THNLS CẦN THƠ- QUYỂN 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31 ngày lang thang P 128-129 |
|
|
30/11/2014
Phần 128-129
Ngoại trừ bức tượng sáp giống y người thật của Hòa thượng trụ trì đã viên tịch, ngôi chùa này chẳng gây ấn tượng gì, mọi người chụp ảnh kỷ niệm rồi nhanh chóng rời đi, để quay về thị trấn Pindaya.
Sau đây là một số hình ảnh bên ngoài chùa.
2 thiếu nữ Miến với trang phục truyền thống rất đẹp, vừa bước xuống từ chiếc xe tải chở khách(có bệ bước cãi biến từ tấm bửng phía sau), khách ngồi bệt xuống sàn xe, có trải chiếu.
Theo bản đồ thì địa điểm Kow Lone ở xa hơn Pindaya, như vậy là xe đã rẻ phải chỗ mấy trẻ em chơi vòng bánh xe, rồi theo con đường nhỏ đi vượt qua thị trấn Pindaya, bây giờ là lúc quay trở lại theo 1 con đường khác, qua khu vực chợ, để lên thăm các hang động.
16h10’ xe chạy ngang Pindaya, là thị trấn nhỏ nằm yên bình bên cạnh một hồ nước xanh khá đẹp, được rào chắn cẩn thận nên ta có cảm giác hơi bị "nhốt lại" giữa cái mênh mông thoáng rộng, thật tiếc! Pindaya có cao độ so với mực nước biển là 3888 ft (khoảng 1.185m), nằm không xa hồ Inle, khí hậu mát mẻ, với những cánh đồng mè rực vàng cực đẹp và có hang động Phật nổi tiếng Shwe Min Oo Natural Cave Pagoda, nên cũng là điểm đến của nhiều du khách.
Về qui mô, thị trấn chắc cũng cở một huyện lỵ của ta, nhưng không sầm uất bằng, đường sá vẫn còn thô sơ nhiều chỗ, nhà cửa thì bình dị, trung tâm chợ vẫn còn vẻ nhếch nhác, giống như các phương tiện vận chuyển .
Một gian hàng bày bán các loại đĩa nhạc, hình tại khu chợ bình dân Pindaya, cũng khá giống với các chợ quê trong nước ta. Dù là một thị trấn du lịch, nhưng có lẽ vẫn còn đang “ngái ngủ” sau 1 thời gian dài trong đêm tối, Pindaya vẫn còn những “giản đơn luộm thuộm” , như tại khu vực bến xe. Trên lề đường trống, xe tải, xe khách đậu cùng với phương tiện thô sơ là xe ngựa, xe ôm… tụ họp thành nơi đưa rước khách theo cái cách có vẻ như là …bến xe tự phát.
He he, 1 trường hợp hiếm hoi: bình nước bố thí nằm trơ trọi trước nhà. (Tôi sẽ cung cấp cho các bạn nhiều hình ảnh về các “miếu nước bố thí” khác nữa.)
Dẫu sao, sự nhếch nhác của bến xe chắc rồi sẽ được giải quyết bằng cách tập trung vào 1 khu riêng biệt, còn phương tiện, thì tôi vẫn luôn thích thú về sự có mặt của những chiếc xe ngựa cũ kỹ dễ thương này, trên đường ra ngoại ô…
…đó cũng là lúc xuất hiện các khách sạn, khu resort dễ thương, nằm thấp thoáng bên trong các vườn cây xanh mát.
Không quá nhiều bê tông cốt thép, các công trình vẫn đang rất phù hợp với điều kiện thiên nhiên đẹp đẻ của vùng cao sơn cước, đó là các biệt thự nhỏ mới xây bên đường.
Như tôi đã nói, có nhiều cây cổ thụ quái dị làm tôi chú ý dọc đường, tất cả dường như đều trong danh sách phải được bảo vệ, thuộc dự án trồng và bảo vệ rừng mà 2 chánh phủ Nhật-Miến đang thực hiện, đó là những cây đơn lẻ còn giữ lại sau khi rừng bị phá đi.
Bây giờ, khi sắp đến chân núi, phía dưới Hang Động Pindaya, tôi gặp một khu vực rộng lớn với thảm cỏ xanh bát ngát, trên đó đang tồn tại những cây đa cổ thụ khổng lồ. Nhiều cây theo tôi đoán, có tán lá rộng trên 1.000m2, các cành to vươn xa theo chiều ngang, phải được nâng đở bằng các khối bê tông; so sánh với những xe cộ, nhà cửa bên cạnh, ta mới thấy nó thật sự…khổng lồ.
Thì ra, đây cũng là nơi mà hằng năm các sắc tộc người sống ở bang Shan tụ họp để tham dự lễ hội Pindaya Shwe Oo Min, diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 11 đến ngày trăng tròn tháng Tabaung (khoảng tháng 2 âm lịch). Người Shan, Pa O, Palaung, Taung Yoe, Intha, Danu sống quanh khu vực Pyindaya cùng nhau quây quần tại công viên này, dưới tán lá của các cây đa cổ thụ, chung quanh những chiếc xe bò hay xe hơi, dựng trại vui chơi, nấu nướng, ăn uống, nghĩ ngơi…
Vào các ngày này du khách sẽ chứng kiến những đoàn xe bò truyền thống di chuyển thành hàng dài thật ngoạn mục, ngoài ra, chắc chắn đó là những ngày hội tụ đầy đủ nhất những trang phục với sắc màu độc đáo, đẹp đẻ của các tộc người sống tại bang Shan.
Bây giờ, xe bắt đầu vào khu vực chùa Shwe Oo Min Pindaya, dưới chân núi. Tại đây, có đường dẫn với hàng trăm bậc thang dành cho những thanh niên và du khách thích leo bộ, nhiều rất nhiều dân Tây đang đến viếng Động Phật này.
Tổng cộng có 3 hang động đá vôi, phía Nam, giữa và phía Bắc, hình thành cách nay chừng 200 triệu năm do 1 hoạt động tái tạo địa chất, tất cả đều nằm trên sườn núi, do vậy đường lên cũng khá là cheo leo.
Tôi chợt nghĩ, kể từ lúc bắt đầu vượt qua biên giới ở Myawaddy, Miến Điện đến với tôi bằng nhiều cung đường lên cao đầy ấn tượng. Do đoạn Yangon-Kalaw đi trong đêm tối, bận ngủ nên tôi không thấy được cái hiểm trở cheo leo nào. Dù không nhiều nhưng đường đi Taunggyi cũng có đôi chỗ ngoằn ngoèo lên cao rất khó chịu. Còn bây giờ, nhìn thấy ngôi chùa Shwe Oo Min Natural Cave cao vọi bên trên, tôi chắc chắn con bus 30 chỗ này cũng sẽ “khó chịu” lắm khi vượt lên!
Nếu có sức khỏe thì leo lên theo lối này, nghe nói chắc cũng không thua gì lên cửa Động Thiên Đường ở Quảng Bình…
…còn muốn tìm cảm giác mạnh thì cứ ngồi trên xe ca 30 chỗ, theo con đèo nhỏ đang sửa chửa, sau đây.
Xe lượn qua vài cua “tay áo” gắt củ kiệu, thu ngắn bớt độ cao của ngôi chùa…
Từ dưới nhìn lên, tôi thấy dường như còn phải dùng thang máy mới tới Động Phật.
Cuối cùng rồi cũng đến nơi, nhưng vẫn phải cuốc bộ thêm một đoạn dốc, giống như cần vượt một chút “gian truân” để đến với…niết bàn! Và những hình ảnh đầu tiên làm 2 vợ chồng tôi thích thú là sắc màu trang phục của các thiếu nữ Pindaya, họ là người Pa Oo hay người Shan?...là người Danu hay người Palaung?... tôi thực sự không biết, nhưng có quan trọng gì, chỉ cần những nụ cười thân thiện, cởi mở cũng đủ làm màu sắc thêm tươi!
Một nhóm thiếu niên ngồi dọc bên tay phải, ít “màu mè” hơn, có vẻ rất hiền, chẳng thấy chọc phá phe nữ một tiếng nào.
Tại đây là cổng chính, một con nhện khổng lồ đen đúa đang nhe nanh hù dọa. Ô hay, tôi đã biết việc canh giữ chùa đã được giao cho các cặp Sư tử Chinthe, sao tại chùa Hang động Shwe Oo Min này lại là Nhện? Tôi phải đợi Sư Th. sau khi lên “bẻ răng” nhện xuống, hỏi cho ra lẽ.
Thì ra, chuyện con nhện và cái tên Pindaya lại có một lịch sử hẳn hoi. Pindaya là cách đọc trại ra từ Pinguya, có nghĩa là “bắt con nhện”, theo truyền thuyết, có con nhện khổng lồ đã bắt công chúa xứ này về nhốt trong hang, một hoàng tử đã dùng cung tên bắn chết con nhện, giải thoát công chúa, tin này được loan truyền rằng “bắt được con nhện” (Pinguya) và từ đó Pindaya được đặt cho các hang động và vùng đất chung quanh. Lúc này tôi cũng được biết dãy núi này có tên là dãy Mene và rõ ràng trên sườn núi Mene phía trước con nhện đang có một hoàng tử giương cung cung…hạ thủ!
Chúng tôi vào chùa mua vé 3$ US /người, vào thăm Động Phật.
Anh bạn Ayunpa L. hoan hỷ mua vé tặng mọi người.
Lại phải leo thêm mươi bậc thang nửa chúng tôi mới tới cửa động trên cao, mà ngay phía trước , bên cạnh 1 stupa vàng chóe là rất nhiều những tượng Phật lớn có, nhỏ có bằng đủ các loại chất liệu, vàng, cẩm thạch, ngọc, đồng, gốm…
Theo tài liệu, hiện có tổng cộng 8.889 tượng, vào thời điểm chúng tôi viếng, con số này có thể thay đổi tăng thêm bởi sự dâng cúng của bá tánh. Tất cả các tượng phật nơi đây có niên đại khoảng vài ba trăm năm trở lại hiện tại(xưa nhất thấy ghi là 1750), không xưa lắm nhưng với số lượng khổng lồ cứ tăng dần nên nổi tiếng.
Chúng tôi bắt đầu bước xuống hang, có lẽ đây là đặc điểm của nhiều hang động mà tôi đã từng đến, phải vất vả vượt lên cửa hang rồi mới bắt đầu leo xuống để vào sâu trong động.
Đây là động đá vôi, các nhủ đá thòng xuống ở nhiều nơi trong vách, nhưng do có quá nhiều tượng Phật nên lòng hang thật chật chội, nếu không được hướng dẫn, sẽ bị lạc như chơi!
Vào một thời điểm không xác định trong thế kỷ thứ 18, dân làng khi vào rừng tìm củi, tình cờ phát hiện miệng hang sâu, đen ngòm sau những đám dây leo chằng chịt. Khi đã dọn sạch cây cỏ, họ khám phá ra cái hang mà bên trong đã có sẳn 1 số hình ảnh Đức Phật trên vách. Ngay lập tức nơi đây trở thành chốn hành hương nổi tiếng và từ đó các tượng Phật liên tục được bá tánh mang đến dâng cúng.
Các nhủ đá rủ xuống tạo nên những hốc đặc biệt để an vị các tượng Phật.
Có nơi hàng ngàn tượng Phật được an vị trong các hốc nhỏ nhìn ngược lên như một cao ốc khổng lồ.
Thực sự hang động Pindaya đang có một bộ sưu tập phong phú các tượng Phật được chế tác theo các trường phái nghệ thuật điêu khắc Phật Giáo Miến Điện, từ phong cách thợ thủ công Mandalay đến các nghệ nhân Shan, trên nền chất liệu rất đa dạng.
Đặc biệt có cả tượng ngài Sivali đứng cạnh Phật và thật ngộ nghĩnh, kế đó là một vị Phật đang bóc thức ăn trong bình bát, mặt ngước nhìn lên trời, trông thật …vô ưu!
Ngài Sivali đứng phía sau Đức Phật ngồi dưới đầu rồng, trong ngôi tháp cạnh ngài Sivali là một vị Phật đang boc thức ăn chứa trong bình bát.
Ngoài ra, theo nhà Sử học người Miến, tiến sĩ Than Tun, thì trong Động này có 70 tượng Phật không giống với bất cứ tượng Phật nào khác ở các chùa của Myanmar, bởi vì nó mang phong cách Bhisakkaguru(Dược Sư, thuộc phái Bắc tông), có niên đại khoảng những năm 1790. Điều đó theo ông Than Tun, là đã từng có giai đoạn Phật giáo Bắc tông hiện diện tại Myanmar.
Đặc điểm nhận diện chính tại các tượng Dược Sư này là nơi bàn tay phải bắt ấn “ Thí nguyện”của Đức Phật, hạt chủng tử Terminalia Chebula được giữ chặt giữa ngón cái và ngón giữa hay chỉ có ngón trỏ giữ chặt vào lòng bàn tay.
Hạt chủng tử được giữ chặt giữa ngón cái và ngón giữa của Đức Phật.
Hạt chủng tử được giữ bởi ngón trỏ bấm vào lòng bàn tay.
Ngón trỏ bàn tay phải Đức Phật giữ chặt hạt chủng tử .
Chiều hôm nay, quả thật cũng quá đặc biệt, vì lần đầu tiên trong đời, chúng tôi được hít thở một bầu không khí mà chung quanh có đến gần 10 ngàn Đức Phật.
Sư Th., anh A. và chúng tôi đang đứng giữa 8.889 Đức Phật tại Chùa Shwe Oo Min Natural Cave, Pindaya.
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693459 visitors (2231014 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|