.
  Long An, Tân an
 
16/11/2014



 

                          Long An và thị xã Tân An, tỉnh ngõ cửa về   vựa lúa “ Đồng bằng sông Cửu Long”  và đường vào trủng cỏ lau sậy “ Đồng Tháp Mười” , một nôi phát xuất  phía Bắc văn minh - văn hóa hóa Ốc Eo từ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại sắt  cùng niên đại văn minh sông Hồng miền Bắc và văn minh Sa Hùynh miền Trung,  đã phát triễn như thế nào đến năm 2014  cho vùng I tỉnh nhà chuyên về lúa gạo , thủy sản , rau hoa xứ nóng như làng hoa Thành Tâm, vùng II – vùng đệm, độn tránh nạn đô thị hóa và công nghệ hóa , vùng III Vàm Cỏ Đông công nghệ - đô thị hóa  cho mau đạt lợi tức mỗi đầu người dân Long An bằng trung bình dân Sài Gòn ngày nay,  hơn là phải chờ  5 năm sau, mãi đến năm 2020 ?  

                                                  

G S Tôn Thất Trình

                                            

Anh không thương em, đừng nói chuyện sập sò,

Giả như ( Ông Trượng ) Tiên Bửu, đưa đò Giang Tân ( bến trên sông Vàm Cỏ Đông ).

Bình bồng ở giữa Giang Tân,

Bên tình bên nghĩa, biết phân bên nào.

( Bớ này em ơi! Nhứt lê, nhị lựu, tam đào,

Bên tình bên nghĩa, bên nào cũng đồng thân )

Anh về đập đá ( Đồng Tháp ) đưa đò,

Trước đưa quan khách, sau dò ý em.

… ( Ca Dao miền Nam do tiến sĩ Phan Tấn Tài sưu tập –  Nam Ca Li, 2005 ?  )

 

                               Vị trí                               

                   Long An  là một tỉnh  trong số 12 vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nay gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp , An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang , Cần Thơ  - Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là thành phần phía Nam nước nhà: các vùng khác là Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc,  Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.  Phía Bắc tỉnh Long An  giáp tỉnh Tây Ninh: phía Đông giáp  Sài gòn-Thành phố Hồ chí Minh, Cam Bốt; phía  Nam giáp tỉnh Tiền Giang và phía Tây giáp tỉnh  Đồng Tháp .  

                     Diện tích Long An là  4 492 km2, nằm trong  vĩ tuyến Bắc 10040’ và kinh tuyến Đông 106010’.  Trên phương diện hành chánh, Long An gồm  một thị xã là tỉnh lỵ Tân An (diện tích là 81. 79 km2  =31.58 dặm Anh vuông ) và  13 huyện là Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành ( Tầm Vu ? ), Đức Hòa( Hậu Nghĩa ? ), Đức Huệ (Đông Thành ? ), Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa và Vĩnh Hưng. Tỉnh lỵ Tân An được nâng cấp từ thị trấn lên  thành phố, thị xã – city ngày 26 tháng 8 năm 2009. Thị xã Tân An có  9 phường – wards là các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, Khánh Hậu  và Tân Khánh;  cùng 5 xã – communes là An Vĩnh Ngãi, Bình Tâm, Hướng Thọ Phú, Lợi Bình Nhơn và Nhơn Thạnh Trung.

    Dân số thị xã Tân An, năm 2005 là 121 5000 người ; năm 2009 là 165 214 người, như vậy năm 2012 dân số Tân An đã có thể trên 200 000 người . Còn dân  số  tỉnh Long An  năm 2000 là 1 330 300 người, năm 2006  là 1 402 100 000 người , năm 2010 là  1 448 000 người và năm  2012 có lẽ  đã hơn 1 500 000 người. Các tộc dân Long An đông nhất là Kinh – Việt, thứ đến là  Khmer , Tày , Hoa … Tân An nằm phía Tây Nam thành phố Sài Gòn- HCM cách trung tâm Tân An chừng 47 km và được các đơn vị hành chánh  sau này vây quanh:  ở phía Bắc là huyện Thủ Thừa,  phía Đông là hai huyện  Tân Trụ và Châu Thành,  phía Tây và Tây Nam là tỉnh Tiền Giang. Tân An là trung tâm chánh trị, văn hóa, kinh tế, khoa học và kỷ thuật của tỉnh Long An. Thị xã  thuộc vùng phát triễn kinh tế then chốt Miền Nam nước nhà, ngõ cổng kinh tế về các tỉnh Châu thổ Sông Cửu Long,  có đường xá và đường sông xuyên qua trung tâm, quốc lộ 1A,  quốc lộ 62 và sông Vàm Cỏ Tây.  Phường 1  là trung tâm  kinh tế, chánh trị và văn hóa Tân An ngày nay. Quốc lộ  62  nối Long An  đến cửa khẩu Bình Hiệp  gần Mộc Hóa giáp biên giới Cam Bốt. Quốc lộ 50 nối Mỹ Tho  đến Thành phố HCM qua Chợ Gạo, Gò Công  của tỉnh Tiền Giang  và thị trấn nhỏ Cần Đước thuộc tỉnh Long An.  

 

                 Suôi dòng thời gian  

         Hình thành  lịch sử Đồng Nai – Cửu Long.

         Đa số địa thế Long An ngày nay  ở trong  một khu lòng chảo rộng mênh mông có lẽ trên 200 000ha, bao gồm hai tĩnh cũ Kiến Phong và Kiến Tường và một phần tỉnh Hậu Nghĩa  thời Đệ Nhất Cọng Hòa. Theo nghiên cứu của  nhà địa chất học H. Fontaine khỏang đầu thập niên 1950,  từ  cuối thời kỳ Plêistoxen – Pleistocen đến đầu Hôlôxen- Holoxen  từ 100 000 dến 11 000 năm trước, nước biển hạ thấp từ 100 đến 120 m. Biển Đông khô cạn, chỉ còn là một vũng nhỏ, tạo điều kiện cho động vật từ Châu Á tràn sang châu Đại Dương  giúp cho hệ động vật gần nhau giữa hai châu. Từ 10 000 năm trước công nguyên- BC trở lại đây, đã có 4 lần biển tiến dâng cao, và lùi xuống thấp. Đặc biệt là  trong hai lần tiến của biển, lần thứ ba và lần thứ tư, có liên hệ mật thiết tới sự thành hình và tan biến của vương quốc Phù Nam. Trong lần nước biển  lên cao lần thứ ba, từ năm 200 năm trước công nguyên đến năm 50 sau công nguyên -AD , nước biển ở đồng bằng sông Cửu Long đã ngăn chặn bước tiến của các dân sống ở vùng Đồng Nai qua định cư ở vùng này. Rồi khi nước lùi  từ năm 50 AD  đến thế kỷ thứ V, người  Mã Lai –Polynesians  từ các  đảo ngòai biển vào đây định cư, làm thành vương quốc Phù Nam với nền văn minh Ốc Eo tiêu biểu của họ. Tiếp theo đó trong lần dâng cao thứ tư, kéo dài 800 năm  từ năm 350 đến năm 1150, với điểm cao nhất vào khỏang năm  650, nước biển đã làm ngập cả đồng bằng sông Cửu Long, khiến không còn ai  có thể sinh sống được trong vùng.  Vương quốc Phù Nam tan rả, một phần người Phù Nam lên miền núi cao sinh sống và phần khác  trở về các đảo trong Châu Đại Dương. Từ thế kỷ  thứ XII, nước biển xuống thấp trở lại  ở mức bình thường như ngày nay. Và cũng từ đó  nước Chân Lạp thành hình, chiếm  cả vùng đất Phù Nam trước kia ( Nguyễn Thanh Liêm, Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai – Cửu Long -tháng 7 năm 2006 ) .

            Theo thư tịch cỗ thì Trung Quốc gọi  một vương quốc tập hợp nhiều các sắc tộc- tộc dân nguồn gốc  Mã lai Á – polynesian  là Phù Nam – Founan vì đó là một nước nổi phù, quanh năm ngật lụt, chỉ nổi trên mặt nước vào mùa khô hạn  ở phía Nam Trung Quốc. Nhưng giáo sư cỗ học người Pháp G. Coedes lại cho rằng Phù Nam là do tiếng Khmer- Khơme “ Phnom” đọc trại ra. Sử nhà Lương( năm  502- 556 ) đặt nước Phù Nam về phía Nam Quận Nhật Nam, trong một cái vịnh lớn  ở phía Tây Biển, cách Nhật Nam chừng 7000 lý và cách Lâm Ấp, tiền thân của nước Champa- Chiêm Thành hơn 3000 lý.  Một con sông lớn ( sông MêKông ), từ Tây Bắc  chảy  về phía Đông và  đổ  ra biển ( Le Founan của P. Pelliot) . Điều đáng lưu ý là đồng bằng Đồng Nai- Cửu Long do sông Đồng Nai,  hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây và sông Cửu Long, tạo ra hình  dạng “ Trũng Cỏ lau sậy Đồng Tháp- Plain of Reeds, Plaine des Joncs” nay phần lớn là đất đai hai tỉnh mới sau 1975 là Đồng Tháp và Long An,  lúc đó đang còn là một vùng đất bồi, chưa chắc đã hiện hửu vào thời điểm này. Vương Quốc Phù Nam  cũng chưa xác định chủ quyền lảnh thổ. Như vậy có thể chắc chắn là cả Phù Nam lẫn Chân Lạp chưa bao giờ xác lập chủ quyền lảnh thổ  trên đồng bằng Đồng Nai và Cửu Long. Riêng vùng Ốc Eo – Vọng Thê, Thọai Sơn, An Giang,  các nhà khảo cổ có tìm thấy vết tích của  tộc dân Naravana, tồn tại  từ thế kỷ thứ I, sau đó họ  bị Phù Nam thôn tính và bỏ đi nơi khác. Vào cuối thế kỷ thứ VI, Phù Nam bị Khơme là một tộc dân ở phía Bắc đánh bại, đẩy các tộc dân  Phù Nam lẫn Naravana ra vùng hải đảo. Nước phía Bắc đó là Bhava, sử liệu Trung Quốc gọi là Chân Lạp- Chen La.  Trung tâm khởi thủy  dân Khơme  của Vương quốc Chân Lạp là  nơi  hội tụ  của Sông Sê Mun ( Korat- Cò Rạt , Thái Lan ngày nay )  và trung lưu  sông Mê Kông địa điểm Vat Phu (nay là miền Nam Lào Champassak ). Vương Quốc Chân Lạp có lúc  tách thành 2 nước riêng biệt: Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp, luôn luôn kình chống nhau.  Một bộ phận định cư  theo sông Sê Mun, một bộ phận khác định cư ở trung lưu  sông Mê Kông phía Bắc Biển Hồ Ton Le Sap; có nghĩa là chưa bao giờ đến đồng bằng sông Đồng Nai và Cửu Long ( theo luật sư Lưu Vĩnh Khương, Địa Linh Nhân Kiệt Vĩnh Long, Nam Ca Li, 2006).                  

              Đầu thế kỷ thứ  IX, Jayavarman II  sáng lập vương triều theo văn minh Ấn Độ. Các vương triều  Jayavarman đưa Chân Lạp đến cực thịnh, xây nhiều đền tháp Angkor, nổi danh là Đế Quốc Angkor. Vào thời Cực Thịnh, Chân Lạp  đã chinh phục cả vùng trung hạ lưu sông Mê Nam( Xiêm La – Thái Lan),  tiến đến Vạn Tượng – Vientiane ,Viêng Chăn vùng đất Thái – Lào, mở rộng  quyền lực đến biên giới Miến Điện – Myanmar.  Thời gian này Chân Lạp cũng chiếm được Chiêm Thành, đặt người làm vua Chiêm Thành.Trong thời  gian thống trị Chiêm Thành, vào thế kỷ XII, họ đã nhiều lần gây hấn Đại Việt, sang cướp phá Nghệ An. Sau cuộc “chiến tranh một trăm năm”  giữa Chân Lạp và Chiêm Thành, cả hai bắt đầu suy yếu. Giữa thế kỷ XIII, tiểu quốc Ayuthia ( Xiêm La – Thái Lan )  ở lưu vực sông Mê Nam, địa bàn Thái Lan, giành quyền tự trị và thu phục các tộc dân trong khu vực, hình thành  một vương quốc. Lào cũng tách ra  lập vương quốc riêng. Nước Ayuthia trong 2 thế kỷ, liên tục hơn 10 lần đánh phá  Angkor, uy hiếp và thống trị Chân Lạp. Năm 1432, vua Chân Lạp  Ponhea Yat bỏ  Angkor dời xuống   phía Nam ở vùng Chakdomut – PhnomPênh. Năm  1520 lại bỏ  chạy về  Lovek- La Bích ? Năm  1595, Ayuthia  đốt phá kinh thành Lovek, bắt tòan bộ  quan quân  Chân Lạp. Từ đây việc phế lập các vương triều Chân Lạp đều do Ayuthia quyết định.  Điều đáng lưu ý  là người Ayuthia tuy đánh Chân Lạp, nhưng không chủ đích  chiếm đóng Angkor, chỉ cướp của và lùa bắt nông nô. Đây là giai đọan dân Khmer lưu tán,  chạy trốn về đồng bằng Đồng Nai – Cửu Long. Về phía Việt Nam, Chúa Sải xứ Đàng Trong là Nguyễn Phúc Nguyên, nối nghiệp cha là Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, đã khéo léo  ngọai giao  với Chiêm Thành và Chân Lạp ở phương Nam, để phát triễn đất Thuận Quảng. Năm 1623  chúa cho lập hai trạm thu thuế và  đồn quân bảo vệ an ninh và trật tự ở Prey Nokor và Kas Kobey ( Sài Gòn – Bà Rịa ). 

      Những  danh nhân ít khi nói đến, đã” khai hoang”  Đồng Nai -Cửu Long

1-    Công nữ Ngọc Vạn, công đầu Nam Tiến vùng này,  bị bỏ quên

Năm 1618, vua  Chey Chetta II lên ngôi, quyết  thóat khỏi sự kiềm chế người Xiêm. Ông dời đô về Oudong, U Đông– Kompong Luong , bỏ việc xưng thần và cống nạp cho Xiêm. Để đương đầu với người Xiêm, vua Chetta II tìm cách dựa vào thế lực của Chúa Nguyễn. Năm  1995, bộ gia phả mới của Nguyễn Phước  tộc ( Nguyễn Phúc tộc, trước khi có lệnh của Vua Minh Mạng- không còn  gọi là Minh Mệnh, phải gọi theo các từ phổ thông  miền Nam, Phúc là từ miền Bắc, Phước là từ miền Nam ), bỏ quan điểm cũ, chỉ trọng nam quyền không cho phụ nữ  tham dự chính trị  ( cho nên ở Đại Nam Liệt Truyện chỉ ghi : Hòang nữ Ngọc Vạn , em cùng mẹ với Hòang Trưởng Kỳ “ khuyết truyện , có nghĩa là không biết tiểu sử bà, không biết chồng con bà ra sao ), có ghi năm Canh Thân 1620, Chúa Sải có gả người con gái thứ nhì là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho  vua Chân Lạp Chey Chetta và  cũng không ghi sự nghiệp gì cả.  Phần công nữ Ngọc Khoa gả cho vua Chiêm Po Rô Mê , sử sách cũng không ghi chép bà đã làm gì trong  triều đình Chiêm Thành, chỉ biết truyền thuyết cũng như tục ngữ Chàm đều có ý phẩn nộ, cho rằng bà đã dùng sắc đẹp  làm cho vua  Po Rô mê mê muội, khiến ông này chặt bỏ cây Kraik, biểu tượng thiêng liêng của vương quốc Chàm, vì vậy nước này bị diệt vọng.  Công nữ Ngọc Khoa đã tạo điều kiện  cho người Việt mau lẹ vượt qua Chiêm Thành, tràn xuống vùng Đồng Nai – Cửu Long. Chúa Sải đã biết được vùng đất hoang vu trũng thấp  mà chánh quyền Chân Lạp chưa bao quát nổi, không quan tâm đến. Người Chân Lạp cũng không quen canh tác ruộng nhập nước ; đất Thuận Hóa  và Quảng Nam lúc chúa Sải trấn thủ  thì quá nhỏ hẹp và càng ngày càng chật thêm, vì những thành phần trung thành với chúa Nguyễn từ miền Bắc  bắt đầu qui  tụ về.

Công Nữ (lúc này chúa xứ Đàng Trong chưa xưng Vương – Vua nên con gái chưa  là công chúa được ) Ngọc Vạn là  Hoàng Hậu Sam Đát ( Sodach Prea … ) , là người khôn khéo, nói được tiếng Khmer, biết viết chữ Pa Li, biết mặc xà rong ,  bới tóc cao …  nên gây được cảm tình  và ảnh hưởng lớn  trong triều đình Chân lạp. Ngay sau hôn nhân, bà đã  xin với chồng cho phép người Việt được  chánh thức khẩn hoang vùng Đồng Nai – Mô Xòai ( Bà Rịa – Bình Phước, Phước Long).  Theo chân bà , một số người Việt đến tận Oudong, Pnom Pênh … mở xưởng đóng tàu, lập hiệu buôn …, thu đạt về cho tổ quốc một lảnh thổ lớn; bà là viên tướng tiên phong  mở đường cho một giai đoạn mới Nam Tiến, từ Bà Ria- Tây Ninh xuống tận Rạch Giá – Cà Mau. Năm 1625 , vua Chetta II  đột ngột qua đời. Triều chính Chân Lạp rối lọan, các hòang thân, hòang tử  ai cũng thấy ngôi vàng là của mình. Để tránh khỏi vòng tranh chấp, bà mượn cớ  đi lập chùa, đưa hai con về ẩn thân ở vùng Đồng Nai - Mô Xòai,  nơi 5 năm trước bà đã chánh thức lập xóm làng. Sử Cao Miên – Cam Bốt chép: khi quốc vương thăng hà, tất cả  vùng thuộc miền Nam từ Prey Nokor đến ranh giới Chiêm Thành, các tỉnh Bà Rịa và Kampeap Srekatret ( Biên Hòa )  đều do người Việt cai trị.

 Năm 1642, hòang tử Ponhea Chan,  ta gọi là Nặc Ong Chân, con người vợ Lào của vua  Chetta II, lên ngôi, cưới vợ người  Mã Lai và theo đạo Hồi. Người Chân Lạp gọi Nặc Ong Chân là “Vua Tà Đạo” vì muốn đem Hồi Giáo thay thế Phật giáo làm quốc giáo. Năm 1658, thành phần chống đối chạy trốn về vùng  Bà Rịa – Mô Xóai  xin Thái Hậu  Ngọc Vạn che chở.  Bị Nặc Ong Chân truy kích đến tận Bà Rịa, bà cầu cứu cháu là Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần.  Chúa Hiền phái Nguyễn Phúc Yên trấn thủ Phú Yên, đem 3000  quân cứu cô ruột, đánh tan hạm đội quân  Miên ngòai khơi Bà Rịa, bắt nhốt Ponhea Chan  vào củi sắt  đem về Quảng Bình và Ponhea Chan băng hà ở đó. Năm 1660, chúa Hiền  đưa con trưởng của bà Ngọc Vạn lên làm vua  Chân Lạp, tước hiệu là  Batom Reachea , đóng đô ở Oudong. Cả hai vua Ponhea và Batom Reachea đều ký hòa ước nhận  triều cống chúa Nguyễn hằng năm. Riêng vùng đất Prey Nokor và Kas Kobey, Chúa Hiền lại đặt con thứ hai của bà Ngọc Vạn  làm Nhị Vương, sử việt gọi là Nặc Ong Nộn, đóng đô  ở Prey Nokor – Sài Gòn .  Năm  1672, Batom Reachea bị  con rễ giết chết.  Ang Chey, sử ta gọi là Nặc Ong Đài, con trưởng  của Batom Reachea giết được kẻ phản nghịch và  được triều  đình  Chân Lạp đưa lên ngôi. Năm 1674, Nặc Ong Đài  đưa quân Xiêm tấn công vùng Đồng Nai, đánh đuổi chú ruột Nặc Ong Nộn. Chúa Hiền sai Dương Lâm đi cứu. Đang đêm Dương Lâm  đánh úp, phá các lũy Sài gòn ( lần đầu tiên chánh sử Việt năm 1674, gọi tên Prey Nokor là Sài Gòn Ong Đài lập ra) và Bích Đôi. Ong Đài thua chạy và  bị đồng bọn giết chết. Em là Ang Saur, sử gọi là  Nặc Thu, được chúa Nguyễn cho lên làm vua lấy hiệu là Chey Chetta IV. Năm kỷ mùi 1679, Chúa Hiền  giáng dụ sang Cao Miên,  bảo Thu Vương để đất cho Dương Ngạn Địch ở.  Quân tướng này là một trong hai nhóm  trên 3000 người di thần trung thành với nhà Minh – Trung Quốc  cùng 50 chiến thuyền, không chịu thần phục nhà Mãn Thanh, đến cửa Đà Nẳng xin tá túc. Cả hai Thu Vương, chính vương ở Oudong và Nhị Vương Nặc Ong Nộn  đóng đô ở Sài Gòn, nhanh chóng chấp nhận không điều kiện, không thắc mắc.                                                                                

   Công lao, sự nghiệp của Công nữ Ngọc Vạn đối với việc mở mang đất nước  thật là to tác, nhưng ngày nay, thờ bà chỉ có một tháp nhỏ bé ở chùa Kim Cang , xã Vĩnh An tỉnh Đồng Nai – Biên Hòa mà thôi! Đáng lý Việt Nam phải xây chùa tháp đồ sộ thờ bà ở một khu Sài Gòn và ở Bà Rịa mới phải !

 

 2- Thống Xuất Nguyễn Hữu Cảnh, người tuyên bố chủ quyền  lảnh thổ Đồng Nai – Cửu Long     

   Sau khi chúa Hiền can thiệp với Thu Vương cho hai nhóm di thần nhà Minh  vào khai thác đất Đồng Nai và Mỹ Tho, nhóm ở Biên Hòa  tập trung ở Cù Lao Phố, mở mang  phố xá, thu hút nhiều thương nhân nước ngòai đến buôn bán , mỗi ngày mỗi thịnh vượng …  Còn nhóm ở Mỹ Tho  cũng lập chợ búa, mở cảng buôn bán thuyền buôn đến tấp nập “ ruộng đất bằng tốt… có những vườn cau xum xuê. ”. Năm 1689, phó Vương Nặc Nộn  không còn ở Sài Gòn nữa, về sống ở Srei Santor. Cho nên  đất miền Nam trên nguyên tắc vẫn là vô chủ. Cư dân là dân tứ xứ hội tụ. Từ  nê địa hoang vu không ai thèm quan tâm, nay đã trở nên giàu có, phồn thịnh làm Xiêm, Lào thèm thuồng, Chân Lạp tiếc rẽ, chưa kể  kể các thế lực người Hoa đang bành trướng trong nội địa.  Để ổn định việc cai trị lâu dài, bảo vệ lưu dân người Việt, Minh Vương Nguyễn phúc Chu  sai Thống suất Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh ( có khi gọi là Kính, Chưởng cơ là lữ đòan trưởng, Thống xuất Chưởng cơ là sư đòan trưởng,  cấp bậc ít nhất là trung tướng ngày nay), con tướng Nguyễn Hữu Dật dòng dõi Nguyễn Trãi, vào Nam kinh lược. Đại Nam Thực Lục Tiền Biên  mô tả họat động của Nguyễn Hữu Cảnh trên vùng đất mới như sau : - Bắt đầu đặt phủ Gia Định : Chúa sai  Nguyễn hữu Cảnh kinh lược  đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố lấy xứ Đồng Nai  đặt làm huyện Phước Long, dựng dinh  Trấn Biên – Biên Hòa . Lấy xứ Sài Côn ( Sài Gòn ), dựng dinh Phiên Trấn (Gia Định ). Mỗi dinh đặt chức Lưu Thủ, Cai Bạ, Ký Lục và các cơ đội  thuyền, thủy, bộ tinh binh và thuộc binh. Mở rộng đất nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ những  dân siêu dạt  từ Bố Chánh  trở vào Nam  cho đến ở cho đông. Thiết lập xã, thôn, phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệ thuế tô dung, làm sổ đinh điền, lại lấy  người Thanh ( người Hoa đời nhà Thanh ) đến buôn bán  ở Trấn Biên, lập xã Thanh Hà. Ở Phiên Trấn, lập xã Minh Hương. Từ đó, người Thanh  ở buôn bán  đều thành dân hộ của ta ( xác định quốc tịch ). Hành vi  pháp lý này rất quan trọng và thật đúng lúc. Thống xuất Nguyễn Hửu Cảnh không phải  là tiền hiền xung phong đi khai khẩn  mà là hậu hiền khai cơ, nói nôm na Thống Xuất Nguyễn Hữu Cảnh  là người đã đặt tên  và chánh thức khai sanh đồng bằng  Đồng Nai- Cửu Long miền Nam nước nhà. Một điều đáng lưu ý là kể từ đây, lảnh thổ Việt Nam đã được phân định, nên những phần đất nhập vào lảnh thổ Việt Nam sau này, mặc dù vẫn còn hoang vu chưa người khai thác, chánh quyền Chân Lạp cũng chưa bao giờ  đặt chân cai trị, nhưng Trần đại Định, Mặc thiên Tứ  đều yêu cầu các quốc vuơng Chân Lạp chánh thức dâng hiến cho Việt Nam: Nặc Tha dâng đất Longhor Mesa ( Long Hồ, Mỹ Tho), Nặc Nguyên dâng đất Tầm Bôn, Lôi Lạp ( Gò Công, Tân An ), Nặc Nhuận dâng đất Trapeang, Bassac ( Trà Vinh, Ba Thắt ), Nặc Tôn dâng đất  Tầm Phong Long ( Long Xuyên ).  

    Năm  1699, Nặc Thu lại làm phản đắp lũy Bích Đôi- Nam Vang - Cầu Nam đưa quân cướp bóc dân buôn. Chúa Minh lại sai Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống xuất, lấy binh dinh Bình Khang, Trấn Biên, Quảng Nam, cùng binh tướng Long Môn Trần Thượng Xuyên  đi đánh. Quân Việt tiến vào Nam Vang, Nặc Thu bỏ thành chạy trốn. Năc Yêm, con Phó Vương Nặc Nộn ra hàng. Thống xuất vỗ an dân chúng, tuyên bố chủ quyền của hai nước  và chánh sách chiêu mộ  dân ở vùng đất mới, đối xử  bình đẳng giữa các tộc dân nên được dân Chân Lạp hết sức hoan nghênh. Sau này có nhiều  đợt người Miên  di dời lập nghiệp  miền Hậu Giang và dân Khmer lập đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh tại Nam Vang và tôn xưng ông là Thành Hòang Nam Vang. Thống xuất báo tin thắng trận rồi lui binh. Quân về theo sông Tiền Giang  đến Cù Lao Tiêu Mộc ( Cồn Cái Sao – Chợ Mới, Long Xuyên ), ba quân và ông bị phát bệnh  dịch ( Theo Gia Định Thành  Thông Chí ), hai ngày sau  đến Rạch Gầm  ngã ba sông Tiền, ông trút hơi thở cuối cùng. Ông được sắc phong  Thượng Đẳng Thần Lễ Thành Hầu. Một số  binh bản bộ của ông còn ở Cồn Sao lập nghiệp, khai khẩn vùng đó và đặt tên là Cù Lao Ông Chưởng  ( Thống Suất  Chưởng Cơ – Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ). Ông  là người được dân miền Đồng Nai – Cửu Long  sùng bái và lập đền thờ nhiều nhất.

 

3-Chánh thống Cai Cơ Nguyễn Cửu Vân đào kinh Bảo Định, khai khẩn đất Tân An- Gò Công.

Năm 1705,  nội bộ Chân lạp chia thành hai quyền lực: Ong Thu làm Chính Vương và  Ong Nộn làm Nhị Vương. Nội bộ thường tranh chấp, nước lọan triền miên. Sau khi Ong Nộn mất, Ong Thu phong con Ong Nộn là Ong Yêm làm quan. Đến đời con Ong Thu là Ong Thâm lại xích mích. Ong Thâm viện binh Xiêm và Ong Yêm  chạy sang Gia Định cầu cứu. Chúa Nguyễn sai Chánh Thống Cai Cơ( theo quân sự nhà Nguyễn Phước, cai cơ tương đương với tiểu đòan trưởng – cấp bậc ít nhất là thiếu tá ngày nay, Chánh thống Cai cơ là Trung đòan trưởng . ) Nguyễn Cửu Vân  đem quân đánh Nặc Thâm. Đến Sầm Giang, quân Vân đánh tan viện quân của Xiêm. Nặc Thâm chạy sang Xiêm. Quân Vân hộ tống NặcYêm về thành La Bích, lập lại ngôi vua. Nước Chân Lạp nay đã yên, Vân bèn khai khẩn  ruộng ở Cầu Uốc . Ông  lại cho rằng, giặc thường  vào ngầm đất ấy quấy rối phía sau quân ta, bèn cho đắp lũy dài từ Quán Gai đến chợ Lương Phú, đào thông hai ngòi Cầu Uốc – Mỹ Tho, dẫn nước về làm hào ngòai lũy, để việc phòng thủ được nghiêm mật. Năm  1711, ông được thăng Trấn Biên Phó Tướng. Vân cho đắp lũy và đào kinh cho Rạch Vũng Gù và Rạch Mỹ Tho  ăn thông nhau, nối liền sông Vàm Cỏ Tây qua sông Tiền. Về sau Vân lại cho đào sâu thêm, nhưng vì có giáp nước khiến phù sa hai đầu dồn vào nên bị cạn, thuyền to phải chờ nước lớn mới qua được. Năm 1772,  con Cửu Vân là Cửu Đàm đào kinh Ruột Ngựa nối liền Rạch Cát đến kinh Lò Gốm .Như vậy  đã có tạm đường nước thông thương từ Mỹ Tho qua Vũng Gù, Vũng Gù thông qua Vàm Cỏ Đông đến Bến Lức, theo dòng nước đến Ba Cụm, rồi theo sông Bình Điền tới Chợ Lớn. Đây là đường huyết mạch hết sức quan trọng để chuyên chở lúa gạo từ đồng bằng Cửu Long lên Sài Gòn. Thuở đó đường bộ chưa thông, khi đất nước đã định hình, năm 1819 phải dùng non 10 000 người sửa lại cho rộng và đào sâu thêm. Đào xong vua đặt tên là Bảo Định Hà. Cùng năm 1819,  Huỳnh Công Ly, Phó Tổng Trấn Gia Định Thành cũng đốc xuất dân  đào con kinh nói nối từ cầu Bà Thuông đến kinh Ruột Ngựa, vua đặt tên là An Thông Hà. Nguyễn Cửu Vân tuy có công lớn trong việc khởi xướng đào kinh Bảo Định, ngòai việc đưa  nước vào đồng ruộng mở rộng  canh tác khai khẩn vùng đất Tân An – Gò Công, còn có giá trị lớn tới ngày nay trong chiến lược và trong giao thông vận tải,  nên được phong làm Trấn Biên PhóTướng. Nhưng bên cạnh đó có sự “dụng công vi tư”, nên  Chúa Minh có lời quở trách. Khi mất Nguyễn Cửu Vân được truy phong là  Chính Thống Vân Trung Hầu.

4-Tiền Quân Kiến Xương quận công Nguyễn Hùynh Đức liều thân cứu chúa

            Miền Bắc thường nêu lên câu chuyện Lê Lai liều thân cứu Lê Lợi. Nhưng trong Nam, lại ít người biết đến  Nguyễn Huỳnh Đức, ròng rã  suốt đêm trường  quạt muổi cho chúa Nguyễn Phúc Ánh  ngủ yên, sau khi thất trận ác chiến với quân Tây Sơn ở Tứ Kỳ Giang ( thuộc Gia Định ), năm 1782. Chúa đã  sánh công trạng này với chuyện  xưa kia Nguyên  ( Mông Cỗ )Thái Tổ bên Tàu,  lúc thất trận chạy vào sa mạc đêm khuya không nơi đùm đậu, tuyết xuống lạnh buốt cả người.  Khi ấy có hai tôi trung của vua Nguyên là Mộc Bá Lê và Bác Nhĩ Mộc  cởi hết áo quần đang mặc đắp cho vua ấm  và đứng sửng  suốt đêm giữa đồng, giăng lá cờ trên mình vua cho khỏi bị tuyết rơi xuống. Từ dạo ấy, Hùynh Tường Đức được chúa Nguyễn xem như người trong thân tộc, đổi tên Hùynh Tường Đức  thành  Nguyễn Hùynh Đức.

              Nguyễn Hùynh Đức còn là người sinh quán  năm 1748, tại giồng Cái En làng Tường Khánh, nay là xã ( phường ) Khánh Hậu  thuộc tỉnh lỵ Tân An, tỉnh Long An ngày nay. Khánh Hậu cũng là nơi một nhóm nhà chánh trị xã hội học Hoa Kỳ nghiên cứu chi tiết văn hóa, xã hội làng xã đồng bằng Đồng Nai- Cửu Long, trên căn bản Mỹ ( ? ) đầu tiên ( ? ) ở Việt Nam, cuối thập niên 1950 ( ? ). Tên tộc  của ông như vừa kể trên là  Hùynh Tường Đức, con  của một võ quan triều Lê là cai đội  Hùynh Công Lương. Năm1780, Nguyễn Ánh xưng vương hiệu tại Sài Gòn. Lúc bấy giờ Đỗ  Thành Nhân  đã chiêu tập một đội nghĩa quân  trên 3000 người, dựng cờ đề hai chữ  “ Đông Sơn “  để chống với Tây Sơn, hầu đưa hòang tử Nguyễn Phúc Ánh lên  ngôi cữu ngũ. Huỳnh Tường Đức hồi đó đã 33 tuổi, từ giã vợ con, vai mang cung kiếm đến xin gia nhập nghĩa quân Đông Sơn .  

                Năm 1783, Nguyễn Hùynh Đức cầm binh đánh với Tây Sơn Nguyễn Huệ tại Đồn Tuyên ?, bị sanh cầm, bỏ tù xa  giải đến Nguyễn Huệ.  Huệ nghe danh Nguyễn Hùynh Đức từ lâu, truyền quân sĩ mau mở tù xa, giắt Đức  đến trước mặt rồi tự tay mở trói cho Đức, khuyến dụ Đức qui hàng. Đức trả lời vô lễ, không chịu đầu hàng. Nhưng Huệ mến tài Đức, không nỡ giết và đối đải trọng hậu, mong một ngày nào đó Đức sẽ hồi tâm qui phục Tây Sơn. Năm 1786, Nguyễn Huệ  đem Đức ra miền Bắc đánh chúa Trịnh vì sợ Đức vượt ngục tìm chúa cũ, thêm vi cánh cho Nguyễn Ánh còn ở trong miền Nam. Diệt xong chúa Trịnh, Nguyễn Huệ đem quân về và khiến Đức đóng binh ở Nghệ An làm phó tướng cho Nguyễn văn Duệ cai trị Nghệ An. Lúc bây giờ chúa Tây Sơn là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ chia rẽ nhau, ai cũng muốn làm hòang đế. Duệ nguyên là tướng của Nguyễn Nhạc, thời thế bắt buộc phải làm tôi cho Nguyễn Huệ,  nên giờ phút nào Duệ  cũng mong muốn thóat thân trở về  với Nhạc. Tin Nguyễn Hùynh Đức thật lòng muốn  phò Nhạc bỏ Huệ, Duệ  giao cho Đức một đội kỵ binh 5000 người, khiến vòng theo núi mà vào Qui Nhơn, vì Nhạc đóng đô ở đây. Nhưng sau một tuần lễ, Đức viết thơ cho Duệ khuyên Duệ bỏ Tây Sơn theo chúa Nguyễn Ánh trong Nam. Duệ đem quân rượt theo, nhưng Đức cùng ba quân ngày đêm băng rừng leo núi, noi theo  châu Lạc Hòan, tắt sang đất Vạn Tượng – Lào đi, sang nước Xiêm tìm Nguyễn Ánh. Đến Xiêm, Đức mới được biết là Nguyễn Ánh đã trở về Gia Định rồi. Nghe danh Đức, vua Xiêm muốn lưu Đức lại  để phò trợ mình, song Đức  chẳng hề thay lòng đổi dạ. Cuối cùng vua Xiêm  cấp thuyền bè cho  Đức trở về Gia Định. Nguyễn Ánh gặp lại Đức, phong cho Đức làm Khâm Sai Chưởng Cơ quản Trung chi tướng sỉ .

 Lúc ấy, Lê Văn Duyệt  cũng đã ra phò Chúa Nguyễn rồi. Thấy Đức hơn mình 17 tuổi, Duyệt bèn bái kiến Đức làm nghĩa phụ để học hỏi  võ nghệ lược thao. Năm 1790, Đức được thăng  Chưởng Quân Hửu Quận Dinh.  Đức là cánh tay mặt của chúa Nguyễn . Từ mùa thu năm 1790 đến mùa thu năm 1801, Đức đúng như câu đối ở nhà thờ  làng Khánh Hậu, cách tỉnh lỵ Tân An chừng 3 km, Đức là hổ tướng khai quốc công thần nhà Nguyễn Phước: Bắc Nam tam tổng trấn, vạn lý binh quyền; Tiền Hửu lưỡng tướng quân lục sư sóai lịnh. Năm 1802, Vua Gia Long phong cho Đức  tước Quận công ( nhắc lại là tước theo lớn nhỏ là : “quận” công, hầu, bá, tử, nam ) sai đi trấn thủ thành Bình Định và giữ chức Tiền Quân thay cho Nguyễn văn Thành. Năm 1808, Đức làm tổng trấn Bắc Thành. Năm 1816, vua Thế Tổ  lại cho Đức vào làm tổng trấn Gia Định thay Lê Văn Duyệt. Sợ  không đương nổi trọng trách, xin thêm người giúp thì Vua Thế Tổ Gia Long cho Trịnh Hoài Đức vào ở chức Hiệp Tổng Trấn.  Ngày mồng 9 tháng 9 năm Kỷ Mão ( 1819 ),  Đức mất, thọ 72 tuổi. Nhà vua truy tặng ông là: “ duy trung  dực vận công thần, đắc tiên phụ quốcThượng tướng quân ,Thượng trụ quốc, Thái phó quận công, thụy trung nghị”. Năm Minh Mạng nguyên niên 1820, ông được thờ tại miếu Trung Hưng Công Thần, Huế- Thừa Thiên .

…  Tuy Long An chiếm một phần quan trọng cho đất đai chiến khu Đồng Tháp Mười, nhưng các căn cứ kháng chiến thời Pháp thuộc do đốc binh Kiều  thành lập  năm 1862, nghĩa quân xây đắp  một cái tháp cao 10 tầng ( khoảng 42m )  để làm đài thám thính, lại nằm  trong huyện Mỹ An, gần kinh Tháp Mười, nay lại  thuộc tỉnh  Đồng Tháp – Cao Lãnh, Sa Đéc, nên không ghi danh đốc binh Kiều ở tỉnh Long An được. Dù rằng Long An  thuở xưa  chỉ có ba lối đi vào  chiến khu Đồng Tháp Mười, một lối  từ Gò Bắc Chiên đi xuống ( thuộc tỉnh Kiến Tường- Mộc Hóa cũ ) mới thuộc đất tỉnh Long An. Lối Đồng Bắc Chiên tỉnh Long An,  cũng có tiền đồn Bắc Chiên án ngữ, có hào lũy bao quanh  như ba đồn chánh Mỹ An ( đồn Tiền, đồn Tả , đồn Hửu ), ngòai lũy có hào sâu cắm  chông nhọn, có  100- 150 nghĩa quân  trấn giữ và có từ 15 đến 25 súng  “ bắn đá”. Khi vua Tự Đức nhường ba tỉnh miền Đông  cho Pháp, anh hùng Trương Công Định  lập chiến khu “ Đám Lá Tối Trời”  ở Gò Công để đánh quân Pháp xâm lăng thực dân và Gò Công nay lại thuộc tỉnh Tiền Giang - Mỹ Tho. Sau  khi Trương Công Định chết, anh hùng Võ Duy Dương  dựa vào căn cứ Đồng Tháp Mười  đã đánh quân Pháp khắp miền Hậu Giang.  Ngày 15 tháng 4 năm 1865, Pháp vây kín  căn cứ Đồng Tháp Mười, Võ Duy Dương  và nghĩa quân rút về  Cao Lảnh rồi sang vùng Vàm Cỏ Tây, lập căn cứ  kháng chiến mới. Tại đây, ông mắc bệnh thương hàn rồi chết. Thời Nam Bộ Kháng chiến, năm 1946, tướng Trần Văn Trà  tái lập chiến khu Đồng Tháp Mười, để trường kỳ kháng chiến chống Pháp, cùng lúc với  Nam Bộ tổ chức  chiến khu U Minh, chiến khu Dương Minh Châu và chiến khu D. Năm 1948 Pháp mở cuộc hành quân càn quét  chiến khu Đồng Tháp Mười, nhưng hành quân đại qui mô  này lại không chạm trán với địch quân Việt Minh ( Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, sau năm 1960 mới gọi là Việt Cọng ). Việt Minh đã ngụy trang khéo léo các công sự chiến đấu, nên Pháp không nhận ra, và bộ đội Việt Minh  đã rút  đi trước khi  quân đội viễn chinh  siết chặc vòng vây. Ngày  31.7 1951, tướng Chanson, tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở miền Nam  đi thị sát  công cuộc  bình định ở miền Nam, bị quân Việt Minh ám sát chết tại Cao Lảnh,  tỉnh Đồng Tháp. Năm 1963, quân Việt Nam Cộng Hòa  dưới sự cố vấn  và chỉ huy của John Paul Vann - Hoa Kỳ, bao vây một tiểu đòan  chủ lực Việt Cọng ở Ấp Bắc thuộc tỉnh Tiền Giang, nhưng ở trong lòng chiến khu “mới” Đồng Tháp Mười, áp dụng chiến thuật  thiết vận xa M113 và trực thăng vận mà quân đội VNCH chưa quen thuộc, để tiêu diệt bộ đội Việt Cọng. Quân VNCH và Hoa Kỳ thiệt hại nặng nề, vì tướng John Paul Vann  không rành  địa thế  sình lầy, trống trải  Đồng Tháp Mười và  chiến thuật đóng chốt của quân Việt Cọng, khiến cho bộ binh và chiến vận xa M113  không thể tiến nhanh được và làm mồi cho hỏa lực Việt Cọng. Quân dù từ trên cao bị rừng tràm che mắt, không thấy được  quân Việt Cọng, núp trong các công sự chiến đấu. Trái lại quân Việt Cọng thấy rất rỏ  quân dù, từ các công sự  chiến đấu. Trực thăng võ trang UH-1B không thể xuống thấp  để oanh kích vì bị hỏa lực chụm bắn nà. Vì vậy mà  suốt 14 giờ chiến đấu, từ mờ sáng đến  tối, VNCH và Hoa Kỳ thiệt hại rất nhiều về quân số, thiết vận xa  M113 và trực thăng võ trang UH1B.  ( chiếu theo Thiện Phương Đặng Như Tây, Đồng Nai – Cửu Long số 2 – 2005 ? )

 

             Phần II : Lạm bàn Phát triễn tỉnh Long An

                    Địa hình , đất đai , khí hậu, sông ngòi- kinh rạch

Đường vào Mộc Hóa  xa xôi

Dầu cao đứt đọ, sao rơi cánh chuồn!  

Gió đưa hơi lạnh chiến trường

Ngàn năm di hận, Kiến Tường còn trơ!

…         Kể từ cải cách năm xưa

Dụ  Năm – Mươi- Bảy có vừa lòng dân ?

Dinh Điền, Trù Mật còn không ?

Ấp nào Chiến – Lược thù trong  giặc ngòai ?

Người Cày Có Ruộng trong tay

Tấn công Bình Định, dựng xây oán hờn!

Để rồi lộng giả thành chơn

Vùng Kinh Tế Mới, mồ chôn sống người!

Trại gì Cải Tạo nực cười

Kẻ  ngu vác mặt dạy đời người khôn! …

 ( “Bài Thơ Đồng Tháp”, Hòang Châu )         

 

Địa hình , khí hậu, sông ngòi, kênh rạch .

Địa hình tổng thể LongAn chia ra làm nhiều vùng nhỏ hơn vì một hệ thống chằng chịt sông ngòi và kinh rạch trầm tích bùn – silt từ  hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây  làm cao thêm địa thế  và tăng gia mức phì nhiêu của Long An cho phát triễn nông nghiệp.  Địa hình  tỉnh nhà rất bằng phẳng, ngọai trừ vài đồi, gò ở phía Bắc tỉnh. Phần phía Tây là  Đồng Bằng Lau Sậy – Plain of Reeds, Plaine des Joncs, nhưng Việt Nam lại gọi là trũng Đồng Tháp , đồng của những “tháp” xưa cỗ thời văn minh Ốc Eo - Phù Nam ? hay Đồng Tháp Mười ( tháp mười tầng Đốc binh Kiều xây dựng ) . Khí hậu tỉnh  thuộc khí hậu gió mùa vùng nhiệt đới.

 Mùa mưa kéo dài  từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô  từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.  Nhiệt độ trung bình tỉnh nhà là 27.4 0 C . Lượng mưa trung bình mỗi năm là  1620mm. Ba sông chánh ở Long An là sông Vàm Cỏ Đông , sông Vàm Cỏ Tây và sông Rạch Cát ( còn gọi là sông Cần Giuột, sông Sòai Rạp, chảy ra cửa Sòai Rạp, biên giới hai tỉnh Tiền Giang và Long An ngày nay). Sông Vàm Cỏ phát nguyên từ Căm Bốt có 2 nhánh: sông Vàm Cỏ Đông còn có tên là  sông  Bến Lức , dài 300km, chảy xuống tỉnh Tây Ninh ( Trảng Bàng – Gò Dầu ) rồi Long An và đổ ra cửa Sòai Rạp , sông Vàm Cỏ Tây  chảy qua Mộc Hóa đến Thủ Thừa, qua cầu Tân An  tỉnh lỵ Tân An , rồi nhập cùng Vàm Cỏ Đông  để đổ  ra cửa Sòai Rạp , còn gọi là cửa Vàm Láng ( theo Thái công Tụng- 2005 ) .

 Ngòai một số kênh đào thời chúa Nguyễn  (  Bảo Định Hà , An Thông Hà ), thời các vua Gia – Long Minh Mạng  đào tay các kinh  nhỏ và ngắn  là kinh Bà Bèo phía  sông Vàm Cỏ Tây, kinh Ông Hống, kinh Cái Cỏ  nối rạch Cái Cái với  Svay Rieng ( năm 1815) , đào sâu và kéo dài 20 km , kinh Bảo Định năm 1819, nối liền sông Vàm Cỏ Tây  với sông Tiền  và  kinh tên Pháp là Arroyo de la Poste, từ Tân An đến Mỹ Tho... Lúc còn an ninh, Đệ Nhất Cọng Hòa đã đào kinh Đồng Tiến giữa trủng Đồng Tháp ngang qua hai tỉnh Đồng Tháp và Long An ngày nay và chiến tranh đã cản trở công cuộc  phát triễn thủy nông thủy lợi ở tỉnh Long An. Từ năm 1981 đến năm 2000, riêng hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp  ( một phần ngang qua tỉnh Long An ) đào thêm 600 km  đường sông,  và trên 2300 km  đường kinh  dùng đất đào làm thành đường bộ đến các thôn xã . Sau năm 2001, tổng số chiều dài sông ngòi, kênh rạch hai sông Vàm Cỏ tăng gia đến trên 8912 km , nhiều nhất trên sông Vàm Cỏ Đông; đưa nước sông Đồng Nai – La Ngà ( đập Dầu Tiếng ) về rửa phèn, ngăn phèn trồi lên mặt đất mùa khô… thay vì chỉ lưu ý đến nước hạ lưu sông Cửu Long mà thôi, khai thác Đồng Tháp Mười  làm 2 – 3 mùa lúa cao năng, biến vùng dân thưa thớt thành những thị trấn đông đúc như thị trấn Mộc Hóa ở tỉnh Long An , thị trấn  Tân Phước tỉnh Tiền Giang và thị trấn  Mỹ An, tỉnh Đồng Tháp…

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước  Tháp Mười long lánh cá tôm.

Muốn ăn bông súng mắm kho,

Thì vô Đồng Tháp ăn no  đã thèm.

Đồng xanh điểm trắng cánh cò,

Thương em vì bởi câu hò có duyên .

Đốt than  nướng cá cho vàng,

Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi

 (Ca Dao Miền Nam ,  Phan Tấn Tài sưu tập )

…    Đất đai dầu có linh hồn,

Mấy lần đổi chủ  đất còn nhớ  chăng ? 

Đất phèn vàng gốc cỏ năng

Hởi nhà trị thủy , biết chăng … Tháp Mười !

 (   Bài Thơ Đồng Tháp, Hòang Châu )                                                                 

         Vùng trũng  Đồng Bằng Lau Sậy đất  ẩm thấp-wetlands, rộng chừng 1 300 000 ha ( 13 000 km2 ),  bao gồm ở Việt Nam  phần lớn đất đai tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Tiền Giang và  tỉnh Long An  và một phần vùng Svay Reang ( Pray Veng, Svey Rieng ) ở Căm Bốt. Diện tích ở Việt Nam là trên 700 000 ha ( ? ).  Phần  Đồng Lau Sậy Việt Nam  gọi là Đồng Tháp Mười chiếm 360 000 ha gồm tòan là đất phèn – acid sulphated soils, trong tổng số 1 600 263 ha đất phèn nuớc nhà ( Đồng Tháp Mười, Tứ Gíác Long Xuyên, Trũng Sâu Vị Thanh tỉnh Cần Thơ – Hậu Giang và trũng Vũng Liêm- Long Hồ tỉnh Vĩnh Long v.v…).  Theo Thái công Tụng ( Việt Nam môi trường và con người – 2005 ), đất phèn được hình thành trên các trầm tích ở các cửa sông vào giai đọan  biển lùi  thời kỳ Holocen muộn  với các sản phẩm  trầm tích đầm lầy nước lợ, giàu hửu cơ và có chứa một lượng lưu huỳnh khá lớn. Căn cứ vào tầng sinh phèn, tầng phèn và độ sâu  xuất hiện những tầng này trong phẩu diện đất, có thể phân biệt  ra hai lọai chánh.  Lọai thứ nhất là  đất phèn tiềm tàng ( tiềm thế ) Sulfaquents, gặp ở các địa hình những vùng ngập nước sâu nhất như vùng trũng Đồng Tháp Mười; đất thường bị ngập nước và dưới lớp đất mặt có một tầng đất nhiều xác bả và ống rễ thực vật: đó là tầng đất chứa vật liệu sinh phèn như pyrit  tức sulfite sắt( FeS2). Tầng sinh phèn xuất hiện không sâu, nên nếu mực thủy cấp trong đất bị hạ thấp hơn so với điều kiện tự nhiên thì tầng đất sinh phèn sẽ bị oxyhóa, gây độc ( chất độc sắt, chất độc aluminium - nhom, chất độc hửu cơ do yếm khí- ngập nước tạo ra và những nơi thủy triều xâm nhập là chất độc mặn… ), cho cây trồng. Lọai thứ hai là đất phèn họat động, ( đất phèn Sulphat trẻ ) Sulfaquepts,  pH thấp hơn đất phèn tiềm tàng ( acid, chua hơn ), tạo ra từ đất phèn  tiềm tàng bị thóat thủy hoặc ở địa hình hơi cao hơn, có  điều kiện để  phèn tiềm tàng bị oxyhóa mạnh mẽ  tạo ra tầng phèn nằm rất cạn và khá dày: đất bị oxyhóa nền tầng pyrit chuyễn thành tầng jarosit  màu vàng rơm( “ sét cứt chuột”), pH dưới 3.5. Khi phèn bốc lên  đất mặt mà màu trắng-  có vẩn xanh, nông dân gọi là phèn lạnh. Khi nổi váng đỏ vì có nhiều chất sắt, họ gọi là phèn nóng. Hàm lượng phèn biến đổi theo thời gian và không gian.  Nước phèn di chuyễn từ nơi cao xuống nơi trũng thấp, kéo phèn xuống tích tụ ở các rốn phèn tức là những lòng chảo hứng phèn của các nơi cao xung quanh. Như vậy các đất phèn  tỉnh nhà còn bị lũ  lụt Sông Cửu Long  thay đổi tình trạng ngập nhiều ít mỗi năm. Lọai đất quốc tế gọi là đất phèn già , sulfic tropaquepts là lọai đất có tầng sulphuric sâu hơn 50 cm từ mặt đất, ở các cánh đồng Luzon – Phi Luật Tân và Bangkok – Vọng Các – Thái Lan cũng như ở những vùng đất khá cao Đồng Tháp Mười, ven biên giới Việt Miên từ  Mộc Hóa xuống Tân Châu là các gò, giồng là lọai đất phèn già, tương đối dễ xử lý, cải thiện hơn.

 Cũng theo Thái Công Tụng, nước lũ chuyễn về Đồng Tháp Mười  từ biên giới Căm Bốt chiếm đến 77 % khối lượng nhưng chất lượng kém, vì trước khi chảy vào nước ta đã phải chảy qua cánh đồng phèn Cam Bốt  và bị cây cỏ lọc gần hết phù sa. Nồng độ phù sa  sông Cửu Long là 0.250kg/m3 và thể tích hàng năm  lên đến hàng trăm triệu tấn. Nhắc lại là lưu lượng trung bình sông Cửu Long là 10 700m3/giây, vào mùa lũ lụt cao có khi lên đến 53 000m3/giây;  vào mùa kiệt  các tháng 3 -4,  lưu lượng chỉ còn 2 000m3/giây . Khi lưu lượng nước trong sông  vượt 25 000m3/giây , 25 % đất đai châu thổ đã bị ngập nước. Vào mùa khô, khi lưu lượng sông Cửu Long nhỏ hơn 6 000m3/ giây, nước ngọt đã bắt đầu khan hiếm và dòng chảy sông đã yếu, nên nước biển theo thủy triều lấn sâu vào nội địa, các vùng ven biển  nhiễm mặn. Ủy Ban sông Mê kông ( NIAPP- 1989 ) đã chia ra  6 vùng thời gian ngập nước ( xem hình) từ không ngập nước đến  ngập nước ít hơn 3 tháng,  ngập nước 3-4 tháng, 4-5 tháng và lâu hơn 5 tháng. Thị xã Tân An, các vùng Long An  dọc theo Vàm Cỏ Đông đến Mộc Hóa thời gian ngập nước ít hơn 3 tháng, phía trên Cao Lảnh  ở các trũng “tứ giác” giữa  Đồng Bắc Chiên, Cái Cái, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa  ngập lâu nhất từ 4-5 tháng đến trên 5 tháng. Ngòai  ngập lụt, điều kiện khai thác đất đai còn bị trở ngại vì nước mặn xâm nhập  mùa khô sâu xa, quá Bến Lức trên sông Vàm Cỏ Đông và Thủ Thừa trên sông Vàm Cỏ Tây ( xem hình ). Trên sông Cửu Long nước triều mùa khô lên đến Kong Pong Cham trên nhánh sông Mê Kông giữa Nam Vang – Pnom Penh và  Kratie  ở Căm Bốt. Long An có chế độ  nhật triều không đều, có nghĩa là số  ngày bán nhật triều ( một  ngày có hai lần thủy triều lên  xuống ) nhiều hơn số ngày nhật triều ( một ngày chỉ có  một lần thủy triều lên, một lần thủy triều xuống). Mực nước thủy triều có ảnh hưởng lớn đến đồng bằng Long An, Đồng Tháp Mười, từ  chuyên chở trên sông, kinh, rạch đến rút nước phèn, đưa nước vào ruộng tưới tiêu … Cũng vì vậy mà  NIAPP, Ủy Ban Ban sông Mê Kông, năm  1989, đã chia  đồng bằng Vàm Cỏ - Châu Thổ sông Cửu Long Việt Nam  ra thành 15 tiểu vùng sinh thái đất đai và thủy tính- agro ecological zonation, tùy thuộc độ phèn, độ mặn, ngập nước sâu cạn và lượng mưa thấp hay cao.  Đất đai dọc biên giới Việt Miên từ Tân Châu ( tỉnh  An Giang ) đến Mộc Hóa, Nông Trường Đồng Tháp , Đức Huệ…   thuộc nhóm 4 nghĩa là ít cản trở về phương diện đất,  mực nước ngập cạn: vùng Bến Lức thuộc nhóm 12 mùa khô bị mặn, đất đai không mấy phèn, lượng mưa thấp;  vùng trũng Bắc Chiên, Vĩnh Châu,  Bắc Hòa, Tân Thạnh, Nam Mộc Hóa…  thuộc nhóm 5, đất đai khá phèn, ngập sâu; vùng Lương Hòa, kinh Bo Bo phía Bắc Thủ Thừa thuộc nhóm 6, đất  rất phèn và ngập sâu; vùng từ Tân An xuống Mỹ Tho, bến đò  Mỹ Thuận , thuộc nhóm 8  đất không phèn , ngập cạn …Thế nhưng phân chia sinh thái này của chuyên viên Ủy Ban sông Mê Kông, hầu  giúp qui định  chánh sách khai thác Đồng Tháp Mười, sau các năm 2001- 2003, đều tỏ ra có phần bi quan.

               

      Thực vật và động vật

       Đồng Tháp Mười nguyên là một vùng  rừng cây cỏ rậm rạp um tùm, nhưng nay phần lớn đã được khai thác trồng lúa; chỉ còn  lại hai vùng thiên nhiên nhỏ được bảo vệ.  Ở tỉnh Long An là Láng Sen, còn sót lại một khu rừng tràm bán thiên nhiên dọc theo một rạch thiên nhiên, vì vậy còn giá trị đa dạng sinh học quan trọng. Diện tích  bảo vệ ở Láng Sen là 3280 ha, trong đó rừng tràm thiên nhiên chiếm khỏang 700 ha. Những liếp hoa sen- lotus và trảng cỏ cũng chiếm chừng 700 ha. Diện tích còn lại ở Láng Sen  nay đã trở thành ruộng lúa. Đồng Tháp Mười kiểm kê được 127 lòai thực vật, theo 3 sinh thái chánh :      

                    _-  Trảng cỏ ngập  theo mùa lũ chia ra nhiều thứ. Thứ cỏ ngự trị là lòai cỏ năng( spike rush ) Eleocharis dulcharis ? – dulcis  họ Lác Cyperaceae làm  đồ ăn chánh cho Sếu, đặc sắc cho vùng đất phèn nặng  mùa nước nổi, một thực vật đa niên nhờ củ nhỏ, thân có thể cao vài mét  ( không nên lầm với  cũ mã thầy hay năng củ – water chesnut, chataigne d’eau ,trồng nhiều ở miền Bắc và nay cũng trồng bán siêu thị Á Đông, Hoa Kỳ tên la tinh là E. dulcis var. tuberose ) và lúa ma- lúa trời Oryza rufigopon ( tên cũ là O. sativa f. spontanea), một loài lúa thiên nhiên nhưng đa niên thay vì hàng niên như lòai lúa hoang dại gần gủi là Oryza  nivara , hột dễ rơi rụng, xen lẫn  vài đám tràm. Lúa trời là một lòai lúa hoang dại hiếm có của tông chi   Lúa Oryza, một lòai cỏ hòa bản mọc theo nước lũ được, thân lá có khi dài hơn  4m và trấu có  chóp lông gai- awn dài 11cm.  Lòai cỏ năng khác  thấy nhiều ở Đồng Tháp là cỏ năng nĩ, bụi thưa chỉ cao 20- 50cm, thân xốp dùng làm nệm, tên la tinh là Eleocharis ochrostachys.         

              - Các đồng lầy sen súng – lotus swamps cũng là một đặc điểm thực vật của Đồng Tháp, nhưng nay diện tích sinh thái này càng ngày càng eo hẹp. Lòai sen hoang dại Đồng Tháp là Nelumbo nucifera họ Nelumbonaceae  hoa trắng hay hường -tim tím  căn hành- củ, cuốn là tròn, có gai nhỏ, phiến lá hình lọng to, bế quả ăn được,tiểu nhụy  mũi cong cũng dùng ướp trà,  hột đen , mầm- ngòi  màu lục đậm dùng làm thuốc trấn an , làm ngũ .  Các lòai súng( water lilies ), họ Súng Nymphaeaceae  thường thấy là lòai súng lam ( Blue  Lotos of India, Indian Blue Water lily )  Nymphaea  nouchali, căn hành tròn tròn, cuống dài cả 2m, mặt dưới lá màu đỏ, hoa rộng 7- 15cm  màu lam lợt hay trắng nở từ  sáng đến trưa, lòai súng trắng (  night lotos ) Nymphaea pubescens , phiến lá xanh đậm láng mặt trên ,mắt dưới đầy lông mịn màu nâu ( khác với lòai sen súng Ai Cập- Egyptian Sacred Lotos mặt dưới lá không lông ), hoa trắng hay hường, chỉ nở sáng sớm;  và lòai súng chỉ -súng vuông- súng co Nymphaea tetragona là lòai hoa súng cây nhỏ nhất trong tông Nymphaea .

               - Các rừng ngập nước  gồm những đám  rừng tràm rải rác bán thiên nhiên  liên kết với những lòai trâm Sygysium spp. họ Sim Myrtaceae, lòai năng ẩm thấp Eleocharis hygrophilus, lòai sung - gừa đại mộc Ficus microcarpa , họ dâu tằm Moraceae, lòai Ô môi Cassia grandis họ-phụ Điệp  Caesalpinoideae và các rừng tràm trồng lại ở nhiều giai đọan tăng trưởng, từ cây tràm con đến cây trưởng thành đốn được rồi, thân cao đến 9m.  Rừng tràm Đồng Tháp như vậy không  còn ngút ngàn như thời xa xưa nữa, khác với rừng tràm nay  còn mênh mông vùng U Minh Thượng – U Minh Hạ hai tỉnh Kiên Giang – Rạch Gía và Cà Mau. Tràm  ( cajeput tree, paper bark tree, Niaouli )  theo Phạm Hòang  Hộ, Cây Cỏ Việt Nam - 2003 ) tên la tinh là Melaleuca  cajuputi Powel, không phải là Melaleuca  leucadendron L.f. là lòai tràm lá hẹp hơn, gié ở chóp chánh chỉ tìm thấy ở  Úc Châu, Tân Ghi nê và Molucca ( theo Blake từ năm 1968 ) M. cajuputi là một đại mộc cao đến 20m , thân to 30cm, vỏ trắng xốp làm nguyên liệu sản xuất giấy tốt, lá rất thơm  chưng cất cho tinh dầu màu lục, phiến lá thon không lông, mùa hè hoa nở trắng xóa, huơng hoa tràm quyến rũ ong từ các nơi về hút mật hoa. Cũng xin nhắc lại là ở  rừng tràm, các cây mốp  và nhất là  dây chọai  ngâm nước có độ bền bỉ không kém song mây, mọc um tùm khác với rừng đước  nền là bải sình trống trải. Chọai – Chại  tên la tinh là Stenochlaena- Polypodium palustris là  một dây ráng – fern, fougère,  thân leo rất dài có khi đến 20m, phiến là  lưỡng hình dài đến 1m. Ngòai vấn đề  rạch, kênh , mương bị  bèo lục bình- bèo Nhật Bổn ( water hyacinth, jacinthe d’eau ) Eichornia- Pontederia crassipes , nguồn gốc Brasil không phải  gốc Nhật,  xâm  chiếm Việt Nam từ năm 1902,  cản trở giao thông như trên khắp thế giới, đáng lưu ý là một lòai trinh nữ đầm lầy thay vì là Trinh nữ - Mắc cỡ ( lòai Mimosa pudica ) phát hiện đã xâm nhập Đồng Tháp Mười từ năm 1995, năm 2005 đã lan rộng trên 2000 ha ở Tràm Chim và  gần Mộc Hóa, tỉnh Long An.  Cỏ Trinh nữ nhọn hay bèo Mai dương tên la tinh là Mimosa nigra L.  là một cây cứng cao 2- 3 m, bụi  có khi cao đến 4m, sóng lá mang một gai đứng cao 1.5cm giữ mỗi cặp thứ diệp, lá khi đụng tới cũng xếp lại, nhưng chậm hơn Mắc cở M .pudica,  hoa đầu vàng không màu hường như hoa Mắc cỡ…   

               Cách Láng Sen khỏang 23 km phía Tây Nam là Công viên Quốc gia Tràm Chim(  huyệnTam Nông ) rộng  7 740 ha, có 53 km kinh rạch, chia công viên ra làm 6 nhóm sinh thái. Phần lớn thuộc tỉnh Đồng Tháp. Nguyên thủy  thiết lập năm 1985 là một khu bảo tồn có mục đích  bảo vệ sinh thái đất ẩm thấp- wetland ecosystem  vùng Tam Nông và Sếu Sarus Crane. Tháng 12 năm 2012, Công viên Tràm Chim được  Tổ chức Qui ước Ramsar về Đầm Lầy-  Đất Âm Thấp- Ramsar Convention on Wetlands công nhận có tầm quan trọng quốc tế, vì đây là một trong những mảnh đồng thiên nhiên còn sót lại của 700 000 ha vùng Đồng Tháp Việt Nam. Vị trí này cũng là một vài địa điểm đặc sắc có Lúa Ma Trấu Râu, mũi trấu nhọn dài- Brownbeard  Rice Oryza rufipogon. Công Viên Tràm Chim còn giúp bảo tồn 9 lòai chim và 5 lòai cá có nguy cơ tuyệt tích trên thế giới là cá Bengal Florican, Houbaropsis bengaliensis, và cá chép khổng lồ - Giant Barb – Catiocarpio siamensis. Tràm Chim cũng nhận mùa khô mỗi năm 20 000 chim nước – water birds  mà hơn 1% sĩ số là  lòai Sếu đông phương đầu đỏ, không mào- Eastern Sarus Crane, Red head Bare necked Crane,  Grus antigone sharpii, và đặc biệt là Cò Trắng –White herons, Storks … Sếu đầu đỏ là một lòai Sếu lục địa, hiếm có ,thuộc về lòai Chim đang bị hiểm nguy tuyệt tích.  Thường bay từ Cam Bốt và Lào… đến đậu ở  vùng Tam Nông từ tháng chạp đến tháng tám.  Chúng phải thiên di tránh mùa lũ ngập Đồng Tháp Mười.  Chúng sống trung thành từng đôi ( từng cặp ), và đẻ trứng vào mùa xuân.  Dân Việt  và ngọai quốc thích ngắm chim trời , cá nước…  xem chúng là vật quí hiếm .  Đáng tiếc là theo quan sát các nhà khoa học Việt Nam, năm 1988 đếm được hơn 1050 con Sếu Đông Phương Sarus Crane, năm 2011 chỉ còn đếm được 100 con thôi, có lẽ vì diện tích  cỏ năng Eleocharis dulcis, củ nhỏ thực phẩm chánh cho sếu, giảm nhiều. Như vậy cần tăng gia bảo vệ Cò( Sơn ) Trắng – Painted Stork, một lòai cò lớn nặng đến 10 kg, đứng cao hơn 1m  và cánh mở rộng đến 1.5 m . Cò Trắng Đồng Tháp cũng đã được xếp vào lọai bị hiểm nguy tuyệt tích. Thêm vào đó nên chú ý thêm đến  đàn Bồ Nông - Cormorants lòai chim to lớn Đồng Tháp, cùng Sếu Sarus và Cò ( Sơn ) Trắng là những động vật đặc sắc thu hút khách thăm viếng. Ban quản lý Công viên  vùng Tràm Chim kiểm kê được 231 lòai chim ( trong đó có 32 lòai chim hiếm có, 130 lòai cá nước ngọt, 110  động vật  sống  nước nổi – floating animals, trong đó 23 lòai sống dưới đáy nước, cùng nhiều lòai lưỡng cư,  ếch nhái - amphibians  bò sát – reptiles. Tháng 7 năm 2005, Việt Nam khám phá ra lòai cá sấu xiêm hoang dã – siamese wild crocodile  Crocodylus  siamensis tưởng đâu là đã tuyệt tích ở nước  nhà và được xem là động vật đang bị hiểm nguy tuyệt tích trên thế giới.

       Mùa khô, nước vùng Tràm Chim chỉ còn sâu 40 -50 cm. Mùa lũ nước ngập 1- 1.2 m. Cũng như  bèo Mai Dương, cỏ Trinh nữ nhọn, ở nhóm động vật đất ẩm thấp, lọai ốc bưu vàng – golden snail nguồn gốc Nam Mỹ xuất hiện năm 1986,  khởi đầu  phá hại sinh thái ẩm thấp Đồng Tháp – Tràm Chim rồi lan rộng khắp đồng ruộng miền Nam. Lúa Ma-Lúa Trời Oryza rufipogoncỏ hội đòan cỏ  Mồm Ấn Ischaemum indicum  Merr. họ hòa bản Gramineae – Poaceae, một thực vật có căn hành –củ  cao 0.5 -1m, phát hoa hình trụ gồm 2 gié, hột dài 5 cm vỏ trấu dưới có có cánh, các củ  cỏ năng Eleocharis spp., các đám cỏ Môi, Bấc- rice cut grass Leersia hexandra, một lọai cỏ đa niên có chồi dài mọc thành đám, phiến lá hẹp và dài có bìa rất sắt,cắt đứt da, nhưng trâu bò rất thích ăn, hột trấu tương tự các giống lúa trồng trọt… là những thực phẩm chánh cho ốc bưu vàng, lọai ốc cạnh tranh mảnh liệt với các ốc địa phương. Sau vụ lúa hè thu, ruộng ngập nước và mùa lũ kéo dài, ốc bưu vàng sinh trưởng và phát triễn mau chóng. Trung bình sau mùa lũ, mỗi ha ruộng sau khi bơm nước ra làm vụ lúa đông – xuân, bắt  được cả tấn ốc lớn, ngòai vô số kể ốc con. Nếu không diệt được ốc bưu vàng, chúng sẽ ăn sạch lúa. May mắn là từ năm 2009, thay vì phải dùng thuốc trị ốc, tốn kém và tai hại môi sinh, nông dân vùng Đồng bằng Cửu Long phát hiện là dùng thịt ốc bưu vàng ( 2kg ốc vỏ cho 1kg thịt ốc )  làm nguồn thức ăn nuôi cá tra, cá trê ,tôm càng xanh , cua đồng… thay thế cá tạp, cám, thức ăn công nghiệp- tổng hợp thì thấy tôm cá cua  ăn nhiều và mau lớn hơn. Vịt đẻ cũng rất thích ăn ốc bưu vàng hơn là lúa, cho tỷ lệ trứng rất cao.    

 

                 Du lịch Long An

         Cheo xuồng ba lá giữa rừng tràm

         Chèo xuồng ba lá thăm viếng rừng tràm rất địa phương hấp dẫn. Xuồng  ba lá làm bằng ba mảnh gỗ  ráp lại.  Thường do một cựu nữ quân nhân du kích  miền Nam từ thời Kháng chiến, mặc áo quần bà ba đen miền Nam, đầu đội mủ vải mềm, chèo với mái chèo, mau lẹ đẩy  xuồng lướt  băng băng trên kinh rạch sâu, nhưng khi rạch cạn thì chống  xuống tiến tới bằng một sào tre dài.  Xuồng  có thể chở 2-3 người, tùy cân lượng nặng nhẹ. Muốn  du ngọan vườn tràm thì nên  khởi hành từ  Xẻo Quýt tỉnh Đồng Tháp, hơn là từ một vị trí rừng tràm Long An. Xẻo Quýt là một căn cứ chiến khu Đồng Tháp thời kháng chiến chống Pháp và thời chống  quân đội VNCH và quân đội Hoa Kỳ (  từ năm 1964- 69 có sư đòan 9( ? ) bộ binh  Hoa kỳ đóng ở căn cứ Đồng Tâm và rút đi năm 1969 ? )  sau đó. Rừng tràm là một nơi giữ  nước ngọt lớn,  chống lại xâm nhập nước mặn thủy triều và nguồn trồi phèn chua- acid lên mặt đất, điều hòa ẩm độ đất vào mùa khô.Thời kỳ chiến tranh, đây là vùng đất lý tưởng cho “quân giải phóng” và bộ đội miền Bắc. Kinh chằng chịt, xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 19, nay đã trở thành những đường chuyễn vận, giúp dân gian địa phương  khai khẩn đất hoang, trồng lại rừng tràm và ngừa lữa cháy rừng. Phát triễn “văn hóa, xã hội , kinh tế rừng tràm “ được khuyến khích mạnh mẽ sau 1986, liên kết cùng lịch sữ quốc gia  khai khẩn hoang địa và bảo vệ lảnh thổ quốc gia. Rừng tràm  ngập nước đỏ nâu đầu mùa mưa là một sinh thái  điển hình miền nhiệt đới cho chim chóc, cá và động vật hoang dã vừa kể trên.  Gỗ tràm mềm dẻo, kháng mục nát hay dùng xây cất nhà cửa, làm sàn nhà. Cho nên ngày nay Việt Nam thiếu gỗ trầm trọng, rừng tràm hay bị tàn phá, lạm thác trong một nền kinh tế chuyễn động về thị trường theo trào lưu hội nhập quốc tế, nếu chánh sách bảo tồn và trồng lại rừng yếu kém, quản lý không mấy hửu hiệu. Hơn nữa mùa khô, cây tràm dễ cháy, gây ra những đám lữa rừng lớn khó chửa, như đã xảy ra năm 1984. Mùa mưa, thăm viếng rừng tràm vô tận, mênh mông khu Đồng Tháp Mười là một chuyến du lịch hi hửu. Chèo ghe, xuồng trong rừng tràm Xẻo Quýt cần phải khéo léo.  Muốn tiến tới xuồng phải lướt đi giữa các hàng cây tràm rễ  chắc nịch  và võ  nhiều  lớp  mỏng màu nâu.  Nhưng  khí  trời mát lạnh, ẩm ướt và hương hoa tràm thơm ngát. Thỉnh thoảng lại được nghe chim hót và tiếng động cá nhảy vọt vang dội trong bầu không khí yên tĩnh.  Rừng tràm trông  tựa một phong cảnh vẽ trên mặt nước nổi. Ánh dương làm sáng chói những hàng cây tràm đầy dây chọai leo quấn, tạo dựng một sắc khí đầy sống động, hoang sơ.                

         Di tích Bình Tạ ( ?) cỗ xưa    

        Một trong những điểm  chưa hút dẫn  nhiều du khách vào tỉnh Long An là  giá trị nhân sinh của nền văn hóa Ốc Eo, phát huy ở Châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ thứ I- 1 đến thế kỷ VI- 06 sau công nguyên, mang  nhiều đặc tính văn hóa Ấn Độ.  Như chúng ta ít biết , trên các đồi đất đỏ miền Đông Nam bộ cũng như trên các giải đất cao ven sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ, các nhà khảo cổ đã phát hiện  một hệ thống di tích thời đại  đồng thau  đến sơ kỳ thời đại sắt, tương đương niên đại Phùng Nguyên – Đông Sơn  văn minh Sông Hồng và  văn minh Sa Hùynh - Quảng Ngãi.  Các nhà khảo cỗ Pháp, từ những kết quả thu lượm được qua các khảo sát bằng máy bay các luồng nước trong vùng Tứ Giác Long Xuyên và các khai quật  di tích Ốc Eo đầu thập niên 1940 của Malleret, đã làm sống lại một nền văn hóa  một thời tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á : đó là văn hóa Ốc Eo. Trước đây người ta chỉ  mới biết đến các di tích ở vùng Ốc Eo cạnh chân núi Ba Thê thuộc tỉnh An Giang và vùng bìa rừng U Minh với di tích Trăm Phố, sau Chiến tranh Tương tàn Nam Bắc, ngày nay chúng ta được biết  là văn hóa Ốc Eo đã vượt qua Sông Hậu  sang tận Đồng Tháp- Long An, tới thượng du Sông Đồng Nai. 12000 đồ vật đã được thu thập từ 20 vị trí di tích tiền sử và gần100 di tích thời Ốc Eo.  Ngòai ra, ngay ở tỉnh  Long An cũng có đến  trên 40 đền đài công sự kỷ niệm  quan trọng cách mạng và lịch sử quan trọng đất nước, những cơ cấu và viễn cảnh danh tiếng như  nhóm di tích Bình Tạ ( Đức Hòa ), các  đền đài kỷ niệm vùng Vàm Nhựt Tảo, nhà Trăm Cột …Di tích  cỗ xưa Bình Tạ  nằm ở xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa  tỉnh Long An, cách thị xã Tân An chừng 40 km về phía Đông Bắc, trên con đường Tân An- Bến Lức- thị trấn Đức Hòa và cách đường tỉnh lộ  mới số 824 ( nguyên là  tỉnh lộ số 9 ) 800m về phía Đông. Đây là một trong số hơn 60 di tích  khảo cỗ tập trung ở huyện Đức Hòa.  Di tích Bình Tạ thuộc nhóm 16  kiến trúc cổ tích có hồ xưa cũ bao quanh,  như  Gò Xòai , Gò Nam Tước , Gò Đồn.  

        Di tích Gò Xòai

      Gò Xòai là một đền thờ xây bằng gạch, hình thể có phần vuông vức, mỗi cạnh dài 20m. Cấu tạo nền đền thờ rất chắc chắn và rất phức tạp vì những vật liệu xây dựng rất khác nhau tỉ như basalt, sỏi đá cuội, sạn đỏ, cát trắng, cát hồng v.v… Kiến trúc Gò Xòai chứa một lỗ hổng vuông làm nơi thờ phụng, mỗi cạnh dài 2.2 m  và sâu trên 2. 5m  cho tro xương cốt người quá cố và trưng bày những thu thập đồ vật có giá trị, gồm các  vật thể  khắc chạm linh thiêng lốm đốm hạt vàng kim như rùa, rắn, voi và đá quý hiếm đặt trong những vòng –kiềng và kim khí, cùng bảng ghi văn hóa Sanskrits – Pa Li  gần dưới đáy lỗ mồ chôn. Cấu trúc Gò Xòai được liệt vào  loại tháp – chùa chứa thi hài sư sải Phật Giáo, vào thời kỳ xưa cỗ sớm nhất ở Đồng bằng Công Cửu Long, mang đậm nét phong cách Tây Phương Thiên Trúc.

        Đền thờ Gò Nam Tước

        Là một  đền thờ kiến trúc bằng gạch  dài 17.2m và rộng 11.1 m. Phần trên đền thờ đã  đổ nát, nhưng vẫn còn tiêu biểu cho kiến trúc của văn hóa Ốc Eo.Tỉ như  cơ cấu góc cạnh bẻ gãy, gạch rất thẳng hàng ở các đường nền và  cổng vào ba cửa hình bán nguyệt nữa tròn về phía Đông , chứng minh là cơ cấu đền thuộc về Ấn Độ Giáo.

         Tháp đền thờ Gò Đồn

           Cũng là một kiến trúc xây bằng gạch, dài 78.5 m  theo hướng Đông Tây, rộng 60m theo hướng Nam Bắc, trước khi khai quật, tổng thể là một ngôi mộ, phần  mộ gần mặt đất nhất  sâu 0.4 m. Các đồ vật bằng đá trưng bày  trong mộ là tượng  Thần giữ đền -Dvarapala genie, đầu tượng Thần Ban Phước Lành-  Ganessa genie , nhiều vật thể thờ phụng gồm linga , yoni, mi, cửa vào  khắc đẻo những hình hoa-lá, ống dẫn nước thánh (somasutra) cùng nhiều vật thể đồ gốm bình -chậu thu thập khi khai quật. Ở lỗ chôn  thờ cúng, trung tâm di tích , sâu 3m là một vật thể  đã bị bễ vở linh thiêng yoni và rất nhiều đá cuội, nghi là đá thờ phụng.

         Viện Bảo Tàng Long An

            Thiếp lập ở  trung tâm Thị xã Tân An, thuộc phường 4. Rất nhiều cỗ vật giá trị và hiếm có, nhiều ý nghĩa văn hóa, nghệ thuật được trưng bày ở đây, đa số là đồ vật khai quật từ các di tích  văn hóa địa phương, rất hấp dẫn cho tham quan và khảo cứu . Đặc biệt  tượng Quan Thế Âm Bồ Tát – Goddess of  Mercy có  một ngàn tay ( thiên thủ), một ngàn mắt ( thiên nhãn )  là  một cỗ vật  khắc trên gỗ  duy nhất được trưng bày, đã được nghệ nhân tỉnh nhà sao chép lại  từ tượng Quan Âm chùa Bút Tháp ngòai Bắc.           

          Nhà trăm cột

        Đây cũng là một  cơ cấu xưa cỗ khắc đục, thường có tên là nhà trăm cột – one hundred column house,  vì đã được dựng lên trên hơn một trăm cột, do dân gian  xã Long Hửu Đông làm ra. Diện tích là 882m2, nhà trăm cột được xây cất trong một khu vườn  rộng 4 044m2 , mặt tiền nhà  hướng về  Tây Bắc. Tòan thể nhà làm bằng gỗ lọai quý như gỏ mật- rose wood, honey wood, gỏ đỏ, gỏ  đỏ Vua Bà Rịa - Barian King wood, mái lợp hai lớp ngói và tầng ( ? ) xây  bằng đá khắc đẻo, cao 0.9 m,  mặt sàn nhà lớp bằng gạch lục giác. Trên họa đồ nhà trăm cột có hình chữ “ Quốc”    gồm  ba gian – compartments , hai chái- leantos. Nhà chia ra làm hai: phía trước là căn thờ phụng  và phòng khách ngoại, phía sau dùng cho gia đình ở. Toàn thể hệ thống giàn, vì kèo – trusses  chạm nổi và điêu khắc tỉ mĩ! Đề tài là những đám mây hóa rồng, cây cỏ bốn mùa : dây leo –  song mây, lá và hoa theo đặc điểm  điêu khắc Huế. Gian thờ phụng và khách ngọai  điêu khắc theo phương thức cổ điển  nghệ thuật  đa lọai và phong phú,  tỉ như bốn  siêu nhân –tứ bất tử thần thông, 8 trái cây- bát bửu tượng trưng cho  Phúc - Lộc – Thọ  và cây trái miền Nam  như mảng cầu, bình bát, khế, măng cụt … đều được  nghệ nhân địa phương  tỉ mĩ, khéo tay biểu hiện  kỷ thuật nhà nghề trên bao lơn- ban công, khung rầm đơn vị, tường vách, bàn thờ, ghế, bàn tròn ,bàn dài.

           Núi Đất , một di tích đẹp tỉnh nhà   

         Từ thị xã Tân An dọc theo  tỉnh lộ số 49 cách thị trấn Mộc Hóa chừng 65 km, sau khi đến ngã rẽ Biên Phòng, quay qua phía trái chừng 500m, bạn sẽ thấy Núi Đất -Earthy Mountain . Mặt mày bạn sẽ cảm giác gió núi nhẹ, mát mẽ thổi qua khi đến gần núi. Từ xa, Núi Đất tưởng như  một hòn đá lớn  mọc lên giữa một hồ  xanh ngắt, trong sáng, yên tĩnh và thơ mộng. Núi Đất chia ra làm  ba đảo nhỏ. Đảo nhỏ đầu tiên là một núi  cao 10m, đảo nhỏ nhất chỉ cao 5m. Đa số đá lớn các đảo phủ đầy rêu, gió núi thổi qua vi vu, xói mòn đá : những cổ thụ đã trăm tuổi chen lẫn  trên đá, tỏa bóng  lối mòn bậc thang. Quanh Núi, những lối mòn  trải đất, có đê đá chắn sóng  dọc theo bờ nước hầu bảo đảm an tòan cho du khách.  Đảo nhỏ  thứ hai là một núi xây dựng từ mặt đất có một cầu nhỏ, dài  bắt qua đảo lớn nhất. Đảo nhỏ thứ ba ở phía  trái  một hồ sen  có hình dạng một chuông tuyết- snowbells  đá. Giữa hồ có hai đình tạ nổi để du khách  hưởng không khí tươi mát và trò chuyện.  Bên bờ hồ là những nhà làm việc, phòng tiếp khách, khách sạn, vùng trồng hoa, cây kiểng bonsai, chim chóc và động vật Long An.

            Di tích lịch sử  Vàm  Nhựt Tảo

             Khúc cắt ngang  sông Vàm Cỏ Đông và sông  Nhựt Tảo  là Vàm -cửa sông nhỏ Nhựt Tảo, một vùng yên tĩnh và an lành của xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Ngày nay, khi  đi tàu - ghe từ  Sông Vàm Cỏ Đông xuống địa phận xã An Nhựt Tân, du khách có thể thưởng ngọan vẽ quyến rũ của Vàm Nhựt Tảo. Sông Nhựt Tảo tuồng như khá rộng, trong như  pha lê, rất đẹp nhờ những nhà thu mình núp dưới  các hàng  dừa nước Nipa sp. và vài lòai hoang dã  như cây rừng sác đại mộc Bần chua Sonneratia caseolaris L. Sương đang tan dần, trải khắp mặt nước dòng sông ửng hồng vì ánh sáng mặt trời  mọc và giọng hò khoan  ngư dân vọng lại từ xa. 

           Vùng Miếu Bà Cố

            Đây là một ngôi đền nhỏ đã hiện diện hơn 150 năm nay ở thôn Bình Trị,  xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành.

  Nơi đây, vào ngày 24/02/1954, tiểu đòan 309 và bộ đội  Châu Thành đã phục kích, đánh tan tành một tiểu đòan và một đại đội địch quân, sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

            

          Vườn hoa và kiểng bonsai Thành Tâm

            Thiết lập ngay giữa trung tâm thị xã Tân An. Vườn trưng bày nhiều hoa mới cũ và  kiểng, có  chậu đã trên 100 tuổi thọ. Rất nhiều  chậu đã đọat giải thưởng ở hội thi đua hoa- kiểng miền Nam, vào mỗi mùa Xuân. Nhiều nghệ nhân tài ba tỉnh,  đã có tầm nhìn xa xăm,  nhắm vào các nghệ thuật  núi Phú Sĩ ( Nhật ), đền đài Angkor ( Cam bốt), Kim tự tháp Ai Cập , thành  quách nội ngọai Huế …   

          Phần II - B  .

       1-  Khai thác  nông lâm ngư nghiệp Đồng Tháp Mười , trước tiên phải rữa phèn, chống  ngập lũ   

       Như đã kể trên Đồng Tháp Mười  của 3 tỉnh Long An( tỉnh lỵ Tân An) , Tiền Giang ( tỉnh lỵ là Mỹ Tho ) và Đồng Tháp ( tỉnh lỵ là Cao Lãnh ) ngày nay chiếm  gần 700 000 ha , nghĩa là 18 %  tổng diện tích ba tỉnh. Mùa khô, 70%  đất đai Đồng Tháp Mười  lên phèn, nhất là phèn lạnh “màu trắng – alum” ,  khiến cho công tác rữa phèn rất tốn kém. Nhớ lại thuở ban đầu đến khẩn hoang vùng Hồng Kỳ, xã Phú  Cường, huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, lảo nông Nguyễn Văn Tài nói rằng chưa có kinh nào đào ngang qua chỗ nước đầy phèn màu đỏ nâu. Mùa khô phèn nổi lên quá nặng, nên chỉ còn chuột mới sống sót nổi. Đến 9  giờ sáng, trâu đã khó thở vì không còn nước  ít phèn trâu uống được nữa. Vùng mênh mông, nhưng người vắng hoe . Đầu thập niên 1980 , các chuyên viên Hoà Lan ước tính  phí tổn trung bình  rửa phèn ở vùng  Đồng Tháp là 1 triệu đô la  mỗi ha. Nghĩa là tổng phí rữa phèn cho gần 500 000 ha  đất alum ở Đồng Tháp Mười  là 500 tỉ đô la Mỹ, năm đó, trên hẳn tổng lợi tức quốc gia Việt Nam năm 2012 khỏang 6 lần . Hai nhà địa chất, thổ nhưỡng học tên tuổi của Liên Bang Sô Viết thu thập các mẩu đất ở nông trường Láng Biên ( ? ) đem phân tích  kết luận là không thể  trồng lúa được trên các  đất vùng này. Các năm  giữa thập niên 1950,  nhiều chuyên viên quốc tế cũng khuyên là không nên khai thác  các vùng đất phèn  vùng Đồng Tháp Mười. Thật tế thì vào mùa ngập lũ thập niên đó, đã có vài nơi trồng lúa – sạ  lúa nổi một mùa mỗi năm, nhưng năng xuất lúa nổi rất thấp, được mùa chỉ  đạt 1- 1.5 tấn lúa /ha, phẩm giá gạo lại thấp kém,  vì hột gạo đỏ lúa trời –lúa ma lẫn lộn lúa nổi  trồng gieo hột giống - sạ  thẳng trên đất. Nhắc lại là lúa nổi- floating rice là  lúa  nông dân trồng ở những ruộng đất thấp trũng không bờ, có mực nước sâu trên 100cm và ở những nơi nước  dâng lên từ từ. Lúa nổi thích ứng với mức nước dâng chầm chậm, thân lóng trồi lên khỏi mặt nước lũ có lúc 20cm mỗi ngày, nhờ acid gibberallic phát sinh khi cây lúa bị ngập nước kích thích. Nhiều giống lúa nổi có thể dài cao 5- 6m. Lúa nổi thường được sạ - broadcast thẳng vào đất đã cày xới sau vài trận mưa đầu mùa, nên  còn được gọi là lúa sạ. Nhưng nay nhờ hết chiến tranh, đào thêm rất nhiều kinh cải thiện giao thông chuyên chở. Chẳng hạn  từ năm 1981, riêng hai tỉnh Tiền Giang và  Đồng Tháp ,mỗi tỉnh đã đào thêm, nới rộng sâu hơn trên 600 km đường sông rạch- waterways  và trên 2300km kênh lấy  đất  đào  xây hai bên bờ kinh đắp thành đường bộ  nối liền các xã, ấp.  Đất sông, kinh đào cũng dùng xây thêm, mở rộng thêm  đường bộ bao ngạn, che chở nhiều khu, vùng trũng tháo nước– polders, thiết lập ấp xã, thị trấn to nhỏ, khỏi ngập lũ mỗi năm như trước đây. Nhất là  đưa nước  tưới tiêu vào rữa phèn,  giữ vững thủy cấp không làm khô lớp mặt đất lên phèn, biến các lọai đất phèn tiềm tàng hay họat động (sulfaquepts, sulfaquents )  dần dần trở thành đất phèn già (tropaquepts) trồng trọt được và nhất là tưới mùa khô,  trồng vụ lúa đông –xuân nhờ nhiều nắng,  năng xuất  thường cao nhất trong ba vụ lúa mỗi năm ở nước nhà.  Sau 10 năm thóat thủy rữa phèn, 600 000 ha Đồng Tháp Mười, nay đã làm trung bình hơn 2 vụ lúa mỗi vụ năng xuất từ 3 đến 7 tấn lúa mỗi ha, thay vì 1-2 tấn một ha  trước đây. Trung bình, lúa- thóc mỗi đầu người dân Đồng Tháp Mười nay đã tăng từ 800 kg lên 1700 kg năm 2012. Mỗi năm,  sau 1981  mức sản xuất lúa Đồng Tháp Mười đã hơn 1 triệu tấn rồi.  Về phía giao thông đường bộ,  nếu vào cuối thập niên 1990 - đầu thập niên 2000,  mọi xã Đồng Tháp Mười chỉ có đường đắp đất. Nay các đường vào  các huyện, xã Tân Hồng, Tam Nông, Đồng Tháp tỉnh Đồng Tháp; Cái Bè, Cai Lậy tỉnh Tiền Giang và Tân Hưng, Đức Huệ tỉnh Long An đều được xây bằng đá, đúc xi măng hay  trải nhựa

         a- Phát triễn nông nghiệp

         -    Lịch sử phát triễn biên cương  Đồng Tháp Mười qua  các thời đại: Tầm quan trọng của tự do  di cư  khai thác    đồng hoang , cỏ dại thành ruộng lúa, vườn tượt. 

               Từ  giữa thế kỷ thứ 19, các chúa Nguyễn đặc biệt là chúa Minh và chúa Võ , đã cho tiến sâu vào biên cương mới nước nhà. Các năm đầu  đến giữa thế kỷ thứ 20, các vua nhà Nguyễn Phước( Nguyễn Phúc ) sau đó đã chiếm cứ và bình định châu thổ sông Cửu Long, diện tích  tổng cọng  khỏang 50 000 km2 ( Châu thổ Cửu Long Việt Nam hơn 39 000 km 2 , phần còn lại nay thuộc Cam Bốt ) lập “đồn điền”, đồn binh ruộng bao quanh để cho dân gian miền Bắc và miền Trung và binh lính giải ngũ,  an tâm khai thác ruộng đất hoang vu. Từ ngữ đồn điền đã bị lạm dụng thời Pháp để dịch các từ Pháp là Plantations thay vì đại điền, nhất là  cho cao su, cà phê ở miền Đông và Tây Nguyên  và từ  Anh Large Estates  ở các xứ thuộc địa Anh, Hòa Lan. Các đại điền ít khi có đồn binh  trú đóng, bảo vệ an ninh. Về ruộng đất thấp, đó là các “dinh điền” , thời vua Minh Mạng đã cử nhà nho văn vỏ tòan tài  Nguyễn Công Trứ làm Dinh( Doanh ) Điền Sứ, mở mang ruộng đất vùng Tứ Giác Long Xuyên ngày nay. Khi Pháp đến châu thổ  năm 1867, chánh quyền Pháp thuộc địa khởi công đào một số kinh lớn. Dù rằng mục đích chánh đào kinh thời Pháp thuộc là để bình định  và giao thông, công trình  mở mang đất đai khai thác làm ruộng lúa cũng rất lớn lao, đặc biệt tại trung tâm châu thổ, dọc  đất tốt hai sông Tiền và sông Hậu.  Sau năm 1890, xáng đào thêm nhiều kinh lớn, không phải duy nhất để tăng  gia phương tiện giao thông chuyên chở,  mà là để gia tốc phát triễn lúa gạo ở châu thổ sông Cửu Long, biến châu thổ này thành vùng “Chén – Tô Cơm- Rice Bowl , lúa  gạo Đông Pháp” .  Tuy nhiên việc phát triễn trồng lúa ở Việt Nam đến thời kỳ Đại Khủng Hoảng- Great Depresion  năm 1930, rất ít liên quan đến vùng đất phèn Đồng Tháp Mười.  Các điều kiện môi sinh, sinh thái nông nghiệp Đồng Tháp Mười quá bất lợi vì ngập lũ mùa mưa, đất phèn  nghèo dinh dưỡng  cho lúa và phèn tiềm thế  trào lên mùa khô ( theo Nguyễn Hửu Chiêm – 1993). Sau Thế Chiến Thứ Hai,  các vùng trũng thấp hoang dã như ĐồngTháp Mười  biến  thành những biên cương mới “tranh chấp, xung đột quyết liệt”  giữa chánh quyền  Cộng Hòa Việt Nam và  Việt Minh  (trước 1960) và Việt Cọng ( sau khi Bắc Việt tổ chức “ Mặt trận Giải Phóng miền Nam ” ). Chỉ sau khi Chiến Tranh Việt Nam -  Việt Nam War ( có người nói là Chiến Tranh Hà Nội, vì  Bắc Việt gửi xâm nhập miền  Nam đến 150 000- 200 000 quân ( ? )  trang bị võ khí tối tân Nga Sô và Trung Quốc  hay Chiến tranh Mỹ, Hoa Kỳ -American War ) chấm dứt năm 1975, Đồng Tháp Mười cũng như các vùng trũng sâu khác của châu thổ Sông Cửu Long mới thật sự được khai khẩn rộng lớn và mạnh mẽ trồng lúa. Không mấy khác khai thác mở mang Biên cương miền Tây  Hoa Kỳ ( Brocheux- 1995 ) .          

           - Từ Khu Trù Mật đến  Ấp chiến lược

           Từ thời kháng chiến chống Pháp, các lực lượng cọng sản hay thân cọng thiết lập ở Đồng Tháp Mười ( cũng như ở các vùng trũng lớn khác )  các làng rừng - forest villages sinh sống, chiến đấu và trốn núp quân đội Pháp truy nã.  Sau khi đất nước bị Chu Ấn Lai ( ?) ép buộc chánh phủ kháng chiến miền Bắc chấp nhận chia đôi đất nước  năm 1954, chánh quyền Đệ nhất Cộng Hòa cố công tái chiếm, đọat lại trách nhiệm phát triễn các vùng này, từ Việt Minh – Việt Cọng. Khi chương trình khu Trù Mật- Agroville, mô phỏng  phần nào theo  Khu Trù Mật của Krutchev,  kế tiếp thời tổ chức nông nghiệp tập thể Lenine – Staline, thất bại,  cũng chánh quyền Đệ Nhất  Cộng Hoà rút kinh nghiệm, tung ra một chương trình định cư- resettlement program gọi là Chương trình Ấp chiến Lược – Strategic village khắp miền Nam, chống lại quân đội xâm nhập từ miền Bắc  và  quân giải phóng miền Nam.  Đặc biệt tỉnh An Giang, lúc đó còn có một phần đất Đồng Tháp Mười, dự tính làm  495 Ấp Chiến lược, trong số này  246 ấp đã hòan tất và 138 ấp đang xây dựng kể đến tháng giêng năm 1963 (  Osborn – 1965 ). Ở tỉnh  Đồng Tháp , 12  ấp chiến lược được xây dựng dọc theo hai kinh Đồng Tiến  và Phú Hiệp, chánh  quyền đào xong cuối thập niên 1950 : 7 ấp dọc theo kinh Đồng Tiến và 5 ấp dọc theo kinh  Phú Hiệp.  Các ấp đều được các lực luợng quân sự  địa phương bảo vệ.  Dân định cư trong các ấp này bao gồm các dân di cư miền Bắc, miền Trung  và luôn cả các di cư nghèo khổ các tỉnh miền Nam.  Một lảo nông sinh trưởng ở tỉnh Cần Thơ, nghe nói đến chương trình lúc tuổi 40, năm 1963 đến xin gia nhập ấp chiến lược trên kinh Phú Hiệp, nay thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, một  kinh  lớn đào sau kinh Đồng Tiến.            

       Ông được chấp nhận liền. Theo ông, mỗi ấp có chừng 200 gia cư dân tứ xứ di cư đến và mỗi gia cư được cấp  hai ha  đất ruộng và trợ cấp khá lớn để sinh sống (  gạo, muối, đường và nông cụ  trong 4 năm  sau khi đến định cư ). Ông nhận xét là điều kiện đất đai cấp phát  không phải là đất ruộng ông  quen thuộc. Đó chỉ là một đồng cỏ đầy mồm ấn – mồm mốc( Ischemum indicum ), lúa trời – lúa ma ( Oryza rufipogon) và nhiều lọai cỏ dại khác. Ông tự tay khai khẩn đồng cỏ mồm thành ruộng lúa. Nhưng năm đầu , ông chỉ thu họach được 300 kg lúa khỏang 150kg/ha, không đủ nuôi gia đình và ông đã  phải thu họach  cả lúa trời, bổ sung phần nào thực phẩm gạo cho gia đình.

        Như câu chuyện lảo nông vừa kể, đời sống trong ấp chiến lược không dễ dàng và không ổn định. Nhưng dần dần từng bước một, đồng cỏ hoang dại quanh ấp đã chuyễn hóa thành ruộng lúa.  Dù tăng trưởng dân số  cũng không lấy gì làm ổn định, vì thường xảy ra ngập lụt lớn, phèn trồi lên mặt đất và du kích chống chánh phủ Cọng Hòa tấn công, 

trong thời  chế độ Ngô Đình Diệm, một số đất ruộng hoang dã, bỏ hoang lớn lao đã được khai khẩn ở Đồng Tháp Mười và ở các vùng trũng lớn khác ( theo Tanaka Koji, Trung Tâm nghiên cứu Đông Nam Á Viện Đại Học Kyoto- 2001 ), giúp  Đệ Nhất Việt Nam Cọng Hòa xuất khẩu 200 – 300 000 tấn gạo mỗi năm. Năm 1961, tòan cỏi Việt Nam  sản xuất  8.9 triệu tấn lúa  trên tổng số diện tích các vụ lúa trồng là 4. 744 triệu ha.  Năm  1975, tổng lượng lúa sản xuất là  10. 29 triệu tấn.

         - Cải cách nông thôn theo chủ nghĩa xã hội: lý do hệ thống nông trường tập thể thất bại

       Ngay sau khi Chiến Tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, cách sử dụng đất đai ở miền Nam  là cải cách theo lề lối   xã  hội chủ nghĩa - Socialist Reforms, trên phương diện chiếm sở hửu đất đai và trên các hệ thống sản xuất, chánh quyền mới thiết lập.  Ruộng đất các đại điền chủ hay của các người vắng mặt bị tịch thu và một hệ thống lao động tập thể - collectivized labor  được đề xuất. Dù rằng lao động tập thể  không thực tiễn và không được nông dân đã định cư ở Đồng Tháp Mười hưởng ứng, chách sách tập thể được thực thi nghiêm khắc  trên các nông trường quốc doanh – state farms , chánh phủ dựng lên, không phải riêng cho Đồng Tháp Mười và các vùng trũng lớn ở đồng bằng Sông Cửu Long mà khắp nước. Diện tích mỗi nông trường lên đến mấy ngàn ha đất hoang dã hay truất hửu từ các tiểu điền địa phương  trong phạm vi nông trường, bị bó buộc phải  đi ra nơi khác với bồi thường hay được cấp đất mới. Thay chỗ họ là các dân di cư mới, phần lớn từ miền Bắc. Mục đích cấp bách và cơ bản chính sách phát triễn nông nghiệp mới là tăng gia sản xuất lúa gạo, hầu đủ nuôi dân số tăng mau. Tuy nhiên khai khẩn các nông trường tập thể ở vùng Đồng Tháp Mười và ở các vùng trũng khác ở châu thổ rất khó khăn, vì đất đai hay bị ngập sâu, phèn trồi lên mùa khô và có nơi còn bị nước mặn thủy triều xâm nhập. Các đất tương đối tốt đã được các dân định cư  khai khẩn  từ các thời trước 1975. Ngay cả ở nông truờng trên đất tương đối ít phèn hơn, dọc kinh Kiến Hòa tỉnh Kiên Giang ( Rạch Giá ) thiết lập năm 1977 , gồm 550 thành viên thuộc Nghiệp đòan Thanh niên (Cọng Sản )   - Youth Union, cả đàn ông lẫn đàn bà đến từ  Miền Bắc và Bắc Trung Bộ, với 15 nhân viên hành chánh và 50 nhân viên kỷ thuật ban chuyên viên.  Năm 1981, có thêm 200 gia cư mới từ miền Bắc nữa. Diện tích nông trường là 4 400 ha.  Lúa  trồng năm đầu hòan tòan thất bại,vì nông dân miền Bắc mới vào không biết gì cả về vụ nổi phèn. Năm thứ hai, nông trường thay giống lúa trồng  bằng các giống địa phương và áp dụng  lề lối canh tác đất phèn cũng theo thể thức địa phương. Diện tích trồng lúa tăng dần cho đến năm 1980,  tối đa 2624 ha và  sản xuất 1850 tấn lúa ( và ruộng lúa bị  phèn và nước mặn làm hư hại cũng cao nhất lên đến 850 ha). Từ năm 1981, diện tích trồng và sản xuất lúa ở nông trường giảm dần ( năm 1981 là 2533 ha, sản xuất 1000 tấn lúa; năm 1986  chỉ còn gieo sạ 687 ha, sản xuất 502 tấn ). Tổng diện tích  nông trường cũng giảm từ 4 400 ha xuống 1400 ha năm 1986 ; 3000 ha được hòan lại  cho ấp – xã địa phương. Năm 1986, chánh sách “ đổi mới”  đất ruộng được phân phối cho gia cư thành tiểu điền chủ  được phép khai thác lâu dài trên đất “ thuê “( trên phương diện lý thuyết nhà nước vẫn là sở hửu chủ đất đai )   tùy theo khả năng lao động, trung bình mỗi gia cư khoảng 2ha. Nông trường cố gắng  duy trì quản lý hành chánh và các họat động nông nghiệp, biến hình thức tập thể thành hình thức hợp tác xã - cooperative, nhưng không giải quyết nổi việc xử lý ruộng đất quá to lớn ở tình trạng khai  thác hình thức tiểu điền Á Đông. Có đến 1/3 diện tích gieo trồng lúa bị thiệt hại nặng nề vì phèn, cùng lúc với chánh phủ cắt giảm trợ cấp cho nông trường, song song với tính chất  hiệu năng yếu kém  của  hệ thống lao động tập thể. Năm 1997, mọi họat động nông trường tập thể này chấm dứt và nông trường đóng cửa hẳn.           

              -  Sau “ Đổi Mới” thâm canh trồng lúa Thần Nông, cải cách mùa vụ, làm hai vụ: bỏ  hẳn lúa nổi- lúa sạ  dài ngày năng xuất kém thay bằng vụ Đông Xuân cao năng, song song với vụ lúa Hè Thu  

                  Tiếp tục chánh sách đào kênh của thời Pháp thuộc và thời Cộng Hòa và nhờ an ninh vãn hồi, chánh phủ Trung Ương và tỉnh địa phương  sau giai  đọan cải cách xã hội (nông  trường tập thể ) đã  cho đào rất nhiều kinh xã phèn đưa nước ngọt vào rữa phèn, rửa mặn  …,  mở đường cho việc thâm canh, tiến bộ lớn lao ở ngành trồng lúa Vùng Đồng Tháp Mười và  ở các vùng trũng lớn châu thổ sông Cửu Long. Cùng lúc  lại phổ biến sâu rộng thêm các giống cao năng – high yielding varieties được gọi tên là lúa “ Thần Nông” , bộ Nông Nghiệp Đệ Nhị Việt Nam Cọng Hòa thí nghiệm thành công đại trà năm 1967 và  sau đó khuyến nông mạnh mẽ ở đồng bằng sông Cửu Long.  Nông dân các tỉnh Long An, Cần Thơ và các tỉnh trung tâm đồng bằng hưởng ứng nhiệt liệt trồng lúa  Thần Nông  từ năm 1968, và lúa mới lan rộng đến ngọai vi châu thổ. Tuy nhiên ở Đồng Tháp Mười và các vùng trũng, mãi về sau  nông dân mới  sử dụng các giống lúa Thần Nông.  Năm 1979, chỉ mới có  một ấp chiến lược cũ tỉnh Đồng Tháp du nhập Thần Nông và đến giữa thập niên 1980,  nông trường quốc doanh tỉnh Kiên Giang vừa kể trên, mới du nhập các giống Thần Nông cao năng, Dù rằng dân địa phương đã biết các giống Thần Nông, họ cũng dư biết là phải cần tối thiểu hai năm rữa phèn với nước ngọt kinh đào đem tới, mới trồng được tốt đẹp các giống lúa Thần Nông.

         Phổ biến dùng lúa Thần Nông  cũng khởi động  thay đổi mô hình làm nhiều vụ lúa mỗi năm. Bơm nước, lúc khởi thủy dùng máy đuôi tôm bơi thuyền trong kinh rạch nhỏ, đã giúp làm hai vụ lúa một năm sau, vài năm kế tiếp khuếch trương lúa Thần Nông.  Mô hình chỉ trồng một vụ lúa  mùa với các giống  “lúa  nổi – lúa sạ”  đã bị thay thế bằng các giống Thần Nông cao năng,  ngắn ngày hơn và ít bị ảnh hưởng quang kỳ  trên thời gian sinh  trưởng , phối  hợp vụ Hè – Thu ( Summer – Autumn ) với vụ Đông Xuân ( Winter – Spring ).  Ngòai trừ  những nơi nuớc lũ ngập quá sâu  chỉ trồng được vụ lúa Đông Xuân. Tóm tắt  là tăng gia năng  xuất suốt hai vụ lúa và tăng ổn định sản xuất nhờ hòan tất hệ thống kinh- mương thóat thủy và dẫn thủy, đã khích lệ các ấp làng  nới rộng và thâm canh  trồng lúa gạo, chưa bao giờ thấy trước đây ở nước nhà. Lúa nổi hay lúa nước sâu – deep water rice ( khỏang 100cm )  giảm đi rất mau lẹ  và hầu như biến mất vào  giữa thập niên 1990. Diện tích lúa mùa ( lúa nước sâu) tỉnh Long An năm  1995 còn 49 600 ha,  nhưng năm  2002 chỉ còn 22 600 ha. Tỉnh Đồng Tháp năm 1995 còn trồng 1000 ha lúa nổi, nhưng vụ lúa này đã hòan tòan biến mất năm 1999. Trong khi đó , vụ lúa Đông Xuân  tăng từ 156 000 ha năm 1995 lên đến 261 400 ha năm 2001 . Vụ Đông Xuân tỉnh Đồng Tháp tăng từ  175 000 ha năm 1995 đến 261 400 ha năm 2001.  Năm 1976, tỉnh Đồng Tháp còn kiểm kê  được 142 000 ha lúa mùa mưa.  Năm 1990,  chỉ còn 115 142 ha lúa mùà mưa, trong khi  vụ lúa Đông Xuân  tăng từ 30 615 ha năm 1976 lên 141 903 ha năm 1990. N ăm 2012 ,  diện tích các vụ lúa trồng ở tỉnh Đồng Tháp là 462 000 ha  sản xuất 2,8 triệu tấn lúa, đứng hạng 3 trong số các tỉnh trồng lúa ở Việt Nam. Riêng tỉnh Long An cũng cố gắng thâm canh lúa, đặc biệt ở khu vực 1 tỉnh nhà, gồm các huyện  Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Thạnh Hóa  và Mộc Hóa, đạt mức sản xuất lúa gạo trên 2. 5 triệu tấn lúa, không thua kém bao nhiêu  tỉnh Đồng Tháp . Theo USDA và Post, trong 46 năm từ năm 1961 đến năm 2007 , mức sản xuất lúa  Việt Nam đã tăng từ gần 10 triệu tấn lên đến 35. 667 triệu tấn;  mức xuất khẩu gạo tăng từ 3. 5 triệu tấn năm 2000 lên 6. 75 triệu tấn năm 2010 .    

        Ngòai những cải thiện khác về  canh tác các giống Thần Nông, có lẽ nên kể ra một  kỷ thuật mới sạ lúa, khác hẳn cách sạ lúa nổi địa phương. Các giống lúa nổi, lúa nước sâu (lúa Hè -Thu), thường sạ ngay sau khi thu họach lúa Đông- Xuân khi lũ đã rút đi  và gặt hái trước khi lũ mới xuất hiện. Tuy nhiên  xây cất đê điều, bờ đê bao ngạn, bến sông rạch, mương liếp- líp …    với vật  liệu mạng lưới kinh mương dày đặc, đã ngăn cản  dòng  nước lưu thông thóat thủy vùng Đồng Tháp Mười, tạo ra nhiều khó khăn thóat thủy ra khỏi ruộng lúa vào muà mưa. Dân  ấp xã bị bó buộc  phải hỏan gieo sạ  lúa vụ Đông Xuân,  đưa tới thu họach chậm trễ, de dọa gieo sạ mùa Hè – Thu. Năm 1992, nông dân vùng Đồng Tháp Mười thực thi một kỷ thuật sạ lúa mới mẽ  gọi là “sạ ngâm”  nghĩa là sạ ngay khi  ruộng ngập lũ sâu. Như vậy họ khỏi cần phải chờ đợi cho đến khi nước lũ ngập rút  hết ra khỏi ruộng. Sau năm  1994 ( ? ), viện khảo cứu lúa gạo quốc tế IRRI chế ra máy  gieo hột thẳng hàng  được kéo bằng tay, nhẹ, đơn giản gồm 4  hộp có lỗ chứa  để gieo hột, hai mảnh , xà trượt ở hai  bên và một bánh xe ở giữa khả năng gieo  một ha mất 14 giờ  và lượng hột giống ít hơn (  70 kg- 120 kg /ha thay vì  120- 150 kg / ha . Không rỏ máy này có được hoan nghênh như cách sạ ngâm  không ?  

           - Việt Nam  năm 2012 đứng đầu thế giới( ? ) về xuất khẩu gạo . Long An cần cải thiện thêm gạo Nàng Thơm Chợ Đào, Nàng Thơm Đức Hòa, Nếp Hoa Vàng Bả Canh – Cái Sào Thượng  Cao Lảnh , Nếp đất phèn Hà Tiên ….

            Sự đóng góp tăng vụ, tăng năng xuất của Long An nói riêng và Vùng Đồng Tháp nói chung và nhất là sự tăng vụ lúa  Đông-Xuân  của  trên 600 000 ha Đồng Tháp Mười, đã góp phần không nhỏ vào Việt Nam sản xuất  năm 2012  43 .7 triệu tấn lúa , tăng 3.3 % so với mùa 2011, xuất khẩu 7.5 triệu tấn gạo , cũng như thâm canh nhiều vụ ở các vùng trũng  ít phèn hơn như ở Tứ Giác Long Xuyên, (  đặc biệt ở  “đồng phèn Bắc Kỳ - Casier tonkinois”  Rạch Giá - Hà Tiên thời Pháp thuộc  biến tỉnh Kiên Giang  năm 2012  thành tỉnh sản xuất lúa gạo lớn nhất đất nước)   đưa Việt Nam lên hàng thứ nhất ( ? ) các nước trên thế giới xuất khẩu gạo năm 2012,  lần đầu tiên  nhiều hơn Thái Lan  chỉ xuất cảng năm 2012 được 6. 8 triệu tấn gạo ( theo  ước lượng sơ khởi của Lương Nông Quốc tế - FAO , bộ Nông Nghiệp Việt Nam  cho biết xuất khẩu  gạo nước nhà  lên đến 8.1 triệu tấn năm 2012 , nhưng có thể một số là gạo Cam Bốt tràn qua Việt Nam theo mạng lưới sông -rạch- kinh- mương chằng chịt  vùng biên cương Việt Miên,  không kiểm sóat nổi ? ). Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ- USDA  cũng ước lượng là năm 2013, Việt Nam cũng sẽ duy trì được mức xuất khẩu 7.5 triệu tấn, vì không có dấu hiệu gì mất mùa, bất lợi thời tiết… năm 2013 so với năm 2012 cả. Long An còn nổi tiếng  về sản xuất  lúa Nàng Thơm Chợ Đào, Chợ Đào là  một chợ địa phương ở  huyện Cần Đước. Nàng Thơm Chợ Đào  là lúa chưa cải thiện, thân cao (giàn )  140 – 160 cm,  ít trổ bụi, thời gian sinh trưỡng cũng quá dàì  170 – 175 ngày, chịu đựng giỏi đất mặn và đất khá phèn, thân dễ đổ ngã, kháng rầy nâu – brown plant hopper cháy bìa lá, bạc lá- bacterial leaf blight, hột gạo dài nhưng nhỏ hột ( còn có tên địa phương là “hột lựu- pearl rice” ) trước đây được cấy  vào cuối tháng mười, trỗ đòng – trổ bông vào  cuối tháng  11 và giữa tháng 12 tây.  Năng xuất trung bình 2-3 t/ha . Nay các thứ giống Nàng Thơm Chợ Đào lai tuyễn chọn hay tuyễn chọn dòng đồng nhất – pure lines, cải thiện lề lối canh tác, đặc biệt là cấy chậm hơn , giảm bớt bề cao lúa và tránh bớt đỗ ngã … , năng xuất có thể đạt 3- 4 t/ ha.  Giống Nàng Thơm Thủ Thừa, cây thấp hơn,  cũng chịu mặn, chịu phèn không kém Nàng Thơm Chợ Đào, nhưng ít thơm và cơm ít ngon hơn ( ? ). Một giống thơm khác là Nàng Thơm Đức Hòa, cũng ít thơm hơn, cây lúa thấp hơn, các điều kiện khác tương tự Nàng Thơm Chợ Đào, nhưng giống  lúa Thơm Đức Hòa chịu đựng đất phèn hơn. Đáng tiếc là  các giống lúa thơm nổi tiếng hơn Nàng Thơm Chợ Đào trên thế giới  là Basmati 370, và các đột biến tuyễn chọn ở Ấn Độ, Jasmine 85 có nhiều đặc tính thơm ngon của  Khao Dawk Ma Li – KDML 105 ( lọai gạo  có nguồn gốc KDML xuất khẩu nhiều nhất và giá cũng rất cao của Thái Lan) đều đã được du nhập vào Việt Nam. Hương thơm Basmati 370 mất hết ở miền Nam Việt Nam và năng xuất  cũng rất thấp ở miền Nam Việt Nam, khác miền Bắc nơi hương thơm Basmati vẫn được duy trì. Khao Dawk Mali 105  duy trì hương thơm ở  đất mặn Long An, Trà Vinh và Sóc Trăng cũng như ở đất ít phèn ở Tri Tôn ( tỉnh An Giang ). Jasmine  85, tuyễn chọn ở IRRI dưới tên IR 841, đã phát triễn khá nhiều ở  các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An  nhưng năng xuất kém vì  nhiễm nhiều bệnh cây lúa và cũng không kháng được rầy nâu. ( Nguyễn Hữu Nghĩa, Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trinh và Lê Vĩnh Thao -  2001 ).Ngòai lúa trời, lúa ma - Oryza rufipogon phải cố gắng cải thiện và  duy trì làm gạo thổi cơm đặc biệt, có lẽ Long An cũng nên nghĩ tới những giống nếp thổi xôi đặc biệt miền Nam  như Nếp đất phèn Hà Tiên  ( Kiến Giang ) hoặc ngay cả Nếp Hoa Vàng ( cải thiện ) đất thấp mà thời  xa xưa dân tỉnh Bình Định đã đưa vào địa danh “Đập  Đá - Đồng Tháp” .   

                 -   Nhắm về các hoa màu đặc sản chịu ngập

           Thập niên 1950 khi thiếu gạo vì chiến tranh ngăn cản công trình đào kinh rửa phèn, vài nơi Long An cũng như Đồng Tháp  dân gian lên liếp trồng các giống khoai mì, sắn - cassava, manioc, có vẽ chịu đựng chất độc  hại cho  cây là aluminium. Sau đó lấy bột khoai mì trộn với tôm giả nhẻo chế tạo bánh phồng tôm nổi tiếng Sa Giang ở  thị trấn Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. Có lẽ Long An cũng nên tạo ra một lọai bánh phồng tôm xuất cảng tương tự ở một thị trấn huyện lỵ tỉnh nhà.  Tuy nhiên phải xem xét lại tuyễn chọn thêm các giống khoai mì cao năng kháng phèn và nghiên cứu rỏ lý do gì  diện tích khoai mì  lại gia giảm mạnh ở Long An. Chẳng hạn từ 15000 ha các năm đầu thập niên 1990, đã giảm xuống chỉ còn chừng 2- 3000 ha  thập niên 2000. Trong khi diện tích  khoai mì đã tăng nhiều ở nước nhà, đưa sản lượng khoai mì  nay đứng hàng thứ nhì ở  các lọai cây lương thực,chỉ sau lúa trên ngô –bắp. Năng xuất khoai mì Việt Nam hiện còn quá thấp kém, trung bình chỉ  12-15  tấn / ha trong khi trung bình khoai mì ở Thái Lan là 25 tấn/ha; tuy khảo cứu đã tuyển chọn được nhiều giống cao năng năng xuất 50- 60 tấn/ha trong nước và tiềm năng thế giới còn cao hơn nữa, 100- 150 tấn/ ha. Nếu không tìm cách nâng cao năng xuất, Việt Nam khó lòng chế tạo thêm bột năng  viên- tapioca xuất khẩu, nghĩ đến việc dùng khoai mì làm nguyên liệu chế tạo cồn- alcohol nhiên liệu trộn xăng như đang làm ở 6 nhà máy dùng khoai mì nước nhà ( thay vì là bắp- ngô ở Hoa Kỳ  hay mía ở Brasil).

       Mía cần một thời gian  đất khô  đốn mía, nhiều “chữ đường” - saccharose  hơn  trong  mùa mía tơ hay 2-3 mùa mía gốc,  có cơ hội lên phèn ở vùng khá phèn như vùng Hiệp Hòa huyện Đức Hòa thời  còn Pháp thuộc và trên đất quá nhiều sét nặng. Năng xuất cũng kém cõi, trung bình  chỉ 50 tấn thân/ha  thay vì tối thiểu 75- 100 tấn/ha thân mía trên thế giới, chữ đường vì thiếu mát lạnh cũng thấp;  cho nên từ những năm qua , ngành trồng mía làm đường không mấy phát đạt .  Khoai lang – sweet potatoe cũng không trồng tốt trên các vùng đất sét nặng.  Từ năm 2005, vài nông dân Cao Lảnh  tỉnh lỵ ĐồngTháp đã lên rẫy  - liếp vườn trồng khoai mỡ -yam, igname.  Nếu để dây bò gần 2 năm, có nhiều cũ khoai mỡ  nặng hơn 80 kg một cũ, ăn dẽo hơn khoai thường và để lâu cũng không sượng. ( thật tế khoai mỡ  thường chỉ tồn trữ tốt trong vòng 5- 6 tháng ). Khoai mỡ trồng ở  Viễn Đông thường là các giống khoai mỡ nước – water yam , chinese yam , ruột, thịt vàng yellow-  yam thuộc lòai Dioscorea alata, Việt Nam hay trồng lấy củ nấu xúp, nhưng cũng có thể nướng , nấu , chiên , xào …. Nhóm khoai mỡ trắng - white yam thuộc lòai D. rotundata là  thực phẩm chánh cho nhiều vùng Nigeria, Châu Phi , chịu đựng đất sét nặng,  đáng chú ý cho vùng đất nặng Đồng Tháp Mười, kể cả tỉnh Long An. Khoai mỡ  trồng đầu mùa mưa, 5- 6  tháng sau có thể thu họach được rồi,  củ nặng trung bình  2- 10 kg, năng xuất khỏang 15- 16 tấn/ ha. Nhưng có lẽ nên nghĩ tới các giống lòai khoai môn lòai môn nước, môn ngọt– taro, old cocoyam, Elephant ears…, loài Colocasia esculenta ( C. antiquorum ) họ Môn Araceae, trên thế giới  có đến cả ngàn thứ giống, nên lựa chọn du nhập hay tuyễn chọn  các giống đã có trong nước, thuộc nhóm khoai môn nhiệt đới, chịu đựng ngập , đất phèn… nhiều hơn, phẩm giá cũ ngon , năng  xuất cao hơn. Ngòai cũ, chúng ta còn ăn cuống lá ( không phải là “ đọt, dọc mùng”  của cây Bạc Hà lòai Colocasia odora cùng họ Môn)và lá non. Lá  môn có tác dụng cầm máu khi đứt. Long An đã có nhiều vũng  sen –súng và cũng  đã cố gắng cải thiện sen, ngòai năng xuất hột nên nghĩ thêm đến cũ- căn hành, cọng lá … làm rau cải, cũng như tuyễn chọn hoa, cọng …các giống súng chỉ  (  súng co ) dân  gian đã biết ăn củ, cọng rất dài mùa nước nổi ăn như đọt mùng Bạc Hà của cây súng lam … Nghĩa là cố gắng tạo thêm những “vườn rau” đặc sản nhiệt đới, chịu ngập – swampy trong đó nên kể thêm các giống củ (thật ra là trái, bế quả ) ấu – water chestnut lòai củ -trái hai sừng Trapa bicornis  var cochinchinensis, môt trong ba lòai tông Trapa định danh ở nước nhà  , các lòai rau má, có lẽ là lòai rau má nhỏ - tawn water  pennywort Hydrocotyle(  Centella)  sibthorpioides thích hợp nơi ẩm thấp nhất trong số 10 loài rau má định danh ở Việt Nam , rau dền lòai trồng nấu canh( dền tía) Amaranthus tricolor, A . giganticus, …hay những hoa -lá  ăn được các lòai tiểu mộc điên điển ( cùng tông với lòai so đủa )  Sesbania sesban cỗ truyền hay mới du nhập  trồng mọc mau( ? ) làm cũi, bảo vệ các bờ kinh như  điên điển trái to Sesbania  macrocarpa nguồn gốc Trung – Nam Mỹ v.v…                                                          

               Không một lý do gì ngăn cản  Long An,  như đã phát triễn hoa kiểng Thành Tâm ở thị xã Tân An phát triễn thêm các làng hoa – flower gardens villages  trong các thị trấn hay ở ngọai ô  các  thị trấn huyện lý tân tạo, tương lai đạt được kích thước như làng hoa Tân Quí Đông -Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp,  một trong những  làng trồng hoa lớn nhất đất nước  rộng đến gần 300 ha, cung cấp mỗi năm  12 triệu cây hoa- cành hoa bán ra ngọai quốc cũng như khắp nước,  đang được chánh quyền  đầu tư thêm  cải thiện phẩm gíá,  phương cách làm hoa lâu tàn…  đặc biệt  trên các lòai hoa địa phương : vạn thọ, mồng gà, hoa mười giờ, huệ hương cúng kỵ, lan thân trụ Đan rô Dendrobium sp., mai vàng, mai trắng Ochna sp . v.v… áp dụng những kỷ thuật sinh học tiên tiến. Và cũng tại sao không ?   tân tạo những khu sản xuất ngòai thơm - dứa- khóm cỗ truyền  Lương Hòa – Đức Hòa, những  đặc sản tương tự trái cây ĐồngTháp như xòai Cao Lảnh, quýt Lai Vung, nhãn Châu Thành, bưởi tứ  qúy Phong Hòa. Diện tích cây trái nay đã trên 30  000 ha  và sản lượng trên 150 000 tấn một năm ở  tỉnh Đồng Tháp.

               b –   Phát triễn ngư nghiệp , thủy sản: Đa dạng nông nghiệp Long An song song hay ngòai lúa gạo: nuôi tôm tôm thẻ chân trắng , tôm càng xanh trên ruộng, cá Pangasius …   

         Ngoài ruộng lúa  nước ngập,  ở đất thấp trũng ngập sâu, đất phải giữ ẩm để khỏi lên phèn … lẽ dĩ nhiên là phải nghĩ đến nuôi cá , nuôi tôm , nuôi vịt … ở một trong những  tỉnh nổi tiếng  là đất “chim trời cá nước”.  Năm 1995, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cả nước là  453 600 ha , riêng Đồng bằng Sông Cửu Long đã chiếm  289.400 ha. Sản lượng thủy sản nuôi trồng cả nước năm 1995 là 389 000 tấn.  Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng chiếm 70% tổng sản lượng  266 982 tấn ,nhưng nuôi cá tôm phát triễn mạnh mẽ lúc đó là ở Bến Tre, Cà Mau,  Tiền Giang và An Giang ( tưởng cũng nên nhắc lại là đầu thập niên 1970, Việt Nam Cọng Hòa cũng đã phát triễn nhiều kỷ thuật nuôi “cá bè – fish cage” cá thúc vỗ trong lồng dưới nước, trên là nhà, dọc sông, năng xuất rất cao ở An Giang – Châu Đốc và nuôi tôm nước lợ, nước mặn cải thiện ở  Bạc Liêu. Năm 2000, diện tích thủy sản nuôi trồng cả nước là 642 000 ha và sản lượng cả nước là 590 000 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2000 tăng lên đến  445 000 ha , và sản lượng đạt 365 100 tấn. Sản lượng thủy sản nuôi An Giang – Châu Đốc đã  lên cao vựợt Cà Mau, hơn hẳn Bến Tre.  Tuy  diện tích nuôi trồng thủy sản Long An năm 2000 đã là 3400 ha, trên Đồng Tháp chỉ có 1900 ha,  nhưng sản lượng  Long An  chỉ  gần 9000 tấn, còn thua xa sản lượng Đồng Tháp  là 38 000 tấn. Năm 2007 là năm  cột mốc, lần đầu tiên, ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đạt sản lượng  2 085 200 tấn, cao hơn sản  lượng  đánh bắt thủy sản là  2 063 000 tấn.  Sản lượng nuôi  trồng tòan quốc 2007 là 1 828 068 tấn cá nuôi và 386 728 tấn tôm nuôi, trong khi  năm 2004 chỉ đạt  761 000 tấn cá nuôi  và 281 800 tấn tôm nuôi. Năm đó, tôm sú – black tiger shrimp Penaeus monodon  còn chiếm đến  80 – 90 %   tổng sản lượng tôm nuôi. Vì vùng nuôi tôm sú ở miền Nam, nơi nhiệt độ cho phép  làm 2 mùa tôm sú. Thể thức nuôi tôm phần lớn là quảng canh , nên thành quả là  đến năm 2008 Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh là vài  quốc gia sản xuất tôm sú cở lớn, phẩm giá cao. Tôm thẻ chân trắng- white leg shrimp Penaeus vannamei   từ Nam Mỹ, có lẽ được du nhập vào Việt Nam  giữa các năm 1997- 2000 . Mức sản xuất tôm chân trắng tăng mau lẹ ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc, nhờ dễ thuần dưỡng – domestication, dễ  tuyễn con giống , dễ nuôi thả tôm  con tỉ trọng cao , ít yêu cầu - đòi hỏi  thực phẩm phải chứa nhiều protein như nuôi tôm sú, chịu đựng nhiệt độ tương đối thấp và phẩm giá  nước nuôi kém cỏi. Tháng giêng  2008, Cục( ? ) Thủy Sản ( bộ Thủy Sản sáp nhập vào bộ Nông nghiệp năm 2007 )  mới chấp nhận cho nuôi thâm canh tôm chân trắng ở các ao đào, ở những vùng nuôi trồng an tòan tại Châu Thổ Sông Cửu Long. Tôm sú và tôm chân trắng là tôm nuôi vùng nước lợ - brackisnh water. Mùa khô mức thủy triều dẫn mặn vào sâu các sông, rạch, kinh …. tỉnh Long An. Năm  2006  Long An  sản xuất được  7085 tấn tôm.  Mức sản xuất tôm  giảm xuống hai năm sau, chỉ còn 5 683 tấn , có lẽ vì tôm chân trắng bị bệnh ( bệnh đốm trắng …. ) nhiều và khó khăn  mua con giống tôm sú ( ? ) , nhưng tôm nuôi ở tỉnh nhà vẫn  cao  mấy lần hơn tôm nuôi ở tỉnh Đồng Tháp  chỉ đạt 308 tấn .  Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu  191 553 tấn tôm, trị giá 1.625 tỉ đô la Mỹ, bán nhiều nhất cho Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hiệp Hội Âu Châu. Năm 2008, Việt Nam đã  xuất khẩu  386 000 tấn các lọai cá da trơn – catfish  tông Pangasius sp. ( cá tra, cá vồ, cá bông lau- basa …) , trị giá 979 000 đô la  ( so với năm 2005  xuất khẩu  140 707 tấn, trị giá  328 215 đô la ).  Tuy nhiên  sản lượng tôm ở cả hai tỉnh này  đều không đáng kể  so với   88 500 tấn tôm nuôi ở Cà Mau , 58 000 tấn ở Bạc Liêu,  53 000 tấn ở Sóc Trăng,  và trên 22 000 tấn ở các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre năm đó. Ở một tỉnh có đến 200 000 ha nhiều tháng nước ngập và nay đã làm hai ba vụ  lúa nước, mùa khô  vẫn còn  đưa nước ngọt vào đủ ở hệ thống sông, rạch, kinh, mương dày đặc,  ngành nuôi trồng tôm cá và một vài lọai  thủy  sản  khác( nghêu sò , ốc ăn được , cua …) của Long An cần phải tăng cường mạnh mẽ hơn:  khảo cứu, khuyến ngư, cải thiện phương thức  nuôi như GAP thủy sản, lề lối thâm canh, hầu đuổi kịp các vùng tỉnh khác có nuớc mặn, nâng cao thêm lợi tức nông dân   còn nghèo khổ đa số nay vẫn độc canh  làm lúa ( dù rằng nay đã  họ đã thừa lúa  đem bán, thay vì thiếu  lúa- đói cơm phải ăn thêm lúa ma và chờ đợi trợ cấp chánh quyền  cuối thập niên 1975 mãi cho đến sau thời gian” đổi mới” các thập niên 1980- 90 ). Ít nhất là trên phương diện cá Pangasius, Long An cần đuổi kịp tỉnh Đồng Tháp, một trong 4 tỉnh sản xuất lớn nước nhà (  ba tỉnh kia là An Giang, Cần Thơ, Bến Tre).  Tưởng cũng nên biết là năm  2011, Việt Nam đã xuất khẩu 1.3 triệu tấn cá Pangasius trị giá  trên 1. 8 tỉ đô la Mỹ  và năm 2012 tuy vẫn xuất khẩu gần 2 triệu tấn cá Pangasius, nhưng chỉ còn thâu vào 1.7 tỉ đô la, trụt 3.4 % so với 2011 trên  trị giá  tổng xuất khẩu thủy sản nước nhà là 6. 2 tỉ đô la  năm 2012,  thấp hơn mục tiêu đặt ra cho năm 2012 là 6.4 tỉ.   Xuất khẩu mọi lọai tôm  năm 2012 giá trị 2.35 tỉ, cũng thấp hơn giá trị năm 2011 là 2.4 tỉ đô la  Mỹ.         

                c-  Trồng lại rừng tràm nên chăng ?

                Làng rừng tràm là những trại căn cứ kháng chiến Vùng Đồng Tháp Mười thời gian chiến tranh từ 1945 đến 1975. Từ cuối thập niên 1980, chánh quyền mới khởi sự một chương trình tái lập rừng tràm để  bảo tồn đất thấp đồng lầy và cố tâm biến  gỗ tràm thành một  hàng hóa thương mãi.  Trồng lại rừng tràm còn có mục đích chánh trị, ngoài mục đích kinh tế là làm tái sinh  tăng cường tinh thần, nhuệ khí “ Cách mạng – Giải phóng Dân tộc”. Vì vậy nên được đề cao ở các nông trường tập thể quốc doanh – state farms. Chẳng hạn rừng quốc gia ở tỉnh Kiên Giang chiếm 21 400 ha vùng  U Minh Thượng trung tâm Vũng Lớn  đất than bùn, thọat tiên thiết lập  nhiều nông trường  để trồng lúa . Nhưng vì đất than bùn dày  không chưn trên đất phèn tiềm thế, không thích hợp cho  trồng lúa, nên nhiều nông trường mau lẹ  chuyễn qua đồng cỏ sậy – common reed  Phragmites ( Arundo )  vallatoria, chỉ để lại chút ít rừng tràm nguyên thủy ở trung tâm nông trường. Năm 1992, chánh quyền Trung Ương quyết định biến  vùng trũng này thành  những “làng rừng  quốc doanh, gồm một vùng  nông lâm- agroforestry zone và một vùng rừng dự trữ – forest  reserve zone” .  Sau khi hòan tất đào kinh bao ngạn  năm 1992, các  di dân định cư mới được tuyễn đến lập nghiệp khai thác vùng nông lâm giữa “ ốc đảo bao ngạn – polder” vòng trong và vòng ngòai ( xem hình ). Mỗi nông dân mới được cấp một giải đất 4 ha ở vùng nông lâm và bị bắt buộc phải nhận các cây tràm con - Melaleuca  seedlings trồng 2 ha ở ốc đảo bao ngạn  vòng trong; ốc đảo vòng ngòai có thể trồng lúa.  Cục lâm nghiệp trợ cấp di dân mới để trồng tràm, nhưng di dân chỉ thích trồng lúa, thu lợi tức mau lẹ hơn là chờ đợi  bán cũi,gỗ tràm lớn.  Cục lâm nghiệp  tiếp tục trồng tràm  Melaleuca   ( đôi khi luôn cả  đại mộc khuynh diệp đỏ  Eucalyptus camaldulensis  thích hợp đất ẩm thấp, phèn tiềm tàng )ở khu  dự trữ bảo tồn rừng và trên đồng sậy hoang dã . Đưa tới một phân biệt rỏ rệt giữa hai vùng ốc  đảo, cuối thập niên 1990, đồng ruộng lúa rộng lớn vòng ngòai và rừng tràm Melaleuca dày đặc vùng trong.   Thật muôn vàn khó khăn cho Cục lâm nghiệp nới rộng rừng tràm vùng nông lâm, Cục muốn làm thành một vùng đệm ( độn )  che chở khu rừng dự trữ bảo tồn.  

           Còn ở  Đồng Tháp Mười, năm 1985, một nông trường tập thể thất bại diện tích tổng  cọng là 10 000 ha đã được sửa đổi thành một tổ hợp- corporation nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên tổ hợp  cũng thất bại và năm 1990,  7600 ha  Melaleuca và  đồng  sậy ẩm thấp  được chuyễn qua cho chánh quyền địa phương quản lý và thành một khu dự trữ thiên nhiên . Phần còn lại  2400 ha  tiếp tục trồng lúa,chia ra nhiều lô nhỏ và giải tỏa cho nông dân canh tác năm 1994 và trở thành một vùng ruộng lúa  thịnh vượng.Vùng dự trử bảo tồn rừng  luôn luôn bị khai thác bất hợp pháp để trồng lúa. Một phương thức khác  “đổi  mới”  là chuyễn nông trường tập thể xã hội  qua hình thức  liên doanh khai thác   rừng với sự tham gia của các công ty  rừng thương mãi ngọai quốc. Các nông trường quốc doanh  phía Bắc tỉnh Kiên Giang, năm 1990 đã chuyễn  ồ ạt qua một công ty liên doanh ngoại quốc.  Công ty khởi sự trồng tràm và khuynh diệp đỏ năm 1991, mục đích  xuất khẩu mảnh gỗ làm bột giấy-  pulp chips . Công ty dự trừ trồng  60 000 ha, nhưng khế ước ký kết  chỉ cho công ty  thuê đất 35 năm, trồng 45 000 ha rừng. ( chiếu theo báo cáo Tanaka Koji – 2001 ) .

            Tràm đã được  Hiệp Trấn Trịnh Hòai Đức  1765- 1825 ) nhắc đến ở Gia Định Thành Thông Chí là cây “trăm lớp võ” , võ có thể dùng lợp mái nhà và  thân làm củi đun.  Thời Pháp thuộc, thân tràm dùng đóng cừ xây cất ( Sài Gòn  trước đây một thành phố dựng trên cọc cừ tràm chống giữ  xây cất) nhưng nay khai thác rừng tràm và trồng lại rừng tràm không còn lợi lộc nhiều nữa, vì trồng lúa cao năng, nhiều vụ lợi hơn và  các nọc trụ bê tông cũng tiện hơn, rẽ hơn.  Năm 2012, ước lượng  là Đồng Tháp Mười mất đi một năm  5000 ha rừng tràm.  Huyện Tiên Phước tỉnh Tiền Giang ( Mỹ Tho )  nay chỉ còn 4500 ha rừng tràm  trong số 10 200 ha kiểm kê năm 2005.  Năm 2010 Long An còn được  46 000 ha rừng tràm; năm 2012 chỉ còn 40 000ha . Long An  nay mất đi 3000 ha rừng tràm mỗi năm.  

2-    Công nghệ Long An  

  Công nghệ Long An thật sự cất cánh năm 2002, khi Sài Gòn- TP HCM  bắt đầu di dời  30 000 doanh vụ  và thủ công ô nhiễm  ra khỏi nội thành về ngọai ô.  Ủy Ban nhân dân tỉnh Long An  chụp ngay cơ hội phát triễn kinh tế xã hội tỉnh nhà, hợp tác ngay với TP HCM.  Một kế họach  tái định cư  doanh vụ công nghệ và thủ công từ TP HCM đến tỉnh nhà trong hai năm.  Long An hòan tất qui họach 22 vùng công nghệ, diện tích tổng cọng là  8200 ha. Chánh phủ   năm đó chỉ chấp thuận dự án  thiết lập 6 vùng công nghệ Long An và  chỉ lựa chọn  đa số là các công ty địa phương  tài chánh vững vàng  để xây cất hạ tầng cơ sở.  Khu  công nghệ Đức Hòa I đã phát triễn đầu tiên năm 2001.  Đến năm 2006, hai công viên công nghệ khác của Long An đã hòan tất, các doanh vụ chiếm cứ đầy đủ.  Công viên Thuận Đảo ( ? ) diện tích 114 ha và công viên Đức Hòa 1 diện tích  70 ha  đã có 45 công ty, phần  lớn  làm đồ nhựa nhẻo – plastics, giày dép, thực phẩm chăn nuôi và các xưởng tổng quát. Theo  Cơ quan Quản trị các Vùng Công nghệ tỉnh nhà, năm 2006 đã có 110 doanh nghiệp  ngọai quốc họat động tại Long An . 60 %  nguồn gốc Đài Loan . Các nhà đầu tư  chánh khác là Thái Lan,  Pháp,Vương Quốc Anh và  Hàn Quốc ( Nam Hàn ). Tổng số đầu từ đã trên 1 tỉ đô la Mỹ và tăng mau lẹ để sản xuất giày dép, áo quần, các đồ  nhựa dẻo. Tại Công viên Đức Hòa II, do công ty Phú Mỹ Vinh  thiết lập, chỉ cách Quận 1- TP HCM  25 km. Bến Lức cũng thành một trung tâm công nghệ tích cực, chỉ cách quận 1- TP HCM 30 km. Long An cũng nắm lấy cơ hội phát triễn công nghệ chế biến nông sản. Công ty Cargill, một công ty Hoa kỳ khổng lồ chế biến nông sản, đã đầu tư 25 triệu đô la ở Bến Lức để chế tạo thực phẩm gia súc và các thực phẩm khác.  Japfa, một công ty chế  biến thực phẩm gia súc lớn của Thái Lan cũng lập  cơ sở chánh ở Long An.  Nhưng công ty sử dụng nhân công lớn nhất tỉnh là công ty  Ching Luh,  dùng 30 000 nhân công sản xuất  giày Addidas và Nike ở Bến Lức. Công ty sử dụng nhân công đứng hàng nhì là Taffeta của Đài Loan, sản xuất hàng vải vóc và tơ sợi, dùng đến 8600 nhân công. Thứ ba là Công ty Đế Vuơng ( Emperor Company Limited  của Đài Loan), dùng 5000 nhân công sản xuất giày - dép.  Hầu tăng thêm ưu điểm và lợi dụng vị trí cạnh tranh  địa lý thuận lợi…,  Ủy ban Nhân dân Long An đã dự trù xây cất  một  hải cảng ở Tân Tập , tàu trong tải 30 -50 000 tấn có thể cập bến. Cảng biển này rộng 400 ha và vị trí là nơi hai sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp gặp nhau.  Vì  cần phải được nạo vét trước, cảng Tân Tập  chưa được chánh quyền Trung Uơng chấp thuận và cũng chưa có hảng nào đầu tư xây cất năm 2006,  dù  công ty Vinacapital  tỏ ý muốn đầu tư xây cảng. Không rỏ nay đã xây xong Tân Tập chưa ?

                     Các công viên công nghệ IP đến  năm 2012 ở Long An là :

             * ở huyện Đức Hòa :  Việt Hoa -Đức Hòa 3 ,  Thái Hòa- Đức Hòa 3 , Ánh Hồng-  Đức Hòa 3 ,  SILICO- Đức Hòa 3, Thạnh Đức – Đức Hòa 1, Hạnh Phúc – Đức Hòa 2 ,  Tân Đức…

              * ở huyện Bến Lức là Thuận Đào , Vĩnh Lộc 2, Tân Bửu – Mỹ Yến – Long Hiệp , gồm luôn các  công viên Khánh Đông- Long Hiệp IP, Tân Bửu IP , Tân Bửu 4 IP,  Mỹ Yên 4 IP, Conresco IP, Nhứt Chánh  IP

               * ở huyện Cần Giuộc là Tân Kim IP, Tân Phước IP, Long Hậu IP, Phước Vĩnh Đông IP, Tân Tập IP

               *  ở huyện Cần Đước là  Cầu Tràm IP

          Sau đây là mô tả sơ lược  hai Công viên Công Nghệ IP Long An:

            - Tân Đức IP  : diện tích là 535,6 ha, giai đọan đầu 276.14 ha, giai đọan II 259.46 ha, được chấp thuận xây dựng  tháng giêng năm 2003.  Vị trí là xã Hửu Thạnh và xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, có đặc điểm:  kế cận các tỉnh lộ 830 và 825  đến quốc lộ 1A , tới TP HCM và  các tỉnh ĐB SCL;  giáp sông Vàm Cỏ Đông  chảy về Biển Đông và dẫn tới TP HCM, các tỉnh ĐBSCL rất thuận tiện bằng đường sông; trong dự án chi tiết có  một cảng công ten nơ trên sông Vàm Cỏ;  cách  trung tâm TP HCM và  Phi trường Quốc tế Tân Sơn Nhất 20 km, cách thị trấn Bến Lức 15 km;  cùng dự trù xây cất một khu cư xá 422 ha  kế cận IP có thể  cho trên 58 000 người cư trú, nay đã thực hiện xong giai đọan 1 rộng 74.22 ha. Tân Đức dự trù làm các công nghệ nhẹ ít ô nhiễm( thân thiện môi sinh) , tỉ như chế biến thực phẩm, tơ sợi, may mặc, giày dép, plastic, chế biến gỗ và chế tạo máy móc.

            - Ánh Hồng – Đức Hòa 3 IP ; diện tích là54.9 ha chấp thuận dự án chi tiết tháng chạp  2002. Vị trí  ở Đức Hòa 3 IP , xã Đức Hòa  Hạ, huyện Đức Hòa,  có đặc điểm : giáp  TP HCM và  cách trung tâm TPHCM  25 km ; nối với  quốc lộ 22,  cách  quốc lộ chừng 9km;  nằm giữa ba khu cư xá  gồm  thị trấn Đức Hòa, thị trấn Hậu Nghĩa ( tỉnh Long An ) và thị trấn Củ Chi ( thuộc TP HCM ).  Ánh Hồng dự trù làm công nghệ ráp, chế tạo cơ khí và các hàng hóa tiêu thụ .

       Tháng 10 năm 2012, Chánh phủ chấp thuận Qui họach Phát triễn Kinh tế Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm viễn cảnh xa đến 2030 , chia tỉnh ra làm 3 vùng:  Vùng I gồm các huyện như Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Thạnh Hóa và Mộc Hóa sẽ cố gắng thâm canh lúa,  hầu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, sản lượng lúa trên 2.5 triệu tấn/năm;  Cùng  lúc phát triễn nuôi cá, nuôi tôm , thủy sản khác và tăng cường du lịch. Vùng II  nằm giữa sinh thái hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Nhiệm vụ chánh vùng II là một vùng đệm( độn ) – buffering zone, bảo vệ  cho Vùng I và vùng III khỏi vấn nạn công nghệ hóa và đô thị hóa qúa độ, giảm bớt ô nhiễm hai sông Vàm Cỏ khi nhiều dự án công nghệ tích cực họat động, cố gắng bảo tồn một không gian sạch và xanh cho phát triễn tương lai.  Vùng III là vùng đô thị hóa và công nghệ hóa Long An , gồm sông Vàm Cỏ Đông và vài huyện như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước và một phần các huyện Thủ Thừa, Châu Thành và Tân Trụ. 4 %  đất đai  thiên nhiên của vùng này sẽ làm phát triễn đô thị và công nghệ , mục đích biến Long An thành một tỉnh công nghệ hóa vào năm 2020, tỉ xuất công nghệ và xây cất phải đạt trên 40 %  GDP tỉnh nhà. Theo báo cáo năm 2012, GDP Long An  đạt 15.851 ngàn tỉ- trillion  VND, tỉ  xuất tăng trưởng kinh tế là 10.5 %. Tỉ xuất tăng trưởng nông lâm ngư  năm 2012 ước lượng chỉ tăng 3.3 % . Dù rằng các năm 2008- 2009,  các họat động công nghệ Long An gặp nhiều  khó khăn như toàn thể đất nước và nhiều quốc gia trên thế giới, lảnh vực công nghệ vẫn đạt  11.5 %,  trị giá sản xuất công nghệ ước lượng đạt 26.774  ngàn tỉ VND.  Viễn cảnh cho năm 2020, lợi tức trung bình GDP mỗi đầu người sẽ là 80  triệu VND ( xấp xĩ 3000 đô la Mỹ- USD )  và đến 172 triệu VND (  trên 5400 USD ) năm 2030.  Năm 2020, phân chia GDP tỉnh Long An sẽ  là 15% cho  nông nghiệp, 40 % cho công nghệ xây cất  và 45 % cho dịch  vụ ….

 

                 ( Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ, ngày 5 tháng hai 2013) 


 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693386 visitors (2230775 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free