ 0.60m đến1.20m, diện tích tổng cọng trên 365 000 ha, chiếm trên 45 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nhiều vùng rộng lớn lọai đất này bị xói mòn, vì nạn đốt phá rừng.

-           nhóm đất mùn vàng đỏ  Humic Ferrasols, phân bố ở độ cao từ 900 m đến 1800m.  Diện tích trên 240 000 ha,  chiếm gần 39% diện tích tự nhiên tòan tỉnh. Mức phong hóa feralít ít hơn đất đỏ vàng. Phản ứng đất chua, độ no baz thấp, nhiều mùn vì ở cao độ.

-           Nhóm đất mùn alít  Humic alisols trên núi cao , cao độ từ 2000 m trở lên.  Đá phong hóa yếu, tầng đất mỏng,trên cùng là một thảm lá mục, lá lẫn rêu. Diện tích ở Lào Cai là  92 000 ha, chiếm trên 11,.5 % tổng diện tích tỉnh nhà, phần lớn ở  huyện SaPa.

-          Nhóm đất đen  carbonat Calcic Luvisols , hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá vôi ở địa hình sườn dốc. Diện tích chỉ chừng  1050 ha, chiếm 0. 12 %  tổng diện tích tỉnh.

-          Đất mùn thô than bùn,  diện tích 530 ha. Ở Hòang Liên Sơn, từ 2800m trở lên.

-           Đất  đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa nước, diện tích 17500 ha, chiếm  2,2 % tổng diện tích tỉnh. Là đất làm ruộng bậc thang – terraced rice fields nổi tiếng, ở hai huyện Bắc Hà và SaPa.

-           Đất xói mòn trơ sỏi đá, diện tích  470 ha

-          Đất  lầy, có độ phì nhiêu cao, diện tích  260 ha.

-          Đất dốc tụ thứ sinh, phát triễn  trên các sản phẩm rửa trôi và tích tụ  của tất cả các lọai đất ở các chân sườn và khe dốc.                        

                  Khí hậu, Thủy văn.      

a)Khí hậu

Vì địa hình phức tạp nhất là nhiều núi cao, nên  Lào Cai có khí hậu đa dạng, phân hóa theo mùa và khác biệt giữa các vùng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20 -230C ( 68 – 73 độ F ). Những vùng  cao  độ trên 700m có khí hậu á nhiệt đới pha ôn đới , nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18- 280C( 64 độ đến 82 độ F ). Ở những thung lũng, nhiệt độ lên tới 300C . Riêng Sa Pa,  nhiệt độ có khi xuống dưới 00C( 32 độ F ), thậm chí có mưa tuyết.

 Lào Cai có lượng mưa thấp. Trung bình hàng năm khỏang 1400- 1500mm/ năm. Năm mưa nhiều có thể đạt 2700mm /năm .  Các vùng ít mưa nhất là Than Uyên, SaPa .

  Gió Lào Cai mang nhiều sắc thái địa phương. Đặc biệt ở Than Uyên có gió lốc mạnh, ở Sa Pa có gió Ô Quy Hồ. Những dãy núi cao  chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam tạo ra những bức tường thiên nhiên ngăn chặn gió bão. Vì thế  Lào Cai ít bão và ít bị ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc.

b) Thủy văn

Lào Cai có sông Hồng, sông Chảy, sông Nậm Mu, ngòi  Nhu, ngòi Bo…chảy qua . Sông Hồng  là sông lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ Vân Nam, chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài 120km.  Sông Chảy chảy qua tỉnh với chiều dài 124 km. Sông Nậm Mu  122km. Ngòi Nhu 68km. Sông Hồng và sông Chảy có lưu vực rộng, lưu lượng nước lớn  và tốc độ dòng chảy cao.

Tiềm năng nước mặt  với dòng chảy mặt hàng năm khỏang 9.5 tỉ m3, phân bố không đều, phân hóa theo địa hình, theo mùa và phụ thuộc vào lớp phủ bề mặt đệm.  Lào Cai hiện chỉ mới sử dụng 2.25%  lượng nước đến. Vào mùa kiệt,  tiềm năng khai thác tối đa là 0.9 tỉ m3 nhưng cũng chỉ mới sử dụng 55 triệu m3 năm 2000.

Tiềm năng thủy điện các sông suối Lào Cai khỏang  1865 MW.  Đến năm 2000,  chỉ 58 có công trình thủy điện  nhỏ, tổng công xuất   2397 KW, 0.13 %  tiềm năng thủy điện tỉnh.

Trữ lượng tài nguyên nước ngầm Lào Cai khỏang  30 triệu m3/năm, tương đối đủ cho các đối tượng dùng, chất lượng nước tốt, ít bị ô nhiễm. Lào Cai có 4 nguồn nước khoáng, nước nóng . Đó là các nguồn nước sulfat, sulfat  bicarbonat, nước nóng silic, sulfua  hydrogen, nhiệt độ cao trên 400C, độ khóang thấp ( 0.92-2.89g/l )

Phần II:  lạm bàn phát triễn tỉnh Lào Cai.  

 Hiện nay Lào Cai là một trong hai tỉnh nghèo nhất đất nước song song với tỉnh Lai Châu ; 70 %  dân chúng sống dưới mức nghèo khổ. 75 % dân tỉnh sống ở nông thôn . Lợi tức  GDP bình quân đầu người năm 1995 chỉ bằng  45 %  mức trung bình cả nước . Năm 1999, lại thấp hơn nữa  vì ngành công nghiệp và xây dựng   giảm sút, từ  22. 4 % GDP  năm 1995, xuống  20.7 năm 1999.  Năm 2007, ngành công nghệ Lào Cai  chỉ đạt  1916. 2 tỉ đồng so với trị gía tòan quốc là  1. 47  triệu tỉ đồng, nghĩa là 1. 3% trị gía công nghệ quốc gia.  Dịch vụ dậm chân tại chỗ, không mấy thay đổi từ  khỏang 38- 39 % GDP, trong thời gian  1995 – 2000. Nông lâm ngư nghiệp cũng không mấy thay đổi, khỏang  40-  44% GDP Lào Cai. Theo thống kê, tính đến tháng 6 năm 2010, nông nghiệp  Lào Cai chỉ chiếm  4.3 % (  theo giá giữ cố định 1994 là  663 tỉ đồng VN) của  tổng gía trị nông nghiệp quốc gia là 156681,9 tỉ đồng .  

 Ngành du lịch và dịch vụ Lào Cai

 

Các tuyến du lịch tỉnh nhà                               

 Lào Cai không chỉ huyền diệu với các thắng cảnh thiên nhiên mà còn đầy hấp dẫn với các lễ  hội, di tích và các phiên chợ vùng cao.  Lào Cai có nhiều tiềm năng để phát triễn du lịch  với những Thác Bạc, Cầu Mây, hang động Tả Phìn, chợ tình Sa Pa, nước khóang Tắc Kô, chợ phiên Bắc Hà ( thị trấn Bắc Hà cách Sa Pa 80km ), lâu đài Hòang Yên Chao ở bản Nà Hối Thổ thuộc huyện Bắc Hà, quần thể  hang động Mường Vi ở  huyện Bát Xát, suối thác Cốc San  ở phía Tây Nam thị xã  Lào Cai v.v…  Tính ra  sơ bộ hàng năm có đến 24 lễ hội các tộc dân sinh sống ở Lào Cai: hội chơi núi mùa xuân của tộc dân H’Mông ; tết « Nhảy » của người Dao đỏ ; hội « Gầu Tào » của người H’Mông ; hội «  Lồng Tồng » của người Tày ở Văn Bàn, Bắc Hà ; hội «  Rồng Bọoc »  của người Giáy ở Cam Đường ; hội «Khu già già »  của người Hà Nhì ở Bát Xát ; hội xuống đồng của các tộc dân Giáy,  Phù Lá. Mỗi lễ hội đều có nét riêng, nhưng lại có chung những sắc thái văn hóa, tín ngưỡng  từ xa xưa cư dân  còn  giữ được cho đến ngày nay .

              Sa Pa

 Sa Pa là một  huyện vùng Thượng Du tỉnh Lào Cai, một khu nghỉ mát trứ danh của Việt Nam ở cao độ 1500 -1600m trên mặt biển. Huyện Sa Pa chứa đỉnh Phăng Xi Păng cao nhất nước  3143 m như đã nói trên.  Huyện cũng có rất nhiều truyền thống của 6 tộc dân chánh trong tỉnh, đặc biệt là hai nhóm H’Mông ( Mèo - Miêu ) và Dao ( nguyên là Mán ) có 47 634 người, chiếm  78.2 dân số huyện. Ngòai tộc dân H’Mông đông nhất huyện Sa Pa (52.7 % ) và Dao ( 25.5% ),  4 tộc dân chánh khác là  Kinh ( 13.6 % ) , Tày ( 5.27% ) , Giáy (  1.65 % ) và  Xa Phô ( 1.25 % ).

 Nhờ các đặc điểm khác biệt  về địa chất,  khí hậu, truyền thống làm việc các tộc dân địa phương, trên diện tích tự nhiên tòan huyện là 67 864 ha là nơi có những quần cư, nét sinh họat khác biệt các văn hóa tộc dân, chứa những lòai thực vật và động vật hiếm có ở Việt Nam và trên thế giới, cũng đã nói sơ qua ở phần I. Vào thập niên 1920, người Pháp  đã  thiết lập Sa Pa thành nơi nghỉ mát. Từ thập niên 1990, Việt Nam đã cố tâm đầu tư và kêu gọi ngọai quốc đầu tư thêm,  hầu biến Sa Pa thành một thành phố nghĩ mát  cở Đà Lạt. Nhắc lại  là đến năm 1939, tuy thực dân Pháp cố hạn chế người Kinh lên Tây Nguyên ( cả Đà Lạt, Buôn Mê Thuột … ), Đà Lạt đã có 427 biệt thự xinh xắn một hai tầng, đầy đủ tiện nghi, xây cất theo nhiều phong cách kiến trúc, nép trong bóng lá hoa trái cây vườn xứ mát ; ít ai còn nhớ là thập niên đầu thế kỷ thứ 20, Đà Lạt chỉ mới có độ « mươi nếp nhà tranh với mươi tá lưu dân Kinh »  so với hơn chục vạn dân năm 1939.  Càng ngày càng có thêm  tộc dân Kinh ( Việt ) lên cư trú, mở rộng khí hậu, lịch sử và văn hóa Sa Pa. Trong 5 tuyến điểm du lịch Lào Cai, tuyến 1:  Lào Cai – Sa Pa với 5 tuyến phụ và hai điểm du lịch quan trọng là thị xã Lào Cai và thị trấn  Sa Pa. Lọai hình tuyến phụ Lào Cai – Sa Pa là du lịch tham quan, nghĩ dưỡng.

Sa Pa là một thị trấn nghĩ mát đẹp và thơ mộng nằm ở cao độ 1600m so với mặt biển, cách Hà Nội 333 km, cách thị xã Lào Cai 38km. Khí hậu Sa Pa mát mẽ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 150 đến 180 C. Mùa hạ không nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 00C như đã biết, có năm  tuyết rơi. Thời tiết ở Sa Pa một ngày có 4 mùa: sáng, chiều là thời tiết mùa xuân, mùa thu ; buổi trưa là thời tiết mùa hè, thường có nắng nhẹ, trời quang mây, nhưng khí hậu vẫn dịu mát; đêm đến trời lạnh  là thời tiết  mùa đông. Từ năm 1922, thị trấn Sa pa đã có nhà nghỉ mát, có sân quần vợt, bể bơi, nhiều biệt thự  của cư dân Pháp bảo hộ Bắc Kỳ, không bao nhiêu là của dân Kinh như ở Đà Lạt.     

      Theo Lê Hửu ( Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989 – 1995), nếu Đà Lạt là vùng thông reo, thì Sa Pa là vùng  dáng đứng  cây tùng  bách đại mộc Pơ Mu. Pơ Mu là một cây  to, khỏe, gốc tới hai ba ngưoi ôm mới xuể.  Xẽ ra, gỗ Pơ Mu màu ngà, hương thơm chỉ kém trầm đôi chút. Nếu làm cột nhà chôn xuống đất  100 năm gỗ cũng chưa mục.  Muốn du ngọan đến núi Phăng xi Păng, trước tiên  phải từ  Sa Pa đi  qua đèo Ô Qui Hồ, sang tới Bình Lư ( thuộc tỉnh Lai Châu )là đã đi được nữa vòng quanh phía Bắc ngọn núi cao nhất nước rồi đó. Từ Sa Pa đi Ô Qui Hồ, sẽ gặp những thác nước trắng xóa trên vách núi đổ xuống. Hoa phong lan đủ lọai treo lơ lững trên đầu. Ô tô thong thả lăn bánh trên con đường trải nhựa, vắt vẻo bên sườn núi rồi đổ dần xuống cánh đồng Bình Lư .

 Sa Pa là hoa và người và Sa Pa cũng là hoa và chợ . Vì ở vĩ tuyến xa hơn Đà Lạt về phía Bắc, tuy cùng cao độ, nên  cây trái cần yêu cầu lạnh nhiều hơn,  ở Sa Pa có phần mọc tươi tốt hơn  chăng ?  Mận tây- plum Đà Lạt ít hơn, chua hơn, trái nhỏ hơn là mận Sa Pa,  gồm luôn cả mận Tả Van( Tà Vân ? ), Tam Hoa nổi tiếng của huyện Bắc Hà . Nhưng nổi tiếng hơn là đào (lông) – peach  Sa Pa . Đặc biệt là giống đào Mèo( H’ Mông ). Các vườn đào Sa Pa do địa hình tự nhiên, có mảnh mặt bằng như chiếu trải, có  mảnh bám vào sườn non cao dần lên. Vào mùa hoa, lớp lớp hoa đào là một tấm thảm hồng khổng lồ, phủ từ trên xuống, rung rinh gợn sóng nếu gió thổi đều. Lạc vào những vườn đào này, bạn sẽ cảm giác như lạc vào  vườn đào tiên.  Đào Sa Pa có nhiều lọai. Lọai trái to, mùi thơm vị ngọt man mát như lê miền xuôi. Lọai trái hơi nhọn, khẻ nếm đã ngon rồi. Cuối mùa, có đào vàng thịt vàng lợt, hơi xôm xốp, bổ ( cắt đôi ) ra thịt và hột dễ tách rời, ăn giòn. Dân vùng  ca ngợi nhất là đào Mèo. Lọai này trái to, da đỏ ửng tự nhiên, có trái nặng 100- 140 gr, nếm thấy hơi chua chua, thanh nhẹ hợp khẩu vị giới trẽ. Nhưng cũng không bỏ quên màu sắc  trắng xóa hoa mơ,  hoa mận… Sa Pa.  Nay có  thể  thêm sắc màu hồng lợt nhiều lọai hoa mơ, hoa đào anh đào xơ ri Nhật, sắc màu vàng hoa dã quì địa phương cùng các lòai hoa hướng dương thật sự hột có thể nướng ăn  như hột dưa hấu, hoa hoàng yến – chuỗi vàng thay cho Mimosa Đà Lạt ( có nhiều ở các chùa Vạn Tượng ), phượng vĩ vàng, hồng hoa vàng, cúc vàng đại đóa, thược dược, cẩm chướng,  hoa bướm  học trò – pansies, pensées , trà hoa vàng và đổ quyên vàng, phong lan vàng địa phương ? v.v…             

Mùa đào nở  cũng là mùa chợ vui. Nổi tiếng từ lâu là chợ tình Sa Pa, một nét văn hóa đẹp lâu đời nên trân trọng gìn giữ. Khác hẳn chợ  dục tình –sex  market thị xã Lào Cai rất phổ biến với đàn ông Trung Quốc, mệnh danh là nơi  Zhao  Xiao jie – Triệu Tiểu giới ? (Tìm Gái- Looking for Girls ).  Ở  chợ tình Sa Pa, các cô gái Hmông mặc váy,  áo xẽ ngực, có yếm lưng, một tấm vải che váy phía trước, thắt lưng và vuông vải nhỏ che lưng đằng sau, chân quấn xà cạp. Chiếc váy xếp nhiều nếp, mỗi khi bước, váy xòe ra như sóng lượn. Trước đêm về chợ, một thanh niên Mèo nào đấy  dùng khèn,  đàn môi mời gọi bạn tình :

 Người yêu đang nữa đêm,

Say sưa trong giấc ngủ .

 Đàn môi  bạn tình ai này réo rắc bên ngòai

 Câu dân ca H’Mông đi theo điệu khèn làm đêm xao xuyến ! Chợ họp dưới một bầu trời hoa đào, khó mà cầm lòng được, nhất là phiên chợ kéo dài cho đến khi trăng lên. Một tốp cô gái H’Mông chụm vào nhau  đã là một chùm hoa đào rồi. Một chàng trai H’Mông trịnh trọng  đến gỏ vào ô ( dù ) của cô gái , nếu cô gái bằng lòng  thì thổi kèn môi đáp lại. Nếu không đồng ý  thì chiếc ô được cụp xuống “ nhẹ nhàng”. Nếu hai bên đều “ cảm”  thì tiếng hát bắt đầu. Rồi chàng trai tặng hài sảo, ô, khăn mặt, dây thắt lưng, dây xích bạc và có thể một chiếc gương soi. Cô gái e thẹn tặng lại  chàng trai vòng tay, chiếc nhẫn hay cả bộ xà cạp nữa. Chợ tình cũng là nơi trao duyên đổi phận của thanh niên nam nữ tộc Dao. Coi chừng là chợ tình Mèo -Dao SaPa có khuynh hướng biến thành chợ dục tình đàn ông, đặc biệt cho du khách Trung Quốc như ở thị xã Lào Cai !      

Một mùa  cảnh đẹp nên đến tham quan SaPa là lúc thu họach lúa gạo khỏang  từ tháng 9 đến tháng 11.  Lúc này  ruộng  có hai sắc màu xanh, vàng và y phục đàn bà phụ nữ  các tộc dân thiểu số pha lẫn thêm hai màu đỏ và chàm - indigo  nữa.

Một trong những  di tích được chú ý nhất gần đây là bải đá cổ Sa Pa, thuộc tuyến phụ Lào Cai- Sa Pa - Thác Lanh, Tả Giang Phìn- Mường Hum- Sinh Quyền- Lào Cai, tham quan theo sườn Đông Bắc  Hòang Liên Sơn, chuyên đề đa dạng sinh học thực vật và động vật đã kể ở phần I,  lũ đá…Bải đá cổ Sa Pa rộng 800 ha,  gồm những tảng đá  với nhiều lớp chạm khắc cổ nằm trong thung lũng  Mường Hoa, cách  thị trấn Sa Pa 8km, ngang qua   các xã Lao Chải, Hầu Thảo , Tả Van  và Sử Pán,  rải rác  xen giữa những  thửa ruộng bậc thang  của  các đồng bào tộc dân tỉnh nhà. Di tích này  gồm khỏang trên 500 hòn đá kích thước khác nhau, lớn nhất là Hòn Bố dài 15m, cao 6m. Trong di tích bải đá cổ này  đáng chú ý nhất là tảng đá vợ, đá chồng, đàn hổ đá  và tấm bia trên có khắc chữ mà theo truyền thuyết đó  chính là  những câu thần chú  của đám thợ đá để tiêu diệt đàn hổ đến quấy phá dân làng. Nhiều nhà khoa học Việt Nam từ lâu đã  đến nghiên cứu ở đây. Các hòn đá khắc chạm cổ này có giá trị tài liệu và nghệ thuật xưa cổ ở Việt Nam và Á Châu. Năm 1925, nhà khoa học Pháp Vgulubep  đến tham quan Sa pa  và sau đó  cũng có nhiều nhà khoa học từ Pháp, Vương Quốc Anh, Đức, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan cũng đến nơi nghiên cứu. Ngày 20 tháng 7 năm 1994, bộ  Văn Hóa và Thông Tin Việt Nam ra nghị định công nhận  đây là một di sản quốc gia lịch sử và văn hóa nước nhà và đã đề nghị Cơ Quan Giáo Dục Văn Hóa Quốc Tế UNESCO xem đây cũng là di sản  văn hóa thế giới. 

Tuyến 3 Lào Cai - Cam Đường- Võ Lao-thị trấn Khánh Yên - Hòa Mạc - Dương Quý – Minh Luơng chưa mấy phát triễn. Lọai hình du lịch chánh  tuyến 3  là du lịch sinh thái, như tham quan khu rừng nguyên sinh Dạ Lan, rừng quế Chiềng Ken …Tuyến 2  Lào Cai- Bắc Hà khá hơn. Năm  2000, chỉ có  27 000 du khách đến viếng thăm. Nhưng năm  2005 đã đón chào được  50 000 du khách. Ngày nay, dịch vụ du lịch đã chiếm  trên 17 % cơ cấu kinh tế  huyện Bắc Hà, dần dần xác định  dịch vụ là then chốt cho phát triễn kinh tế huyện nhà, cho xã hội địa phương.

Huyện Bắc Hà rộng 67 872 ha. Nơi cư trú của 14 tộc dân, có khí hậu mát mẽ, có nhiều rừng thông  reo, với khí hậu ôn đới Bắc Âu. Thiên nhiên đã tạo dựng cho Bắc Hà nhiều tiềm năng du lịch, các lọai hình nghỉ mát, nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa và  thể thao mạo hiểm. Huyện Bắc Hà gồm thị trấn huyện lỵ Bắc Hà và 20 xã là Bản Phố, Bản Liền, Bản Già, Bảo Nhai, Bản Cái, Cốc Ly, Cốc Lầu, Nậm Mòn, Nậm Khánh, Nậm Đét, Nà Hối, Lầu Thí Ngài, Lùng Phìn, Lùng Cái, Tả Củ Tỷ, Tả Van Chư, Tà Chải, Thải Giàng Phố, Hòang Thu Phố , Nậm Lúc.  Dân số tòan huyện là 48 988 người ( 2003 ). Lâu đài   Hòang A Tường khởi công xây dựng  năm 1919 và hòan tất năm 19 21 ở Bản  Nà Hối Thổ, dân dịa phương quen gọi  là “ Vua Mèo- King of the H’ Mong”  tên một người thật sự thuộc tộc dân Tày Pháp gọi là Hòang Yên Chao, cha của Hòang A Tường, cai quản  lảnh thổ Bắc Hà thời Pháp bảo hộ.  Nơi đây  70% dân chúng  là tộc dân H’ Mông sinh sống. Ngày nay chánh quyền Việt Nam đang trùng tu lại lâu đài có kiến trúc tương tự một lâu đài - castle,château cũ kiểu Pháp, Âu Châu. Tuy nhiên không giữ lại nhiều chi tiết, chẳng hạn các nấc thang đi ra ngòai ở tầng thứ hai đã bị  đóng xi kín. Những nơi  làm bằng rơm, tre màu ngà sơn vôi hay màu nước mơ mai sẽ không chịu đựng nổi thời gian quá 80 năm. Lâu đài vua Mèo còn chứa những sự ghi nhớ về Hòang Yên Chao, tỉ như  trường kỷ - couch và gương tường kiểu Tàu. Ngòai ra nên kể ra ba đóa hoa gỗ, tồn tại lâu nhất trong lâu đài. Đã đến Bắc Hà thì phải đi chợ phiên -market fair có đặc điểm độc đáo địa phương Bắc Hà. Cư dân nơi này phải đến chợ từ sáng sớm tinh sương hay  ngày hôm trước và ở lại đến trưa hôm sau. Chợ thường trên sườn dốc, nhưng nay các chợ mới xây cất bê tông đã  chia ra làm nhiều nơi buôn bán khác nhau, làm mất đi phần nào nét đẹp rộn rã xa xưa. Chợ Bắc Hà là nơi buôn bán  tất cả sản phẩm miền  thượng du, cần thiết cho vùng : cày, cuốc, xuổng ( thểu ),  dao, rau đậu trái cây, mật ong . Riêng cho du khách thì có áo gấm đọan các tộc dân huyện nhà, đồ nữ trang địa phương… rất hấp dẫn . Đồ gấm là những cấu tạo, mô hình độc đáo, sáng chói  của áo phụ nữ, đàn bà trẻ  hai tộc dân Mèo và Dao, hình vẽ thêu tay, màu sắc sặc sở … Một đĩa ăn độc đáo khác các chợ vùng thượng du  là cháo thịt ngựa – soup horse  của vùng Tây Bắc nước nhà; nồi cháo luôn luôn để trên  chảo nóng cũng  như những chai rượu không bao giờ để cạn. Rựou H’ Mông là đặc sản  xã Bản Phố, rất mạnh và nồng cay. Ngựa Bắc Hà hút dẫn nam nhân, từ  bản thôn xa xôi đến đây, có khi từ các tỉnh Bắc Giang, Hà Tây … đến mua ngựa chở về xuôi, về đồng bằng. 

           Các tuyến du lịch, phát triễn kinh tế, thương mãi  Việt Nam

và Trung Quốc qua các cửa khẩu quốc tế, quốc gia

           Lào Cai có 206 km đường biên giới  với Trung Quốc. Năm 2000, trên đường biên giới này đã mở cửa khẩu quốc tế  Lào Cai và các cửa khẩu quốc gia Mường Khương và Bát Xát. Tuyến  4: Lào Cai - Bản Phiệt- Mương Khương-Lào Cai,  nhắm  các lọai hình du lịch chánh là tham quan cửa khẩu, du lịch sinh thái, du lịch thám hiểm. Tuyến 5:  từ Lào Cai  nhắm nhiều hơn vào du lịch quốc tế  từ Lào Cai đi Châu Hồng Hà, Vân Nam, tổ chức khách du lịch tham quan cửa khẩu Lào Cai qua Hà Khẩu Trung Quốc đến  thắng cảnh nổi tiếng Yên Tử Đông, rồi thành phố Côn Minh của tỉnh Vân Nam.

          Quan trọng nhất là cửa khẩu Lào Cai có chức năng kiểm tra, giám sát và làm thủ  tục thông qua cửa khẩu, phát triễn thương mãi, làm dịch vụ xuất  nhập khẩu quá cảnh hàng hóa, kho vận  ủy thác xuất nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, đại lý bán hàng cho Trung Quốc và cho các tỉnh ở Việt Nam. Năm 1999, Lào Cai chỉ mới  xuất khẩu  3.2 triệu đô la Mỹ  tuy đã tăng gấp 1. 7 lần  hơn so với năm 1995  và nhập khẩu 2.35 triệu đô la so với 892 000 đô la.  Năm  2011, thương mãi Vân Nam qua Việt Nam phần lớn là qua Lào Cai đã đạt 1 213  triệu đô la, tăng trung bình 20 % mỗi năm. Vân Nam  là khách hàng mua đứng thứ hai và đứng  thứ ba về hàng bán trong thương mãi với nước nhà. Năm 2001, Việt Nam nhập khẩu  từ Trung Quốc trị giá 200 triệu đô la Mỹ trội hơn xuất khẩu sang Trung Quốc. Cuối tháng chạp năm 2008, việc cắm mốc theo thỏa hiệp biên giới hai nước đã xong (? ), tuy Việt Nam vẫn còn đòi Trung Quốc  trả lại vài lảnh thổ Trung Quốc chiếm đóng sau khi rút lui năm 1979 đặc biệt ở Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh ( ? ). Năm 2008, sai biệt xuất nhập Trung - Việt vẫn rất lớn;  Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam chỉ trị giá 928 triệu đô la, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 4. 229 triệu đô la. Các mặt hàng Việt Nam  xuất khẩu chánh sang Trung Quốc, năm 2008, là cao su thiên nhiên ( 838 triệu ), than đá anthracite ( 650 triệu)  và đường mía – sugar ( 64 triệu ). Năm 2010, Việt Nam đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc lên  đến 7.3 tỉ đô la, nhưng mức nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc năm 2010  cũng tăng mạnh lên đến  20.2 tỉ đô la, sai biệt  xuất nhập vẫn còn rất cao: 12,7  tỉ đô la.  Tuy vậy cũng còn kém hẳn mức giao thương năm 2010 giữa Thái Lan và Trung Quốc là 52.3 tỉ  và cán cân nghiêng hẳn về Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc  32.2 tỉ mà chỉ nhập khẩu 19. 75 tỉ. Dù thua kém Thái Lan, tỉ lệ tăng trưởng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, kể từ năm 2007, đã luôn luôn cao hơn mức tỉ lệ tăng trưởng nhập khẩu.  Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức tiềm năng khổng lồ của thị trường Trung Quốc và Việt Nam cũng đã hiểu rỏ là dễ dàng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc hơn  là sang các nước khác  ( theo Đào Ngọc Chương, Cục trưởng Cục  Á Châu – Thái Bình Dương, Bộ Công Nghệ và Thương Mãi, tháng 12 năm 2011 ). Một điểm đáng chú ý là từ năm 1991 đến năm  1997,  thương mãi Việt Trung phần lớn qua biên giới, cửa khẩu. Nhưng nay tình thế đã thay đổi, thương mãi qua  kênh chánh thức giữa hai nước đã trở thành liên hệ thương mãi chánh. Năm 2010, buôn bán qua biên giới chỉ  còn 10 tỉ đô la, trong khi  tổng số xuất nhập giữa hai nước đã đạt gần 30 tỉ, nghĩa là 3 lần hơn xuất nhập qua biên giới.  Các buôn bán các doanh vụ Việt Nam cũng thay đổi. Trước đây doanh vụ Việt Nam  nhắm vào các thương thảo nhỏ bé, chỉ nghĩ đến mang hàng hóa tới các vùng biên giới bán cho các thương gia Tàu.  Nay họ muốn biến chế để cọng thêm  giá trị  cho sản phẩm. Trường hợp điển hình là xuất khẩu qua biên giới tủ, giường, bàn ghế đồ mộc…  thay cho gỗ xẽ tới Bình ( Bằng) Tường- Ping Xiang,  khu tự trị tộc dân Tráng – Choang tỉnh Quảng Tây-  Guangxi Zhuangzu zizhiqu. Không rỏ Lào Cai nay đã xuất khẩu bao nhiêu đồ mộc pơ mu thay  cho gỗ  pơ mu sơ chế và các lọai gỗ xẽ khác  ? Trên phương diện quốc gia, các nhập khẩu chánh từ Trung Quốc là thép,  nguyên liệu cho ngành may mặc, thuốc sát trùng và phân bón hóa học, giá trị đến  khỏang 12 tỉ đô la.  Những ngành công nghệ này đang phát triễn nhiều tỉnh Việt Nam,  Riêng Lào Cai là nơi có mỏ apatit ( chế tạo phần lân P ở phân hổn hợp NPK… ) duy nhất nước nhà, có thể dùng thêm đạm tổng hợp  chế tạo từ khí dầu ở các nhà máy Bà Rịa, Cà Mau, từ đạm than đá ? ở nhà máy xưa cũ  Bắc Giang chế tạo phân bón  hóa  học hổn hợp NP . Lào Cai  cũng có quặng mỏ sắt khá lớn, có thể thiết lập nhà máy  tinh luyện ra gang, ra thép ?          

           Phát triễn giao thông và thủy điện

         Đến năm 1999, Lào Cai có tổng chiều dài quốc lộ và tỉnh lộ là 708.5 km và  1000 km hương lộ. Chiều dài các quốc lộ 70, 4E, 4D, 279 … là  473 km . Chiều dài các tỉnh lộ là 295.5 km.  Hiện nay hệ thống đường bộ Lào Cai  thuận tiện nhất  cho việc vận chuyễn giao lưu kinh tế trong  và ngòai tỉnh. Vai trò đường xe lữa  Hà Nội -Lào Cai mỗi ngày thêm quan trọng. Thị xã -Lào Cai   có thêm liên lạc với Vân Nam và Hà Nội bằng đường sông. Tổng chiều dài đường sông  là 274 km; Lào Cai  có 2 cảng  sông ở thị xã Lào Cai và Bảo Hà, nhưng khả năng chuyễn vận đường sông  Lào Cai hiện rất giới hạn.

         Sau đây là lịch sử  đáng kể ra về đường xe lữa  Côn Minh -Hải Phòng hay đường xe lữa Việt -Trung, dài 855 km, chiếu theo tài liệu Wikipedia ngày 29 tháng tư năm 2012.  Thọat tiên, đường được tòan quyền Đông Pháp Jean Marie de Lanessan  quan niệm, phát họa. Sau đó được  tòan quyền Đông Pháp Paul Doumer thúc đẩy Pháp xây cất từ năm 1898, hòan thành năm 1910.  Khúc đọan ởTrung Quốc dài 466 km ( 290 dặm Anh ) kéo dài từ  thủ phủ Côn Minh tên cũ là Vân Nam phủ, cao độ 1900m ( 2600 bộ Anh )  xuống đến  thị trấn Hà Khẩu, cao độ chỉ  còn 76 m( 2 29 bộ ). Khúc đọan Việt Nam  dài 389 km ( 242 dặm Anh  ) chia ra làm hai:  đọan đường sắt  Hà Nội -Lào Cai dài  296 km ( 184 dặm Anh ) và  đọan  Hà Nội - Hải Phòng  dài 102 km ( 63 dặm Anh) , cùng chung nhiều đường rầy ở   ga  Gia Lâm , gần trung tâm Hà Nội. Đọan  Hà Nội - Hải Phòng khởi công năm 1900, nhưng lại  xong trước nhất. Cầu Long Biên có mục đích  không làm gián đọan  giao thông trên đường xe lữa Việt-Trung khởi sự năm 1898  và khánh thành năm 1902 . Cầu Long Biên dài  1 668m,  còn có tên là cầu  Paul Doumer  lúc đó là cầu lớn nhất Đông Nam Á.  Cầu cao hơn mặt nước 13 m gồm 18 cột trụ, chân trụ  đào sâu xuống hơn 30 m dưới đất bải sông,  các nhịp cách nhau dài từ 78 m đến  106m. ( theo Hulot và al.- 1990 ). Khúc đọan Hà Nội- Lào Cai chia ra làm nhiều chặn. Chặn đầu khởi công năm 1903, đến Lào Cai ( ngang qua  sông Nậm Ti chảy từ Hà Khẩu ) năm 1906. Và từ năm 1906  đi qua  sông đến Côn Minh năm 1910.  Khúc đọan Lào Cai- Côn Minh  xây  107 cầu cạn – viaducts , đa số bằng thép, đôi khi bằng đá và 155 hầm. Cầu cạn chế tạo ở Pháp và  chuyễn đến tại chỗ bằng súc vật hay người đẩy. Giữa các cây số 104 và 127, đường leo dốc  từ 500m đến  100m xuyên qua 59 hầm, nhiều hầm nối nhau bằng cầu cạn. Paul Doumer hy vọng là sử dụng đường xe lữa này làm phương tiện chiến lược quân sự chiếm Vân Nam, nhập vào Đông Pháp . Nhưng mộng không thành  vì trí óc nguội lạnh của chức quyền Pháp tại Paris và dân Tàu  chống đối khi bắt đầu đo đạt, nghiên cứu phần Vân Nam. Như chúng ta đã biết  năm 1900 có lọan  Nghĩa Hòa Đòan- Boxer Rebellion ở miền Bắc Trung Quốc . Xây cất đường rầy lúc đó  vô vàn khó khăn  vì các điều kiện làm việc  khổ sở, núi non hiểm trở  ở Vân Nam và sốt rét hòanh hành trong vùng ( theo báo cáo của Clement, thời gian này Vân Nam có tỉ lệ sốt rét cao nhất các tỉnh nước Tàu ). Trong số 60 000 lao công  - cu li tuyễn mộ làm đường xe lữa này  ít nhất là 12 000 đã bỏ mạng, 10 000 ở thung lũng Nậm Ti (  năm 1909, Nhật Báo Bắc  Kinh tuyên bố có phần phóng đại là đến 40 000 chết ). Ít nhất là 80 kỷ sư, cán sự, nhà thầu…Âu châu cũng đã chết trong công trình này về bệnh tật hay tai nạn xây cất. Nguồn gốc hung dữ của đường xe lữa  Việt – Trung  trở thành một tượng trưng tai họa Trung Quốc bị ngọai quốc chủ trì dày xéo và  đối với Pháp  là một nguyên nhân suy nghĩ tủi nhục hay kiêu hảnh. Còn đối với trí thức Việt Nam đương thời là  thảm họa chết người do đế quốc gây nên, không kém  vụ  cò tây Bazin tuyển cu li  Bắc kỳ vào  thiết lập khai thác  các đồn điền Pháp cao su đất đỏ Nam Kỳ. ( theo Lâm – 2000 trích báo mật Lao Nông- Workers and Peasants underground newspaper, năm 1927 ).                       

     Khổ đường là 1 m, như mọi đương rầy thời đó. Nay ở Trung Quốc, khúc đọan Côn Minh- Hà Khẩu  là  một khúc đọan chánh duy nhất còn khổ đường hẹp như vậy. Tuy nhiên, nhiều cơ cấu xây cất  có đặc điểm họa kiểu tân tiến thời trang nhất  để  thông qua những khó khăn địa hình, như các cầu  theo khâu ren -  lace bridge, pont en dentelles, các cầu nỏ bắn – thanh rui- bridge on rafters,  cross bow, pont sur arbalétriers . Ngọan mục nhất  là cầu nỏ bắn Nậm Ti Giả - Faux Namti hay cầu Wujia zhai, treo lũng lẳng  hai bên vách đá  thẳng đứng ở cây số 111 bắt qua suối dưới cầu 100 m và hai hầm.  Cầu khâu ren cong vòng, có tám trụ ở cây số 83.

    Chuyễn vận ở đường xe lữa Việt -Trung rất khiêm tốn, mãi cho đến thập niên 1930, mới tăng mau chóng  giữa năm 1937 đến năm 1940, vì  là đường cứu sống chánh phủ Quốc Dân Đảng Tàu ở Trùng Khánh – Chongqing. Từ năm 1937  đến năm 1940 đường sắt Côn Minh – Hải Phòng  tăng chuyên chở  từ 3000 tấn/năm lên đến 30 000 tấn /năm, phân nữa là vỏ khí, nhiên liệu và vật dụng Đồng Minh cung cấp cho Trung Quốc.  Đó cũng là lý do quân đội Nhật dội bom và sau đó Pháp Vichy phải nhượng bộ Nhật  và đóng cửa.  Đọan đường 178 km  bị Nhật phá hủy  lúc Nhật chiếm đóng Trung Quốc  và chỉ được trùng tu  sau các năm  1956- 1958  (  theo Piper Rae Gaubatz, báo chí viện đại học Stanford – 1996 ).  Chiến dịch Sấm Rền - Thunder từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 11 năm 1968  cũng như  chiến dịch nhỏ hơn Linebacker II   năm 1972, cũng phá hủy nhiều cầu và cắt đứt nhiều  như  đọan  Hà Nội- Yougyiguan- Hửu Di Quan  ( hay Hà Hửu ) hay đọan  Hà Nội- Lào Cai hay ( Hà – Lào ).  Cuối tháng sáu năm 1965, công binh  quân đội nhân dân Tàu vào Việt Nam giúp sửa chửa lại đường xe lữa và quyết định  thay đường rầy khổ 1m  thời Pháp rất khó kiếm  thành các đường  tiêu chuẩn 1435 mm , bằng cách thêm một đường rầy  thứ ba  vào đường rầy 1m, có khả năng tăng gấp đôi chuyễn vận. Sau  757 000 ngày công,  ngày 23 tháng 12 năm 1965 , công binh Tàu đã sửa xong  363 km  hai đường xe lữa  Khả năng chuyên chở  đọan Hà Nội- Hửu Di Quan tăng thêm từ 1.4 triệu tấn/ năm lên đến  2.8 triệu tấn. Tái thiết còn xây thêm nhiều ga, cầu và hầm. Khúc Đông Tây  này nối liền  Hà Nội- Thái Nguyên  với các đường Hà Nội –Hà Hửu. Công binh cũng phát họa thêm  một đường xe lữa khác  theo tiêu chuẩn quốc tế  từ Kép đến Thái Nguyên nối liền  Hà Nội- Thái Nguyên với  đường Nam Bắc  Hà Nội - Hà Hửu.  Ngày 11 tháng 8 năm 1967, Không lực Hoa Kỳ dội bom nặng nề cầu Long Biên. Quân đội Tàu  họat động ngày đêm và sửa chửa xong trong vòng 8 ngày. Quân đội Tàu ước lượng  là từ tháng 6 năm 1965 đến  tháng 10 năm 1968, máy bay Mỹ  đã thả 288 000 tấn bom  dọc theo đường xe lữa này. Công binh Tàu  chỉ rút khỏi miền Bắc năm 1970. Cuộc chiến Việt - Trung năm 1979  đã đóng cửa biên giới kể cả đường xe lữa; đặc biệt cầu  nối liền  Lào Cai và Hà Khẩu  bị phá  họai. Năm 1980, đoạn Côn Minh – Hà Khẩu  được  xây lại theo khổ 1m. Đường xe lữa Vân Nam -  Việt Nam chỉ được mở lại năm 1993. Nhưng lúc đó, phải xuống tàu  đi bộ qua hai bên biên giới. Mở lại hòan tòan đường xe lữa này  tháng 2 năm 1996  là một  sự cố đáng nghiên cứu về  vấn đề lảnh thổ biên giới. Lý do chánh  không mở lại thông thương sớm hơn vào thập niên  1990  là  vụ tranh chấp  300 m  giữa  hai tỉnh Quảng Tây và Lạng Sơn, dù cho đường  xe lữa nối Bằng Tường và Đồng Đăng đi ngang qua vùng tranh chấp này. Vì chưng  vùng do Trung Quốc kiểm sóat,  phần đường xe lữa chay qua ngang đó được  Trung Quốc tái  thiết và  họat động.  Dù Việt Nam  có  đôi chút nhượng bộ, cho phép Trung Quốc kiểm sóat, xử lý đọan này đi nữa, Việt Nam luôn luôn đòi hỏi Trung Quốc phải trả lại cho mình. Một thỏa hiệp “nguyên tắc “   về  “chuyễn vận” xe lữa đạt được,  khi Đổ Mười  Tổng thư ký đảng Cọng Sản Việt Nam đến thăm viếng Trung Quốc  từ  26 tháng 11 đến 2 tháng 12 năm 1995.  Bàn thảo  xảy ra  giữa bộ Xe Lữa Trung Quốc  và bộ Giao thông - Chuyên chở Việt Nam  và các thủ tục quan thuế  được tuyên bố  tháng giêng năm 1996.  Tiếp theo là sửa  chửa, nâng cấp  đường, để có thể  tiến hành giao thông ngày 14 tháng hai năm 1996.  Việt Nam chịu  mở Đồng Đăng, Lào Cai  và Trung Quốc chịu mở  Bằng Tường và Sơn Dao – Shan yao , nghĩa là cho nối hai tỉnh Lạng Sơn, Quảng Tây  và hai tỉnh  Lào Cai, Vân Nam. Trước năm 2000, tàu xe lữa khúc đoạn Côn Minh- Hà Khẩu chuyên chở hành khách một tuần hai lần, nhưng từ năm 2000 chỉ dùng chuyên chở hàng hóa vì tàu hành khách hay chậm trễ,  nhiều nơi bị nhiều lở đá lấp đường. Phía Việt Nam, tàu tiếp tục chở cả hành khách lẫn hàng hóa, có thể nay đã chuyễn vận 1 triệu tấn hàng hóa /năm  và hàng ngàn hành khách một ngày. Việt Nam đã khởi sự điện hóa, mở rộng khổ đường… xây  đường xe lữa cao tốc  Lào Cai - Hà Nội- Hải Phòng qua một ngân khoản cho vay tiền lời nhẹ của Ngân Hàng Á Châu -ADB .  Đọan Yên Viên ( gần Hà Nội ) – Lào Cai, cũng trong khuôn khổ tiền vay ADB   ( nhưng do Pháp tài trợ)  160  triệu đô la; dự trù  khởi công năm 2004 và hòan tất năm 2009, cùng một thời gian với xe lữa cao tốc Yên Viên -Cái Lân,  trị giá 450 triệu đô la. Cái Lân là một cảng vùng Hải Phòng, khả năng chuyên chở 4 triệu tấn /năm và tàu trọng tải 40 000 tấn cập bến được.

       Quan trọng hơn nữa là đường bộ cao tốc – Express way Nội Bài-  Lào Cai , từ  phi trường Nội Bài, huyện Sóc Sơn , thành phố Hà Nội ngang qua các tỉnh Vĩnh Phúc,  Phú Thọ, Yên Bái và chấm dứt ở  huyện Bảo Thắng, biên giới  Lào Cai – Trung Quốc. Ký kết ngày 14 tháng 12 năm 2007, ADB chấp thuận cho vay 1096 triệu đô la Mỹ  để tài trợ thực hiện  Hành Lang  Chuyễn vận Côn Minh -Hải phòng  Transport Corridor , trong khuôn khổ Vùng phụ Sông Mê Kông Nới Rộng –  the Greater Mekong Subregion, GMS . Dự trù khởi công năm 2008 và hòan tất năm nay 2012. Việt Nam dự trù thiết lập cao tốc này theo 2 giai đọan.  Giai đọan 1 dự án, làm xa lộ 4 lằn ( mỗi bên 2 lằn ) từ Nội Bài đến Yên Bái, dài 121 km và 2 lằn ở đọan Yên Bái -Lào Cai, dài  123 km. Giai đọan 2 mở rộng  đoạn Nội Bài -Yên Bái  thành xa lộ 6 lằn và đọan Yên Bái- Lào Cai thành 4 lằn. Riêng đoạn cao tốc ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai,  dài 24. 155 km, phải xây một ngã ba – interchange (có đường hầm và hầm chui)  39  đường ngầm -underpasses ( dưới đường hầm hay đường cái khác ), 9 cầu chánh và 1 vùng dịch vụ ở giai đọan 1.

             Thủy điện

              Điện, nước  sạch là hai  hạ tầng cơ sở thiết yếu cho mọi phát triễn kinh tế xã hội ngày nay. Năm 1999, đã ước lượng tiềm năng thủy điện Lào Cai là  1865 000 KW, nhưng năm đó chỉ mới thiết kế  58 công trình thủy điện nhỏ,  tổng công xuất là  2397 KW, chừng 0.13% tiềm năng thủy điện tỉnh nhà.  Lào Cai  đã có dự án xây cất 38 đập thủy điện cở nhỏ và cở trung bình  để khỏi phải dựa vào mạng lưới điện quốc gia ( và Vân Nam ). Đến năm 2010, Lào Cai đã có  16 dự án  thủy điện họat động tỉ như Nậm Tha 3  (10 400 KW) ở huyện Văn Bàn, Mường Hum  ( 2x16 000 KW ) trên sông Mường Hum, nhánh trái sông Aifahe, một nhánh đầu tiên bên phải sông Hồng ở huyện Bát Xát,  3 đập thủy điện ở Bản Hồ, huyện Sa Pa … , tổng công xuất là  114 500 KW  trị giá  2.4 ngàn tỉ đồng VN. Tuy nhiên  khả năng phát sinh điện  mùa mưa chỉ mới đạt 70 – 75 % công xuất thiết kế và mùa nắng khỏang 15- 20 %  mà thôi. 12 nhà máy thủy điện khác, tổng công xuất  thiết kế là 234 300 KW,  sẽ bắt đầu  họat động cuối năm 2011, theo Sở Công Nghệ và Thương Mãi Lào Cai.  Đó là các nhà máy Bắc Hà ( 90 000 KW ), Ngòi Phát ( 72 000 KW , Sử Pán ( 34.500 KW ) Sẻo Choong Ho ( 21700 KW ) Sùng Vui ( 18 000KW ),  Nậm  Khánh (  12 000 KW ), Nậm Pung ( 9300 KW ) , Trung Hổ ( 8 400KW ), Ngòi Dương ( 6500 KW ) , Suối Chút 2 ( 5000 KW ), Lào Chải (2 400 KW, Suối Chút 1 (  8400KW ). Theo PanNature,  một cơ quan của Hiệp Hội Khoa học và Kỷ thuật Việt Nam – VUSTA,  đến tháng 5 năm 2012, Lào Cai đã có 110 dự án  thủy điện nhỏ và trung bình ( không có dự án lớn)  nhiều nhất nước,  số dự án hơn hẳn  Gia Lai ( 78 ), Lâm Đồng (71), Kontum ( 68 ) .  

       Theo nhà môi sinh học Đào   Trọng Từ ( 8 tháng 10 năm 2011), khi nhà máy thủy điện mọc lên thì  rừng biến mất và hệ thống sinh thái thay đổi.  Vì các đập Lào Cai nhỏ, chiếm ít đất  rừng nên tranh cải không  mảnh liệt, gay gắt như  các nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A ở Công viên Quốc Gia Cát Tiên hay các nơi thiêng liêng bảo vệ chim muông thú vật , đền thờ (? )Sông Tranh tỉnh Quảng Nam  và Pu Họat tỉnh Nghệ An của dãy Trường Sơn. Theo Lương Văn Ngữ (  24 tháng 8 năm 2011) cứ 1000 KW thì cần  15 ha đất, phần lớn là rừng, dày hay thưa. Như vậy các đập thủy điện nay đã làm mất thêm khỏang 5000 ha rừng Lào Cai. Phải tăng gia công tác trồng lại rừng quanh các hồ đập các lọai cây gỗ làm đồ mộc xuất khẩu nhất là lọai  cây gỗ qúi như Pơ mu , Lát hoa v.v…  vì hiện nay rừng trồng lại  ở Lào Cai chỉ mới đạt khỏang 1/6 tổng diện tích mọi lọai rừng ( 240 000ha ). Như đã nói trên rừng còn  thấm giữ nước, tăng thêm nước phát sinh điện mùa mưa ,nhất là mùa khô hiệu năng các nhà máy thủy điện nhỏ và trung bình rất kém vì thiếu nước.  Hai khía cạnh khác cần lưu tâm hơn  nữa. Thứ nhất  là việc quản trị, xử lý hồ đập thủy điện trung bình và nhỏ; chức quyền địa phương cho phép  thi công xây cất, nhưng không ghi rỏ nhiệm vụ, điều kiện xử lý điều hành.  Làm cho một ống nước nổ vỡ, giết chết 2 người, làm bị thương  3 người khác ở công trường đập Dam Bol tỉnh Lâm Đồng. Sau đó nước ngập  tràn còn cuốn đi 2 gia cư. Tháng 5 năm 2011, đập An Khê ở tỉnh Gia Lai bất thần  giải tỏa một thể tích nước to lớn, tàn phá  vài tá ha đất vườn và gia cư.  Thứ hai  là thiết bị mua của Trung Quốc. Theo Dương Chí Dũng, trưởng  phòng  An tòan Môi sinh tỉnh Đắc Lắc, tỉnh này  có 9 nhà máy thủy điện nhỏ, tổng công xuất 58 000 KW, mọi thiết bị đều mua ở Trung Quốc. Thiết bị Trung Quốc  là một hiểm nguy tiềm tàng vì chỉ chế tạo chỉ bảo đảm đời sống 20- 25 năm, quá ngắn ngủi  cho một nhà máy thủy điện. Các nhà đầu tư  chỉ trả 25 tỉ đồng VN ( 1.2 triệu đô la Mỹ)  cho 1000 KW thiết bị Trung Quốc, trong khi phải trả 70 tỉ đồng VN ( 2.67- 3.5 triệu)  mua thiết bị Âu Châu.  Ống nước  dài 3.5 km, đường kính 1.6 m ở công trường Dam Bol  cũng mua ở Trung Quốc, rẻ tiền và dễ thiết đặt .    

           Những thế mạnh của công nghiệp Lào Cai          
          Lào Cai đã phát triễn công nghệ  thủy điện đáng kể như ghi trên. Nhưng hai công nghệ thế mạnh nhất  tỉnh nhà là khai thác biến chế  khóang sản  và chế biến nông lâm sản . Đáng kể  là  công nghệ khai thác và chế biến mỏ phốt phát ( Lân) apatite.  Mỏ apatite Lào Cai  nằm  bên phải sông Hồng , rộng 1- 4km và dài 100 km từ Lùng Pố huyện Bát Xát đến Bảo Hà, huyện Bảo Yên. Tuy chia ra làm ba, Bát Xát – Ngòi Bo, Ngòi Bo- Bảo Hà , Bàt Xát- Lùng Pố, chỉ có mỏ vùng  Bát Xát- Ngòi Bo mới là trung tâm  quặng apatit Lào Cai, dài 33.5 Km có dự trữ  lớn và bền vững. Bát Xát – Lùng Pố  đang  khảo sát địa chất để ước lượng  trữ lượng. Ngòi Bo – Bảo Hà theo dữ liệu  nghiên cứu , trữ lượng rất ít. Mỏ apatit Lào Cai đã phát hiện năm 1924 và bắt đầu khai thác năm 1940.  Mức sản xuất từ năm 1956 đến năm 2005 là 14 triệu tấn  đá phốt phát hạng nhất ( 31-33% P2O5), 3 triệu tấn đá phốt phát hạng nhì (22- 24 % P205) , 40 triệu tấn đá phốt phát  hạng ba ( 14-16% P205) và  2. 5 triệu tấn quặng tuyễn ( 31-33% P205)- beneficiated phosphate rock. Dự trữ apatit ở vùng  Bát Xát-Ngòi Bo có thể còn cao hơn ước lượng 800 triệu tấn hiện nay , gồm 34 triệu tấn đá phốt phát hạng nhất, 236 triệu tấn hạng hai, 230 triệu tấn hạng ba và 291 triệu tấn hạng tư. Ngày 29 tháng 6 năm  2004, công ty  khai thác chế biến apatit VINAAPACO được Thủ tướng ra nghị định  cho  phép thiết lập, tọa lạc ở phường Pom Hán  thị xã tỉnh lỵ Lào Cai,  vốn đầu tư là 364 675 tỉ đồng Việt Nam. Tuy  doanh vụ chánh của VINAAPACO là  khai thác và biến chế đá phosphat, nhưng công ty quốc doanh nay cũng được phép khai thác  các khóang sản khác, sản xuất phosphor  màu vàng ( P4, thường sử dụng  ở công nghệ thực phẩm, công nghệ bột giặt, thuốc tẩy sạch v.v… ),  phân bón và nhiều hóa chất khác, chế tạo và họat động cơ họ, đổ khuôn thép, sửa chữa cơ giới, dụng cụ làm đường rầy  và toa xe lữa, lập các công trình kiến trúc, hệ thống  tưới tiêu, xây cất và thiết lập  các đường chuyễn vận điện và  máy biến điện  đến kích thước 35KV…  Năm 2005, VINAAPACO đã sản xuất và tiêu thụ trên 1 triệu tấn  đá phốt phát để chế tạo các lọai phân bón P, sản xuất phosphor  màu vàng  sản xuất và tiêu thụ tại chỗ 20 000 tấn kaolin và feldspar. Từ năm  2006 đến  2010, VINAAPACO đã mở rộng thêm nhà máy quặng tuyễn Tằng Lỏong ( huyện Bảo Thắng ) sản xuất  700 000 t/năm, nhà máy quặng tuyễn Cam Đường 10000 t/năm, đầu tư khai thác hai mỏ  đá mới ở vùng Bắc Nhạc Sơn  và nhà máy quặng tuyễn Bắc Nhạc Sơn  400 000 t/năm, hòan thành nhà máy phân bón hổn hợp NPK dung lượng 30 000 t/năm,  Xây cất và khai thác nhà máy chế biến đá xây dựng  dung lượng  100 000 m3/năm, nhà máy đúc ép apatit làm hột -  extrusion granulator system chế biến P4,  dung lượng  120 000 t/năm… Tưởng cũng nên nhắc lại nhà máy khai thác quặng  và tinh luyện đồng ở Sinh Quyền, trữ lượng  53 triệu tấn, nhà máy  khai thác quặng sắt  Quý Xa, trữ lượng 124 triệu tấn  và nhà máy khai thác Molybđen ở Ô Quy Hồ v.v… Không rỏ Công ty  Thép Việt
Nam -Steel Corporation VSC   dự  trù  khai thác 2 triệu tấn quặng sắt  Quy Xá gần thị xã Lào Cai năm 2006 , nay đã thực hiện chưa ? hay vẫn chậm trễ như nhà máy  Thạch Khê – Hà Tĩnh dự trù  khai thác nhiều hơn,  đến 4 – 5 triệu tấn quặng sắt?                                                   

Thế mạnh nông lâm Lào Cai          

         Chúng ta đã nói đến trồng lại rừng và chế biến gỗ và gỗ quí làm đồ mộc xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiên hậu qua Âu Châu ? Như đã kể, khí hậu  Lào Cai  trồng được nhiều  loài cây trái xứ lạnh đặc biệt là đào lông và mận, đặc biệt ở hai huyện SaPa và Bắc Hà.  Mận  tây ( gọi thêm từ tây) để phân biệt với những trái mận miền Nam( roi ,đào ,lý miền Bắc )  thuộc họ thực vật khác hẳn.  Nhiều tỉnh như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh trồng được nhiều giống mận tây thuộc hai nhóm vỏ xanh vàng và vỏ tím. Các giống Tam Hoa ,Tả Van, Mân Hậu, Mận Đỏ … có vỏ màu tím,  mận Tả Hoang Ly, mận Trải Trảng li,  mân chua ( vỏ  tím vàng )  có vỏ vàng.  Mận Đông Bắc, Tây Bắc thường trồng  ở chân núi sườn núi .Nhưng chỉ có hai giống đáng kể là  mận Tam Hoa , trồng nhiều ở huyện Bắc Hà- Lào Cai và mận Tả Van trồng nhiều ở huyện Sapa. Mận Tả Van vỏ tím, ruột vàng trái ( quả ) to, 20 25 trái/kg vị ngọt, thích hợp cho đóng hộp, nhưng nhược điểm là quá mềm khó chuyễn vận đi xa, tuy trước đây có xuất khẩu sang Đông Đức ( ? ). Năng xuất khá cao, một  cây sai trái có thể cho 150- 200 kg trái. Mận Tam Hoa  trồng đầu tiên ở Quảng Ninh năm 1964, nhưng nay trồng nhiều ở huyện Bắc Hà  cao độ 900 -1000 trên mặt biển; trái vỏ tím xanh, ruột tím đậm, nhỏ hơn Tả Van, 31- 33 trái /kg, vị ngọt chuyên chở đi xa được. Năng xuất Tam Hoa rất lớn  20- 30 tấn/ ha ; một cây thường cho 150  kg trái. Năng xuất cũng ổn định hơn, ít khi mất mùa. Tam Hoa là giống mận chín sớm nhất ở Việt Nam, ra hoa vào tháng giêng, thu họach từ cuối tháng 5  sang tháng 6. Đào lông ( thêm từ lông để phân biệt với các lòai mận, đào tiên , đào má hồng … thật ra là các lòai táo ta – jujubes và lọai đào trần – nectarine không lông ), ngoài giống đào “Mèo”  đã kể, giống đào  “Người đẹp nhiệt đới – Tropical Beauty  Peach” nay xuất hiện nhiều ở Sa Pa ?. Trung Tâm khảo cứu Bắc Hà nay  đã giải tỏa thêm nhiều giống mận  tây, mơ – mai , đào lông ,đào trần và các giống lai – hybrids đào – mơ- mận ( ? ) ít yêu cầu lạnh hơn, có thể trồng ở  sườn núi chân núi cao độ thấp hơn. Muốn xuất khẩu đi ngọai quốc hay vào miền Trung, miền Nam, cần cải thiện cách bao bì chuyên chở đi xa chưa  thích hợp, trị các bệnh  thối đen – brown rot , nấm thối Botrytis… bằng các thuốc bài trừ sinh học hay các chất dầu thơm- aromatic oils không độc hay ô nhiễm, cũng như nghĩ đến tẩm lạnh, tồn trử lâu hơn ở khí hậu mùa hè trong nước; nhiệt độ chuyên chở có khi lên đến 32 độ C từ Mộc Châu về Hà Nội. Lẽ dĩ nhiên là phải khuếch trương thêm đào- mận để đủ số lượng chuyên chở và tuyễn chọn thêm các dòng sai trái, trái đều đặn hơn, chín đều hơn, ít bầm dập hơn theo thị hiếu khách hàng. Ngòai việc chuyên canh cải thiện thêm trồng trọt và chế biến chế chè đặc sản, “ chè tuyết “ Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, khắc phục những lý do tại sao chuyên canh cà phê chè – arabica không mấy tiến triễn, phải cố gắng khuếch trương  rau sạch và hoa ôn đới ở Sa Pa, vùng rau cao sản ở Cam Đường, Bảo Thắng, ven thị xã  Lào Cai.  Và lưu tâm nuôi cá hồi, cá xứ lạnh ở các hồ đập thủy điện phát triễn nhiều những năm gần đây …   

             ( Irvine, Nam Ca Li , Hoa Kỳ, ngày mồng 1 tháng 5 năm 2012 )                   

 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693319 visitors (2230575 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free