.
  Bất lợi và hệ quả lúa vụ 3
 
13/7/2014


 

BẤT LỢI VÀ HỆ QUẢ LÚA VỤ 3 ĐỒNG THÁP

                                                                               

KS Đặng Hòang Minh

 

         

 

Ngành nông nghiệp đã xây dựng Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Đề án này đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 899 QD-Ttg ngày 10/6/2013. Đề án xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội tại của ngành nông nghiệp, đề ra các nội dung tái cơ cấu về mô hình tăng trưởng nông nghiệp, song song với tái cấu trúc sản xuất, tổ chức chuỗi cung ứng theo cơ chế thị trường, dựa trên quan hệ cung cầu, sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường và kinh nghiệm thực tiển.

Là vùng trọng điểm nông nghiệp của Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long cũng đứng trước yêu cầu cần phải tái cơ cấu kinh tế như cả nước và ngành nông nghiệp. Đồng Tháp là một tỉnh trọng điểm nông nghiệp của ĐBSCL, nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trở nên vô cùng cấp thiết. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp sẽ cung cấp căn cứ, định hướng lớn nhằm điều chỉnh cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế toàn tỉnh theo định hướng mới đến 2030.

Đề án tái cơ cấu nghành nông nghiệp nên sản xuất vẫn tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu thâm canh, đã xây dựng nhiều cánh đồng liên kết, tạo vùng nguyên liệu chất  lượng cao cho doanh nghiệp tiêu thụ, tạo phấn khởi cho người dân và bước đầu giúp nông dân làm quen dần sản xuất hàng hóa tập trung, liên kết. Tuy nhiên vẩn có 30.000 – 50.000 ha lúa vụ 3 có cần thiết không?

 

I. QUAN ĐIỂM:

- Phát triển nền nông nghiệp bền vững là không nên phát triển đại trà lúa vụ 3. Hãy cho đất nghỉ đưa lũ tràn vào để lấy phù sa, diệt trừ sâu bệnh. Nông dân còn có nguồn lợi tự nhiên để khai thác, đa dạng lọai hình kinh tế, tăng thu nhập. 

- Sản xuất lúa vụ 3 có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội trong vùng lũ và những hệ lụy với tầm nhìn khách quan nông dân vừa cực vừa nghèo thêm. 

 

II. LỢI THẾ NÔNG NGHIỆP

Tài nguyên quý giá nhất đồng bằng sông Cửu Long là nước lũ, đã làm cho nông dân no cơm áo ấm, hàng năm bồi đắp 150 triệu tấn phù sa cho đồng ruộng và các nguồn lợi khác, chúng ta cần khai khác nguồn lợi phong phú nầy cho nông nghiệp và không đi ngược lại quy luật thiên nhiên ưu đãi nầy. 

Ngoài ra, nó không chỉ đem lại nguồn lợi thủy sản thiên nhiên phong phú mà còn góp phần làm vệ sinh đồng ruộng, điều hòa thời tiết khí hậu và nạp nước ngầm vào vùng này... Có thể khẳng định chính những đặc điểm đó đã kiến tạo ĐBSCL với những vùng sinh thái ngập nước, giàu tiềm năng từ bao đời nay.

 

1. Lợi thế của nước lũ đối với nông nghiệp: 

 Nước lũ hàng năm đóng vai trò của một tác nhân làm vệ sinh đồng ruộng đặc biệt hiệu quả mà không có biện pháp hoá học hay cơ học nào có thể thay thế được. Việc trồng liên tục nhiều vụ trong năm đã buộc người nông dân phải tăng liều lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu bệnh, đưa đến hậu quả môi trường trong đê bị ô nhiễm ngày càng nặng hơn.

* Trường hợp lũ lớn:

Đối với nông nghiệp lợi thế của Đồng tháp là tỉnh ở vị trí đầu nguồn sông Cửu Long, hàng năm được phù sa bồi đắp, nên đất đai phần lớn màu mở, thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi với sản lượng hàng hóa lớn không những đủ cung cấp cho tiêu dùng trong tỉnh mà còn có phần cung cấp cho vùng ĐBSCL, cả nước và xuất khẩu. Tỉnh Đồng Tháp có nhiều cơ hội phát triển cho công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản cho hiện tại và tương lai.

Do đó khi thu hoạch xong lúa vụ hè thu chủ động cho lũ vào với các lợi thế sau:

- Tăng phù sa .

- Rửa trôi phèn .

- Tạo điều kiện cho nguồn lợi thủy sản tự nhiên di cư vào sinh sản , sinh trưởng và phát triển trong các tháng mùa lũ.

- Sinh vật có hại bị tiêu diệt nhiều hơn.

Như vậy, ngay như tác hại của những trận lũ lớn là rõ ràng, thì chúng cũng đem lại cho đồng bằng một lượng phù sa khổng lồ. Lượng phù sa nầy không những được lắng đọng lại giữa đồng bằng, mang đến cho nó những vụ lúa bội thu sau đó, mà còn là nguồn thức ăn vô tận cho các loài thủy sinh phát triển trong suốt 5-6 tháng mùa lũ.

Nước lũ cũng có tác dụng rửa trôi phèn đầu mùa mưa, tẩy sạch thuốc trừ sâu sử dụng trên đồng và làm vệ sinh môi trường mặt ruộng. Đặc biệt để hình thành các vùng sản xuất thủy sản hàng hóa (tôm càng xanh và các loại cá đen) phục vụ tốt cho tiêu dùng và xuất khẩu.

* Trường hợp lũ nhỏ:

Trong điều kiện khi có lũ nhỏ xuất hiện, thiệt hại như sau:

- Mức xâm nhập mặn sâu hơn vào nội đồng.

- Mức phèn (nhất là phèn hoạt động) gia tăng.

- Sinh vật gây bệnh và điều kiện gây bệnh cho vật nuôi cây trồng gia tăng.

- Nguồn giống tự nhiện của các đối tượng thủy sản có khuynh hướng giãm do mất một số điều kiện cho sinh sản.

* Trong trường hợp không lũ:

Sẽ xảy ra hạn hán với sự gia tăng nồng độ muối, chế độ nhiệt và mức phèn tăng lên gây khó khăn không nhỏ cho nông nghiệp và thủy sản, đề án sẽ không thực hiện được.

Mùa nước nổi với nông dân là  mùa khai thác thuỷ sản thuận lợi nhất, mùa làm ăn hiệu quả nhất. Với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật ngày nay, người dân còn có điều kiện khai thác ngày càng hiệu quả hơn từ việc nuôi trồng trong mùa nước nổi, điều đã được thực tế chứng minh.

 Tuy nhiên trong trường hợp lũ nhỏ và không lũ có những tác động bất lợi nói trên, đã gây ra những tổn thất lớn về kinh tế theo chiều hướng ngày càng gia tăng, chưa kể đến những giảm sút về nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và có thể nuôi trồng trên đồng ruộng trong mùa lũ. Không những đối với thủy sản mà vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu gặp rất nhiều khó khăn trong canh tác và chi phí lón.

Từ bao đời, người dân sống trong vùng không dùng từ “lũ”, mà gọi một cách thơ mộng là “mùa nước nổi”, như một hiện tượng thiên nhiên bình thường mà con người có thể khai thác từ đó nhiều lợi ích, chứ không chỉ có những bất lợi.

2.Trồng lúa

Đồng Tháp có thế mạnh về diện tích và năng suất trồng lúa so với các tỉnh ở ĐBSCL. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của Đồng Tháp năm 2013 đạt 596.751 ha, tăng 58.022 ha so với năm 2012. Năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 6,12 tấn/ha, thấp hơn năm 2012 là 0,04 tấn/ha, giảm chủ yếu ở vụ Đông xuân do lũ nhỏ phù sa ít. Sản lượng ước đạt trên 3,31 triệu tấn, tăng 262.951 tấn so với năm 2012. Nếu tính vụ ĐX và HT sản lượng 2,5 triệu tấn đảm bảo an tòan và an ninh lương thực.

Sản xuất lúa ở Đồng Tháp là chịu sự biến động lớn của giá đầu vào và giá bán lúa, riêng vụ 3 nếu bất lợi thời tiết việc tập trung tòan lực, bảo vệ lúa là điều không tránh khỏi, rủi ro rất lớn, nên lợi nhuận của người trồng lúa thấp, không ổn định và nhiều bất lợi cho nông dân.

 

 3. Thủy lợi        

Đồng Tháp nằm ở vùng đất trũng Đồng Tháp Mười và có lũ thường xuyên. Lũ giúp tăng độ phì của đất và cung cấp nguồn thủy sản. Hàng năm lũ về sớm hơn so với các địa phương khác vùng ĐBSCL, mức độ ngập sâu hơn và thời gian ngập cũng kéo dài hơn…, tác động tới bố trí thời vụ sản xuất, phát sinh chi phí sản xuất và nhiều rủi ro khác, nhất là vào những năm chế độ lũ thay đổi bất thường. Để giảm bớt những ảnh hưởng do chế độ ngập lũ gây ra, hơn hai thập kỷ qua cùng với những đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, thì hệ thống đê bao kiểm soát lũ cũng được quan tâm và đầu tư thích đáng, đã và đang góp phần giảm bớt những thiệt hại do lũ gây ra, tăng năng suất và sản lượng của tỉnh. 

Hệ thống bờ bao bảo vệ lúa Hè Thu có tổng chiều dài 7.171 km, diện tích phục vụ 172.314 ha/197.914 ha lúa Hè thu, đạt tỷ lệ 87%. Các khu vực sản xuất 3 vụ có đê bao đảm bảo chống lũ 100% khỏang 80.000 ha - 120.000 ha và chịu nhiều tác động trong sản xuất.

 

4. Thủy văn

Chế độ thủy văn của tỉnh theo 2 mùa: mùa lũ và mùa kiệt với chế độ bán nhật triều có 2 đỉnh triều trong ngày đêm.

Mùa lũ thường từ tháng 7 – 11 và cứ từ 3 – 5 năm lại có lũ lớn một lần nhưng gần đây lũ lớn xảy ra liên tiếp gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Từ tháng 7 – 8 nước lũ vào đồng ruộng từ các cửa kênh rạch, khi đã vượt bờ kênh, bờ bao tương ứng với mức nước lũ tại Hồng Ngự  + 3,5 m lũ bắt đầu tràn đồng qua biên giới và gây ngập lụt tòan bộ khu vực. Đỉnh lũ cao nhất xuất hiện vào tháng 9 – 10, độ ngập sâu trung bình > 2 m đối với khu vực Bắc sông Tiền và  < 2 m đối với khu vực Nam sông Tiền. Trong mùa lũ ảnh hưởng của triều không lớn, nhất là khu vực  phía Bắc.

Lũ ở ĐBSCL diễn biến phức tạp thường bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11.

Cường suất lũ lên từ 3 – 4 cm/ngày, cá biệt có những năm cường suất lũ lên từ 8 – 10 cm/ngày nhưng thời gian ngập kéo dài gây sói lở bờ sông, bờ kênh, thị trấn, thị xã ven sông, hệ thống giao thông, ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư, đi lại, học hành, định cư và làm chậm quá trình đô thị hóa nông thôn.

Đỉnh lũ của các năm gần đây diễn biến khá phức tạp năm 1996 đỉnh lũ cao nhất tại Tân Châu là 4,86 m, năm 2003 là 4,06 m và năm cao nhất trong 1 thế kỹ qua xuất hiện vào năm 2000 với đỉnh lũ tại Tân Châu là 5,06 m.

 

III. HỆ QUẢ

Qua tham khảo nhiều nhà quản lý, nhiều chuyên gia kỹ thuật, nhiều nông dân không đồng tình sản xuất vụ 3 vì:

 

1. Bất lợi:

- Vài năm gần đây, do số nơi “phá rào” đẩy mạnh việc làm lúa vụ 3, làm đê bao tràn lan số nơi không có trong quy hoạch, đúng ra phải tuyên truyền ngăn chặn vì “lợi bất cập hại” thì chính quyền địa phương, đặc biệt là Bộ NN&PTNT đã sai lầm chạy theo phong trào tự phát, biến lúa vụ 3 thành chính vụ. Đây là sai lầm, cần phải sửa, không có gì phải bàn cãi.

- “Làm lúa vụ 3 lời ít hơn hai vụ lúa kia, nếu giá cả bấp bênh có khi còn lỗ vốn. Thêm nữa, khi đắp đê thì trong vùng bao đê sẽ mất đi nguồn cá, đất đai mất nguồn phù sa quý giá. Cỏ dại, sâu bệnh lưu cữu trên đồng làm tăng thêm chi phí cho các vụ lúa sau. Nhưng vì đó là chủ trương của Nhà nước nên dù muốn dù không cũng phải làm theo.” hoặc “Lợi nhuận từ trồng lúa vốn đã không đủ trang trải cuộc sống, làm vụ ba lại phải đóng góp làm đê bao, thủy lợi… càng chất chồng thêm khó khăn cho nông dân.”

- Những thực tế sống động, khách quan trong suốt 10 năm qua, đó chính là tập trung làm rõ hậu quả to lớn, lâu dài, ảnh hưởng đến nhiều mặt từ hệ thống “bê bao”, làm lúa vụ 3 người nông dân kể cả nhà quản lý không yên tâm.

          Chính một phần rất quan trọng nêu trên không được nghiêm túc thực hiện, đã và sẽ dẫn tới việc không tính được hiệu quả kinh tế khi phải đầu tư những khoản tiền khổng lồ, xem có thực là “lãi” hay “lỗ”. Riêng về tác động tới môi trường, thiệt hại về thủy sản, đời sống văn hóa biến dạng thì có lẽ chẳng thể tính nổi.

 

          2. Hệ quả:

          - Điều kiện tự nhiên vốn rất tốt của đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bị bàn tay qui hoạch không hợp lý của con người làm cho méo mó. Con sông vốn hiền lành đang dần trở nên hung dữ vì bị đê bao hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn hecta ngăn chặn… hàng tỉ mét khối nước làm cho nước chảy  xiết hơn trong kênh mương, dẫn đến sạt lỡ nghiêm trọng và tăng ngập ở những nơi khác, kể cả thành phố, làng mạc ở phía hạ lưu, chi phí chống sạt lỡ và các biện pháp bảo đảm an tòan tài sản, tính mạng con người, tăng chi phí nạo vét sông rạch phục vụ giao thông thủy vì phù sa thay vì bồi lắng cho đồng ruộng bị trôi mất. Các địa phương bị sạt lỡ, mổi năm có hàng trăm hộ di dời tái định cư làm cho một số dân cư đảo lộn cuộc sống đã khó khăn càng thêm khó khăn nữa.

            - Việc mất vai trò điều tiết nước tự nhiên, nước thóat ra biển nhanh hơn trong mùa lũ gây xâm nhập mặn sẽ ngày càng lấn sâu hơn trong mùa khô. Đó là những vấn đền cần phải nhìn nhận trong việc sản xuất lúa vụ 3.

          Nên hiểu nước biển xâm nhập  sâu vào đất liền tức là nguồn nước ngọt từ thượng lưu về bị hạn chế. Trong thành phần nước biển chủ yếu là hàm lượng muối NACl, một phần KCl, muối gốc sunphat vv…Nước ngọt thành phần chủ yếu ion khoáng Na, Ca, Mg v.v…  có tác dụng pha loãng hàm lượng muối biển. Do yếu tố thời tiết ít mưa,  nước ở thượng lưu,  không đủ lượng nước ngọt để pha loãng nên khả năng rửa mặn kém đi là điều dễ hiểu.

          - Sau một thời gian đất sẽ bị kiệt dinh dưỡng và chi phí sản xuất sẽ tăng lên, năng suất thấp, chất lượng gạo sẽ kém và gạo thiếu một số vi lượng khóang chất mà con người cần cho sức khỏe.

          - Mất nguồn cá và tài nguyên thiên nhiên, sinh kế mùa lũ đảo lộn cuộc sống mưu sinh.

 

            Tóm lại: Lũ là một hiện tượng tự nhiên quen thuộc và tác động đến kinh tế - xã hội vùng đất này từ bao đời nay.Những năm đầu trồng lúa cho sản lượng cao nhưng giảm dần do đất không có phù sa bồi bổ. Vì thế, tỉnh và huyện đã có chương trình đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, kết hợp mở cống lấy phù sa, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo chứ không phải chỉ riêng cho trồng lúa và chú ý sự cần thiết tập trung đề án “ Khai thác, tận dụng lợi thế trong mùa nước nổi để phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp” đã được phê duyệt từ năm 2004 đến nay nhưng chưa được đầu tư, cần quan tâm và chỉ đạo kịp thời trong mùa nước nổi



 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630130 visitors (2115813 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free