THNLS CẦN THƠ- QUYỂN 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31 ngày lang thang P152-153 |
|
|
08/1/2015
Phần 152-153
Xin mời các bạn xem một số hình ảnh về vùng “7 Núi Myanmar”.
13h20’, xe tạm dừng tại một quán thốt lốt để mọi người được xuống nghĩ ngơi, thưởng thức nước uống nóng và kẹo thốt lốt miễn phí, khách nào muốn thì mua hàng. Chúng tôi thật sự thích thú trước sự niềm nỡ của chủ quán, sự ngon miệng của chút kẹo thơm dịu khi uống với ngụm nước nóng thật đã khát! Nhân đó 2 chúng tôi lại lòng vòng ghi thêm vài hình ảnh đặc biệt:
Nhà vệ sinh, tuy không hiện đại, nhưng rất sạch sẽ và thoáng mát.
Bình nước đậu rang(?) và đậu phộng khuyến mãi.
Ghế tre “đặc sản” nằm nghĩ thật khỏe lưng, lại được mời uống nước đậu rang(?), ăn kẹo thốt lốt, thật ngon.
Ở vùng 7 Núi, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, cây thốt lốt(xin đừng lầm với tên huyện Thốt Nốt, Cần thơ) được trồng rất nhiều(khoảng 60.000 cây) vừa làm ranh đất, vừa khai thác lấy nước và quả. Thốt lốt có tên khoa học là Borassus flabellifer L. Arecaceae, thuộc loại đơn tính biệt chu, hoa đực và hoa cái nằm trên 2 cây khác nhau, nên ta có cây đực và cây cái. Cây cái cho những quả tròn màu nâu tím có nội phôi nhủ mềm mà ta gọi là cơm. Cây đực mới là cây cho nước thốt lốt, người ta phải leo lên cắt cuốn hoa, rồi treo ống tre(trước đây) hay bình nhựa(ngày nay) để sáng sớm hôm sau leo lên mang xuống. Nước thốt lốt có thể uống tươi vị thơm ngọt rất đặc trưng, sử dụng ngay càng sớm càng ngon vì không bị lên men chua. Giá trị của thốt lốt chính là nước tiết từ cuốn hoa đực, nên thông thường cây đực chiếm 70% trong vùng trồng thốt lốt. Đó là nói về thốt lốt vùng 7 Núi.
Hôm nay, tại vùng Kyaukpadaung này, chúng tôi có dịp nhìn thấy một số dụng cụ để lấy nước thốt lốt của người Miến, đó là những nồi đất nung nhỏ có dây đeo, kèm theo là cây dao cắt cuốn hoa được thiết kế thật đặc biệt.
Chắc chắn phải rửa lại sạch sẽ trước khi mang lên hứng lấy nước thốt lốt.
Dụng cụ sẳn sàng để chiều tối mang lên hứng lấy nước thốt lốt.
Người Miến làm thang leo cặp theo thân cây thốt lốt rất chắc chắn, khác với người Khmer Nam bộ chỉ là thân tre chừa nhánh làm chỗ bám chân, được cột chặt suốt từ gốc đến ngọn cây, …nhưng đôi khi chẳng cần chỗ tựa, họ cũng leo tuốt luốt!
Nhiều người Khmer vùng 7 Núi chẳng cần thang vẫn leo ...phăng phăng lên ngọn thốt lốt!
Từ nước thốt lốt thu hoạch, được mang xuống vào sáng sớm hôm sau, cũng giống như Việt Nam, người Miến chế biến ra đường, kẹo,rượu…hoặc uống tươi.
Lò nấu đường thốt lốt ở Myanmar.
Lò nấu đường thốt lốt ở Tịnh Biên, Việt nam.
Chưng cất rượu thốt lốt ở Myanmar.
Tại Việt Nam và Cambodia, tôi chưa nếm thử rượu thốt lốt, nhưng có nếm thử "nước chua", là nước thốt lốt đã lên men rượu và 1 phần rượu tiếp tục lên men giấm(do các nấm Acetobacter), nên cũng say bí tỉ nếu...liều mạng uống tới bến!
Bên ngoài sân tôi còn thấy 1 công cụ lạ mắt, về sau khi nhìn thấy trên quầy hàng có bày bán cả những chai dầu phộng, thì tôi đoán ra đây là cối ép dầu phộng, được thực hiện bởi lực kéo của bò, còn để lại dấu hằn rõ nét chung quanh cối.
Tại đây tôi còn thấy những chiếc lu mái dầm giống như vùng miệt Thứ Kiên Giang, dùng để chứa nước.
Sau khi một số thành viên trong đoàn mua ít sản phẩm, chúng tôi kết thúc buổi dừng chân thú vị, để tiếp tục chặng đường cuối cùng trở về "Vương triều Bagan".
Trên đường trở lại xe, tôi còn “vớt vát” thêm vài file ảnh về vùng “7 Núi Myanmar” này, bởi nó quá giống với "Thất Sơn" An Giang quê tôi, từ quan cảnh đến con người nhiều chơn chất!
Xe bò này hơi khác với xe bò vùng 7 Núi, An Giang.
Đây là cây dao đặc chế để cắt bỏ phát hoa đực(trong ảnh là phát hoa thốt lốt đực khô,nằm bên cạnh cây dao đặc chế), chừa lại cuốn phía trên phát hoa, nơi sẽ tiết nước thốt lốt vào bình chứa, treo ngay bên dưới.
Và đây là 2 chân dung "nhỏ bé" vùng thốt lốt Miến Điện, cũng dễ thương như 2 anh em Khmer xứ 7 Núi Tri Tôn.
Anh&Em với ghế tre đặc sản vùng Kyaukpadaung, Mandalay, Myanmar.
Anh&Em với 2 bánh xe bò vùng 7 Núi, Tri Tôn, An Giang, Việt Nam.
B.20.4. Old Bagan.
Từ giã quán thốt lốt ven đường với cối ép dầu phộng đặc biệt, chúng tôi tiếp tục đi về hướng Bagan, không còn xa mấy nữa.
Dọc quốc lộ, có một số công nhân đang duy tu đường, họ làm tôi ngạc nhiên, khi bổng dưng, 1 người, 2 người, 3 người…dừng công việc, đứng lên, thậm chí có người kịp bỏ cả dép, chắp tay xá khi xe chạy ngang qua. Thoạt tiên tôi tưởng họ lịch sự chào đón chúng tôi, kiễu chào chắp tay xá như phần lớn cư dân theo Phật giáo Nam tông, chừng nhìn lại thấy 3 vị Sư đang ngồi phía trước và xe cũng đang có 1 lá cờ Phật Giáo phất phơ bên kiếng chiếu hậu tay trái, thì tôi mới biết mình vừa được “hưởng xái” lộc của quý Sư!
Đã từng biết nơi đất nước này các Sư được quý trọng như Phật sống; nhưng cái cách người dân Miến thể hiện thực sự làm tôi rất ngạc nhiên. Và đó là sự khác biệt đáng kể của vùng “7 Núi Myanmar” này.
13h58’, xe tới trạm thu phí Myat Noe Thu, sau này tôi biết đó cũng là cửa ngỏ của vùng Bagan với hàng ngàn tháp cổ! Tôi nói là sau này, bởi vì vào thời điểm đó tôi hoàn toàn chưa có một hình dung gì về cái nơi mà mình chưa biết chừng nào sẽ đến, thậm chí cả cái tên Bagan cũng chưa kịp nghĩ tới. Cho nên, việc chụp hình chỉ là hành động “vô tư” ghi lại quan cảnh bên đường 1 cách máy móc, nhờ đó tôi mới thực sự biết mình đã qua những đâu.
Trạm thu phí MNT (Myat Noe Thu).
10 phút sau, khi gặp 1 chú cảnh sát tại đầu 1 con đường có vẻ là vào thành phố, thì tôi biết chắc là sắp đến nơi, nhất là ngay sau đó, những khách sạn sang trọng dần dần xuất hiện.
Một con đường nơi bìa thành phố Bagan vắng tanh, rất đối nghịch với tính chất "hot" của 1 trong những điểm du lịch nổi tiếng thế giới, tại Myanmar.
Tiếp theo đó là nhiều tháp cổ xuất hiện 2 bên đường, gây ngạc nhiên cho nhiều người, ngoại trừ Sư H., Sư Th và các người Miến. Riêng tôi thì hơi “giựt mình” vì cùng 1 lúc chợt thấy khá nhiều tháp cổ xuất hiện, không biết phải chụp bên nào, bỏ bên nào và …thôi thì cứ canh chừng 1 bên cho chắc ăn, những phế tích này tôi chỉ có thể đánh số để phân biệt, chứ không thể nào biết tên được.
Phế tích số 1 ở Bagan.
Có 1 số resort hay khách sạn được thiết kế giống với phế tích chung quanh.
Các phế tích này đều xây bằng gạch, tương tự như các tháp Chăm ở Việt Nam, nhưng hình thức thì khác hơn. Con đường lúc thì ngang khu dân cư, lúc thì ngang những ngọn đồi vắng mà trên đó là các ngôi tháp đủ kiểu dáng, đủ kích cở lần lượt xuất hiện.
Nơi nầy, khu dân cư nằm trên những con đường im vắng, thật lặng lẽ, dù đây là điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Đó chính là cái đáng yêu của Bagan.
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693531 visitors (2231270 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|