28/8/2014
Phần 3
Sơ lược về Chùa Hà Nội
Chùa Láng, tên chữ là Chiêu Thiền Tự, ở Yên Lãng tức là làng Láng , nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa. Chùa làm trên một khu đất rộng cây cối um tùm, xưa được xem là cảnh chùa bật nhất của Thăng Long , nay là một di tích văn hóa, lịch sử, thắng cảnh đẹp và u nhã nhất Hà Nội . Chùa lập từ thế kỷ thứ 12, thờ Từ Đạo Hạnh . Tương truyền, Từ Đạo Hạnh tu ở đây, đầu thai làm con trai Sùng Hiền Hầu , em vua Lý Nhân Tông .Theo tục cỗ 12 năm, chùa mở một hội lớn một lần. Hội Láng ca dao ghi lại, là một diễn xướng tổng hợp văn nghệ thể thao ( đánh đu , đánh vật …) của cả một vùng quê nằm hai bên bờ sông Tô một thời xưa. Trải qua nhiều thời đại, Chùa Láng được trùng tu nhiều lần. Hình dáng còn lại ngày nay được tạo dựng năm 1666, tu sửa lại thế kỷ thứ19. Bố cục mặt bằng đối xứng theo một đường trục dọc từ cửa Tam Triều ( dẫn vào cõi Phật ) đến nhà Tổ phía sau. Tầng tầng lớp lớp kiến trúc chức năng khác nhau tổ hợp với sân, vườn, cây xanh, mặt nước tạo nên không gian hài hòa, sâu thẳm, tĩnh mịch và cổ kính. Nhà Bảo Cái đặt ở vị trí trung tâm của Chùa Láng, là công trình giá trị nghệ thuật nổi bật nhất . Mái nhà Bảo Cái lợp kiểu mái chồng, hai tầng gồm 16 mái mềm mại thanh nhã. Hai bên bậc thềm dẫn lên nhà tiền đường, có đôi rồng đá uốn khúc y uyễn chuyễn độc đáo . Trên tấm bia đá lập năm 1656, có chạm trỗ 2 tiên nữ, đôi cánh như đang dướn bay lên trời xanh …
Chùa Liên Phái năm ở ngõ Chùa Liên, giữa phố Bạch Mai, đi hết ngõ là tới cổng chùa. Hai bên cổng là hai hồ rộng . Ngay ở cổng chùa là ngôi tháp Diệu Quang 10 tầng, hình lục lăng. Điều giúp cho chùa Liên Phái được Bộ Văn Hóa xếp hạng di tích lịch sử giá trị, chính là khu vườn Tháp ở sau chùa. Tại đó, trên một gò đất cao có 9 ngôi tháp xây dựng thành 3 hàng: hàng thứ nhất có 2 ngôi , hàng giữa có 5 ngôi và hàng sau 2 ngôi. Ngôi tháp Cứu Sinh hàng giữa chóan phần cao nhất xây bằng đá , là nơi táng hài cốt vị sư tổ thứ nhất sáng lập ra ngôi chùa : phò mã Trịnh Thập, cháu nội của chúa Trịnh Căn trị vì 1682 - 1709 Trịnh Thập biến phủ đệ thành chùa gọi là Liên Tông. Chùa xây năm 1726 . Đến thế kỷ 19 mới đổi là Liên Phái.
Chùa Mía , tên chữ là Sùng Nghiêm tự ỏ làng Mía nay thuộc xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội. Chùa được xây năm 1632 do bà Nguyễn thị Rong, con gái làng, vợ chúa Trịnh Tráng, hưng công. Chùa năm trên đồi đá ong, chia ra 3 khu. Ở cả 3 khu, nơi nào có gỗ là được chạm trỗ. Gác chuông theo kiểu chồng diêm, hai tầng 8 mái, các góc mái đều gắn đao triện. Chùa có tới 287 pho tượng, một nữa làm bằng gỗ , một nữa làm bằng đất luyện , tất cả đều son thếp . Nhiều pho có thể xem như là tuyệt tác nghệ thuật tạo hình của nước ta. Đó là 8 pho Bát bộ, Kim Cương, pho Tuyết Sơn và pho Quan Âm tống tử ( còn được gọi là tượng bà Thị Kính , vẽ mặt hơi buồn nhưng rất hiền, ẳm một đứa bé kháu khỉnh .
Chùa Ngũ Xã, có tên là Thần Quang tự, năm ở bán đảo bên hồ Trúc Bạch, từ xưa có nghề đúc đồng nổi tiếng; xây từ thế kỷ thứ 18, thờ nhà sư Nguyễn Minh Không tục truyền là tổ nghề đúc đồng. Ở đây có một pho tượng Di Đà mới đúc năm 1952 , nhưng là pho tượng đồng to nhất các chùa đền miền Bắc nước ta . Đắp cốt khởi công ngày Phật đản năm 1949 , đến ngày Phật đản năm 1952 thì khánh thành. Tượng cao 3.95 m, khỏang cách 2 đầu gối là 4 3.6 m, tai dài tới 0.70m . Chu vi tượng đo tới 11.6m. Trọng lượng tòan pho tượng là 10 tấn đồng .
Chùa Quán Sứ nằm giữa phố cùng tên, là đất thôn An Tập xưa. Tại đây, thời đầu nhà Lê, vào thế kỷ thứ 15, có lập một khu nhà gọi là Quán Sứ tiếp đón sứ thần các nước Lão Qua , Chiêm Thành. Vì họ đều theo đạo Phật ,nên một ngôi chùa được dựng ở cạnh Quán Sứ cho các sứ thần tụng niệm cúng bái. Trải bao thay đổi, tới năm 1934, hội Phật Giáo Bắc Kỳ lấy chùa này làm hội quán. Năm 1942, chùa được xây lại theo qui mô kiến trúc và trang trí nội thất như ngày nay .
Chùa Trấn Quốc , có thể là ngôi chùa vào lọai cổ nhất nước ,vì tương truyền là là có từ đời Lý Nam Đế ( 544- 548 ). Thuở ấy, chùa được dựng sát bờ sông Cái, có tên là chùa Khai Quốc ( mở nước ). Vua Lê Thái Tông ( 1440 -1442 ) đổi tên là Chùa An Quốc . Đời Lê Kính Tông ( 1600 - 1618 ) bãi sông lở, dân dời chùa vào hòn đảo Cá Vàng giữa Hồ Tây ( tức địa điểm hiện nay ) , nơi các vua nhà Lý đã dựng cung Thúy Hoa và đời Trần đã dựng điện Hàm Nguyên. Đời vua Lê HyTông( 1680 - 1705 ) đổi gọi là chùa Trấn Quốc . Năm 1842 , vua Thiệu Trị tới thăm, chùa đổi gọi là Trấn Bắc, nhưng dân gian vẫn quen gọi là Trấn Quốc. Khỏang thế kỷ thứ 17 ( hay 17 ) đắp đê Cổ Ngư, nên mới có đường nối đê với đảo Cá Vàng Chùa hiện còn giữ được lối kiên trúc độc đáo khác với nhiều chùa , phía trước là nhà bái đường, rồi đến nhà Tam Bảo phía sau mới là hai dãy hành lang Thập Điện và gác chuông . Trong chùa có một số tượng đẹp. Đáng chú ý nhất là Pho tượng Thích Ca nhập Niết Bàn bàng gỗ thếp vàng. Chùa cũng có nhiều bia . Cỏ nhất là tấm bia dựng năm 1639, Trạng nguyên Nguyên Xuân Chính sọan, nội dung gây lại lịch sử xây dựng chùa. Nằm giữa hồ, bốn bề mặt nước mênh mông, chỉ có một con đường độc nhất, nối từ đường Thanh Niên dẫn vào chùa Trấn Quốc.
Chùa Bà Đá chính tên là Linh Quang tự, phố Nhà Thờ, Hà Nộ . Linh Quang là ánh sáng thiêng liêng phát ra từ đá. Đời Lê Thánh Tông ( 1460-1497 ) ở làng Báo Thiên tức khu vực quanh nhà thờ lớn, có người đào được một pho tượng Phật Bà bằng đá, dựng một miếu con thờ ngay tại nơi đào được tượng. Dân làng thấy thiêng làm thành ngôi chùa có tên là Chùa Bà Đá . Nhưng pho tượng này bị hỏa họan thời Pháp thuộc thiêu hủy. Đầu thế kỷ thứ 20, trong chùa có một pho tượng Phật Thích Ca mới tạc, cũng bằng đá . Chùa là “ chốn tổ” của phái Lâm Tế , một trong 2 phái lớn Phật Giáo miền Bắc .
Chùa Hòe Nhai chính tên là Hồng Phúc tự ở phố Hàng Than, Hà Nội . Đây là chùa cổ tương truyền có từ đời Lý, trải qua nhiều lần sửa chửa lớn các năm 1687, 1899 và 1952 . Thời Pháp thuộc chùa bị thu nhỏ lại như ngày nay . Trong chùa có một số bia đá, cổ hơn cả là bia dựng năm Chính Hòa 24 ( 1703 ). Ghi rõ vị trí chùa ở phía Bắc phường Hòe Nhai, tại Đông Bộ Đầu tức Bến Đông . Giúp các nhà sử học ngày nay xác định được vị trí chiến thắng ngày 29 tháng giêng năm 1258, gọi là ChiếnThắng Đinh Bộ Đầu, đuổi giặc Nguyên ( Mông Cỗ ), giải phóng kinh thành ở vào gần chùa Hòe Nhai này . Trong chùa có nhiều tượng , cổ nhất là tượng Củu Long ( ThÍch Ca sơ sionh ) và đặc sắc nhất là tựong một vị Phật ngồi trên lưng một ông vua nằm phục xuống, có lẽ phỏng theo điển vua Đế Thiên Đế Thích tình nguyện làm giường cho Phật Thích Ca ngồi thuyết pháp. Chùa là “ chốn tổ” của phái “Tào Động”, một trong 2 phái lớn trước đây của Phật giáo miền Bắc .
…
Sơ lược về Đền Hà Nội
Đền Quán Thánh như chữ tạc trên nóc cổnh thì đây là “ Chấn Vũ Quán , tên mới có từ năm 1840 , trước đó là “ Trấn Vũ Quán” . Dân gian gọi nôm na là đền Quán Thánh. Quán là nơi thờ tự của Đạo giáo , cũng như Chùa là nơi thờ tự của Phật giáo . Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần Thọai Việt Nam ( như ông Thánh đã giúp An Dương vương trừ ma qủy khi xây thành Cỗ Loa) và nhân vật thần thọai Trung Quốc ( Thánh coi giữ phương Bắc ). T+ơng truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ ( 1010 -1028 ), nhưng diện mạo hiện nay có từ lần sửa chửa năm 1893. Trong đền có pho tượng Trấn Vũ bằng đồng đen, đúc năm 1677, cao 3.96m, nặng 4 tấn. Tượnh hình dáng một người ngồi, y phục nai nịt gọn gàng, nhưng tóc lại bỏ xõa, chân không giày dép, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm. Thân gươm có rắn quấn và chống lên lưng rùa. Đó là hình dáng một đạo sĩ. Tượng Trấn Vũ là công trình nghệ thuật điêu khắc độc đáo, đánh dấu kỷ thuật đúc đồng, tài nghệ tạc tượng của dân Việt Nam cách đây 300 năm.
Đền Voi Phục trên đất làng Thủ Lệ xưa, ở cạnh đường đi Cầu Giấy, bên vườn thú Thủ Lệ quận Ba Đình. Đền là một trong “Thăng Long tứ trấn”, xây từ đời Lý Thái Tông (1028- 1054 ), bên một hồ rộng . Đền thờ Linh Lang, có thể là hòang tử Hòang Chân , con vua Lý Tháoi Tông do một bà phi người làng Bồng Lai ( Đan Phượng ) sinh ra ở Trại Chợ, Thủ Lệ. Hòang tử đã tham gia trận đánh quân Tống xâm lược trên phòng tuyến Sông Cầu và hy sinh tại đó. Một huyền thọai khác kể rằng Cảo Nương, một cung phi vua Lý ra tắm ở Hồ Tây bị rồng cuốn lấy người, về có mang sinh ra hòang tử trên mình có 28 vét vây rồng và 7 hàng chấm sáng long lanh như ngọc trên ngực. Lớn lên Linh Lang cầm quân, đánh thắng quân Tống . Vua muốn nhường ngôi cho, nhưng Linh Lang chối từ, về ở Trại Chợ, sau bị bệnh từ trần hóa thành con rồng đen cuốn quanh phiến đá, rồi xuống Hồ Tây biến mất. Trong đền có 2 pho tượng đồng và hòn đá to có vết lõm. Cửa đền đắp hai con voi qùy nên quen gọi là đền Voi Phục . Đường vào có những cây muỗm ( một đại mộc cao 30m , họ Xòai Anacardiaceae , tông Mangifera ?), cây si lâu đời, sau đền có những bụi nứa. Ngày 21 tháng 12 năm 1873 , nghĩa quân Việt, đã phục kích ở gần đền Cầu Giấy này giết chết chủ tướng quân xâm lược Pháp là Francis Garnier.
Đền ( Thánh ) Gióng ở xã Phù Đổng , huyện Gia Lâm trên bờ Bắc sông Đuống , tên nôm nà là Làng Dóng , quê hương người anh hùng truyền thuyết Thátnh Dóng - Phù Đổng Thiên Vương lên 3 tuổi đã cưỡi ngựa sắt , đánh tan giặc Ân xâm lược, thời vua Hùng thứ 6. Đền Dóng to và đẹp , tương truyền được vua Lý Thái Tổ cho dựng trên nền nhà cũ của ông Dóng , khi nhà vua dời đô ra Thăng Long . Đền còn giữ được nhiều bộ phận kiến trúc của thời Lê Trung Hưng ( thế kỷ thứ 17). Tam Quan được xây sau vào cuối thế kỷ thứ 19. Tượng Thánh Dóng đặt trong chính điện , ngồi giũa 2 dãy tượng 6 quan văn - võ , 2 người hầu cận đứng, 2 phổng quỳ và 4 viên lính hầu. Hiện vật đáng chú ý ở đền Thượng này là đôi rồng đá làm bậc thềm ,đôi sư tử đá tạc từ đời Lê Dụ Tông ( 1705 ) , bia năm 1660, đôi chóe sứ tương truyền là của bà Chúa Chè Đặng Thị Huệ cung tiến cuối thế kỷ thứ 18. Đền Mẩu , còn có tên là đền Hạ , tên chữ là Khánh Quang Điện , ở ngòai đê , là nơi thờ bà meẹ Thánh Dóng , xây năm 1693. Miếu Ban cũng thờ mẹThánh Dóng, là nơi người anh hùng chào đời.. Cạnh đền Thưiợng còn có ngôi chùa Kiến Sơ , tương truyền có nhà sư Võ Ngôn Thông đời Đường đã sang tu ở đây và lập ra phái Thiền Tông Phật gíao nước ta . Đền Sóc ở thôn Xuân Tảo , xã Xuân Đỉnh , huyện Từ Liêm là nơi ông Dóng ruỗi ngựa qua sông, xuống Hồ Tây tắm mát giở cơm nắm ra ăn, rồi phi ngựa lên núi Sóc bay về Trời , để quên lại chiếc roi sắt . Đền Sóc Sơn ở trên núi Sóc, còn có tên là núi Phú Mã , núi Vệ Linh , ở xã Phù Linh ,huyện Sóc Sơn. Tại đây có hai Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Đền Thượng nay không còn . Đền Hạ xây vào thế kỷ thứ 19. Năm 1898, đền Hạ bị cháy, chỉ còn đôi ngựa gỗ là di tích cỗ. Hội đền Sóc Sơn mở vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch.
Những đền khác là Đền Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh Hà Nội và Đền Hát Môn ở xã cùng tên huyện Phúc Thọ, Hà Nội, Đền Đồng Nhân ở ngay nội thành, quận Hai Bà Trưng , cả ba thờ tưởng niệm Hai Bà Trưng. Đền Ngọc Hồi ở xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội, kỷ niệm chiến thắng Đống Đa( Ngọc Hồi - Đầm Mực ) nơi hàng vạn quân Thanh và các đại tướng Thanh, bị vua Quang Trung, nhà Nguyễn Tây Sơn, tiêu diệt.